Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Qua quá trình tìm hiểu các Luận văn Thạc sĩ và Luận văn Tiến sĩ viết về các đề tài này mới chỉ nghiên cứu về các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung trong toàn ngân hàng mà chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu vào nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cụ thể mà quan trọng trong ngân hàng như hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng mà Tác giả Luận văn muốn nghiên cứu trong Luận văn này. Bên cạnh việc tìm hiểu các đề tài Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Tiến sĩ viết về các nội dung liên quan, Tác giả Luận văn còn tìm hiểu các bài viết trên các báo, tạp chí viết về các nội dung liên quan tới tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại . Các bài viết này cho thấy ngày nay các ngân hàng thương mại đang xem trọng yếu tố về khả năng sinh lợi cao của dự án xin cấp tín dụng mà không phải là yếu tố về giá trị tài sản có của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Trong khi các mất mát đến với các ngân hàng thương mại phần lớn là do không xử lý được tài sản bảo đảm (nguồn thu nợ thứ hai) của khách hàng để thu hồi khoản tín dụng đã cấp. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu, trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm nhằm hướng tới mục tiêu an toàn cho Ngân hàng và tạo đà tăng trưởng tín dụng ổn định, Tác giả Luận văn đã lựa chọn Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iCHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của Đề tài Việc duy trì kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm là một trong các biện pháp quan trọng nhằm hạn chế việc xảy ra các mất mát về vật chất của ngân hàng thương mại trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. 1.2. Tổng quan về các đề tài đã nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu các Luận văn Thạc sĩ và Luận văn Tiến sĩ viết về các đề tài này mới chỉ nghiên cứu về các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung trong toàn ngân hàng mà chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu vào nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cụ thể mà quan trọng trong ngân hàng như hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng mà Tác giả Luận văn muốn nghiên cứu trong Luận văn này. Bên cạnh việc tìm hiểu các đề tài Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Tiến sĩ viết về các nội dung liên quan, Tác giả Luận văn còn tìm hiểu các bài viết trên các báo, tạp chí viết về các nội dung liên quan tới tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại . Các bài viết này cho thấy ngày nay các ngân hàng thương mại đang xem trọng yếu tố về khả năng sinh lợi cao của dự án xin cấp tín dụng mà không phải là yếu tố về giá trị tài sản có của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Trong khi các mất mát đến với các ngân hàng thương mại phần lớn là do không xử lý được tài sản bảo đảm (nguồn thu nợ thứ hai) của khách hàng để thu hồi khoản tín dụng đã cấp. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu, trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm nhằm hướng tới mục tiêu an toàn cho Ngân hàng và tạo đà tăng trưởng tín dụng ổn định, Tác giả Luận văn đã lựa chọn Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”. ii 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại như thế nào? (ii) Thực trạng việc thiết kế các thủ tục kiểm soát nội bộ và công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong VPBank như thế nào? (iii) Hoàn thiện việc thiết kế các thủ tục kiểm soát nội bộ và công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong VPBank như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các nội dung liên quan đến kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Tác giả Luận văn sử dụng các kỹ thuật thống kê – mô tả đặc điểm tài sản được nhận làm tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank; mô tả các văn bản quy định, hướng dẫn còn hiệu lực của VPBank về hoạt động quản lý tài sản bảo đảm do VPBank ban hành; mô tả thực trạng hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank. Trên cơ sở các mô tả này, Tác giả Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank để nhận diện ra những vấn đề còn đang tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank. Sau khi đã nhận diện đượ c những vấn đề còn đang tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank, Tác giả Luận văn sử dụng các các kỹ thuật chọn mẫu, phân tích, so sánh các dữ liệu thu thập được về tổ chức, thiết kế thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tài sản bả o đảm tại Sở giao dịch VPBank với các dữ liệu thứ cấp thu thập được như trong các văn bản, iii quy định pháp luật, và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan tại các ngân hàng khác và các kỹ thuật phân tích – tổng hợp các rủi ro có thể xảy ra đối với các tài sản được nhận làm tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank nắm bắt nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank . Dựa trên việc nắm bắt các nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank. Tác giả Luận văn tiến hành thăm dò ý kiến đối với các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank, phỏng vấn và xin tư vấn của các Luật sư để có cơ sở đưa ra các phương hướng cũng như các kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank . 1.6. Kết cấu của Luận văn Luận văn được trình bày thành bốn chương: Chương 1 – Tổng quan về Đề tài nghiên cứu ; Chương 2 – Cơ sở lý luận của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại; Chương 3 – Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chương 4 – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm so át nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. iv CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, Tác giả Luận văn trình bày các khái quát về bản chất của kiểm soát nội bộ, mục tiêu và vai trò của kiểm soát nội bộ, các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại và các cơ sở lý luận về dánh giá kiểm soát nội bộ của các cơ quan giám sát ngoài ngân hà ng thương mại. Dựa trên các cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại này và các trình bày về đặc điểm của hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại, Tác giả Luận văn đã xây dựng các lý luận về kiểm soát nội bộ cho hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại . Điểm mới trong Luận văn là việc thiết kế Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các lý luận về kiểm s oát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại bao gồm 28 câu hỏi đánh giá về các yếu tố của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại: 05 câu hỏi đánh giá về Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa làm việc đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại, 06 câu hỏi đánh giá về Nhận diện và đánh giá rủi ro đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm trong ngân hàng thương mại , 07 câu hỏi đánh giá về Kiểm soát các hoạt động và phân tách nhiệm vụ trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng thương mại , 05 câu hỏi đánh giá về Thông tin và sự truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng thương mại và 05 câu hỏi đánh giá về Giám sát hoạt động và sửa chữa các sai sót trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm ở ngân hàng thương mại . Ưu điểm của Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm là: Dựa vào các câu trả lời Không cho mỗi câu hỏi Tác giả sẽ xác định được những điểm cần tập trung sự quan tâm phân tích chi tiết nhằm xác định những tồn tại trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng vthương mại. Bên cạnh đó, người đánh giá chỉ cần sử dụng các kỹ thuật đơn giản như: quan sát, phỏng vấn để trả lời các câu hỏi dưới dạng câu trả lời Có, Chưa rõ, Không. Nhược điểm của việc sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm là: để có những kết luận chính xác về các vấn đề đang tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề này trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng, người đánh giá cần phải sử dụng thêm các kỹ thuật phân tích khác như: quan sát, chọn mẫu, phỏng vấn ... vi CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Căn cứ vào các phương pháp nghiên cứu đã trình bày, Tác giả Luận văn tiến hành thu thập các dữ liệu cho nghiên cứu. Để thực hiện các phân tích cho kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank, Tác giả Luận văn sử dụng kỹ thuật mô tả lại các đặc điểm của tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch, các kỹ thuật phân tích định tính nhằm đánh giá rủi ro đối với tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank và sừ dụng Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm để đánh giá tổng quát, xác định được hướng sử dụng các phân tích chi tiết kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank. Các kỹ thuật phân tích chi tiết được Tác giả Luận văn sử dụng để phân tích thêm bao gồm: kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên một số hồ sơ tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank, kỹ thuật kiểm kê kho quỹ do điều kiện thuận lợi trong công việc là được tham gia cùng với cán bộ an toàn kho quỹ để kiểm tra định kỳ việc nhập kho tài sản bảo đảm nhằm kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nhập kho tài sản bảo đảm tại VPBank, kỹ thuật quan sát công tác tiếp nhận và đào tạo quy trình nghiệp vụ đối v ới nhân viên tín dụng tân tuyển và quy trình định giá tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank . Kết quả đạt được của việc vận dụng các đánh giá tổng quát cũng như các kỹ thuật phân tích chi tiết đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank là đã xác định được các vấn đề đang tồn tại và nguyên nhân của các vấn đề này như sau: Vấn đề từ sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa làm việc đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Thứ nhất, VPBank chưa sử dụng “Bản mô tả công việc” quy định rõ các khâu công việc trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm. vii Thứ hai, ngân hàng đã đề ra các mục tiêu tổng thể của hoạt động quản lý tài sản bảo đảm cũng như chi tiết trong quản lý một loại tài sản bảo đảm . Tuy nhiên, các mục tiêu tổng thể và chi tiết này lại chưa được thống nhất và rõ ràng trong tất cả các văn bản quy định, hướng dẫn nội bộ của VPBank. Vấn đề từ việc nhận diện và đánh giá rủi ro đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Thứ nhất, ngân hàng không ban hành các văn bản quy định về việc kiểm tra kiến thức nghiệp vụ, sự cập nhật cũng như hiểu biết của nhân viên đối với các văn bản quy định, hướng dẫn nội bộ. Thứ hai, ngân hàng chưa thiết kế các văn bản quy định về những chế tài xử phạt đối với các cá nhân không tuân thủ các văn bản đã được b an hành. Thứ ba, ngân hàng chưa có các văn bản quy định chi tiết việc tuyển dụng, đào tạo đối với nhân viên ban Quản lý tín dụng. Thứ tư, ngân hàng chưa có những chính sách khuyến khích các cá nhân đóng góp ý kiến về những vấn đề còn đang vướng mắc tro ng quá trình quản lý tài sản bảo đảm, các ý kiến nhằm hạn chế các rủi ro trong quản lý tài sản bảo đảm. Thứ năm, ngân hàng chưa có những quy định về đánh giá mức độ rủi ro cụ thể đối với mỗi tài sản bảo đảm cụ thể. Vấn đề từ kiểm soát các hoạt động và phân tách nhiệm vụ trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Thứ nhất, ngân hàng không lưu giữ các chứng cứ dưới dạng văn bản tạo điều kiện phân định rõ ràng phần thực hiện công việc với phần giám sát tại bất kỳ thời điểm nào, kể cả việc xác định những cá nhân có tránh nhiệm về các sai phạm xảy ra đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm. Thứ hai, ngân hàng chưa thực hiện luân chuyển nhiệm vụ của các cá nhân trong một bộ phận, đơn vị để tránh các trường hợp các cá nhân xử lý vấn đề xảy ra theo ý kiến chủ quan. viii Thứ ba, việc các nhân viên tín dụng và kiểm soát phòng Tín dụng được chuyển đổi chức năng truy cập phần mềm gắn liền với việc chuyển đổi mô hình quản lý của VPBank chưa được thực hiện một cách triệt để. Vấn đề từ sự truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Thứ nhất, các nhà quản lý VPBank đã thiết kế, xây dựng và ban hành các quy định nhằm hướng dẫn, quy định các nội dung quy trình nghiệp vụ tại VPBank. Tuy nhiên, để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, hướng dẫn này có đạt được mong muốn thiết lập và ban hành các quy định, hướng dẫn ấy không đòi hỏi nhà quản lý phải có luồng thông tin phản hồi lại kết quả tuân thủ các hướng dẫn, quy định này. Thứ hai, nhà quản lý VPBank đã thiết lập hệ thống truyền thông với hai hệ thống truyền thông và cho rằng các cá nhân trong VPBank sẽ cập nhật kịp thời và hiểu đúng nội dung của các chính sách, quy trình mới được ban hành mà không kiểm tra, giám sát lại các nội dung của các chính sách, quy trình mới được ban hành đã được cập nhật và hiểu đúng hay không. Vấn đề từ sự giám sát hoạt động và sửa chữa các sai sót trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Thứ nhất, kết quả chọn mẫu 40 đầu mục hồ sơ kiểm tra nêu trên