Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 2011,
nước ta tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo là 16,3%.
Trong những năm gần đây, nhiều trường được thành lập, số lượng tăng rất
nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu được đào tạo. Nếu chỉ dựa vào
phương thức đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và những
lớp học bị khép kín thì khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Tính đến năm 2012 cả nước ta đã có 21 cơ sở đăng ký đào tạo từ xa, trong
đó 17 cơ sở đã được giao chỉ tiêu năm 2012 là 40 400 học viên, 15 cơ sở đã
tuyển được học viên với quy mô học viên cả nước năm 2012 là 161 047 học
viên. Năm 2009 quy mô học viên theo học là 232 781 học viên, số học viên tốt
nghiệp ra trường đến năm 2009 là 159 947 học viên.
Theo đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010” Chính phủ
đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 có 300.000 học viên, và đến năm 2020
có 500.000 học viên theo học đào tạo từ xa.
Sự phát triển của đào tạo từ xa đã được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng, sử
dụng tài liệu dạy và học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước để đạt được lợi ích kinh
tế do quy mô đem lại. Do đó, đào tạo từ xa là việc sử dụng công nghệ đào tạo cho số
đông, về chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn so với loại hình đào tạo trực tiếp, với số
lượng người học hiện nay còn thấp, dẫn đến chi phí đào tạo tính trên đầu người học
còn cao, tính hiệu quả trong đào tạo từ xa còn thấp.
Các công trình nghiên cứu về đào tạo từ xa ở nước ta và các nước trong
khu vực hiện nay khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
nghiên cứu công nghệ đào tạo, trao đổi đúc rút kinh nghiệm đào tạo từ xa. Việc
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa và lượng hóa được mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố và xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa, là việc làm cần
thiết nhằm đưa ra các khuyến nghị phát triển đào tạo từ xa.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
®Æng v¨n d©n
Ph©n tÝch c¸c nh©n tè ¶nh h−ëng
tíi cÇu ®µo t¹o tõ xa ë viÖt nam
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ häc (kinh tÕ häc vi m«)
M· sè: 62.31.03.01
Hµ néi, n¨m 2014
C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i
Tr−êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
1. PGS.ts. Vò kim dòng
2. pgs.TS. T« trung thµnh
Ph¶n biÖn 1: PGS.TS. Ph¹m Quý Thä
Häc viÖn ChÝnh s¸ch vµ Ph¸t triÓn GS.TS.
§ç Kim Chung
Ph¶n biÖn 2: GS.TS. NguyÔn Kim Truy
ViÖn §¹i häc Më Hµ Néi
Ph¶n biÖn 3: PGS.TS. NguyÔn V¨n ¸ng
Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án
cấp Trường họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Vào hồi 16 h 00 ngày 28 tháng 04 năm 2014
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
1
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 2011,
nước ta tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo là 16,3%.
Trong những năm gần đây, nhiều trường được thành lập, số lượng tăng rất
nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu được đào tạo. Nếu chỉ dựa vào
phương thức đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và những
lớp học bị khép kín thì khó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Tính đến năm 2012 cả nước ta đã có 21 cơ sở đăng ký đào tạo từ xa, trong
đó 17 cơ sở đã được giao chỉ tiêu năm 2012 là 40 400 học viên, 15 cơ sở đã
tuyển được học viên với quy mô học viên cả nước năm 2012 là 161 047 học
viên. Năm 2009 quy mô học viên theo học là 232 781 học viên, số học viên tốt
nghiệp ra trường đến năm 2009 là 159 947 học viên.
Theo đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010” Chính phủ
đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 có 300.000 học viên, và đến năm 2020
có 500.000 học viên theo học đào tạo từ xa.
