Tóm tắt Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép Nam Kim

Việc phân tích báo cáo tài chính có thể giúp những người quan tâm tới doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Ví dụ đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì đưa ra chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đó, Với việc nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà nòng cốt là năng lực tài chính. Muốn như vậy thì phải tổ chức phân tích báo cáo tài chính một cách đầy đủ và rõ ràng. Công ty cổ phần Thép Nam Kim, là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán nên cần minh bạch thông tin, việc phân tích tài chính sẽ đem lại một số tác dụng như: Cổ đông và ban điều hành công ty có định hướng phát triển công ty một cách phù hợp, biết được tình hình tài chính của công ty đang tốt hay xấu, thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh doanh hay không và chiến lược huy động vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh nghiệp, Trên thực tế hoạt động phân tích tài chính đối với công ty này chưa được chú trọng, hầu như không có bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính công ty, Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” để nghiên cứu.

pdf17 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép Nam Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ LÊ THỊ VÂN ANH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÓM TẮT LUẬN VĂN HÀ NỘI, NĂM 2011 i TÓM TẮT Chƣơng 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việc phân tích báo cáo tài chính có thể giúp những người quan tâm tới doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất. Ví dụ đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì đưa ra chiến lược nâng cao năng lực cho doanh nghiệp đó, Với việc nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh mà nòng cốt là năng lực tài chính. Muốn như vậy thì phải tổ chức phân tích báo cáo tài chính một cách đầy đủ và rõ ràng. Công ty cổ phần Thép Nam Kim, là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán nên cần minh bạch thông tin, việc phân tích tài chính sẽ đem lại một số tác dụng như: Cổ đông và ban điều hành công ty có định hướng phát triển công ty một cách phù hợp, biết được tình hình tài chính của công ty đang tốt hay xấu, thời gian tới công ty có cần thêm vốn kinh doanh hay không và chiến lược huy động vốn như thế nào; Công ty cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư, nâng cao giá trị doanh nghiệp, Trên thực tế hoạt động phân tích tài chính đối với công ty này chưa được chú trọng, hầu như không có bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính công ty, Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim” để nghiên cứu. 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan Thời gian qua, trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đề cập sâu đến các phương pháp cũng như các nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luận văn thì các công trình nghiên cứu đi trước còn có điểm chưa đề cập sâu và chưa đầy đủ cơ sở đó là: (i) Các công trình ii nghiên cứu thường chỉ tập trung phân tích đối với 2 loại báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa phân tích đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (ii) Thêm nữa, các công trình nghiên cứu trước đây cũng chưa đưa ra được cơ sở so sánh khi đánh giá, phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống các giá trị trung bình của ngành, để từ đó có thể so sánh giá trị các chỉ tiêu tài chính mà ta tính được nhằm đưa ra nhận định doanh nghiệp phân tích có tốt hơn mức độ trung bình trong ngành đó hay không và chỉ tiêu này tốt hơn, chỉ tiêu nào chưa tốt bằng. Để có thể nghiên cứu được thành công đề tài đã chọn, Luận văn cần tập trung thực hiện các nội dung: (i) Hệ thống hóa các lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đề xuất bộ chỉ tiêu phân tích phù hợp; (ii) Xây dựng cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính nhằm đưa ra những nhận định phù hợp hơn với các doanh nghiệp khác cùng ngành; (iii) Áp dụng các phương pháp phân tích tài chính đã trình bày vào phân tích Công ty cổ phần Thép Nam Kim trong giai đoạn nghiên cứu. (iv) Làm sáng tỏ những điểm tồn tại và nguyên nhân tồn tại và dự báo về về tình hình tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim; 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty Cổ phần thép Nam Kim. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài cần phải trả lời được các câu hỏi sau: (i) Các lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp? (ii) Các nội dung tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính và quy trình phân tích báo cáo tài chính? (iii) Sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim; và (iv) Các kết luận rút ra sau khi phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim? 