Tóm tắt Luận văn - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ

Phân tích Báo cáo tài chính không chỉ cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, mà đối với các nhà cung cấp, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tín dụng,. để nhận định khả năng sinh lời, cũng như khả năng hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp,.để ra các quyết định phù hợp. Phân tích Báo cáo tài chính giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận được tình hình kinh doanh và khả năng tiềm tàng cũng như rủi ro tiềm ẩn của công ty nhằm ra quyết định thích hợp. Trong phạm vi của luận văn, tôi chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ” nhằm mục đích qua phân tích Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ để thấy được sự ảnh hưởng của Báo cáo tài chính, tác dụng của việc phân tích Báo cáo tài chính tới các quyết định đầu tư, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

pdf16 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phân tích Báo cáo tài chính không chỉ cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, mà đối với các nhà cung cấp, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tín dụng,.... để nhận định khả năng sinh lời, cũng như khả năng hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp,...để ra các quyết định phù hợp. Phân tích Báo cáo tài chính giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận được tình hình kinh doanh và khả năng tiềm tàng cũng như rủi ro tiềm ẩn của công ty nhằm ra quyết định thích hợp. Trong phạm vi của luận văn, tôi chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ” nhằm mục đích qua phân tích Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ để thấy được sự ảnh hưởng của Báo cáo tài chính, tác dụng của việc phân tích Báo cáo tài chính tới các quyết định đầu tư, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đã có rất nhiều đề tài được thực hiện về Phân tích Báo cáo tài chính chung và riêng cho nhiều doanh nghiệp cụ thể. Đa phần các đề tài đi theo hướng hoàn thiện hệ thống phân tích đã có tại các doanh nghiệp cụ thể, mỗi đề tài là một cách nhìn khác nhau của người thực hiện đối với phân tích Báo cáo tài chính của đơn vị đó nhằm mục tiêu hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính đang thực hiện tại đơn vị phục vụ cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào thực hiện Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ và chỉ ra lợi ích của phân tích Báo cáo tài chính đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi chọn đề tài “Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ”, qua phân tích Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ để thấy được sự ảnh hưởng của Báo cáo tài chính, tác dụng của việc phân tích Báo cáo tài chính tới các quyết định đầu tư, quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài tập trung vào các nội dung sau: - Nghiên cứu lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp và vai trò của phân tích Báo cáo tài chính; - Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ thông qua hệ thống Báo cáo tài chính năm 2010; - Đưa ra một số giải pháp nhằm thấy được hiệu quả của phân tích báo cáo tài chính, khả năng ứng dụng kết quả phân tích vào quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ. 1.4. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi đặt ra đầu tiên cho việc nghiên cứu đó là: Mục đích nghiên cứu của đề tài là gì? Từ mục tiêu đặt ra các câu hỏi về trình tự các vấn đề cần thực hiện của quá trình nghiên cứu. 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài hướng tới là Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ. Thông qua Báo cáo để thực hiện công tác phân tích và đưa ra các kết luận. Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính của năm gần nhất là năm 2010 và sử dụng kết quả Báo cáo tài chính của 2 năm liền trước là năm 2008 và 2009 để thấy được xu hướng của các chỉ tiêu phân tích. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiếp cận Phân tích Báo cáo tài chính dựa trên các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu số liệu đồng thời sử dụng tư duy logic, kết hợp phân tích định tính và định lượng nhằm đưa ra các nhận xét, các phương án giải quyết các mục tiêu đề ra của đề tài. Bên cạnh đó, việc phân tích sử dụng lý luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thu thập và đối chiếu thông tin, được lồng ghép giúp cho việc phân tích đạt kết quả tốt hơn và cho cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài mang lại cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về tình hình tài chính cũng như các vấn đề về tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ thông qua Báo cáo tài chính năm 2010. Qua đó, giúp cho nhà quản lý nhìn nhận được tầm quan trọng của Phân tích Báo cáo tài chính trong quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh tại đơn vị. 1.8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài có kết cấu 4 chương gồm: - Chương 1: Tổng quan chung về đề tài nghiên cứu; - Chương 2: Cơ sở lý luận của Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp; - Chương 3: Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ; - Chương 4: Ứng dụng kết quả Phân tích Báo cáo tài chính vào quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính * Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ kế toán. Các báo cáo tài chính cung cấp một cái nhìn tổng thể về điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm nhất định, kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh thông thường gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. * Phân tích Báo cáo tài chính Phân tích Báo cáo tài chính là sự kết hợp cùng lúc nhiều nghiệp vụ như kiểm tra, tính toán các chỉ tiêu định lương, là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ, phân tích tìm ra nguyên nhân của những thay đổi để từ đó đề ra những biện pháp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt không tích cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu của nhà phân tích mà người phân tích đưa ra các kết luận thích hợp. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, Phân tích Báo cáo tài chính có thể giúp các nhà quản lý đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai, có các biện pháp tăng cường phát huy các điểm mạnh và có biện pháp quản trị thích hợp cải thiện các vấn đề còn hạn chế trong tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Mục đích Phân tích Báo cáo tài chính tùy theo đối tượng sử dụng Báo cáo tài chính là ai mà mục đích sẽ khác nhau. Phân tích Báo cáo tài chính để hiểu được thông điệp của các con số trình bày trên Báo cáo tài chính và phục vụ cho các mục tiêu nào còn tùy thuộc và người sử dụng nó. Người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Ý nghĩa của việc phân tích Báo cáo tài chính chính là đưa ra được các dự đoán, hiểu được các con số, và làm căn cứ để ra các quyết định hợp lý. Đối với nhà đầu tư, đó là các quyết định về đầu tư; đối với các nhà quản lý đó có thể là các quyết định về kinh doanh; đối với các nhà tín dụng, đó có thể là việc tìm ra các chỉ số hợp lý cho việc cung cấp hạn mức tín dụng;... 2.1.3. Vai trò của phân tích Báo cáo tài chính trong quản trị doanh nghiệp Báo cáo tài chính phản ánh không chỉ là các con số tài chính, mà thông qua đó phản ánh một cách chung nhất kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Qua đó thể hiện được trình độ quản lý, kết quả đạt được của hệ thống quản trị doanh nghiệp của đơn vị đó. Thông qua Phân tích Báo cáo tài chính đánh giá về trình độ quản lý của chính người đó trong điều hành doanh nghiệp. Đối với bản thân doanh nghiệp, phân tích là để thấy được những điểm nào cần cải thiện đối với chính công tác kinh doanh của mình, cũng như để tạo nên niềm tin của người đọc Báo cáo tài chính vào những người quản lý doanh nghiệp. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phân tích Báo cáo tài chính có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp mang đến một kết quả trên một khía cạnh phản ánh của Báo cáo tài chính. Trong phạm vi của luận văn này đề cập đến việc phân tích từ chính các nhà quản lý doanh nghiệp, do vậy các phương pháp phân tích được sử dụng kết hợp để tạo nên cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các phương pháp chính được sử dụng: 2.2.1. Phương pháp so sánh Trong phân tích Báo cáo tài chính, so sánh nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Phương pháp thường được sử dụng dưới ba hình thức: So sánh ngang (phân tích ngang); so sánh dọc (phân tích dọc) và so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu (phân tích xu hướng). Trong phân tích Báo cáo tài chính, sử dụng phương pháp so sánh cho cùng một chỉ tiêu giúp ta nhìn nhận được sự thay đổi của chỉ tiêu đó giữa các kỳ khác nhau hay giữa các báo cáo khác nhau, qua đó để thấy được các chênh lệch hay xu hướng của chỉ tiêu đó. 2.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp này giúp nhà phân tích Báo cáo tài chính xác định được ảnh hưởng của các chỉ tiêu chi tiết tới chỉ tiêu tổng hợp dựa trên mối liên hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng hiệu quả hơn khi kết hợp với phương pháp so sánh để xác định tốt hơn mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu. 2.2.3. Phương pháp loại trừ Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố từ giá trị gốc sang giá trị kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu sau và trước khi thay thế nhân tố chính là ảnh hưởng của nhân tố thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Điều kiện và trình tự vận dụng phương pháp số chênh lệch cũng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn chỉ khác nhau ở chỗ: để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định. 2.2.4. Mô hình Dupont Mô hình Dupont chỉ ra các mối liên hệ chặt chẽ, logic giữa các chỉ tiêu phân tích trên báo cáo tài chính và cho cái nhìn chung và tổng quát đến các liên hệ tài chính trong Báo cáo tài chính. 2.2.5. Sử dụng kết hợp các phương pháp Có thể sử dụng kết hợp phương pháp so sánh với phương pháp đồ thị, kết hợp phương pháp loại trừ với phương pháp liên hệ cân đối, kết hợp phương pháp Dupont với phương pháp liên hệ cân đối Việc sử dụng kết hợp các phương pháp là cần thiết để nhận định rõ hơn về các chỉ tiêu cần phân tích, tránh được cái nhìn phiến diện một chiều hay rời rạc vè chỉ tiêu phân tích. 2.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.3.1. Phân tích khái quát quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính Phân tích khái quát quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh dựa trên tính toán các số liệu cơ bản của Báo cáo tài chính. Phân tích biến động của tài sản, nguồn vốn là việc so sánh chỉ tiêu đầu kì và cuối kì của tài sản trên bảng Cân đối kế toán để thấy được biến động về mặt tuyệt đối (giá trị tính bằng đơn vị tiền tệ) và biến động tương đối (tỉ lệ % biến động so với năm trước). Phân tích biến động cho ta biết từng chỉ tiêu thay đổi như thế nào so với năm liền trước và cần chú ý vào các thay đổi nào. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, xác định được những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý của việc đầu tư . 2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh . Để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Báo cáo tài chính, đầu tiên cần xem xét, phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Qua đó, bước đầu người đọc có thể nhìn nhận về tình hình quản lý chi phí, mức lợi nhuận đạt được là tăng hay giảm Nguồn tài liệu cung cấp thông tin để phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các nhóm chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh: - Nhóm chỉ tiêu sức sản xuất - Nhóm chỉ tiêu Suất sinh lợi (Sức sinh lợi ) - Nhóm chỉ tiêu Suất hao phí - Đòn bẩy tài chính và mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả kinh doanh 2.