Tóm tắt Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội

Sau một số năm bị thả nổi trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cơ khí có thời kỳ “lao đao, suy kiệt” nay đang từng bước vươn dậy. Toàn ngành cơ khí đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 13-14%/năm trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, kể từ năm 2007 đến nay, một số ngành hàng, sản phẩm cơ khí đã tạo ra được sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh ngay trên “sân nhà” và từng bước xuất khẩu, tiến tới hội nhập quốc tế, tiền đề bước vào “sân chơi” hội nhập. Các công ty cơ khí hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế do máy móc kĩ thuật còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, hao mòn tài sản cố định lớn nên thành phẩm làm ra chất lượng chưa cao dẫn đến một số doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, vốn lưu động của các công ty này sử dụng chưa tốt, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, hàng tồn kho cao, cộng với việc vay vốn từ ngân hàng khiến chi phí tài chính lớn, làm tăng chi phí từ đó ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm quản lý sử dụng vốn có hiệu quả đã trở thành động Lực và đòi hỏi cấp thiết đối với tất cả các công ty trong ngành cơ khí. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài :”Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội ” có ý nghĩa thiết thực không chỉ về lý luận mà còn về thực tiễn đối với các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội là lý do tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài

pdf16 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI : “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC CÔNG TY CƠ KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI” 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Sau một số năm bị thả nổi trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cơ khí có thời kỳ “lao đao, suy kiệt” nay đang từng bước vươn dậy. Toàn ngành cơ khí đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 13-14%/năm trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, kể từ năm 2007 đến nay, một số ngành hàng, sản phẩm cơ khí đã tạo ra được sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh ngay trên “sân nhà” và từng bước xuất khẩu, tiến tới hội nhập quốc tế, tiền đề bước vào “sân chơi” hội nhập. Các công ty cơ khí hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế do máy móc kĩ thuật còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, hao mòn tài sản cố định lớn nên thành phẩm làm ra chất lượng chưa cao dẫn đến một số doanh nghiệp thua lỗ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, vốn lưu động của các công ty này sử dụng chưa tốt, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, hàng tồn kho cao, cộng với việc vay vốn từ ngân hàng khiến chi phí tài chính lớn, làm tăng chi phí từ đó ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm quản lý sử dụng vốn có hiệu quả đã trở thành động Lực và đòi hỏi cấp thiết đối với tất cả các công ty trong ngành cơ khí. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài :”Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội ” có ý nghĩa thiết thực không chỉ về lý luận mà còn về thực tiễn đối với các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội là lý do tác giả lựa chọn, nghiên cứu đề tài. 1.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu liên quan Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập nền kinh tế giới cụ thể là chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế ii giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cả cơ hội và thách thức khi tham gia và sân chơi lớn này. Trong những khó khăn đó thì vốn là một vấn đề khó khăn lớn nhất, vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Chính vì vậy đề tài “Phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn” đã được đề cập rất nhiều tuy nhiên vấn đề còn tồn tại của các luận văn trước là chưa tập trung khai thác về hiệu quả sử dụng vốn trong ngành cơ khí .Đây là một ngành mà Việt Nam chưa có thế mạnh vì cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. Tuy nhiên cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc dân, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Một số ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm là: - Thiết bị toàn bộ - Máy động lực - Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến - Máy công cụ - Cơ khí xây dựng - Cơ khí đóng tàu thủy - Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử - Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải. Luận văn của em xin chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội ”để nghiên cứu những vấn đề về qui mô hình thức sở hữu của các công ty và đưa ra hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty này. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí iii - Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội. - Nêu lên những mặt hiệu quả và kém hiệu quả, nguyên nhân của những vấn đề kém hiệu quả đó, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty cơ khí 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn với số liệu trong 2 năm 2009 và 2010 của 2 công ty + Công ty TNHH một thành viên Mai Động +Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực Lí do chọn 2 công ty trên - Công ty Mai Động là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành chế tạo Cơ khí và luyện kim. Công ty Mai Động ngày nay có tiền thân là liên xưởng cơ khí số 1 được thành lập theo quyết định của UBHC Thành phố Hà Nội vào ngày 20/6/1960 trên cơ sở hợp nhất của 11 xưởng công tư hợp doanh nằm rải rác trong thành phố. Công ty này đại diện cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí ở Hà Nội, và hình thức sở hữu là công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu 1 thành viên là nhà nước. - Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực được thành lập theo quyết định số 111/2004/QĐ-BCN ngày 13/10/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển đổi Nhà máy Cơ khí Yên Viên thành Công ty Cổ phần Cơ khí Điện Lực và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/3/2005. Công ty này đại diện cho hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo định hướng của chính phủ. Doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ không còn cơ chế bao cấp của nhà nước. Vì vậy tính chịu trách nhiệm sẽ cao hơn và có tác phong kinh doanh hiện đại. Cổ phần hóa DNNN nhằm: iv + Tạo sự thúc đẩy trong sản xuất kinh doanh của nhân viên trong doanh nghiệp vì họ lao động là phục vụ lợi ích cho công ty và cho chính bản thân họ. + Huy động nguồn vốn trong nhân dân và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp để giảm bớt gánh nặng tài chính cho nhà nước. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như : - Phương pháp so sánh - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn - Phương pháp phân tích chi tiết - Phương pháp kết hợp 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu -Về lý luận: +Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và cơ khí nói riêng +Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn -Về mặt thực tiễn: +Phân tích thực trạng và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội cụ thể là công ty TNHH 1 thành viên Mai Động và công ty cổ phần cơ khí Điện Lực trong 2 năm gần đây. +Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của 2 loại hình doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các công ty cơ khí nói chung trong điều kiện hiện nay. 1.7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của em được chia thành 4 chương Chương 1:Tổng quan về đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội” Chương 2:Cơ sở lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp sản xuất. v Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là toàn bộ giá trị tài sản bỏ ra kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hay vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn Lực dùng trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi 2.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 2.1.2.1 Phân loại theo phương thức chu chuyển vốn của doanh nghiệp Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hêt thời gian sử dụng Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hay là lượng giá trị ứng trước cho toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp 2.1.2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành -Vốn chủ sở hữu:Là toàn bộ giá trị vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là 1 khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.Tùy theo loại hình doanh nghiệp vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau vi -Vốn vay: là số tiền doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân đơn vị kinh tế tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn . 2.1.2.3 Phân loại dựa vào thời gian đầu tư -Vốn ngắn hạn:là loại vốn được sử dụng cho dự án đầu tư ngắn hạn thường nhỏ hơn một năm. -Vốn trung hạn:là loại vốn được sử cho dự án đầu tư trung hạn thường 1-5 năm. -Vốn dài hạn:là loại vốn sử dụng cho dự án đầu tư dài hạn, thường trên 5 năm. 2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ khai thác, quản lý, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi tối đa với chi phí nhỏ nhất 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp a) Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : cho biết 1 đồng tài sản bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) (%) = Lợi nhuận sau thuế *100 Tổng tài sản bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (%) = Lợi nhuận sau thuế *100 Vốn chủ sở hữu bình quân - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo được trong kì thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế . vii Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) = Lợi nhuận sau thuế *100 Doanh thu thuần Các chỉ tiêu trên cho ta cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng vốn mà chú trọng tới hiệu quả sử dụng của tổng bộ phận cấu thành của vốn kinh doanh là vốn cố định và vốn lưu động. b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hệ số sinh lời vốn cố định ( Sức sinh lợi của vốn cố định): phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định được sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. Hệ số sinh lời vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ - Sức sản xuất của vốn cố định : phản ánh 1 đồng vốn cố định bỏ ra trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Do đó chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định được sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ - Sức hao phí vốn cố định so với doanh thu : phản ánh để có 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần có bao nhiều đồng vốn cố định. Sức hao phí vốn cố định so với doanh thu = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ Doanh thu thuần - Sức hao phí vốn cố định so với lợi nhuận sau thuế : phản ánh để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cần có bao nhiều đồng vốn cố định. Sức hao phí vốn cố định so với lợi nhuận sau thuế = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế viii Bên cạnh vốn cố định thì vốn lưu động cũng rất quan trọng và cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu sau Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: c) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Số lần luân chuyển vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động) là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà VLĐ quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Số lần luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ - Kỳ luân chuyển vốn lưu động (số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động) :là chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng. Giữa kỳ luân chuyển và số lần luân chuyển vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau bởi vì số lần luân chuyển càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360 ngày Số lần luân chuyển vốn lưu động - Hệ số sinh lợi vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mà doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. Hệ số sinh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân trong kỳ - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động bình quân được sử dụng trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân trong kỳ ix - Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân của các khoản phải thu Ngoài ra, tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nên