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim trong giai đoạn 2007-2010. iii 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; Phương pháp so sánh, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của Luận văn; Phương pháp loại trừ, 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài, Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Đặc biệt là Luận văn đã xây dựng được cơ sở so sánh các chỉ số tài chính trong ngành thép qua việc tổng hợp các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành. Trên cơ sở tình hình thực tế của Công ty cổ phần thép Nam Kim, Luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp này. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, các từ viết tắt và các phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Chương 3: Phân tích thực trạng BCTC của Công ty cổ phần thép Nam Kim Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho Công ty cổ phần thép Nam Kim Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát phân tích báo cáo tài chính 2.1.1. Báo cáo tài chính - Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu iv cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân loại báo cáo tài chính: Có nhiều cách phân loại báo cáo tài chính nhưng thường người ta chia thành các loại như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi loại này người ta lại phân theo từng thời điểm, thời kỳ khác nhau. - Vai trò của báo cáo tài chính: là ghi chép lại quá trình phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá năng lực cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2. Phân tích báo cáo tài chính Không có định nghĩa cụ thể nào về phân tích báo cáo tài chính nhưng có thể hiểu đây là quá trình xử lý số liệu bằng các phương pháp kỹ thuật nhằm đưa ra đánh giá về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp; giúp các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn trước khi ra các quyết định cần thiết. 2.2. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính Có nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính, trong đó một trong những phương pháp thường được áp dụng là phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu phân tích dựa trên giá trị mẫu đã được tính toán trước nhằm đưa ra những nhận xét thích hợp. Ngoài ra, người ta còn áp dụng phương pháp mô hình (với mô hình phân tích nổi tiếng là mô hình Dupont), hay các phương pháp khác như: Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích, Phương pháp liên hệ (liên hệ cân đối; liên hệ thuận/ngược chiều; hoặc liên hệ tương quan), Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp số chênh lệch, Phương pháp đồ thị. 2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính 2.3.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Khi phân tích bảng cân đối kế toán người ta thực hiện 2 nội dụng: Phân tích sự biến động giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán; và phân tích các chỉ tiêu tính toán từ các số liệu được cho bởi bảng cân đối kế toán. Một số nhóm chỉ tiêu phân tích như sau: (i) Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính với các chỉ tiêu về hệ số v đòn bẩy, khả năng đảm bảo vốn kinh doanh và khả năng tự tài trợ. Nhóm chỉ tiêu này thể hiện tính cân đối về tài chính của doanh nghiệp; (ii) Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán với các chỉ tiêu như khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời gian ngắn của doanh nghiệp; và (iii) Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng quy mô: Chỉ tiêu này có thể áp dụng cho bất kỳ khoản mục nào, tuy nhiên thường thì người ta đánh giá về tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. 2.3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Cũng giống như phân tích bảng cân đối kế toán, khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh người ta cũng sẽ phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo như doanh thu, chi phí của từng hoạt động, ngoài ra người ta cũng sẽ tính toán các chỉ tiêu để phân tích như: (i) Tốc độ tăng trưởng doanh thu/ lợi nhuận: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng phát triển của doanh nghiệp trong kỳ phân tích; và (ii) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với 2 chỉ tiêu chính là tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận sau thuế. 2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính Thực chất đây là tính toán các chỉ tiêu tài chính là kết quả của 2 đại lượng tại 2 báo cáo tài chính khác nhau. Thường thì người ta sẽ phân tích các nhóm chỉ tiêu như sau: (i) Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho trong kỳ/ số ngày tồn kho bình quân trong kỳ; Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ/ kỳ thu tiền bình quân; Vòng quay các khoản phải trả; (ii) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động với 2 chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản – ROA và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE; và (iii) Chỉ tiêu về hấp dẫn đầu tư (chỉ tiêu chứng khoán) với 2 chỉ tiêu là: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ lệ giá thị trường trên lợi tức mỗi cổ phiếu (P/E). 