Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương

Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Việc gia nhập WTO luôn bao hàm cơ hội và thách thức. Nếu quốc gia và doanh nghiệp chủ động hội nhập, chuẩn bị kỹ càng, xác định rõ lợi thế và điểm yếu để xác định chiến lược hội nhập phù hợp, quá trình phát triển sẽ được đẩy nhanh theo hướng bền vững, nhưng nếu chuẩn bị thiếu chủ động và kỹ lưỡng, phát triển nóng vội thiếu tính lâu dài và bền vững, những bất cập sẽ bộc lộ nhanh hơn, quá trình suy thoái sẽ diễn ra mau chóng hơn. Thực tế sau 7 năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các ngân hàng thương mại đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quá trình hội nhập quốc tế. Những vấn đề về tái cơ cấu ngân hàng, tình hình thanh khoản, vấn đề nợ xấu, đạo đức cán bộ ngân hàng được nói đến rất thường xuyên trên các diễn đàn tài chính tiền tệ hay trên báo, đài. Đây không chỉ là nhức nhối trong ngành ngân hàng mà còn trong toàn xã hội. Là một doanh nghiệp nhà nước, Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương ít nhiều bị ảnh hưởng bởi diễn biến xấu ấy khiến cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận bị giảm sút. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trở thành vấn đề vô cùng quan trọng đối với chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, Agribank Chi nhánh Thanh Bình mới chỉ xây dựng được các kế hoạch bộ phận như kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch dư nợ, kế hoạch nợ xấu, kế hoạch tài chính. Các kế hoạch kinh doanh khác mà chi nhánh cần nghiên cứu xây dựng bao gồm kế hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạch lao động và tiền lương Theo xu hướng chung, các ngân hàng thương mại phải là các ngân hàng đa năng nên việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho từng mảng nghiệp vụ, bộ phận là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh sẽ đánh giá được những thuận lợi và khó khăn từ môi trường kinh doanh bên ngoài, đồng thời nhìn thấy những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị, giúp Chi nhánh chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi, khắc phục và hạn chế nhanh chóng những tồn tại, đề phòng các nguy cơ tiềm ẩn và thích nghi với điều kiệnmôi trường kinh doanh. Qua quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh sẽ thực hiện lộ trình kinh doanh thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phân phối sử dụng nguồn lực hiệu quả, kết hợp hài hòa các nguồn lực của ngân hàng với điều kiện môi trường kinh doanh do đó giảm bớt được chi phí kinh doanh, tối thiểu hóa được các rủi ro, gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục bảng, biểu, sơ đồ Danh mục các chữ viết tắt Tóm tắt luận văn MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................... 6 1.1. Nội dung, hình thức và vai trò của kế hoạch kinh doanh ngân hàng ........ 6 1.1.1. Nội dung kế hoạch kinh doanh ngân hàng .................................................. 6 1.1.2. Hình thức kế hoạch kinh doanh ngân hàng ................................................. 8 1.1.3. Vai trò của xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ............................ 9 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng kế hoạch kinh doanh ......................... 11 1.2.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh ..................................................... 11 1.2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh ................................................. 11 1.2.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh ........................................... 23 1.3. Những vấn đề cơ bản về thực hiện kế hoạch kinh doanh ......................... 24 1.3.1. Quy trình thực hiện kế hoạch kinh doanh ................................................. 24 1.3.2. Xử lý kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh........................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH BÌNH HẢI DƯƠNG ..... 28 2.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình ............................................................................................... 28 2.1.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh ..................................................... 28 2.1.2. Bộ phận xây dựng kế hoạch kinh doanh ................................................... 28 2.1.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch kinh doanh ............................................... 29 2.2. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình ............................................................................................... 47 2.2.1. Cơ chế giao khoán chỉ tiêu kế hoạch ........................................................ 47 2.2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh .................................................... 48 2.2.3. Thực trạng kiểm tra kế hoạch kinh doanh ................................................ 57 2.2.4. Thực trạng điểu chỉnh kế hoạch kinh doanh ............................................. 58 2.2.5. Thực trạng xử lý kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh ......................... 