Trong những năm qua, thị trường chứng khoán ở nước ta ngày
càng phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
vững chắc thị trường vốn Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị
trường chứng khoán thì sự xuất hiện những biến cố, những thăng
trầm của thi ̣trườ ng chứ ng khoán Viêt Nam đ ̣ ã tác đông đ ̣ ến tâm lý
nhà đầu tư, sự thân tr ̣ ong hơn c ̣ ủa nhà đầu tư về sử dung thông tin t ̣ ài
chính trên báo cáo tài chính. Thông tin lơi nhu ̣ âṇ trên báo cáo kết quả
hoat đ ̣ ông kinh doanh c ̣ ủa các doanh nghiêp niêm y ̣ ết trên thi ̣trường
chứ ng khoán Viêt Nam đư ̣ ợc rất nhiều đối tượng quan tâm, sử dụng;
là môt trong nh ̣ ững cơ sở dữ liêu c ̣ ần thiết cho quyết đinh đ ̣ ầu tư, là
môt ch ̣ ỉ tiêu tài chính quan trong ̣ nhưng cũng chính thông tin lơị
nhuân trên b ̣ áo cáo kết quả hoat đ ̣ ông kinh doanh c ̣ ủa doanh nghiêp̣
Viêt Nam c ̣ ũng đang chứ a đưng nh ̣ ững cam b ̣ ẫy vớ i các quyết đinh ̣
đầu tư.
Hiện nay chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam chưa hoàn toàn tin cậy. Vì vậy, việc nghiên
cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay là rất cần thiết
đối với thực tiễn hiện nay
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THU THẢO
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hữu Cường
Phản biện 2: GS.TS. Đặng Thị Loan
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 28 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thị trường chứng khoán ở nước ta ngày
càng phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển
vững chắc thị trường vốn Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị
trường chứng khoán thì sư ̣ xuất hiện những biến cố, những thăng
trầm của thi ̣ trường chứng khoán Viêṭ Nam đa ̃ tác đôṇg đến tâm lý
nhà đầu tư, sư ̣thâṇ troṇg hơn của nhà đầu tư về sử duṇg thông tin tài
chính trên báo cáo tài chính. Thông tin lơị nhuâṇ trên báo cáo kết quả
hoaṭ đôṇg kinh doanh của các doanh nghiêp̣ niêm yết trên thi ̣ trường
chứng khoán Viêṭ Nam được rất nhiều đối tượng quan tâm, sử dụng;
là môṭ trong những cơ sở dữ liêụ cần thiết cho quyết điṇh đầu tư, là
môṭ chỉ tiêu tài chính quan troṇg nhưng cũng chính thông tin lơị
nhuâṇ trên báo cáo kết quả hoaṭ đôṇg kinh doanh của doanh nghiêp̣
Viêṭ Nam cũng đang chứa đưṇg những caṃ bẫy với các quyết điṇh
đầu tư.
Hiện nay chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK Việt Nam chưa hoàn toàn tin cậy. Vì vậy, việc nghiên
cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay là rất cần thiết
đối với thực tiễn hiện nay.
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư
luôn hướng tới việc tìm kiếm, lựa chọn đầu tư theo các ngành nghề
trọng điểm, các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn
định và có sức cạnh tranh cao. Trong khi đó, ngành xây dựng là một
trong những ngành có sự phát triển nhanh, thu hút rất nhiều sự quan
tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên chính sự
2
phát triển quá nhanh của ngành xây dựng trên TTCK lại đặt ra một
câu hỏi các đối tượng quan tâm là những gì ngành xây dựng đang thể
hiện có thực sự chính xác hay không?
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận
văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận
tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành
xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam trên cơ sở biến kế toán dồn
tích.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại
các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thông tin kế toán phản ánh qua
BCTC được kiểm toán và công bố, BCTN của các công ty niêm yết
tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2016. Các DN được niêm yết là
các DN ngành xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Các DN thuộc ngành xây dựng niêm
yết trên TTCK Việt Nam niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và
HNX.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 3
năm 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để xem
3
xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng lợi nhuận của các
doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Dữ liệu thu thập thông qua BCTC và BCTN của
các công ty niêm yết ngành xây dựng, công bố trên sở giao dịch
chứng khoán ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận:
+ Hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trước đây
về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
+ Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các
DN thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam từ đó đề
xuất một số biện pháp có thể sử dụng để nâng cao chất lượng lợi
nhuận của DN.