vẫn còn tồn tại 28 đầu hồ sơ chưa nhập kho đầy đủ các hồ sơ chứng nhận việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, việc thực hiện kiểm tra và định giá lại tài sản định kỳ chỉ mới được thực hiện đối với một số tài sản bảo đảm là chứng khoán hoặc một số tài sản bảo đảm là nhà đất khi có yêu cầu bắt buộc của Ban Giám đốc mà không được cán bộ tín dụng thực hiện theo đúng định kỳ đối với tất cả các tài sản bảo đảm dẫn tới việc tồn tại 15 đầu mục hồ sơ thiếu hồ sơ kiểm tra định kỳ đối với tài sản bảo đảm trong tổng số 40 đầu mục hồ sơ được chọn mẫu nêu trên. Thứ ba, kết quả kiểm tra nhập kho tài sản bảo đảm ngày 01/07/2011 cho thấy có 29 hồ sơ nhập kho tài sản bảo đảm chưa thực hiện ký niêm phong . ix Thứ tư, việc cán bộ tín dụng là người đề nghị phòng định giá tài sản thẩm định và định giá tài sản bảo đảm đồng thời là người nhận kết quả định giá tài sản bảo đảm trong khi kết quả chuyển cho ban quản lý tín dụng chỉ dưới dạng bản cứng phô tô không có cơ sở tin cậy, độc lập để ban quản lý tín dụng thực hiện chức năng kiểm soát. Thứ năm, việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro đối với từng tài sản cụ thể lại không được thực hiện. Thứ sáu, chưa thiết kế, xây dựng và ban hành các chính sách, quy trình nghiệp vụ hướng dẫn quản lý đối với tài sản bảo đảm là tàu biển. xCHƯƠNG 4 – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Trên cơ sở các phân tích về thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank. Tác giả Luận văn đã sử dụng thêm kỹ thuật phỏng vấn các Luật sư để tạo cơ sở để đưa ra các đề xuất hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm tại Sở giao dịch VPBank. Bao gồm: Một số đề xuất hoàn thiện sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa làm việc đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Đề xuất Xây dựng “Bản mô tả công việc” quy định rõ các khâu công việc trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm chung tại Sở giao dịch VPBank. Đề xuất thiết kế văn bản quy định, hướng dẫn đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm là tàu biển. Một số đề xuất hoàn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro đối với hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Đề xuất định kỳ đánh giá nhân viên tân tuyển của Sở giao dịch VPBank . Đề xuất tổ chức hội thảo nhóm lấy ý kiến về những vấn đề còn đang vướng mắc trong quá trình quản lý tài sản bảo đảm, các ý kiến nhằm hạn chế các rủi ro trong quản lý tài sản bảo đảm ở Sở giao dịch VPBank. Đề xuất sử dụng bảng chấm điểm các rủi ro đối với tài sản đượ c nhận làm tài sản bảo đảm. Một số đề xuất hoàn thiện kiểm soát các hoạt động và phân tách nhiệm vụ trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Đề xuất quy định việc lưu giữ các chứng cứ dưới dạng văn bản nội dung luân chuyển các khâu công việc giữa các bộ phận trong Sở giao dịch VPBank với nhau . xi Đề xuất quy định về luân chuyển nhiệm vụ của các cá nhân trong một bộ phận, đơn vị để tránh các trường hợp các cá nhân xử lý vấn đề xảy ra theo ý kiến chủ quan. Đề xuất rà soát lại việc các chức năng truy cập phần mềm đối với tất cả các nhân viên trong Sở giao dịch VPBank . Một số đề xuất hoàn thiện sự truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Đề xuất thiết kế hệ thống kênh thông tin cập nhật và truyền đạt nội dung của các chính sách, thủ tục kiểm soát nội bộ đảm bảo rằng từng nhân viên của Ngân hàng có thể cập nhật các nội dung của các chính sách, thủ tục kiểm soát nội bộ nói chung và đối với tài sản bảo đảm nói riêng . Một số đề xuất hoàn thiện sự giám sát hoạt động và sửa chữa các sai sót trong hoạt động quản lý tài sản bảo đảm Đề xuất quy định việc thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đề xuất ban hành các quy định về trách nhiệm kiểm tra và định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ hoặc có sự biến động bất thường từ thị trường giao dịch của tài sản hoặc có thông tin xấu về nguồn trả nợ của khách hàng, các quy định về trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện ký niêm phong tài sản bảo đảm theo quy định, các quy định về trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và định giá tài sản bảo đảm lên phòng Định giá đối với phòng Tín dụng và trả kết quả thẩm định và định giá tài sản bảo đảm cho phòng Tín dụng và trả kết quả thẩm định và định giá tài sản bảo đảm cho ban Quản lý tín dụng.