58 2.3. Đánh giá chung về quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh ............................................................................................................ 59 2.3.1. Những mặt đạt được .................................................................................. 59 2.3.2. Tồn tại ....................................................................................................... 60 2.3.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH BÌNH HẢI DƯƠNG .................. 63 3.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của chi nhánh ............................... 63 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn .................................................................... 63 3.1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh ........................................................ 65 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ............................................................................................ 68 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ...................................................................................................... 68 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong các năm tới .......................................................................................................... 82 3.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp ................................................. 85 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ...... 85 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hải Dương. ................................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Việc gia nhập WTO luôn bao hàm cơ hội và thách thức. Nếu quốc gia và doanh nghiệp chủ động hội nhập, chuẩn bị kỹ càng, xác định rõ lợi thế và điểm yếu để xác định chiến lược hội nhập phù hợp, quá trình phát triển sẽ được đẩy nhanh theo hướng bền vững, nhưng nếu chuẩn bị thiếu chủ động và kỹ lưỡng, phát triển nóng vội thiếu tính lâu dài và bền vững, những bất cập sẽ bộc lộ nhanh hơn, quá trình suy thoái sẽ diễn ra mau chóng hơn. Thực tế sau 7 năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các ngân hàng thương mại đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quá trình hội nhập quốc tế. Những vấn đề về tái cơ cấu ngân hàng, tình hình thanh khoản, vấn đề nợ xấu, đạo đức cán bộ ngân hàngđược nói đến rất thường xuyên trên các diễn đàn tài chính tiền tệ hay trên báo, đài. Đây không chỉ là nhức nhối trong ngành ngân hàng mà còn trong toàn xã hội. Là một doanh nghiệp nhà nước, Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương ít nhiều bị ảnh hưởng bởi diễn biến xấu ấy khiến cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, lợi nhuận bị giảm sút. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trở thành vấn đề vô cùng quan trọng đối với chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, Agribank Chi nhánh Thanh Bình mới chỉ xây dựng được các kế hoạch bộ phận như kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch dư nợ, kế hoạch nợ xấu, kế hoạch tài chính. Các kế hoạch kinh doanh khác mà chi nhánh cần nghiên cứu xây dựng bao gồm kế hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạch lao động và tiền lươngTheo xu hướng chung, các ngân hàng thương mại phải là các ngân hàng đa năng nên việc xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho từng mảng nghiệp vụ, bộ phận là vô cùng quan trọng và cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh sẽ đánh giá được những thuận lợi và khó khăn từ môi trường kinh doanh bên ngoài, đồng thời nhìn thấy những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị, giúp Chi nhánh chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi, khắc phục và hạn chế nhanh chóng những tồn tại, đề phòng các nguy cơ tiềm ẩn và thích nghi với điều kiện môi trường kinh doanh. Qua quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh sẽ thực hiện lộ trình kinh doanh thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phân phối sử dụng nguồn lực hiệu quả, kết hợp hài hòa các nguồn lực của ngân hàng với điều kiện môi trường kinh doanhdo đó giảm bớt được chi phí kinh doanh, tối thiểu hóa được các rủi ro, gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, phân tích tình hình hình thực tế công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại chi nhánh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở các ngân hàng thương mại - Phân tích thực trạng công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương nhằm tìm ra những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của đơn vị. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như các giáo trình, sách kinh tế, các tài liệu trong ngành ngân hàng + Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn đối với một số lãnh đạo của Agribank, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp trẻ, khách hàng truyền thống của Agribank, - Nguồn dữ liệu trong phương pháp thu thập thông tin bao gồm: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank, kế hoạch kinh doanh của Agribank, giáo trình, tài liệu khoa học, sách kinh tế liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu + Nguồn dữ liệu sơ cấp: luận văn lấy ý kiến, kinh nghiệm từ các cá nhân trong ban lãnh đạo Agribank, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để tổng hợp, phân tích những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng khung lý thuyết về nghiên cứu và phân tích trường hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện tại và áp dụng nghiên cứu trường hợp ở Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này nghiên cứu một số vấn đề sau: 1.1. Nội dung và hình thức của kế hoạch kinh doanh ngân hàng Kế hoạch kinh doanh của một ngân hàng là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển ngân hàng trong thời kỳ kế hoạch nhất định (thường là một năm). Theo góc độ thời gian: kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch: kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận. 1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng kế hoạch kinh doanh Những căn cứ: kế hoạch kinh doanh tổng thể, kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại năm kế hoạch và các năm trước, dự báo khả năng phát triển kinh doanh của ngân hàng thương mại kỳ tiếp theo, xu hướng biến động từ môi trường bên ngoài, kết quả điều tra, phân tích khách hàng, phân tích các động thái, tình hình của đối thủ cạnh tranh Quy trình xây dựng: - Bước 1: Xác định nhiệm vụ kinh doanh và hệ thống mục tiêu của ngân hàng thương mại làm nền tảng cho công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh - Bước 2: Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ - Bước 3: Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong để xác định điểm mạnh, điểm yếu - Bước 4: Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ phận - Bước 5: Đánh giá và hiệu chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh: phương pháp cân đối số dư giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tính toán trực tiếp dựa trên các định mức, phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp dự đoán, phương pháp phân tích các xu hướng và ngoại suy, phương pháp chuyên giaphù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng loại nghiệp vụ ngân hàng cụ thể. Sau khi tính toán, thông thường phải cân đối để phát hiện ra sự mất cân đối ở các chỉ tiêu bộ phận để đảm bảo cho kế hoạch giữ được sự cân đối tích cực trên tổng thể. 1.3. Những vấn đề cơ bản về thực hiện kế hoạch kinh doanh Quy trình thực hiện: - Bước 1: Giao khoán các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh - Bước 2: Thực hiện kế hoạch kinh doanh - Bước 3: Kiểm tra kế hoạch kinh doanh - Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh Xử lý kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh Tùy theo mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh, các ngân hàng thương mại có những biện pháp xử lý kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh khác nhau. Thông thường để xử lý kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh, các ngân hàng thương mại có thể tăng huy động vốn và giảm dư nợ nếu nguồn vốn không đảm bảo cân đối với dư nợ, có thể giảm dư nợ trong trường hợp vượt chỉ tiêu tiêu dư nợ so với kế hoạch hoặc sử dụng biện pháp xử lý hành chính. Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH BÌNH HẢI DƯƠNG 2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình Căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh - Căn cứ vào phân tích kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm trước. - Căn cứ dự báo khả năng phát triển kinh doanh của chi nhánh kỳ tiếp theo. - Căn cứ vào xu hướng biến động từ môi trường bên ngoài. - Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích khách hàng. - Căn cứ vào phân tích các động thái, tình hình của đối thủ cạnh tranh. Bộ phận xây dựng kế hoạch kinh doanh Bộ phận xây dựng kế hoạch kinh doanh hiện tại của Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương là Ban Giám đốc và phòng Kế hoạch kinh doanh. Thực trạng xây dựng kế hoạch kinh doanh - Xác định nhiệm vụ kinh doanh và hệ thống mục tiêu làm nền tảng cho công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh - Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ: kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và pháp luật, khoa học công nghệ, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh - Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong để xác định điểm mạnh, điểm yếu: nguồn vốn và công tác huy động vốn, dư nợ và chất lượng tín dụng, kết quả tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin quản lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật - Xây dựng các kế hoạch bộ phận: kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch dư nợ, kế hoạch nợ xấu, kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ, kế hoạch tài chính, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch mua sắm tài sản, kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch tiền lương. - Đánh giá và hiệu chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch: Agribank Chi nhánh Thanh Bình gửi toàn bộ kế hoạch kinh doanh hàng năm lên Agribank tỉnh Hải Dương. Agribank tỉnh Hải Dương tổng hợp, đánh giá và hiệu chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch chưa phù hợp rồi tổng hợp bản kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh trình lên Agribank. Các chuyên gia kế hoạch của Agribank tiếp tục đánh giá, hiệu chỉnh lần 2 rồi giao kế hoạch chính thức cho Agribank Chi nhánh Thanh Bình thông qua bản kế hoạch tổng hợp của Agribank tỉnh Hải Dương. 