2.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta sẽ đánh giá về sự luân chuyênr tài sản trong chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta sẽ phân tích đến các dòng tiền từ các hoạt động kinh vi doanh/đầu tư/ tài chính của doanh nghiệp để xem trong thời kỳ phân tích hoạt động có đều không, dòng tiền vào có dủ cho dòng tiền ra không, Người ta có thể đánh giá qua các chỉ tiêu như: Tỷ trọng dòng tiền vào của từng hoạt động hay tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ lãi phát sinh, Chƣơng 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 3.1. Tổng quan về công ty cổ phần thép Nam Kim 2.3.5. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 23/12/2002 được sự chấp thuận của Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, Công ty cổ phần thép Nam Kim (Tên giao dịch quốc tế: Namkim Steel Joint Stock Company, tên viết tắt: NAKISCO) chính thức được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2003. Trụ sở chính đặt tại cụm sản xuất An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Sau hơn 8 năm hoạt động, Công ty cổ phần thép Nam Kim đã đã trở thành thương hiệu tôn mạ hàng đầu của cả nước. 2.3.6. Mô hình tổ chức 2.3.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn: [5] Biểu đồ: Kết quả hoạt động CTCP thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010 vii 3.2. Cơ sở phân tích, so sánh đánh giá - Xây dựng cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính: Luận văn thu thập các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp trong ngành thép và tính toán các chỉ tiêu tài chính trung bình như bảng dưới đây nhằm làm cơ sở so sánh: - Báo cáo tài chính Công ty cổ phần thép Nam Kim: Đây đều là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ nên tính minh bạch và độ tin cậy khá cao. 3.3. Nội dung phân tích 3.3.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán a. Phân tích chung về bảng cân đối kế toán Nhìn chung, Công ty cổ phần thép Nam Kim đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng quy mô vốn và tài sản tương đối nhanh trong những năm gần đây. Cùng với việc đang tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động và đưa vào sản xuất sản phẩm mới (tôn mạ) thì năng lực sản xuất và thị phần của công ty hứa hẹn sẽ được nâng cao trong thời gian tới, nhờ đó mà xu hướng tăng trưởng hiện tại sẽ được duy trì. Có được sự tăng trưởng như trên là do công ty đã liên tục tăng vốn chủ sở hữu trong các năm 2009 và 2010 bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, các đối tác đầu tư, cán bộ công nhân viên và một phần bán ra công chúng. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty tăng cường vay vốn các tổ chức tín dụng để phát triển hoạt động kinh doanh theo hai hướng chính, đó là: (i) Mở rộng sản xuất bằng cách nâng cấp nhà máy hiện tại và đầu tư xây dựng thêm nhà máy thứ hai tại Bình Dương (dự kiến chính thức đi vào hoạt động quý 3/2011); (ii) Bổ sung thêm hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng thép và tôn bên cạnh hoạt động chính là sản xuất. viii Bảng tóm tắt tỷ trọng và sự biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Tăng trƣởng 2009 Tỷ trọng Tăng trƣởng 2010 Tỷ trọng Tăng trƣởng TÀI SẢN NGẮN HẠN 122,913 41.3% 147,491 48.3% 20.0% 742,054 83.9% 403.1% 1,343,331 82.7% 81.0% - Tiền và các khoản tương đương tiền 6,055 2.0% 6,664 2.2% 10.1% 70,712 8.0% 961.1% 63,381 3.9% -10.4% - Các khoản phải thu 31,986 10.7% 28,193 9.2% -11.9% 186,978 21.1% 563.2% 559,813 34.5% 199.4% - Hàng tồn kho 81,884 27.5% 108,979 35.7% 33.1% 462,137 52.2% 324.1% 665,226 41.0% 43.9% - Tài sản ngắn hạn khác 2,988 1.0% 3,653 1.2% 22.3% 22,227 2.5% 508.5% 54,911 3.4% 147.0% TÀI SẢN DÀI HẠN 174,940 58.7% 158,107 51.7% -9.6% 142,477 16.1% -9.9% 280,886 17.3% 97.1% TỔNG TÀI SẢN 297,854 100.0% 305,598 100.0% 2.6% 884,531 100.0% 189.4% 1,624,217 100.0% 83.6% NỢ PHẢI TRẢ 281,538 94.5% 279,102 91.3% -0.9% 709,324 80.2% 154.1% 1,243,759 76.6% 75.3% Nợ ngắn hạn 206,806 69.4% 217,571 71.2% 5.2% 678,258 76.7% 211.7% 1,160,657 71.5% 71.1% - Vay ngắn hạn 100,369 33.7% 92,643 30.3% -7.7% 355,182 40.2% 283.4% 922,248 56.8% 159.7% Nợ dài hạn 74,732 25.1% 61,531 20.1% -17.7% 31,066 3.5% -49.5% 83,101 5.1% 167.5% NGUỒN VỐN CSH 16,315 5.5% 26,496 8.7% 62.4% 175,207 19.8% 561.3% 380,458 23.4% 117.1% TỔNG NGUỒN VỐN 297,854 100.0% 305,598 100.0% 2.6% 884,531 100.0% 189.4% 1,624,217 100.0% 83.6% (Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ BCTC kiểm toán CTCP thép Nam Kim giai đoạn 2007-2010) 9 b. Phân tích cấu trúc tài chính Trong suốt giai đoạn 2007-2010, cơ cấu tài chính của Công ty cổ phần thép Nam Kim đã được cải thiện tích cực từ chỗ mất cân đối vốn và phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài đến chỗ có một cấu trúc hợp lý hơn. Tham chiếu hệ thống chỉ tiêu tài chính của ngành sản xuất thép thành phẩm (hoạt động sản xuất chính của công ty) cho thấy trung bình một doanh nghiệp quy mô lớn trong ngành thường có khả năng tự tài trợ ở mức từ 23% đến 32%. Như vậy, cơ cấu tài chính hiện tại của công ty còn thấp nhưng cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xu hướng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn vay ngân hàng vẫn còn là tồn tại bất cập trong cơ cấu tài chính của công ty. c. Khả năng thanh toán Về cơ bản , khả năng thanh khoản của công ty là tốt . Tuy nhiên công ty vâñ cần kiểm soát khả năng thanh toán của mình một cách chặt chẽ và đưa ra những điều chỉnh hợp lý khi cần thiết. 