Tóm tắt Luận văn - Phân tích Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại

Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, các nhà quản lý, nhà đầu tư Với một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phù hợp, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và các đối tượng liên quan ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các đề tài trên đã khái quát và làm nổi bật được tình hình phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại; đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của việc phân tích báo cáo tài chính tại các ngân hàng đó. Từ đó các tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân tích bao gồm hoàn thiện các chỉ tiêu, hoàn thiện phương pháp phân tích. Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra ở mức khái quát và chưa phù hợp với thực tế nên việc áp dụng ở các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

pdf17 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phân tích Báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊU CỨU ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, các nhà quản lý, nhà đầu tưVới một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính phù hợp, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và các đối tượng liên quan ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các đề tài trên đã khái quát và làm nổi bật được tình hình phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại; đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của việc phân tích báo cáo tài chính tại các ngân hàng đó. Từ đó các tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc phân tích bao gồm hoàn thiện các chỉ tiêu, hoàn thiện phương pháp phân tích. Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra ở mức khái quát và chưa phù hợp với thực tế nên việc áp dụng ở các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại - Làm rõ thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Từ đó đưa ra các nhận định về mặt còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó và đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP bao gồm những công việc nào? - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP như thế nào? - Làm thế nào để hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính trong Ngân hàng TMCP? 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh - Thời gian nghiên cứu của luận văn từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2011 - Địa điểm tổ chức thu thập tài liệu tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa, phương pháp tiếp cận, hệ thống 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng thương mại. - Căn cứ vào đặc điểm hoạt động trong ngân hàng thương mại, đề tài đưa ra các phân tích tài chính cho phép tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động của ngân hàng thương mại có được hiệu quả hay không, nhằm giúp các ngân hàng tìm ra giải pháp hoàn thiện hoạt động của mình. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng biểu sơ đồ, phụ lục, luận văn được kết cầu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên đề tài phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại Chương 2: Lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Vinh Chương 4: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. Khái nhiệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua hoặc hệ thống báo cáo tài chính dự toán nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có thể đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau. 2.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh. - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ những thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, nhà cung cấp - Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại. 2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động kinh doanh riêng biệt và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Nhà nước nên việc lập báo cáo tài chính cũng có văn bản quy định riêng. Theo đó BCTC hiện hành đối với TCTD do Thống đốc NHNN Việt Nam và Bộ tài chính ban hành bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.2.2. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đối với việc phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thương mại. - Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin khái quát về kinh tế, tài chính, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguyồn vốn vào quá trình kinh doanh. - Phản ánh tổng hợp, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một kỳ kế toán cũng như tại thời điểm lập báo cáo tài chính. - Phục vụ cho việc phân tích hoạt động, tình tài chính của ngân hàng trong kỳ kế toán, tại thời điểm lập báo cáo, phát hiện kịp thời những thiếu sót, những nhân tố làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh và dự đoán sự phát triển trong tương lai... - Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế-xã hội, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Những thông tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình kinh doanh, xu hướng phát triển, đưa ra các lời khuyên cho các quyết định của các đối tượng quan tâm đến ngân hàng như nhà đầu tư, nhà quản trị, chủ nợ... 2.3. Các phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 2.3.1. Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích BCTC NHTM. 2.3.2. Phương pháp loại trừ Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. 2.3.3. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy, trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của nhân tố đó. Sau đó, phải sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa là nhân tố số lượng xếp trước nhân tố chất lượng xếp sau. Trong trường hợp, có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau. 2.3.4. Phương pháp liên hệ cân đối Phương pháp này dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố, trong đó mối quan hệ giữa chỉ tiêu nhân tố và chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số (khác với phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số). Do đó, khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tó đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa 2 kỳ. 2.3.5. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố này được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước. Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác định ở trên. 2.3.6. Mô hình Dupont Mô hình Dupont là phương pháp phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng) thành tỷ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng). Theo chu trình này người ta xây dựng một chuỗi các tỷ lệ có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự lô gíc chặt chẽ. 2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính NHTM 2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của NHTM giúp nhà phân tích có cái nhìn tổng quan nhất và hoạt động NH. Để đánh giá khái quát tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động tài sản và nguồn vốn, so sánh cơ cấu cũng như sự biến động cơ cấu theo thời gian... 2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính * Phân tích tình hình huy động vốn Với tầm quan trọng của huy động vốn nên công tác phân tích huy động vốn tại NHTM cũng được đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Do đó, phân tích huy động vốn bao gồm các nội dung như: (1) Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường cấp 1, thị trường cấp 2); hình thức huy động (tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá); theo kỳ hạn, cơ cấu loại tiền... (2) Tỷ lệ biến động của nguồn tiền gửi * Phân tích hoạt động tín dụng và đầu tư - Phân tích dự trữ NHTM Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dự trữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho nhân hàng thực hiện đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu thanh toán bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ cũng không quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. - Phân tích hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên tài sản có, chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, - Phân tích hoạt động đầu tư: Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản. Tuy không phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai mà các NHTM hướng đến và cũng nhằm phân tán rủi ro tránh đầu tư toàn bộ vào hoạt động tín dụng. Không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, đầu tư còn có mục đích dài hạn hơn là thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn của NHTM. - Phân tích hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ Phân tích hoạt động liên ngân hàng cần tập trung phân tích quy mô, tỷ trọng của hoạt động liên ngân hàng so với tổng tài sản để biết xem NHTM có giành nhiều vốn vào kênh sinh lời này không. Đồng thời phân tích tình hình thị trường để biết được hiệu quả sử dụng vốn của NHTM cũng như mức độ khó khăn về thanh khoản của NH. - Phân tích các hoạt động dịch vụ khác: Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh của NHTM còn gắn liền với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như bảo lãnh, mở thư tín dụng... * Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản Mối quan hệ đó được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay: - Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn 2.4.3. Phân tích khả năng thanh toán của NHTM Khả năng thanh toán là khả năng mà ngân hàng có thể hoàn trả các khoản nợ bằng tiền và các tài sản có thể chuyển hóa nhanh bằng tiền. Vì thế phân tích khả năng thanh toán giúp cho NHTM tránh được những rủi ro trong thanh khoản của NHTM đó. 2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và hiệu quả kinh doanh cũng được đo lường thông qua lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếm được. Vì thế phân tích hiệu quả kinh doanh bao gồm phân tích những nội dung sau: - Phân tích quy mô, tăng trưởng thu nhập, chi phí trong kỳ; tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận; tỷ trọng chi phí hoạt động trong tổng lợi nhuận. - Phân tích lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân. - Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của NHTM: + Khả năng sinh lời của tài sản: ROA + Sức sinh lời vốn chủ sở hữu: ROE 2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn. Một số rủi ro chủ yếu mà mỗi ngân hàng phải đói mặt bao gồm: Rủi ro thanh khoản, Rủi ro lãi suất, Rủi ro hối đoái, Rủi ro thị trường. 2.5. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sữa chữa những thiếu sót trong hoạt động của NHTMCP. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại NHTMCP gồm các bước sau: Lập kế hoạch phân tích, Trình tự phân tích, Hoàn thành công việc phân tích. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH VINH 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của các khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong suốt mười lăm năm hình thành và phát triển là mười lăm năm Eximbank khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, liên tục được NHNN đánh giá loại A và dành được nhiều giải thưởng quan trọng trong và ngoài nước nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Vinh (Eximbank Vinh) được thành lập tháng 10/2007, qua 3 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành Chi nhánh Eximbank - Vinh đã vượt qua những khó khăn, thách thức, từng bước vươn lên và nằm trong tốp đầu khối các ngân hàng TMCP trên địa bàn về quy mô hoạt động và dư nợ tín dụng. Hiện nay ngoài trụ sở chính, Chi nhánh đã khai trương đi vào hoạt động 7 phòng giao dịch. Điều thành công đáng nói nhất là Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn tại chỗ để phục vụ các nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất và tiêu dùng tạo động lực góp phần phát triển Kinh tế -Xã hội ngay tại Nghệ An. Về sản phẩm dịch vụ, với mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp đa năng, Eximbank Vinh đã cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm tương đối đa dạng bao gồm: - Huy động tiền gủi tiết kiệm, tiền gủi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, d
Luận văn liên quan