2.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch kinh doanh Cơ chế giao khoán chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Sau khi nhận kế hoạch kinh doanh đã được cấp trên hiệu phê duyệt, Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh. Các chỉ tiêu của kế hoạch kinh doanh được tách thêm theo quý và Ban Giám đốc căn cứ vào phân về các phòng nghiệp vụ và các phòng nghiệp vụ lại phân cụ thể cho các cán bộ nghiệp vụ thông qua cơ chế khoán. Kết quả tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh + Tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn + Tình hình thực hiện kế hoạch dư nợ + Tình hình thực hiện kế hoạch nợ xấu + Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính Thực trạng kiểm tra kế hoạch kinh doanh Việc kiểm tra kế hoạch kinh doanh được Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Thanh Bình Hải Dương thực hiện hàng tuần, hàng tháng và hàng quý thông qua các cuộc họp đầu tuần, họp đột xuất và họp đầu tháng, đầu quý, họp giao ban. Nội dung của tất cả các cuộc họp đều được ghi lại một cách chi tiết, khoa học trong quyển nghị quyết họp của từng phòng nghiệp vụ. Đây là cách kiểm tra, giám sát kế hoạch kinh doanh tương đối tốt và kịp thời, là thế mạnh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình trong việc xử lý những biến động từ công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh. Thực trạng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh Việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của Agribank Chi nhánh Thanh Bình được tuân thủ theo đúng quyết định 115/QĐ-HĐQT-KHKD ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Agribank. Việc điều chỉnh kế hoạch quý được thực hiện chậm nhất trước khi kết thúc quý 15 ngày và chỉ áp dụng với các đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn. Việc điều chỉnh kế hoạch năm được thực hiện duy nhất một lần vào tháng 10 và hồ sơ xin điều chỉnh kế hoạch năm phải gửi về Trụ sở chính trước ngày 01 tháng 10 của năm hiện tại. Trong đó, nêu rõ các chỉ tiêu xin điều chỉnh và thuyết minh rõ những nguyên nhân khách quan gây biến động lớn đến kết quả kinh doanh của đơn vị. 2.3. Đánh giá chung về quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh Những mặt đạt được * Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh - Bước đầu đã xây dựng được một kế hoạch kinh doanh tương đối toàn diện. - Sử dụng mô hình SWOT khá thành công. - Đánh giá một cách khá toàn diện môi trường bên ngoài và bên trong. - Cụ thể hoá được các mục tiêu mang tính định tính và định lượng. * Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh - Quá trình cơ bản được vận hành tốt, thu hút toàn bộ cán bộ tham gia. - Việc giao khoán chỉ tiêu kế hoạch được cụ thể cho từng cán bộ. - Công tác kiểm tra kế hoạch kinh doanh được quan tâm và coi trọng. - Thường xuyên hàng tháng, hàng năm chi nhánh đã tổng kết được toàn bộ kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tồn tại * Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh - Hệ thống thông tin chưa đầy đủ, ít những thông tin quan trọng. - Chi nhánh chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể. - Một số kế hoạch bộ phận chi nhánh chưa xây dựng. - Chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu toàn bộ quá trình. - Chưa có quá trình nghiên cứu và áp dụng các mô hình, ma trận khác. - Chưa có một nghiên cứu tổng thể về đối thủ cạnh tranh. - Quy trình nghiên cứu khách hàng chưa sâu. - Cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch chưa có đầy đủ kỹ năng cần thiết. - Chưa sử dụng một ứng dụng – phần mềm tin học nào để nghiên cứu. * Trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh - Việc phối hợp giữa các phòng ban chưa cao - Việc điều chỉnh chưa được quan tâm đúng mức. - Việc phân phối nguồn nhân lực chưa tốt. - Chi nhánh chưa động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ có những thành tích, kỷ luật chưa nghiêm những cán bộ không hoàn thành kế hoạch. Nguyên nhân - Các nguồn thông tin là vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong đó vừa có những thông tin chính xác vừa có những thông tin không chính xác nên ảnh hưởng đến việc thu thập, phân tích thông tin. - Công nghệ chưa cho phép thực hiện những hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo. - Hệ thống chính sách, luật pháp chưa thực sự rõ ràng, minh bạch. - Lượng khách hàng chưa nhiều nên ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khách hàng trên địa bàn. - Lượng cán bộ đang phải kiêm nhiệm nên quá trình nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa sâu. - Sự biến động nhanh chóng của môi trường kinh tế cũng là một khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Thị trường luôn biến động bất thường, nhu cầu về vốn càng ngày càng lớn, trong khi đó các tổ chức kinh doanh tiền tệ càng ngày càng phát triển, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG N
Luận văn liên quan