Sự phát triển của đào tạo từ xa đã được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng, sử
dụng tài liệu dạy và học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước để đạt được lợi ích kinh
tế do quy mô đem lại. Do đó, đào tạo từ xa là việc sử dụng công nghệ đào tạo cho số
đông, về chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn so với loại hình đào tạo trực tiếp, với số
lượng người học hiện nay còn thấp, dẫn đến chi phí đào tạo tính trên đầu người học
còn cao, tính hiệu quả trong đào tạo từ xa còn thấp.
Các công trình nghiên cứu về đào tạo từ xa ở nước ta và các nước trong
khu vực hiện nay khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
nghiên cứu công nghệ đào tạo, trao đổi đúc rút kinh nghiệm đào tạo từ xa. Việc
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa và lượng hóa được mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố và xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa, là việc làm cần
thiết nhằm đưa ra các khuyến nghị phát triển đào tạo từ xa.
2
Đó chính là gợi ý cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
+ Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ xa của Việt Nam giai đoạn từ
1994 đến nay.
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa của Việt Nam.
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển hình thức đào tạo từ xa của Việt Nam.
Do vậy đề tài nghiên cứu cần trả lời được câu hỏi: Những nhân tố nào ảnh
hưởng tới cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam đối với bậc học đại học, từ năm 1994, nước ta
bắt đầu thực hiện đào tạo từ xa cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng kinh tế lượng thông qua việc thu
thập số liệu sơ cấp và sử dụng mô hình logistic nhị nguyên. Các hệ số trong
phương trình hồi quy có thể sử dụng ước lượng các hệ số co giãn (tỷ số chênh)
cho từng biến độc lập trong mô hình. Kết hợp với phương pháp hồi quy logistic
nhị nguyên, đề tài còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, so sánh, phân tích.
5. Những đóng góp của luận án
- Về mặt phát triển khoa học, nghiên cứu: (i) Phát hiện và thẩm định các
nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố, (ii) Xây dựng hàm cầu đào tạo từ xa tại Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào các nhân tố tác động tới cầu đào tạo từ xa
và mối quan hệ giữa chúng đã được nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách đối với phát triển đào tạo từ xa, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
3
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng đào tạo từ xa tại Việt Nam.
Chương 3: Kết quả thực nghiệm ước lượng hàm cầu đào tạo từ xa ở Việt Nam.
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong hoạch định chính sách đào
tạo từ xa ở Việt Nam.
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về ước lượng và dự báo cầu đào tạo từ xa
+ Qua quá trình đào tạo từ xa và đặc điểm đào tạo từ xa, luận án nêu khái
niệm: Đào tạo mở và từ xa là một khái niệm xuất phát từ phương pháp đào tạo
từ xa hàm thụ trong thời đại công nghiệp. Các hệ thống đào tạo từ xa vẫn giữ
vai trò đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hậu công nghiệp và phát triển theo
hướng cho người dân tự hoàn thiện bản thân và đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ngoài
ra, sự phát triển công nghệ của kỷ nguyên mới đã làm gia tăng nhu cầu đào tạo
thường xuyên về nghề nghiệp, và sự thay đổi trong định hướng theo hướng giáo
dục thường xuyên đã làm tăng thêm tính mở của khái niệm về học tập suốt đời
cho tất cả mọi người. Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng
thêm khả năng tương tác của đào tạo từ xa. Tuy nhiên nhiều quốc gia tập trung
vào việc sử dụng các công nghệ tinh vi có thể làm giảm số lượng công chúng
tiếp cận với giáo dục. Việc lựa chọn công nghệ và thiết kế các hệ thống học tập
phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ cởi mở của hệ
thống đào tạo từ xa. Về lý luận, đào tạo Mở và Từ xa là hệ thống nhằm vượt
qua những khó khăn về khoảng cách, nhất thời hay thường xuyên, yếu tố kinh
tế, hạn chế cá nhân, với lý tưởng mở cơ hội học tập cho tất cả mọi người.
4
+ Luận án khái quát các nhân tố tác động đến cầu đào tạo từ xa, bao gồm: (i)
Tác động của học phí, (ii) Khả năng ứng dụng phương tiện trong đào tạo, (iii) Sự
tin tưởng chất lượng đào tạo của người dân và thị trường lao động, (iv) Tâm lý cá
nhân, (v) Các quan điểm về việc làm, (vi) Các quan điểm về thị trường lao động
trực tiếp ban đầu, (vii) Yếu tố kinh tế đối với người học, (viii) Quan điểm tiêu
dùng, sử dụng dịch vụ đào tạo từ xa, (ix) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc
trước đây, (x) Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác đối với định hướng
theo học từ xa của người dân, (xi) Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với đào tạo
từ xa, (xii) Áp lực của gia đình và xã hội đối với người dân định hướng theo học từ
xa, (xiii) Thu nhập của người lao động, (xiv) Thị hiếu của người dân đối với đào
tạo từ xa, (xv) Chi phí của các dịch vụ liên quan đến đào tạo từ xa, (xvi) Quy mô
dân số, (xvii) Các kỳ vọng của người dân đối với đào tạo từ xa.
+ Luận án đưa ra trình tự phương pháp nghiên cứu cầu đào tạo từ xa, bao
gồm các bước: (i) Quan sát và đo lường, (ii) Xây dựng mô hình, (iii) Kiểm định
mô hình.
+ Luận án thống kê các phương pháp ước lượng cầu đào tạo từ xa, bao
gồm phương pháp: (i) Ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng co giãn đơn giản, (ii)
Ước lượng cầu đào tạo từ xa bằng kinh tế lượng.
1.2. Tổng kết các nghiên cứu liên quan
Sự gia tăng cầu đào tạo vào những năm cuối thế kỷ XX và những năm
đầu của thế kỷ XXI, được nhìn nhận như một hiện tượng. Số người theo học đại
học tăng nhanh ở những nước phát triển và đang phát triển, trong khi đó, hệ
thống giáo dục cũng được mở rộng nhanh chóng nhằm đáp ứng sự gia tăng của
cầu (OECD, 1978a). Một trong những nỗ lực đầu tiên để đánh giá và kiểm tra
các ảnh hưởng chính lên cầu cá nhân với đào tạo đại học đã được hội đồng
Robbins Vương quốc Anh thực hiện. Trong số những ảnh hưởng này, hội đồng
Robbin đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu đào tạo bao gồm:
Nền tảng gia đình, triển vọng công việc và kinh tế kết hợp với các cấp độ giáo
dục khác nhau, các thể chế của nhà nước.
5
Các nghiên cứu sau này về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo nói
chung, coi các nhân tố được chia làm bốn loại chính: Xã hội/ gia đình, tâm lý/cá
nhân, kinh tế/ lựa chọn, cấu trúc/ thể chế (OECD, 1978b).
Trong các nhân tố xã hội đa dạng được coi như ảnh hưởng đến cầu đào
tạo, nhân tố gia đình có thể coi là nhân tố quan trọng nhất. Người ta cho rằng
các gia đình có địa vị xã hội cao tạo được môi trường tốt khích lệ con cái của
mình học tập tốt hơn (OECD, 1978b). Các nghiên cứu về những tác động của
các biến số gia đình lên cầu đào tạo đại học nói chung và đào tạo từ xa nói riêng
tại một số các quốc gia đã lặp đi lặp lại một mối liên quan mật thiết quan trọng
giữa vị thế gia đình và và sự tham gia đào tạo ở các trường đại học đã được
minh chứng với các công trình nghiên cứu của (Guppy và Pendakur, 1989).
Trong khi đó, ở Anh, số lượng học sinh học xong phổ thông trung học đăng ký
vào học tại các trường đại học thuộc tất cả các loại hình đào tạo trong đó có đào
tạo từ xa đã tăng ở tất cả các nhóm xã hội, tầng lớp gia đình có vị thế xã hội cao
đã duy trì lợi thế tương đối trong việc chạy đua vào các trường đại học và cao
đẳng so với các gia đình tầng lớp thấp hơn (Halsey, 1993).