cần phải phân tích các chỉ tiêu sau d) Phân tích mức độ sử dụng nợ: -Tỷ suất tự tài trợ: cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn Tỷ suất tự tài trợ (%) = Vốn chủ sở hữu *100 Tổng nguồn vốn -Hệ số nợ : cho thấy mức độ độc lập của doanh nghiệp vào tiền vay Hệ số nợ (%) = Tổng nợ phải trả *100 Tổng nguồn vốn Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động SXKD nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng, doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là nội dụng rất quan trọng của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Sau đây là nội dụng và cách vận dụng của một số phương pháp phân tích chủ yếu khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.2.3 Hệ thống phương pháp sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng vốn 2.2.3.1 Phương pháp so sánh 2.2.3.2 Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền 2.2.3.3. Phương pháp phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn x 2.2.3.4 Phương pháp phân tích chi tiết 2.2.3.5 Phương pháp kết hợp 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn 2.3.1 Nhân tố khách quan 2.3.2 Nhân tố chủ quan. 2.4 Đặc điểm phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các công ty cơ khí Ngành cơ khí Việt Nam được hình thành, phát triển từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đã phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CƠ KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội 3.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của các công ty cơ khí - Công ty TNHH 1 thành viên Mai Động là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập từ năm 1960 trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Năm 1998, theo Quyết định số 2424/QĐ - UB ngày 18 tháng 6 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Nhà máy cơ khí Mai Động thành Công ty Mai Động. Ngày 17 tháng 12 năm 2003, theo Quyết định số 175/2003/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội chuyển Công ty Mai Động (từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước) sang hình thức Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước, chủ sở hữu là UBND Thành phố Hà Nội, có tên gọi là Công ty TNHH một thành viên Mai Động (gọi tắt là Công ty Mai Động). Công ty Mai Động hiện nay là doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực sản xuất ống gang cấp nước và phụ kiện, vật tư ngành cấp thoát nước. Các sản phẩm của Công ty đã được tổ chức BSI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ TCQT ISO 9001:2008 xi và không chỉ cung cấp trên lãnh thổ Việt Nam mà còn cung cấp sang nhiều nước khác trong khu vực. - Công ty cổ phần Cơ khí Điện Lực (PEC) là thành viên của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 111/QĐ-BCN ngày 13/10/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (Nhà máy Cơ khí Yên Viên) thành Công ty cổ phần Cơ khí Điện Lực. 3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý -Công ty TNHH 1 thành viên Mai Động là loại hình doanh nghiệp do chủ sở hữu là 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân, chịu trách nhiêm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vị vốn điều lệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh , tự chủ về tài chính và không được phát hành cổ phiếu. -Công ty cổ phần cơ khí Điện Lực với loại hình là công ty cổ phần, đứng đầu bộ máy quản lý là đại hội đồng cổ đông. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. 3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên Mai Động Với kinh nghiệm 40 năm trong ngành sản xuất, đúc, luyện kim, chế tạo các sản phẩm cơ khí, sản phẩm phục vụ ngành cấp thoát nước và xây lắp công nghiệp dân dụng, với đội ngũ hàng trăm cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, cử nhân và công nhân lành nghề, Công ty TNHH một thành viên Mai Động đảm bảo có đủ khả năng cung ứng hàng hoá, thi công các loại công trình phục vụ cấp thoát nước đảm bảo chất lượng cao với thời gian nhanh nhất. 3.2 Phân tích thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các công ty cơ khí trên địa bàn Hà Nội 3.2.1 Tài liệu phân tích 3.2.2 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của các công ty cơ khí xii Bảng 3.3 Tỷ suất đầu tư của các công ty cơ khí năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: % Tên công ty Tỷ suất đầu tư Chênh lệch 2009 2010 Công ty Mai Động 87,95 67,24 -20,71 Công ty cơ khí Điện Lực 67,2 65 -2,2 Ngành cơ khí 70,3 69,4 -0,9 Công ty Mai Động và cơ khí Điện Lực đều có tỷ suất đầu tư giảm dần lần lượt là -20,71 % và -2,2 % So với số liệu toàn ngành thì 2 công ty nên xem xét việc đầu tư vào TSCĐ nhiều hơn. Bảng 3.6 Hệ số tự tài trợ của các công ty cơ khí năm 2009 và 2010 So với số liệu của toàn ngành thì trong 2 năm 2009 và 2010 thì công ty Mai Động và cơ khí Điện Lực có tỷ suất tự tài trợ là khá thấp so với toàn ngành. Điều này cho thấy năng lực tự chủ về tài chính của công ty cơ khí là thấp, mức độ độc lập đối với tiền vay là quá thấp, nếu công ty không khắc khục thì rất dễ mất khả năng thanh toán. Bảng 3.6 Hệ số tự tài trợ của các công ty cơ khí năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: % Tên công ty Hệ số tự tài trợ Chênh lệch 2009 2010 Công ty Mai Động 32,83 24,31 -8,52 Công ty cơ khí Điện Lực 13,73 13,67 -0,06 Ngành cơ khí 25,2 28,5 3,3 Để đánh giá mức độ sử dụng nợ khách quan hơn, ta tìm hiểu chỉ tiêu này của công ty cơ khí Điện Lực và số liệu toàn ngành ở bảng 3.7 Qua bảng số liệu ta thấy Công ty Mai Động có hệ số nợ tăng cao hơn công ty cơ khí Điện Lực (8,22 % > 0,21 %). So với số liệu toàn ngành là 3,3 % thì hệ số này quá cao. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo về tài chính và mức xiii độ độc lập về tài chính của các doanh nghiệp là thấp. Các công ty nên xem xét và cân đối lại cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lí. -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của công ty Mai Động giảm từ 4,67 % xuống 3,01 % doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu để có thể làm tăng tỷ suất này trong những năm tới. Tuy nhiên tỷ suất này của công ty cơ khí Điện Lực lại tăng từ 3,03 lên 3,24%. Chứng tỏ ở công ty cơ khí Điện Lực 1 đồng doanh thu thuần tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn công ty Mai Độ
Luận văn liên quan