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán được thực hiện thông qua việc tính và phân tích các chỉ tiêu chủ yếu sau: • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn • Hệ số khả năng thanh toán nhanh • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền 2.3.4. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp, đây là một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ giúp chúng ta đánh giá việc doanh nghiệp có đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục và hiệu quả. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Toàn bộ lý luận chung về phân tích tài chính mang tính chất lý thuyết chung, tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể sẽ có những đặc điểm riêng của Báo cáo tài chính và đòi hỏi một khía cạnh phân tích riêng. CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ 3.1.1. Quá trình hình thành công ty Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ được thành lập theo mô hình công ty cổ phần, đơn vị sáng lập là Cảng Hải Phòng - Trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam và chịu sự quản lý của Cục Hàng Hải Việt Nam. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ có trụ sở tại: Cảng Đình Vũ, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. 3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty gồm: - Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa. Kinh doanh kho, bãi. Dịch vụ đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa. Dịch vụ xuất nhập khẩu.Vận tải hàng hóa đa phương thức. Dịch vụ hàng hải. - Khai thác - Kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công san lấp mặt bằng. Dịch vụ kho vận, dịch vụ kho ngoại quan và dịch vụ hàng chuyển khẩu, quá cảnh. - Các hoạt động khác. 3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Bộ phận kế toán là một bộ phận độc lập nhưng có sự liên hệ với các bộ phận khác thuộc khối văn phòng. Bộ máy kế toán được tổ chức theo quản lý từ trên xuống, kế toán trưởng là người đứng đầu và điều hành toàn bộ công tác kế toán. Kế toán tại đơn vị không chỉ đơn giản là ghi chép từ chứng từ sổ sách, bộ phận kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, nguồn số liệu từ các Báo cáo tài chính công khai còn là sự khẳng định của doanh nghiệp về tính minh bạch, về sự phát triển của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. 3.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ 3.2.1. Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ Hệ thống Báo cáo tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình vũ được lập theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Báo cáo tài chính năm 2010 có sửa đổi theo Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 theo quy định của Bộ tài chính. Hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty bao gồm 4 Báo cáo: Bảng Cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm đều được kiểm toán và công khai theo quy định của Ủy ban chứng khoán bao gồm Báo cáo soát tài chính đã được soát xét của kiểm toán tại 30/06 và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại 31/12. Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các Quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở cam kết hoạt động liên tục của Ban giám đôc. 3.2.2. Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ 3.2.2.1. Phân tích khái quát quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn Dựa trên Báo cáo tài chính năm 2010, để phân tích quy mô và cơ cấu tài sản, nguốn vốn của doanh nghiệp ta có Bảng tổng hợp biến động quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn theo Phụ lục 1a, 1b, 1c. Qua bảng tổng hợp có thể nhìn nhận các biến động tăng, giảm của tài sản, nguồn vốn năm 2010 so với 2009 để có các nhận xét phù hợp. 3.2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ bảng tổng hợp biến động kết quả kinh doanh năm 2010 với năm 2009 theo Phụ lục 2, phân tích khái quát tăng giảm kết quả kinh doanh qua các chỉ tiêu. Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp, luận văn đi sâu vào phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo mô hình Dupont và sử dụng các tỷ suất phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn. Đối với phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, việc nhìn nhận biến đổi tỉ suất qua các năm tài chính sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn về mục tiêu phân tích. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cuả các năm liền trước để thấy được xu hướng biến đổi sẽ cho thấy cái nhìn chi tiết hơn về từng chỉ tiêu. 3.2.2.3. Phân tích tình hình thanh toán Khái quát luồng tiền của doanh nghiệp, sự biến động và thay đổi của dòng tiền thể hiện tại Phụ lục 1a chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền và các chỉ tiêu liên quan tới phải thu, phải trả. Để phân tích tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta cần chú ý đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị. Việc vận dụng Báo cáo này cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về tổng thể tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sử dụng Phụ lục 3. Để phân tích tình hình thanh toán, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. 3.2.2.4. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích cân bằng tài chính giữa tài sản, nguồn vốn, tính toán chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Phân tích một số chỉ tiêu quan tâm khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như : Hệ số nợ, Hệ số nợ so với VCSH, Hệ số tự tài trợ, Hệ số tự tài trợ của TSCĐ, tỉ lệ phải trả trên phải thu. 3.3. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.3.1 Những ưu điểm - Về cơ cấu, quy mô: Đơn vị hiện đang có quy mô tài chính tương đối lớn với vốn kinh doanh 200 tỉ và lao động trên 300 người. Tổng tài sản, nguồn
Luận văn liên quan