Ảnh hưởng của các biến số xã hội bổ xung lên cầu cá nhân về đào tạo
cũng trở thành đề tài điều tra. Các cá nhân như: Giáo viên và các nhà cố vấn
nghề nghiệp, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng lao động tác động
mạnh mẽ đến cầu đào tạo nói chung và đào tạo từ xa nói riêng. Năm 1970 Mc.
Creath nhận ra rằng, trong số những học sinh phổ thông và những người đã có
việc làm, các nhà tư vấn nghề nghiệp là những người ít tư vấn cho họ về học tập
đại học so với gia đình của họ.
Theo học thuyết về khả năng của con người, người học được xem như
những thực thể cá nhân kinh tế có cầu về đào tạo từ xa nếu như những lợi ích
mà họ kỳ vọng đạt được lớn hơn những chi phí mà người học từ xa sẽ phải gánh
chịu trong thời gian theo học, cả về vật chất và tinh thần. Theo kết quả các
nghiên cứu của Handa và Scolik (1975), cho rằng số lượng lớn người học đã
6
ủng hộ học thuyết về khả năng của con người và những lý giải trong học thuyết
này về cầu đào tạo nói chung và đào tạo từ xa nói riêng.
Cấu trúc, thể chế (các chủ đề liên quan đến học tập và đào tạo trước đây),
đã được phát hiện có liên quan mật thiết tới đường hướng theo học đại học.
Theo Meyer 1970, những biến số này bao gồm: Uy tín của các trường, các tổ
chức đào tạo của người học trước đây đã tham gia, cơ chế sắp xếp học sinh theo
năng lực và các thời điểm chuyển tiếp trong hệ thống giáo dục và đào tạo, như
ví dụ công trình nghiên cứu của (Yuchtman và Samuel, 1975) và các chương
trình đã được học, đào tạo trước đây (Borus và Carpenter, 1984).
Trong nghiên cứu “Estimating the Demand for Highter education in the
United States, 1965-1995” Cambell và Siegel (1967), đã đo được độ co giãn
của học phí và thu nhập bằng cách đánh giá mô hình truyền thống liên quan đến
tỷ lệ đăng ký nhập học đối với hai biến số kinh tế về học phí và thu nhập sẵn có.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trước đây đã đánh giá và thẩm định
được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học, bao gồm các nhân tố: (i)
Tâm lý cá nhân, (ii) Các quan điểm về việc làm, (iii) Các quan điểm về thị
trường lao động trực tiếp ban đầu, (iv) Kinh tế, (v) Quan điểm tiêu dùng - sử
dụng dịch vụ, (vi) Các chủ đề liên quan đến học và làm việc trước đây, (vii)
Ảnh hưởng bởi những người quan trọng khác, (viii) Học phí.
1.3. Kinh nghiệm đào tạo từ xa tại các nước Đông Nam Á và khu vực
Nội dung kinh nghiệm đào tạo từ xa tại các nước Đông Nam Á và khu
vực, luận án đưa ra kinh nghiệm đào tạo từ xa tại: (i) Đại học Phát thanh Truyền
hình Trung Quốc, (ii) Trường Đại học Ảo Pakistan, (iii) Đại học Mở Sukhothai
Thammathirat, Thái Lan. Trên cơ sở nghiên cứu đào tạo từ xa của các nước,
luận án tóm tắt được chính sách ưu tiên phát triển đào tạo từ xa và những bài
học kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và khu vực.
7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng đào tạo từ xa tại Việt Nam
Luận án phân tích đánh giá thực trạng đào tạo từ xa ở Việt Nam từ năm
1994 đến nay, bao gồm các mặt: (i) Phát triển quy mô mạng lưới đào tạo từ xa
trong cả nước, (ii) Tổ chức quá trình đào tạo từ xa, (iii) Hợp tác quốc tế trong quá
trình đào tạo từ xa.