- Về mặt thực tiễn:
Thông qua kết quả nghiên cứu, đưa ra những bằng chứng ảnh
hưởng của các nhân tố đến CLLN của các DN thuộc ngành xây dựng
niêm yết trên TTCK Việt Nam để làm cơ sở kiến nghị cho những đối
tượng liên quan.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về CLLN và nhân tố ảnh hưởng
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu
7. Tổng quan nghiên cứu
7.1. Đề tài nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Niu (2006) về quản trị doanh nghiệp và chất
4
lượng của lợi nhuận kế toán.
Một nghiên cứu của Dechow và các cộng sự (2010) về đo
lường CLLN, các nhân tố ảnh hưởng tổng hợp từ trên 300 nghiên
cứu trên thế giới.
Một nghiên cứu gần đây tại Bồ Đào Nha do Alves (2014) thực
hiện về ảnh hưởng của tính độc lập của HĐQT đến chất lượng lợi
nhuận.
Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLLN tại
một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, họ sử dụng mô hình của
Dechow & Dichev (2002) để đo lường.
Một mô hình đo lường khác cũng đã được sử dụng để đo
lường CLLN là mô hình EBO của Ohlson (1995).
7.2. Đề tài nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của Nguyễn Công Phương (2009).
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) sử dụng phương pháp
định tính với số liệu trên BCTC năm 2008-2010 của các DN năm
đầu niêm yết trên 2 sàn chứng khoán.
Bài báo của Trần Hùng Sơn (2012) đề cập các yếu tố đặc thù
của doanh nghiệp và cách đo lường đại diện cho các nhân tố.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trang (2012) đã sử dụng mô
hình điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo và Friedlan nghiên cứu với
mẫu là 20 DN.
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Thùy Dương (2015) cho
thấy 75% công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận, 25% công ty điều chỉnh
giảm lợi nhuận.
Qua các công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới, có
thể thấy CLLN và các nhân tố ảnh hưởng là một chủ đề được rất
5
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường
chỉ tập trung vào một nhóm nhân tố nào đó, có những công trình chỉ
nghiên cứu khá ít nhân tố.
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam, tác giả nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến CLLN của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN VÀ
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN
1.1.1. Khái niệm
Theo các nghiên cứu trước, CLLN có cấu trúc đa chiều và có
nhiều định nghĩa về nó.
- Theo Pratt (2000), CLLN là mức độ thu nhập thuần được
trình bày trên BCKQHĐKD khác so với thu nhập thực sự (thu nhập
đúng).
- Theo Schipper and Vincent (2003), CLLN phản ánh mức độ
trung thực của lợi nhuận báo cáo so với lợi nhuận thực tế.
- Quan điểm của Ecker và các cộng sự (2006) CLLN “Là sự
đo lường rủi ro thông tin và định nghĩa CLLN là độ chính xác, vạch
ra được khoản dồn tích hiện hành dòng tiền trong năm nay, năm
ngoái và năm kế tiếp”.
- Còn theo Dechow, Ge và Schrand (2010) định nghĩa CLLN
là “Thông tin lợi nhuận có chất lượng cao giúp cung cấp nhiều thông
tin hơn về đặc điểm tình hình tài chính của một công ty liên quan liên
6
quan đến một quyết định cụ thể được quyết định bởi một cá nhân cụ
thể”.
Tóm lại, khái niệm về CLLN là khái niệm trừu tượng, được
đánh giá theo nhiều khía cạnh, quyết định tùy thuộc vào sự thể hiện
tài chính.
1.1.2. Đo lường chất lượng lợi nhuận
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát triển rất nhiều tiêu chí
khác nhau để đo lường CLLN. Để có cách nhìn bao quát hơn, luận văn
giới thiệu các tiêu chí dùng để đo lường CLLN được sử dụng từ các
nghiên cứu trước.
a. Quan điểm của Schipper và Vincent (2003)
Theo Schipper và Vincent (2003) cấu trúc CLLN có 4 cách
phân loại.
- Các tiêu chí được xây dựng từ đặc điểm chuỗi thời gian của
lợi nhuận.
- Các tiêu chí thông qua mối quan hệ giữa lợi nhuận, các
khoản dồn tích và luồng tiền.
- Các tiêu chí phát triển từ đặc điểm của thông tin kế toán theo
khuôn mẫu FASB.
- Các tiêu chí đo lường CLLN phát triển từ phân tích các quyết
định thực hành nghề nghiệp.
