Tính cấp thiết của đề tài
Mảng giao dịch giữa các TCTD với nhau là hoạt động quan trọng với quy mô
giao dịch là rất lớn cũng như tính chất nghiệp vụ phức tạp. MB đã xây dựng quy trình xét
duyệt hạn mức cho các TCTD để phục vụ cho các hoạt động liên ngân hàng này. Phân
tích BCTC của các TCTD là nội dung quan trọng trong quá trình xét duyệt hạn mức và
đặc biệt được quan tâm.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích Báo cáo tài chính
Từ những công trình nghiên cứu đã thực hiện ta có thể thấy việc phân tích BCTC
cũng mới được thực hiện ở phân tích BCTC trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
thông thường là chủ yếu. Các đề tài phân tích BCTC về tổ chức tín dụng, ngân hàng
chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồng thời việc phân tích mới chỉ đứng trên góc độ các nhà quản trị phân
tích thực trạng tài chính của tổ chức mình. Trên khía cạnh người cho vay, phân tích
BCTC mới dừng lại ở ngân hàng phân tích BCTC của khách hàng là tổ chức, cá nhân
thực hiện vay vốn tại ngân hàng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những kiến thức lý luận về phân tích BCTC của các TCTD trong xét
duyệt hạn mức tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác phân tích BCTC trong việc xét duyệt hạn mức đối
với các TCTD tại MB trong thời gian vừa qua.
- Nêu lên những tồn tại đối với công tác phân tích BCTC của các TCTD và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích BCTC của các TCTD trong việc
xét duyệt hạn mức tại MB
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phân tích báo cáo tài chính của các TCTD cả về lý luận, thực trạng trong quá trình xét duyệt hạn mức tại ngân hàng thương mại cổ phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG TRONG XÉT DUYỆT HẠN MỨC TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI”
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mảng giao dịch giữa các TCTD với nhau là hoạt động quan trọng với quy mô
giao dịch là rất lớn cũng như tính chất nghiệp vụ phức tạp. MB đã xây dựng quy trình xét
duyệt hạn mức cho các TCTD để phục vụ cho các hoạt động liên ngân hàng này. Phân
tích BCTC của các TCTD là nội dung quan trọng trong quá trình xét duyệt hạn mức và
đặc biệt được quan tâm.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích Báo cáo tài chính
Từ những công trình nghiên cứu đã thực hiện ta có thể thấy việc phân tích BCTC
cũng mới được thực hiện ở phân tích BCTC trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
thông thường là chủ yếu. Các đề tài phân tích BCTC về tổ chức tín dụng, ngân hàng
chiếm tỷ lệ nhỏ. Đồng thời việc phân tích mới chỉ đứng trên góc độ các nhà quản trị phân
tích thực trạng tài chính của tổ chức mình. Trên khía cạnh người cho vay, phân tích
BCTC mới dừng lại ở ngân hàng phân tích BCTC của khách hàng là tổ chức, cá nhân
thực hiện vay vốn tại ngân hàng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những kiến thức lý luận về phân tích BCTC của các TCTD trong xét
duyệt hạn mức tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác phân tích BCTC trong việc xét duyệt hạn mức đối
với các TCTD tại MB trong thời gian vừa qua.
- Nêu lên những tồn tại đối với công tác phân tích BCTC của các TCTD và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích BCTC của các TCTD trong việc
xét duyệt hạn mức tại MB.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đặt ra những câu hỏi cần nghiên cứu.
- MB có thực hiện phân tích BCTC các TCTD trong quá trình xét duyệt hạn mức
không?
ii
- Ngân hàng đang áp dụng các phương pháp phân tích BCTC của các TCTD trong
quá trình xét duyệt hạn mức nào?
- Hệ thống thông tin
phục vụ phân tích BCTC của các TCTD trong quá trình
xét duyệt hạn mức có đủ đáp ứng nhu cầu không?
- Kỹ thuật và quy
trình phân tích BCTC của các TCTD trong quá trình xét
duyệt hạn mức tại MB như thế nào?
- Đóng góp thực tiễn của phân tích BCTC các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại
MB?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích BCTC của các TCTD cả về lý luận,
thực trạng trong quá trình xét duyệt hạn mức tại ngân hàng thương mại cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu: phòng Định chế tài chính và Phòng Quản trị rủi ro - Hội
sở.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng;
phương pháp duy vật lịch sử kết hợp phương pháp điều tra phân tích, hệ thống hóa; phân
tích tổng hợp, bình luận, các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu minh hoạ... Trong đó, phương
pháp nghiên cứu định tính được sử dụng. Tác giả tiến hành phỏng vấn, thu thập thông tin
tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRONG XÉT DUYỆT HẠN MỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN
2.1 Những vấn đề cơ
bản về TCTD và ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm về TCTD và Ngân hàng thương mại
- TCTD là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
iii
tín dụng nhân dân.