2.2. Những hạn chế yếu kém
Một là, Công nghệ đào tạo: Cho đến nay, học liệu chủ yếu của học viên
đào tạo từ xa tại Việt Nam chủ yếu là tài liệu in kết hợp sử dụng một số CD-
ROM, băng đĩa, băng hình. Nếu so sánh với tiêu chuẩn của một số nước trong
khu vực và quốc tế, hầu hết các loại học liệu do các cơ sở đào tạo từ xa biên
soạn chưa thực sự phù hợp với công nghệ đào tạo từ xa. Các cơ sở đào tạo từ xa
chưa tập hợp được đội ngũ giáo viên, giảng viên giỏi, các nhà khoa học, các
chuyên gia trên nhiều lĩnh vực để tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn tài
liệu dùng chung cho một số môn học, đặc biệt là giáo trình, học liệu cho các
môn học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, xây dựng các lớp học “Ảo”, các bài
thực hành, thí nghiệm “Ảo”, dẫn đến thời gian học trực tiếp còn nhiều. Các Đài
phát thanh, truyền hình của trung ương, địa phương và của các tổ chức truyền
thông khác, học viên đào tạo từ xa sử dụng làm phương tiện hỗ trợ học tập chưa
đáng kể và chưa hiệu quả trong những thời gian qua.
Hai là, Đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo từ xa chưa có đầu tư ban đầu
thích đáng cho công nghệ đào tạo từ xa, từ trang thiết bị đến các giáo trình, học
liệu, phục vụ cho học viên đào tạo từ xa.
Ba là, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo từ xa: Một số cơ sở đào tạo từ
xa và một số cơ sở tiếp nhận đào tạo từ xa ở địa phương hiện nay chưa có tổ
chức hợp lý và đủ mạnh, chưa có quy trình và biện pháp quản lý đào tạo từ xa
chặt chẽ. Các cơ sở tiếp nhận chương trình đào tạo từ xa ở địa phương của một
số cơ sở phần lớn là do cán bộ của các Sở Giáo dục & Đào tạo kiêm nhiệm,
không có bộ máy chuyên trách, địa điểm thuê mượn không ổn định.
8
Bốn là, quy trình thi, kiểm tra đánh giá có nơi, có lúc chưa đảm bảo tính
nghiêm túc, khách quan. Trong điều kiện thực tế hiện nay khi cơ sở vật chất còn
thiếu, công nghệ đào tạo chưa được cải tiến, với phương thức xét tuyển đầu
vào, với quy chế thi, kiểm tra, thi tốt nghiệp như hiện nay chủ yếu kiểm tra theo
hình thức tự luận chưa đáp ứng được quy trình kiểm tra, thi đánh giá theo
phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Năm là, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm về đào tạo
từ xa cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Hiện nay tại các cơ sở đào tạo từ
xa ở nước ta chủ yếu sử dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy hệ chính quy, tại
chức, chuyên tu, chưa có nghiệp vụ và phương pháp sư phạm đào tạo từ xa, Đối
với đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo từ xa hầu như chưa được bồi dưỡng nghiệp
vụ, chủ yếu là cán bộ quản lý giáo dục từ hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm
và các hệ khác, kiêm nhiệm công tác quản lý đào tạo từ xa, do vậy việc tư vấn,
hướng dẫn, quản lý học viên đào tạo từ xa còn nhiều hạn chế.
2.3. Nguyên nhân của hạn chế yếu kém
- Các cơ sở đào tạo từ xa chưa chú trọng đầu tư xây dựng học liệu nghe -
nhìn, học liệu điện tử, và thiết bị công nghệ thông tin để chuyển tải các chương
trình đào tạo từ xa tới học viên, học liệu hiện nay của học viên đào tạo từ xa chủ
yếu là các giáo trình, bài giảng của giáo viên được in sẵn, học liệu hỗ trợ cho
học viên tự học, tự nghiên cứu, tự tham khảo trước khi giải đáp môn học còn
nhiều hạn chế.