Tóm lại, Schipper và Vincent (2003) tổng hợp và phân loại
khá đầy đủ về tiêu chí đánh giá đo lường CLLN. Tuy nhiên, tiêu chí
đánh giá dựa trên đặc điểm của TTKT theo khuôn mẫu FASB ảnh
hưởng đến tính phổ biến trong nghiên cứu do quy định của FASB chỉ
áp dụng cho các công ty Mỹ.
b. Quan điểm của J. Francis và các cộng sự (2004)
J. Francis và các cộng sự (2004) đã phân loại chỉ tiêu sử dụng
7
dùng để đo lường CLLN thành 2 loại.
- Các tiêu chí dựa trên cơ sở thị trường.
- Các tiêu chí dựa trên cơ sở các nguyên tắc kế toán.
Cách phân loại của Francis và các cộng sự (2004) cho thấy rõ
nguồn số liệu dùng để đánh giá chất lượng nhưng không có sự phân
biệt rõ ràng giữa hai khía cạnh là mức độ trung thực và sự hữu ích
của lợi nhuận.
c. Quan điểm của P. Dechow và các cộng sự (2010)
Kế thừa và phát triển từ 2 cách tiếp cận trên, Dechow và các
cộng sự (2010) đã tổng hợp trên 300 nghiên cứu về CLLN từ các tạp
chí về kế toán.
- Cách đo lường đầu tiên là thông qua thuộc tính của lợi
nhuận.
- Cách đo lường thứ hai từ sự phản ứng của nhà đầu tư với lợi
nhuận.
- Và cuối cùng, là từ các chỉ số bên ngoài về sai sót trong lợi
nhuận.
Tóm lại, tổng kết của P. Dechow và cộng sự (2010) cách
phân loại được tổng hợp một cách rõ ràng và ngắn gọn hơn.
Câu hỏi đặt ra là phương pháp nào tốt nhất để đo lường CLLN
tại các DN niêm yết?
Theo P. Dechow và cộng sự (2010) không có kết luận nào về
một thước đo tốt nhất cho CLLN. Họ không có kết luận duy nhất về
CLLN bởi vì “chất lượng” phụ thuộc vào sự quyết định của bối cảnh.
Trong luận văn này, theo bản thân tác giả lựa chọn cách đo lường
thứ nhất là thông qua thuộc tính của lợi nhuận và cụ thể ở đây là đo
lường CLLN dựa trên biến kế toán dồn tích (Theo P. Dechow và
cộng sự, 2010).
8
Hiện nay có khá nhiều mô hình đo lường CLLN dựa trên biến
kế toán dồn tích, cụ thể như sau: Mô hình của Healy (1985), Mô
hình Jones (1991), Mô hình của Jones đã qua điều chỉnh
(Dechow và các cộng sự, 1995), Mô hình Jones điều chỉnh với
ROA.
Theo Nguyễn Công Phương (2005), mô hình Modified Jones
cũng được xem là ưu việt hiện nay để nhận diện điều chỉnh lợi
nhuận.
Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng việc đo lường CLLN dựa trên cơ sở
kế toán dồn tích theo mô hình của Dechow dựa trên mô hình của
Jones.
1.1.3. Vai trò của chất lượng lợi nhuận đối với người sử
dụng thông tin BCTC
TTCK đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền
kinh tế. Việc công bố lợi nhuận trên TTCK là một công cụ quan
trọng tác động lên lợi ích của các DN và bảo vệ các nhà đầu tư tránh
được những rủi ro.
Với việc công bố chính xác thông tin lợi nhuận, kịp thời trên
TTCK có vai trò quan trọng không chỉ đối với DN, công chúng đầu
tư mà còn giúp các cơ quan quản lý hiệu quả hơn.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
LỢI NHUẬN
1.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm
1.2.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
1.2.3. Lý thuyết tín hiệu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LỢI
NHUẬN
Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận
9
từ các nghiên cứu trước
Nhân tố Nghiên cứu
Kết quả
nghiên cứu
Độc lập Hội
đồng quản trị
Beasley (1996), Klein (2002), Abbott
và cộng sự (2004), Krishnan, Vafeas,
Farber (2005)
+
Alves (2014) -
Abed và các cộng sự (2012), Ahmed
(2013)
0
Tần suất cuộc
họp Hội đồng
quản trị
Beasley (1996), Klein (2002), Abbott
và cộng sự (2004), Krishnan, Vafeas,
Farber (2005)
+
Ahmed (2013), Qinghua và các cộng
sự (2007)
0
Sự tập trung
quyền sở hữu cổ
phần
quản lý
Houqe và các cộng sự (2010) +
Hassan (2013) -
Qinghua và các cộng sự (2007) 0
Quy mô doanh
nghiệp
Ball and Foster (1982) +
Jensen và Meckling (1976), Watts và
Zimmerman (1986), Kinney và
McDaniel (1989), Ge và McVay
(2005), Doyle et al (2007), Ashbaugh-
Skaife và cộng sự (2007).