- NHTM là một loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
- Trung gian tài chính
- Tạo phương tiện thanh toán
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng
2.1.3 Hoạt động kinh doanh liên ngân hàng của ngân hàng thương mại trong nền kinh
tế thị trường
Thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cơ bản giữa các TCTD.
Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện nay, hoạt động liên ngân hàng ngày càng phát
triển đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện và vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, khu vực và
phát triển mạnh mẽ ra toàn thế giới.
2.2 Vai trò của phân tích BCTC của các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại ngân hàng
TMCP
Trong hoạt động của các NHTM thì hoạt động kinh doanh trên liên ngân hàng là
hoạt động đặc thù và rủi ro cao. Vì vậy, phân tích BCTC giúp cho NHTM đánh giá đúng
tình hình tài chính của các đối tác nhằm có cơ sở trong việc cấp các hạn mức phục vụ
cho việc giao dịch.
2.3 Tài liệu dùng cho phân tích
Bảng cân đối kế toán: phản ánh tình hình tổng quát và toàn diện tài sản và nguồn
hình thành tài sản của TCTD.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu,
chi phí, kết quả kinh doanh của TCTD trong một kỳ nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: tổng hợp, phản ánh tình hình hình thành và sử dụng
lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính: nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số
iv
liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC khác.
2.4 Phương pháp phân tích BCTC các TCTD
2.4.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
2.4.2 Phương pháp loại trừ
Xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được
thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh
hưởng của nhân tố khác.
2.4.3 Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp này dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu
tố, trong đó mối quan hệ giữa chỉ tiêu nhân tố và chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới
dạng tổng số hoặc hiệu số. Do đó, khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ.
2.4.4 Mô hình Dupont
Bản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số thành một chuỗi các tỷ số có
mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó
với tỷ số tổng hợp.
2.5 Nội dung phân tích
2.5.1 Phân cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính TCTD phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn của TCTD. Việc
phân tích cấu trúc tài chính là phân tích về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của
TCTD.
2.5.2 Phân tích khả năng thanh toán
Để đánh giá khả năng thanh toán của TCTD, ta thường xem xét mối quan hệ giữa
khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Các TCTD cần đảm bảo cho mọi yêu cầu
thanh khoản của khách hàng ở mức tốt nhất.
v
2.5.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Khi phân tích
hiệu quả kinh doanh của TCTD cần gắn nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các mặt khác nhau của
quá trình kinh doanh như: hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, chi
phí...
2.6 Tổ chức phân tích BCTC
Tổ chức phân tích BCTC là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành
trong quá trình phân tích, vận dụng các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả
của hoạt động tài chính. Bởi vậy, phân tích BCTC trong NHTM cần được tổ chức hợp
lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động và mục tiêu của ngân hàng.
CHƯƠNG 3
THỰC TRạNG PHÂN TÍCH BCTC CủA CÁC Tổ CHứC TÍN DụNG TRONG XÉT DUYỆT HẠN
MỨC TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội - tên giao dịch quốc tế là Military
Commercial Joint Stock Bank (tên viết tắt là MB) được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy
phép thành lập số 0054/NH - GP, ngày 14/9/1994.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu
MB hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong
các mảng thị trường lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn.
3.2 Quy trình cấp duyệt hạn mức các TCTD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.2.1 Quy định về cấp duyệt hạn mức đối với các tổ chức tín dụng
MB thiết lập các nguyên tắc áp dụng đối với quá trình xét duyệt hạn mức cho các
khách hàng là TCTD. Các nguyên tắc này được tuân thủ nhằm đảm bảo cho việc xác
định hạn mức được chính xác cũng như phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động.
3.2.2 Tiến trình thực hiện xét duyệt hạn mức
Việc xét duyệt hạn mức đối với các TCTD tại MB được thực hiện qua bẩy bước.
vi
Bao gồm: Thu thập thông tin; Thẩm định và xác định hạn mức; Tái thẩm định; Xét duyệt
hạn mức; Thông báo hạn mức; Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục; Sử dụng hạn mức.
3.3 Tài liệu phân tích và đánh giá chung về thông tin khách hàng
- Hồ sơ pháp lý: đầy đủ.
