Tóm tắt Luận văn Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa thầy, Tỉnh Kontum

Cho vay cá nhân kinh doanh là một hoạt động cho vay phù hợp với xu hướng đẩy mạnh bán lẻ của các NHTM hiện nay. Đối với NHNo và PTNT do gắn bó với khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn lâu dài nên hoạt động này cũng càng được chú trọng. Mặt khác, sự ra đời của Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng đặt ra nhiều vấn đề mới trong hoạt động cho vay với các đối tượng cá nhân mà một trong những vấn đề lớn là sự thay đổi về đối tượng giao kết hợp đồng, trong đó, cá nhân kinh doanh là một đối tượng cho vay chủ yếu của NHNNo và PTNT chỉ được phép giao kết với tư cách cá nhân. Tương tự như vậy là trường hợp doanh ngjhiệp tư nhân. Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu. Qua đó, một mặt góp phần đạt được các mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh, mặt khác, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của địa bàn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Chi nhánh vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng, nhất là với các quy định pháp lý mới. Sở dĩ có điều này là vì vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần được khắc phục cũng như cần nhận diện những mặt lợi thế để phát huy

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa thầy, Tỉnh Kontum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM ĐÌNH TRIỀU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Dũng Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Về thực tiễn Cho vay cá nhân kinh doanh là một hoạt động cho vay phù hợp với xu hướng đẩy mạnh bán lẻ của các NHTM hiện nay. Đối với NHNo và PTNT do gắn bó với khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn lâu dài nên hoạt động này cũng càng được chú trọng. Mặt khác, sự ra đời của Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng đặt ra nhiều vấn đề mới trong hoạt động cho vay với các đối tượng cá nhân mà một trong những vấn đề lớn là sự thay đổi về đối tượng giao kết hợp đồng, trong đó, cá nhân kinh doanh là một đối tượng cho vay chủ yếu của NHNNo và PTNT chỉ được phép giao kết với tư cách cá nhân. Tương tự như vậy là trường hợp doanh ngjhiệp tư nhân. Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu. Qua đó, một mặt góp phần đạt được các mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh, mặt khác, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của địa bàn trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Chi nhánh vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng, nhất là với các quy định pháp lý mới. Sở dĩ có điều này là vì vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập cần được khắc phục cũng như cần nhận diện những mặt lợi thế để phát huy. 1.2. Về học thuật Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này nhằm đáp ứng việc nghiên cứu về các khoảng trống nghiên cứu nêu ở mục tổng quan tài liệu nghiên cứu. Căn cứ vào tính cấp thiết về thực tiễn và học thuật nói trên, học 2 viên chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, luận văn rút ra các nhận định để trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân và khung phân tích hoạt động này. - Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agriabank – Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum nhằm chỉ rõ những vấn đề hạn chế, bất cập, những vướng mắc cần tháo gỡ làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh nói trên. Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài phải giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh là gì? Nội dung khung lý luận phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh như thế nào? - Kết quả và tình hình diễn biến của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum thời gian qua đã đạt được những thành công gì? Những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình cho vay 3 cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng nói trên? - Trên cơ sở kết quả phân tích nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum cần đề xuất những khuyến nghị với các chủ thể nào? Và nội dung các khuyến nghị đó là gì? 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agriabank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum. Về đối tượng nghiên cứu cụ thể: + Phòng Kế hoạch – kinh doanh. + Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. + Các cán bộ trực tiếp phụ trách cho vay đối tượng khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh phù hợp với nội dung của các quy định pháp lý mới mà trước hết là Thông tư 39/2016/TT-NHNN - Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agriabank - Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. - Về thời gian: Việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tập trung vào các dữ liệu trong giai đoạn 3 năm từ năm 2015 - 2017. Các khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn từ thời điểm hiện tại đến năm 2020 và một số năm tiếp theo. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: a. Phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và hệ thống hóa: Được sử dụng trong quá trình hệ thống hóa cơ sở lý luận. Các phương pháp này cũng được vận dụng trong quá trình phân tích thực trạng và xây dựng các khuyến nghị. b. Phương pháp quan sát, phỏng vấn chuyên sâu, tham vấn ý kiến, Phương pháp tham vấn ý kiến được thực hiện đối với các cán bộ quản lý nhằm xây dựng hoặc kiểm chứng các khuyến nghị. c. Phương pháp thống kê: Các phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm : số bình quân, số tương đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Agriabank Chi nhánh huyện Sa Thầy, Tỉnh KonTum trong thời gian qua. Để phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trong thời gian qua. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, qua đó cũng cập nhật một số vấn đề liên quan đến các quy định pháp lý. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn cho vay cá nhân kinh doanh tại một Chi nhánh loại 2 hoạt động tại một huyện miền núi cũng đóng góp vào các nghiên cứu như một trường hợp nghiên cứu điển hình với những đặc thù nhất định. 5 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng cho việc hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. Ngoài ra, các khuyến nghị đề xuất cũng có thể được các Chi nhánh Ngân hàng có cùng điều kiện tương tự tham khảo. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh và khung lý luận về phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM - Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. - Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Tín dụng Ngân hàng a. Khái niệm Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng b. Bản chất Tín dụng Ngân hàng 1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm cho vay b. Phân loại hoạt động cho vay Hoạt động cho vay của NHTM có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức. Những cách phân loại phổ biến bao gồm: (1) Phân loại theo thời hạn cho vay (2) Phân loại theo hình thức bảo đảm (3) Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay (4) Phân loại theo phương pháp hoàn trả (5) Phân loại theo phương thức giải ngân trực tiếp hay gián tiếp (6) Phân loại theo phương thức cho vay c. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh i. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ii. Đặc điểm hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1. Nhóm nhân tố bên ngoài Ngân hàng a. Môi trường kinh tế vĩ mô b. Môi trường pháp chế 7 c. Môi trường chính trị - xã hội d. Đặc điểm của thị trường mục tiêu của ngân hàng e. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trên thị trường mục tiêu 1.2.2. Nhóm nhân tố bên trong NH a. Chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng b. Các nguồn lực của ngân hàng c. Năng lực tiếp cận khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn của ngân hàng d. Quy trình cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng e. Hình ảnh, uy tín của ngân hàng trên thị trường mục tiêu f. Năng lực quản trị hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng 1.3. KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 1.3.1. Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM Nhằm xem xét, đánh giá từng khía cạnh riêng biệt nhằm đi đến tổng hợp về thực trạng cho vay cá nhân kinh doanh tại một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. 1.3.2. Nội dung và tiêu chí phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM a. Phân tích đặc điểm bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểm nội tại của Ngân hàng có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NH. ... b. Phân tích về công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NH. 8 c. Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, bao gồm: d. Phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh: i. Phân tích về quy mô cho vay, các chỉ tiêu sử dụng bao gồm: ii. Phân tích về khả năng cạnh tranh trên thị trường cho vay cá nhân kinh doanh. Tiêu chí sử dụng là thị phần cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu.. iii. Phân tích cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh. Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh có thể được phân tích qua các tiêu thức sau: iv. Phân tích về kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh; v. Phân tích về hiệu quả sinh lời của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh. vi. Phân tích chất lượng dịch vụ của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 1.3.3. Phƣơng pháp phân tích - Phương pháp phân tích là sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập dữ kiện, bao gồm các dữ kiện định lượng và phi định lượng, sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu,...nhằm rút ra các kết luận, nhận định phù hợp. - Đối với nội dung phân tích phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, phương pháp chủ yếu được sử dụng là tính toán các chỉ tiêu, so sánh với mục tiêu kế hoạch đặt ra và/hoặc phân tích biến động theo thời gian để chỉ ra xu hướng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum (Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum). 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý 2.1.4. Kết quả hoạt động chủ yếu của Chi nhánh trong 3 năm 2015 - 2017 a. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn luôn được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum quan tâm và xác định là nhiệm vụ then chốt trong hoạt động kinh doanh. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum, giai đoạn 2015-2017. Qua bảng số liệu ta thấy kết quả huy động vốn ở thời kỳ 2015- 2017 của Agribank chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum ta thấy nguồn vốn huy động năm 2016 tăng 22,61 % so với năm 2015, và năm 2017 tăng 16,01 % so với năm 2016. Nguồn tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm đều tăng ổn định. Trong năm 2015, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 197.405 triệu đồng chiếm 90,42 % trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2016, ngân hàng huy động được 241.425 10 triệu đồng chiếm 90,19% trên tổng nguồn vốn huy động và trong năm 2017 nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 277.697 triệu đồng, chiếm 89,43% trên tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, tiền gửi thanh toán năm 2016 là 10.439 triệu đồng tăng 3.311 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tốc độ tăng là 46,45 %, nhưng đến năm 2017 thì tăng lên 15.098 triệu đồng tăng 4.659 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 44,63%. Đối với loại tiền gửi tổ chức trong năm 2015 là 13.786 triệu đồng chiếm tỷ lệ 6,31% trên tổng nguồn vốn huy động, năm 2016 là 15.814 triệu đồng tương ứng 5,91% và năm 2017 là 17.727 triệu đồng tương ứng 5,71%. Ta thấy trong 3 năm từ 2015 – 2017 thì tỷ lệ tăng trưởng của tiền gửi tổ chức so với tổng nguồn vốn huy động điều giảm. b. Hoạt động tín dụng Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum trong giai đoạn 2015-2017 Qua bảng số liệu ta thấy: dư nợ qua các năm đều tăng. Cụ thể là năm 2015 đạt 302,000 triệu đồng, năm 2016 đạt 360,000 triệu đồng tương ứng tăng 58,000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19.02% so với năm 2015. Trong năm 2017 đạt 511,000 triệu đồng tương ứng tăng so với năm 2016 là 151,000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 41.94% so với năm 2016. Với mức dư nợ nói trên thì Agribank Chi nhánh huyện Sa thầy, tỉnh KonTum đã hoàn thành mục tiêu đề ra là tăng trưởng dư nợ. c. Kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh Bảng2.3. Kết quả kinh doanh tại Agribank Chi nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum giai đoạn 2015-2017 Tổng thu nhập của chi nhánh tăng trong 3 năm qua, trong đó cao nhất là năm 2017 với doanh thu là 42.525 triệu đồng. Ta thấy lợi nhuận của chi nhánh trong những năm qua đều tăng lên và có sự chuyển biến tốt. Tổng thu nhập chủ yếu từ nguồn thu từ lãi vay, dịch 11 vụ và khoản thu khác. Đây được coi là một kết quả đáng khả quan trong bối cảnh nền kinh tế có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau trên cùng địa bàn hoạt động. 2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN SA THẦY, TỈNH KONTUM TRONG THỜI GIAN QUA (2015 – 2017) 2.2.1. Bối cảnh chung của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Agribank huyện Sa Thầy trong những năm qua a. Bối cảnh kinh tế vĩ mô b. Về đặc điểm nổi bật trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum 2.2.2. Phân tích các hoạt động Chi nhánh đã thực hiện trong cho vay cá nhân kinh doanh thời gian qua a. Mục tiêu hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Agribank trong thời gian qua - Về dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh từng năm đặt ra mục tiêu phấn đấu về dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh như sau: Năm 2015: 214,7 tỷ đồng; Năm 2016: 241,63 tỷ đồng; Năm 2017: 355,45 tỷ đồng. - Về chất lượng tín dụng: Mục tiêu phấn đấu của từng năm của Chi nhánh về tỷ lệ nợ xấu là dưới 1% - Về thị phần: Phấn đấu đạt thị phần cho vay cá nhân kinh doanh trên địa bàn đến năm 2017 trên 65% - Về cơ cấu: Tăng dần tỷ trọng cho vay trồng, chăm sóc các loại cây công nghiệp và các cây nông nghiệp ngắn ngày; tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn. b. Tổ chức thực hiện quy trình cho vay cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh Quy trình cho vay cá nhân kinh doanh đang áp dụng tại Chi 12 nhánh như sau: i. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn: ii. Thẩm định hồ sơ vay vốn: iii. Quyết định cho vay: iv. Giải ngân khoản vay v. Thu nợ cho vay: vi. Kiểm tra, giám sát nợ: c. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank Sa Thầy, Tỉnh KonTum i. Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dư nợ ii. Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu thị phần. iii. Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. iv. Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay cá nhân kinh doanh Một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như: - Chưa chú trọng đến đặc thù của từng nhóm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc đối tượng dân tộc thiểu số. Điều này là do một số cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm giao tiếp và chưa thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số. - Mặc dù Chi nhánh có tiến hành công tác thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá, nhận xét của khách hàng cá nhân kinh doanh nhưng công việc này vẫn còn mang tính chất giản đơn, sơ lược, thiếu tính hệ thống và tính khoa học, đôi lúc vẫn còn hình thức. - Một số ít cán bộ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phong cách, thái độ của người làm dịch vụ, đôi lúc có những biểu hiện không phù hợp trong khi tiếp xúc khách hàng. 13 2.2.3. Phân tích kết quả của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank Sa Thầy, Tỉnh KonTum trong thời gian qua a. Về quy mô cho vay cá nhân kinh doanh i. Tỷ trọng cho vay cá nhân kinh doanh Bảng 2.4. Dư nợ và Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ĐVT: tỷ đồng 2015 2016 2017 Tổng dư nợ cho vay 302 360 511 Dư nợ cho vay cá nhân 300 359 511 Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh 204 251,3 391 Tỷ trọng dư nợ CV cá nhân KD/ Tổng dư nợ (%) 67,5 69,8 76,5 Tỷ trọng dư nợ CNKD/Dư nợ CN (%) 67,5 70 76,5 Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Sa Thầy, Tỉnh KonTum Dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu, cho vay pháp nhân rất ít, hầu như không đáng kể. Năm 2015 tỷ trong cho vay cá nhân chiếm đến 99,33%, năm 2016 chiếm đến 99,72%. Thậm chí năm 2017, 100% dư nợ là thuộc về cho vay cá nhân. - Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng cao so với cho vay tiêu dùng. Tỷ trọng cho vay cá nhân kinh doanh luôn đạt trên 67% trong cả ba năm. Có thể nói đối với Agribank Sa Thầy, vai trò của cho vay cá nhân kinh doanh là rất quan trọng. Đó gần như là hoạt động chủ lực của Chi nhánh. ii. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch dư nợ và tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân KD trong 3 năm qua 14 Bảng 2.5. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch và tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân KD (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ cho vay CNKD theo kế hoạch 214,7 241,63 355,45 Dư nợ thực tế CV CNKD 204 251,3 391 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (%) 95 104 110 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 10,1 23,1 55,6 Nguồn: Báo cáo Tổng kết của Agribank Sa Thầy, Tỉnh KonTum Xét về tốc độ tăng trưởng qua cả ba năm, tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 10%. Năm 2016 đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 23,1% và đặc biệt ấn tượng là năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt đến 55,6%. Như vậy, có thể thấy Chi nhánh đã đi đúng hướng đạt được mục tiêu` đề ra bằng các biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, mức vượt kế hoạch chưa cao. Điều này là do việc hoạch định vẫn còn dè dặt hoặc thiếu chính xác, chưa tiên liệu được hết những diễn biến trên thị trường. Chi nhánh cần xem xét lại công tác làm kế hoạch. Bởi vì kế hoạch đặt ra chính xác sẽ giúp Chi nhánh cân đối tốt cá
Luận văn liên quan