-
Đòn bẩy tài
chính
Watts và Zimmerman (1986)
-
Tăng trưởng và
đầu tư
Richardson và cộng sự (2005) Nissim
và Penman, 2001, Penman và Zhang,
2002
-
Ký hiệu: +: Tác động cùng chiều, -: Tác động ngược chiều, 0:
Không tác động
10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý thuyết của bài luận
văn, đã trình bày tóm tắt các cơ sở lý luận về định nghĩa chất lượng
lợi nhuận, đo lường chất lượng lợi nhuận của các công ty.
Cũng ở chương này, tác giả cũng giới thiệu sơ lược số mô hình
dùng để đo lường chất lượng lợi nhuận như Healy (1985), DeAngelo
(1986), Jones (1991), Modified Jones (1995) và đã đưa ra các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm
yết thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tổng hợp các giả thuyết,
mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến và thiết kế thu
thập, xử lý số liệu sẽ được tác giả trình bày ở chương tiếp theo.
11
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý
thuyết nền tảng có liên quan
Nội dung giả thuyết Lý thuyết nền tảng Kỳ vọng
Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến quản trị và kiểm soát
H1
Tỷ lệ các thành viên HĐQT
không điều hành càng cao thì chất
lượng lợi nhuận càng cao.
- Lý thuyết ủy nhiệm
- Lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực
+
H2
Công ty có tần suất cuộc họp
HĐQT càng cao thì chất lượng lợi
nhuận càng cao.
- Lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực
+
H3
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban
giám đốc càng cao thì chất lượng
lợi nhuận càng cao.
- Lý thuyết ủy nhiệm +
Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty
H4
Công ty có quy mô càng lớn thì
thì chất lượng lợi nhuận càng
thấp.
- Lý thuyết tín hiệu -
H5
Công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính
càng cao thì chất lượng lợi nhuận
sẽ càng thấp.
- Lý thuyết ủy nhiệm
- Lý thuyết tín hiệu
-
H6
Công ty có tốc độ tăng trưởng
càng cao thì chất lượng lợi nhuận
càng thấp.
-
12
Ký hiệu: +: Tác động cùng chiều; -: Tác động ngược chiều.
2.1.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu chính thức như sau
CLLN = β0 + β1*BINi,t + β2*MEETi,t + β3*MAO i,t + β4*SIZEi,t
+ β5*LEV i,t + β6*GROWi,t + ε
Trong đó:
i = 1,2,...,58 (với i là thể hiện cho 58 công ty niêm yết)
t = 1,2,3 ( với t là khoảng thời gian 3 năm từ 2014 đến 2016)
CLLN là biến phụ thuộc, biến kế toán dồn tích tùy ý của
doanh nghiệp i tại thời điểm t
BIN, MEET, MAO là các biến độc lập, tương ứng với biến
độc lập HĐQT; biến tần suất cuộc họp HĐQT; biến sự tập trung
quyền sở hữu cổ phần quản lý của công ty i tại thời điểm t
SIZE, LEV, GROW là các biến kiểm soát, tương ứng với
quy mô công ty; biến đòn bẩy tài chính, biến tăng trưởng và đầu tư
của công ty i tại thời điểm t
β0 : Hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6: là hệ số hồi quy đo
lường mức thay đổi của DA trên một đơn vị thay đổi của biến độc
lập khi mà giá trị của các biến độc lập khác là không đổi.
ε : Sai số của mô hình
13
Hình 2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi
nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên
TTCK VN
2.2. ĐO LƯỜNG BIẾN TRONG MÔ HÌNH
2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc – chất lượng lợi nhuận
TAit = NIit - CFOit (1)
TAit = DAit + NDAit (2)
Sử dụng mô hình Jones điều chỉnh để phân tích tổng biến kế
toán dồn tích, sử dụng phần dư trong mô hình để đo lường biến kế
toán dồn tích có thể điều chỉnh, mô hình như sau:
TAit/At-1 = NDAit/ At-1 = 1 (1/At-1) + 2 [( Revt - Rect)/At - 1]+
3 (PPEt/At-1) + it (3)
Trong đó:
14
TAit :Tổng biến dồn tích công ty i trong năm t.
DAit : Biến dồn tích có điều chỉnh công ty i trong năm t.
NDAit:Biến dồn tích không điều chỉnh công ty i trong năm t.
At-1 :Logarit của tổng tài sản công ty i trong năm t-1.
Revt: Các khoản doanh thu thuần của công ty i trong năm t
trừ khoản doanh thu thuần của công ty i trong năm t-1.