- BCTC:
+ BCTC đã kiểm toán năm 2010.
+ BCTC đã kiểm toán năm 2009.
3.4 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích chủ yếu được áp dụng là phương pháp so sánh để nghiên
cứu sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích giữa hai kỳ báo cáo.
Kỹ thuật so sánh được sử dụng là cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối, xem
xét cả tỷ trọng của từng bộ phận so với tổng thể khi tiến hành so sánh theo chiều dọc.
3.5 Nội dung phân tích BCTCcủa các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại Ngân hàng
TMCP Quân đội
3.5.1 Phân tích cấu trúc tài chính
Để phân tích về cấu trúc tài sản, nguồn vốn, chuyên viên phân tích MB sử dụng
phương pháp so sánh để so sánh về tốc độ tăng trưởng giữa các năm, về tỷ trọng
các khoản mục. Trong đó xem xét đến các khoản mục: s Cơ cấu nguồn vốn s Vốn
tự có, Các chỉ tiêu về an toàn vốn s Huy động vốn s Tín dụng
s Chứng khoán kinh doanh và đầu tư s
Hoạt động liên ngân hàng
3.5.2 Phân tích khả năng thanh toán
Chuyên viên phân tích MB tiến hành phân tích các tài khoản thanh khoản của
ngân hàng, Các chỉ tiêu thanh khoản.
3.5.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Dựa trên các số liệu phân tích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
TCTD. Cán bộ phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan tới kết quả hoạt động
vii
kinh doanh của TCTD: chỉ tiêu ROE, ROA, NIM, chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khác.
3.5.4 Tổng kết đánh giá về TCTD và chấm điểm khách
Sau khi có bản phân tích chi tiết BCTC của TCTD trong xét duyệt hạn mức, cán bộ
phân tích tiến hành đánh giá tổng quát về TCTD và tiến hành chấm điểm khách hàng.
Trong đó, các đánh giá mang tính chất khái quát và là cơ sở để lập tờ trình cấp hạn mức
cho TCTD lên ban lãnh đạo
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KÉT QUẢ NGHIÊN CứU VÀ CÁC GIảI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH
BCTC CủA CÁC Tổ CHứC TÍN DụNG TRONG XÉT DUYỆT HẠN MỨC TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân tích báo
cáo tài chính của các tổ chức tín dụng trong xét duyệt hạn mức tại Ngân hàng TMCP
Quân đội
4.1.1 Nhận xét về phân tích BCTC của các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại ngân
hàng TMCP Quân Đội
•S Phân tích cấu trúc tài chính
- Các chuyên viên phân tích MB đã phân tích khái quát sự biến động về tổng tài
sản, cơ cấu, tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên chưa
phân tích hết được tính cân đối hay phù hợp trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của
TCTD.
- Phân tích vốn tự có của khách hàng đã tính đến sự biến động, tăng giảm vốn tự
có và các quỹ.
- Đã đánh giá cơ cấu huy động vốn theo các tiêu chí khác nhau như: loại hình, kỳ
hạn,...cùng sự biến động của nó. Tuy nhiên, chưa đã đi sâu phân tích nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự biến động.
- Hoạt động liên ngân hàng mới đề cập tới hoạt động kinh doanh vay, gửi trên thị
trường liên ngân hàng trong khi HBB thiết lập quan hệ với MB trên nhiều hoạt động liên
ngân hàng như: thấu chi tài khoản, đặt tài khoản Nostro, kinh doanh ngoại tệ.
•S Phân tích khả năng thanh toán
viii
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được tính toán đầy đủ. Trong đó, MB đã chú
trọng xem xét đến các tài sản thanh khoản cũng như sự biến động của tài sản thanh
khoản.
s Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Việc phân tích tình hình thu nhập chi phí chỉ mới dừng lại ở việc phân tích độc lập
từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí mà chưa xem xét nó trong mối quan hệ với quy mô hoạt
động của TCTD.
- Khi tính toán chỉ tiêu ROA, ROE của TCTD, MB mới đơn thuần tính toán và
đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhưng chưa phân tích theo mô hình Dupont
để đánh giá được từng mặt hoạt động có liên quan.
4.1.2 Những kết quả đạt được
- Hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích là tương đối đầy đủ.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích BCTC đã được nâng cao.
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC của MB là tương đối đầy đủ.
4.1.3 Những tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại
- Một số chỉ tiêu phân tích quan trọng còn chưa được xét đến như:
+ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Phân tích tình hình dự trữ của TCTD.