- Các cơ sở tiếp nhận chương trình đào tạo từ xa tại các địa phương chưa
được trang bị thật đầy đủ học liệu, phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là thí nghiệm thực
hành cho học viên đào tạo từ xa trước khi có giảng viên hướng dẫn môn học.
- Công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm đào tạo từ xa, đặc biệt
là phương pháp dạy - học có khoảng cách và thông qua phương tiện kỹ thuật
công nghệ thông tin và truyền thông chưa được quan tâm đúng mức, chưa tập
huấn bài bản trước khi lên lớp.
9
- Đối với các giáo trình, học liệu có điều kiện chuẩn bị trước, in ấn chế
bản phân phối cho học viên có nội dung tương đồng, chưa có sự phối hợp, liên
kết giữa các cơ sở đào tạo từ xa (đặc biệt chia sẻ nguồn học liệu, phát triển công
nghệ đào tạo).
- Phần đông học viên đào tạo từ xa không có khả năng trang bị điều kiện
để tự học ở nhà, chưa có thói quen, chưa rèn luyện phương pháp tự học.
- Công tác quản lý từ Trung ương đến cơ sở còn nhiều bất cập. Thiếu hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để quản lý điều hành các hoạt động
đào tạo từ xa.
- Đào tạo từ xa tại nước ta thực sự chưa có chính sách đầu tư thích đáng
từ các nguồn khác nhau, như Ngân sách Nhà nước tại Trung ương và Địa
phương và các nguồn tài trợ khác.
2.4. Những điều kiện thuận lợi đào tạo từ xa ở Việt Nam
Đào tạo từ xa ở nước ta hiện nay có một số điểm thuận lợi, đó là: (i)
Chính sách của Chính phủ khi bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương
đa dạng hóa các loại hình đào tạo, (ii) Sự ra đời và du nhập các công nghệ mới
từ nước ngoài được đưa vào làm việc, sản xuất tại Việt Nam, ở các ngành, nghề
đã tạo nhiều vị trí nghề nghiệp mới, làm gia tăng người dân Việt Nam lựa chọn
giáo dục và đào tạo, với nỗ lực tìm kiếm các vị trí nghề nghiệp mới, làm cho
nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng chiếm một phần
quan trọng trong nhu cầu đào tạo nói chung ở Việt Nam, (iii) Chính sách Bình
đẳng giới của chính phủ đã đi vào cuộc sống, sự giải phóng từng bước cho
người Phụ nữ Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, cũng đóng
góp một phần quan trọng với sự gia tăng cầu đào tạo nói chung, và cầu đào tạo
từ xa nói riêng trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ
XXI, (iv) Sự gia tăng cầu giáo dục nói chung và cầu giáo dục từ xa nói riêng tại
Việt Nam hiện nay, phải kể đến sự thành công của Chính phủ về các Chiến lược
Dân số, (v) Từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam đi vào tiến trình “Đổi mới và
hội nhập”, xây dựng đất nước, An ninh Chính trị tương đối ổn định, chiến tranh
10
được đẩy lùi, số lượng thanh niên nhập ngũ giảm đáng kể, (vi) Các nhân tố kinh
tế là một ảnh hưởng đáng kể lên cầu đào tạo từ xa thông qua sự khác biệt về thu
nhập tiền lương của những người đã tốt nghiệp đại học với những người chưa
qua đào tạo, tham gia vào thị trường lao động.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU
ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆT NAM
3.1. Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp định lượng, thu thập số liệu sơ cấp cung cấp cho việc phân
tích định lượng, bởi lẽ: (i) Phương pháp nghiên cứu định tính có thể bổ trợ cho
nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào
tạo từ xa phù hợp với phương pháp điều tra, (ii) Phương pháp nghiên cứu định
lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng các phát hiện các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu đào tạo từ xa với một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần
nghiên cứu sâu, (iii) Nghiên cứu định tính giúp giải thích các mối quan hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đào tạo từ xa được phát hiện trong nghiên cứu
định lượng.
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.1. Phương p