Rect : Các khoản phải thu thuần của công ty i trong năm t trừ
khoản phải thu thuần của công ty i trong năm t-1.
PPEt : Nguyên giá TSCĐ hữu hình năm t.
it :Phần dư của mô hình.
Từ (2) suy ra biến DA được đo lường theo phương trình (4)
như sau:
DAit = TAit - NDAit
Chia cả hai vế phương trình (2) cho At-1 ta có:
DAit/At-1 = TAit/ At-1 - NDAit/ At-1 (4)
B1: Tính TAit từ công thức số (1)
B2: Tính NDAit thông qua công thức sau:
NDAit/ At-1 = 1 (1/At-1) + 2 [( Revt - Rect)/At - 1]+ 3 (PPEt/At-1)
+ Xác định At-1 , Revt , Rect , PPEt
+ Ước lượng 1 , 2, 3 thông qua mô hình gốc của Jones
như sau:
TAit/ At-1 = 1 (1/At-1) + 2 ( Revt/At - 1]+ 3 (PPEt/At-1) + it
B3: Thế NDAit/ At-1 và TAit/ At-1 vào công thức số (4) để tính DAit.
DAit/At-1 chính là đo lường biến phụ thuộc (chất lượng lợi
nhuận)
DAit/At-1 càng cao chứng tỏ chất lượng lợi nhuận càng thấp.
2.2.2. Đo lường biến độc lập
Bảng 2.2. Danh sách biến độc lập và phương pháp đo lường
15
STT
Biến độc lập
Đo lường Nguồn Số liệu lấy từ
Tên biến Kí hiệu
Nhóm biến lien quan đến quản trị và kiểm soát
1
Độc lập
HĐQT
BIN
Tỷ lệ % thành
viên HĐQT
không điều hành
trực tiếp công ty
Beasley (1996)
BCTN của
DN
2
Tần suất
cuộc họp
HĐQT
MEET
Tổng số cuộc họp
do HĐQT tổ
chức trong 1 năm
tài chính
Beasley (1996),
Hassan (2013),
Ahmed (2013)
BCQT của
DN
3
Sự tập
trung
quyền sở
hữu cổ
phần quản
lý
MAO
Tỷ lệ % số cổ
phiếu nắm giữ
của BGĐ
Hassan (2013)
BCTN của
DN
Nhóm biến liên quan đến đặc điểm công ty
4
Quy mô
doanh
nghiệp
SIZE
Logarit của tổng
tài sản tại ngày
kết thúc niên độ
tài chính
Alves (2014),
Abed và các cộng
sự (2012)
BCĐKT
5
Đòn bẩy
tài chính
LEV
Tỷ lệ giữa tổng
nợ trên tổng tài
sản
Alves (2014)
BCĐKT
6
Tăng
trưởng và
đầu tư
GROW
Doanh thut –
Doanh thut-1)/
Doanh thut-1
Uwuigle và cộng
sự (2015), Trần
Hùng Sơn (2012)
BCKQHĐKD
16
2.3. THIẾT KẾ THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Bảng 2.3. Mã chứng khoán của 58 doanh nghiệp ngành
xây dựng niêm yết
MÃ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE)
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà
Nội (HNX)
BCI PTC DIC C92 VC7 BTS HOM TBX
C32 THG DXV ICG VC9 CCM MCC TMX
C47 TV1 HT1 SDU VCG CVT NHC TTC
CTD SC5 HVX TKC VE9 DC4 QNC TXM
DIG VNE NAV VC1 BBS GMX SCJ VCS
DXG ACC NNC VC2 BCC HCC SCL VGC
HBC CTI
TCR VC3 BHT HLY SDN VHL
HU3 DHA
2.3.2. Quy trình phân tích dữ liệu
- Kiểm tra dữ liệu: Các dữ liệu nghiên cứu trước hết được thu
thập xử lý ban đầu bằng phần mềm EXCEL. Dữ liệu được thu thập và
xử lý bằng phần mềm STATA13 để đo lường CLLN thông qua các
khoản dồn tích (DA, NDA).
- Phân tích hồi quy
+ Thống kê mô tả
+ Ma trận hệ số tương quan
+ Ước lượng hàm hồi quy tuyến tính
17
+ Lựa chọn phương pháp, mô hình hồi quy thích hợp cho dữ
liệu bảng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ tổng quan lý thuyết đã trình bày ở chương 1, tác giả tiếp
tục xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
bao gồm 1 biến phụ thuộc là chất lượng lợi nhuận và 6 biến độc lập
tương ứng với 6 nhân tố ảnh hưởng. Tác giả cũng