+ Phân tích các chỉ số sinh lời ROA, ROE còn ở mức độ sơ sài.
- Chưa có sự so sánh nhiều với các chỉ số bình quân ngành hay của các TCTD khác
- Các dữ liệu phân tích còn ở mức độ rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các chỉ tiêu
phân tích.
Nguyên nhân
- Nhân sự và công tác tổ chức: đội ngũ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
phân tích, vấn đề đào tạo cán bộ phân tích tại MB lại chưa được chú trọng.
- Công tác thu thập dữ liệu phân tích
- Một số nguyên nhân khác: Công nghệ đáp ứng nhu cầu phân tích đơn giản, hầu
ix
hết sử dụng trên Excel, Thời gian cung cấp số liệu phân tích nhiều khi chậm trễ gây ảnh
hưởng cho công tác phân tích, Do đặc thù phân tích BCTC của các TCTD là không các
doanh nghiệp thông thường.
4.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng trong
xét duyệt hạn mức tại Ngân hàng TMCP Quân đội
4.2.1 Hoàn thiện tài liệu phân tích
- Tài liệu phân tích là các BCTC của TCTD được xét duyệt cần được thu thập
đầy đủ, chính xác, kịp thời từ nguồn đáng tin cậy..
- Chuẩn hóa các thông tin kinh tế.
- Thường xuyên cập nhật các báo cáo phân tích của các tổ chức có uy.
- MB nên xây dựng kho dữ liệu lưu trữ thông tin phục vụ cho phân tích
BCTC trong xét duyệt hạn mức.
4.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích
MB có thể xem xét kết hợp thêm 1 số chỉ tiêu của các mô hình khác đã được áp
dụng trên thế giới như mô hình PEARLS, mô hình SWOT...
4.2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích
Tác giả nhận thấy nhu cầu cấp thiết trong việc hoàn thiện phân tích BCTC của
các TCTD trong xét duyệt hạn mức tại MB là xây dựng lại Bộ chỉ tiêu - Thang điểm xếp
hạng cho từng loại hình TCTD. Đồng thời, MB cũng cần có bộ phận thường xuyên
nghiên cứu, cập nhật lại tiêu chuẩn đối với bộ chỉ tiêu xếp hạng này.
4.2.4 Hoàn thiện tổ chức phân tích BCTC
- Hoàn thiện các nguyên tắc xét duyệt hạn mức: việc đề xuất xem xét hạn mức nên thực
hiện định kỳ và do bộ phận Quản trị rủi ro thị trường đảm trách, phân bổ hạn mức cho
các đơn vị trực thuộc này của khách hàng.
- Hoàn thiện về đội ngũ nhân sự thực hiện công tác phân tích: Cán bộ phân tích cần đảm
bảo đủ về cả chất lượng và số lượng, Công tác đào tạo và hướng dẫn cho chuyên viên
phân tích cần được chú trọng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
x
- Quản lý sử dụng hạn mức đã được phê duyệt.
4.3 Kiến nghị
4.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý
- NHNN nên sớm chuẩn hóa lại hệ thống thông tin của các TCTD, xây dựng một hệ
thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản cho các TCTD.
- NHNN hỗ trợ trực tiếp các NHTM trong công tác đào tạo về phân tích BCTC.
- NHNN hoàn thiện việc phân loại các TCTD (NHTMCP đô thị, NHTMCP nông
thôn...)
4.3.2 Đối với các TCTD
- Tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả.
- Hiện đại hóa công nghệ thông tin.
- Các TCTD cần có các báo cáo phân tích tài chính định kỳ. Việc công bố thông tin về
tình hình tài chính cần được tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác, kịp thời.
4.4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC của các trong xét duyệt
hạn mức tại các NHTM.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phân tích BCTC của các TCTD trong xét duyệt
hạn mức tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phân tích BCTC của các
TCTD trong xét duyệt hạn mức tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
4.5 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
- Chưa có sự so sánh, đánh giá về chất lượng công tác phân tích BCTC của MB trong
xét duyệt hạn mức so với mặt bằng các ngân hàng đang hoạt động.
- Công tác hoàn thiện quy trình xét duyệt hạn mức đối với các TCTD cần được nghiên
cứu sâu hơn để có thể đưa ra quy trình hợp lý trong xét duyệt góp phần nâng cao chất
lượng phân tích BCTC.
- Hoàn thiện thang điểm xếp hạng các TCTD trong xét duyệt hạn mức.
11