3.3.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với việc mở rộng quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thép Nam Kim cũng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2007-2010. Doanh thu tăng cao qua các năm, đặc biệt là trong năm 2009 do từ năm này Công ty đã bổ sung thêm hoạt động kinh doanh thương mại các sản phẩm thép để đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Cùng xu hướng đó, các chỉ tiêu về tỷ lệ lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng ở mức độ nhanh, thậm chí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nhờ có chiến lược tái cấu trúc của công ty đã cải thiện được hiệu suất hoạt động sản xuất. 3.3.3. Phân tích chỉ tiêu liên hệ giữa các báo cáo tài chính a. Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời Hiệu quả hoạt động hay nói cách khác là khả năng sinh lời của công ty có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Điểm mạnh đáng chú ý nhất và cũng là quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất cao. Đây chính là lý do hấp dẫn các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động khác (ROE, ROA) mới chỉ dừng lại ở mức trung bình, thậm chí mức thấp so với chỉ số bình quân của ngành cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có. 10 Trong thời gian tới, thay vì tiếp tục đầu tư mới để mở rộng quy mô, công ty nên rà soát lại và đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó cải thiện khả năng sinh lời của mình. b. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động Công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả và hợp lý, nhưng vốn lưu động lại luân chuyển chậm và có xu hướng xấu đi. Nguyên nhân chủ yếu là do bất cập trong chính sách bán hàng và chính sách mua hàng đòi hỏi công ty phải xem xét lại và có biện pháp điều chỉnh thích hợp. c. Chỉ tiêu chứng khoán Nhóm chỉ tiêu chứng khoán cho thấy Công ty cổ phần thép Nam Kim là một cổ phiếu có triển vọng tốt và đáng để xem xét đầu tư. Bên cạnh khả năng sinh lời cao thì công ty còn luôn quan tâm đến lợi ích của cổ đông thể hiện thông qua mức trả cổ tức cao trong các năm vừa qua và dự kiến trong những năm tới đây 3.3.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Qua các số liệu về dòng tiền thuần trong các năm vừa qua thể hiện Công ty đang gặp khó khăn về quản lý lưu chuyển tiền tệ nói riêng và khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung. Với thâm hụt liên tục và có xu hướng gia tăng trong dòng tiền thuần, công ty sẽ phải đối mặt với áp lực thanh khoản rất lớn mà nếu không khắc phục được thì rủi ro mất khả năng thanh toán là hoàn toàn có thể xảy ra mặc dù lợi nhuận và khả năng sinh lời của họ vẫn tốt. - Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong các kỳ báo cáo gần đây, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ dương trong năm 2008. Giá trị âm của dòng tiền này cho thấy công ty đang gặp khó khăn để tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình và cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Xét giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 thì tình hình khó khăn này chưa được cải thiện, thậm chí ngày càng xấu đi do giá trị thiếu hụt ngày càng tăng. - Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ: Nhìn nhận vấn đề dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm trong giai đoạn tập trung đầu tư mở rộng sản xuất cho tăng trưởng là có 11 thể chấp nhận được, tuy nhiên công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng việc có nên tiếp tục đầu tư mới hay tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có, nhất là trong tình hình chỉ số ROA của họ chưa phải là tốt. - Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính: Mặc dù dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính thặng dư thể hiện niềm tin của các TCTD dành cho Công ty cũng như Công ty có nhiều cơ hội sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính nhưng về phía ngược lại, nó cũng thể hiện mức độ độc lập về tài chính của Công ty ngày càng giảm sút, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản, về khả năng trả nợ và ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty. - Khả năng trả nợ ngắn hạn thực và khả năng chi trả lãi vay: Hầu như trong suốt giai đoạn nghiên cứu, chỉ số này của Công ty cổ phần thép Nam Kim là không tốt và thường xuyên âm. Điều đó cho thấy thực tế dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là không đủ để chi trả lãi vay và các khoản nợ ngắn hạn. 3.3.5.
Luận văn liên quan