Tóm tắt Luận văn Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát được xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.” Bệnh viện Bưu điện Hà nội là một đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc công ty mẹ là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt nam. Xét về nhiệm vụ và chức năng, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa khoa, hoạt động về khám chữa bệnh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho Bệnh viện về mọi mặt, đặc biệt với quản lý tài chính, cũng như là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân đạt mục tiêu về mặt xã hội

pdf19 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát được xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.” Bệnh viện Bưu điện Hà nội là một đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc công ty mẹ là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt nam. Xét về nhiệm vụ và chức năng, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa khoa, hoạt động về khám chữa bệnh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho Bệnh viện về mọi mặt, đặc biệt với quản lý tài chính, cũng như là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân đạt mục tiêu về mặt xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện là một nội dung quan trọng trong việc tăng cường quản lý tài chính của Bệnh viện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: được giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý Tài chính ở Bệnh viện Bưu điện. Phạm vi nghiên cứu: giới hạn việc tìm hiểu thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính ở Bệnh viện. ii 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử. Phương pháp kỹ thuật: là thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh với một số phương pháp nhằm tổng hợp từ tình hình thực tế. 5. Đóng góp của Luận văn Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện, từ đó rút ra sự cần thiết phải hoàn thiện và có phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện. 6. Kết cấu của Luận văn Chương I: Lý luận Chương II: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Bệnh viện Bưu Điện Hà nội Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Bưu Điện Hà nội CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ 1.1.1 Khái niệm: “Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động” Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ • Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty; Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân iii viên của công ty gây ra; Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty; Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty; Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ. 1.1.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 3 yếu tố cơ bản: Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền thông (chủ yếu là hệ thống kế toán); Các thủ tục kiểm soát; Hạn chế của kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi rủi ro, sai phạm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những nhân tố bên ngoài ảnh hướng tới tổ chức là bên ngoài phạm vi của kiểm soát nội bộ; Kiểm soát nội bộ bao gồm hoạt động của con ngươi, mà hoạt động của con người sẽ có thể có sai sót trong khi xem xét hay đánh giá. 1.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu với kiếm soát nội bộ Đơn vị sự nghiệp có thu trong doanh nghiệp là những đơn vị do Doanh nghiệp Nhà nước thành lập, do doanh nghiệp đó trực tiếp điều hành và giám sát. Đơn vị sự nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động đơn vị sự nghiệp có những nguồn thu, khoản chi và đơn vị phải thực hiện việc lập kế hoạch tài chính, chuyên môn, bảo vệ tài sản nguồn vốn được Nhà nước giao. Với đặc điểm trên, đơn vị sự nghiệp cần có công tác kiểm soát nội bộ để xoát xét, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp của mình. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu: Môi trường kiểm soát đơn vị sự nghiệp có thu: gồm có đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự, quan điểm của ban lãnh đạo về kiểm soát nội bộ, công tác kế hoạch, chính sách nhân sự, môi trường bên ngoài, về tổ chức kiểm soát, kiểm toán nội bộ... iv Hệ thống kế toán: đơn vị sự nghiệp hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành; Thông tư số 3/2004/TT- BTC ngày 13/01/2004 Hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính; Luật kế toán. Thủ tục kiểm soát: thực hiện các nguyên tắc kiểm soát phân công, phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm... Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc qui định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị. 1.2.2 Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu: Nhận kinh phí Ngân sách cấp và đồng thời được phép thu một phần phí và lệ phí theo qui định của Nhà nước. 1.2.3 Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu trong Doanh nghiệp Nhà nước: Kiểm soát nội bộ với quản lý nguồn thu: là hoạt động kiểm tra, soát xét những qui định, những quá trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện nguồn thu ở đơn vị sự nghiệp; Kiểm soát nội bộ với quản lý chi: là hoạt động kiểm tra, soát xét những qui định, những quá trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện chi tiêu của đơn vị sự nghiệp; Kiểm soát nội bộ với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân v sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thông tư 771. Kiểm soát nội bộ với quản lý tài sản và nguồn vốn: là hoạt động kiểm tra soát xét lại những qui định, quá trình chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản, nguồn của đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn; CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp, thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam. Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa khoa, hoạt động về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hoạt động y tế dự phòng cho cán bộ công nhân viên Bưu điện và tham gia y tế cộng đồng. Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội có trụ sở chính tại Hà nội, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và trước Tập đoàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ được qui định trong Quy chế tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý, có con dấu theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được tự chủ hoạt động theo phân cấp của Tập đoàn, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Tập đoàn. Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Bưu Điện Hà nội Bệnh viện do Giám đốc phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc. Giám đốc Bệnh viện do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Tổ chức bộ máy của Bệnh viện gồm có các phòng, vi khoa chuyên môn, nghiệp vụ và bộ máy quản lý giúp việc. Các phòng, khoa có cấp trưởng phụ trách, có cấp phó giúp việc do Giám đốc Bệnh viện quyết định. Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện bao gồm: Một là, quản lý nguồn thu, nguồn thu bao gồm: kinh phí do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cấp cho hoạt động sự nghiệp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tế; nguồn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng cho theo qui định của Pháp luật; nguồn thu khác như vốn vay của các tổ chức tính dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong Bệnh viện. Hai là, quản lý các khoản chi, các khoản chi bao gồm: các khoản chi thường xuyên: chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ sự nghiệp y tế; chi cho các hoạt động dịch vụ y tế; các khoản chi không thường xuyên. Ba là, Quản lý và sử dụng tài sản và nguồn vốn: quản lý tài sản, nguồn vốn, sự biến đổi tài sản và nguồn vốn của Bệnh viện. Bốn là, Lập và thực hiện kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán: Bệnh viện được Tập đoàn cấp kinh phí để hoạt động sự nghiệp y tế, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao sau khi trừ đi nguồn thu phát sinh tại Bệnh viện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ y tế Với mục tiêu, nhiệm vụ và nghĩa vụ như trên, Bệnh viện đề cao công tác kiểm soát nội bộ để nhằm hướng tới: Hiệu quả và hiệu năng của hoạt động của bệnh viện; báo cáo tài chính của Bệnh viện có độ chính xác, tin cậy cao; sự tuân thủ luật pháp, luật lệ, qui định của Nhà nước, cơ quan chủ quản cả về mặt hoạt động và mặt chuyên môn. Công tác kiểm soát trong bệnh viện được đề cao trong mọi hoạt động, vii mọi khâu của bệnh viện. Toàn thể cán bộ công nhân viên bệnh viện cùng nhau xây dựng thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. 1.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HIỆN NAY 1.2.1 Môi trường kiểm soát với quản lý tài chính Về đặc thù quản lý: Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp nên phải tuân thủ cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp mà hiện nay là theo Luật Ngân sách và theo Nghị định của Chính phủ số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Mặt khác Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam nên chịu cơ chế quản lý của Doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra Bệnh viện còn chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của đơn vị quản lý nhà nước theo ngành dọc cấp cao nhất là Bộ Y tế, tuân thủ chính sách chung của Nhà Nước đối với các cơ sở khám chữa bệnh trong xây dựng định mức viện phí. Về chính sách nhân sự: Bệnh viện đã xây dựng thành văn bản Quy chế nội bộ bao gồm các chính sách về nhân sự như Nội qui lao động, Quy chế thường trực cấp cứu, Quy chế khen thưởng kỷ luật, Quy chế bình bầu A-B-C, Quy chế tuyển dụng lao động, Quy chế đào tạo, Quy chế ngoại viện, Quy chế dân chủ, Quy chế phân phối thu nhập.Bao trùm chính sách nhân sự của Bệnh viện là sự dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch dựa trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, Nhà nước, của Bộ Y tế, của Tập đoàn. Về công tác kế hoạch: Công tác kế hoạch của Bệnh viện rất được coi trọng và bao trùm mọi hoạt động của Bệnh viện mà quan trọng nhất là kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tài chính của bệnh viện viii Về bộ máy kiểm soát: Hiện nay việc kiểm soát và lãnh đạo bệnh viện đều trực tiếp do Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo với sự giúp việc của 2 phó giám đốc và 1 kế toán trưởng, và toàn bộ tập thể các cán bộ công nhân viên của Bệnh viện tham gia và bộ máy kiểm soát. Về môi trường bên ngoài: Bệnh viện chịu sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ, trực tiếp của Tập đoàn về mọi mặt, trong đó có sự kiểm tra, kiểm soát của Tập đoàn. Ngoài ra còn chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Y tế, chịu sự thanh kiểm tra của Kiểm toán, thanh tra Nhà nước. 1.2.2 Hệ thống thông tin kế toán với quản lý tài chính: Là một đơn vị sự nghiệp, bộ máy kế toán của Bệnh viện được tổ chức theo Chế độ Kế toán Hành chính Sự nghiệp theo Quyết định Số 19/2006/QĐ- BTC, ngày 30 tháng 03 năm 2006. Ngoài ra cơ chế tài chính của Bệnh viện tuân thủ theo cơ chế chung của Tập đoàn. Hệ thống kế toán của Bệnh viện được xây dựng dựa trên chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp hiện hành, vừa đảm bảo tuân thủ qui định của Nhà Nước về quản lý tài chính kế toán vừa thể hiện được chính xác các thông tin kinh tế của Bệnh viện phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, lập kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Bệnh viện. 1.2.3 Các thủ tục kiểm soát Ban lãnh đạo Bệnh viện đã xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, Nguyên tắc phân công phân nhiệm: thể hiện rất rõ trong quyết định thành lập lại Bệnh viện, nội quy-Quy chế nội bộ của bệnh viện: về nội quy lao động, quy chế thường trực cấp cứu, quy chế ngoại viện... Thứ hai, Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: nhằm tránh các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn, Bệnh viện qui định rõ sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ liên quan. ix Thứ ba, Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: theo sự ủy quyền của nhà quản lý, các cấp dưới được quyệt định một số công việc trong phạm vi nhất định. Sự phê chuẩn chung được thực hiện thông qua các chính sách chung. 1.2.4 Đặc điểm kiểm soát một số nghiệp vụ chủ yếu tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội 1.2.4.1 Khái quát chung về công tác kiểm soát tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội Công tác kiểm soát bao trùm mọi hoạt động của bệnh viện, các phần hành kiểm soát được lưu ý bao gồm những phần hành kiểm soát chủ yếu, ảnh hưởng lớn đến tài sản và nguồn vốn. Hiện nay Bệnh viện đã xây dựng qui trình kiểm soát đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (HTCL ISO 9001), mọi hoạt động của Bệnh viện được thực hiện và soát xét, giám sát kiểm tra theo qui trình được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO. 1.2.4.2 Kiểm soát quản lý nguồn thu Nguồn thu của Bệnh viện gồm có: Nguồn thu do Tập đoàn cấp (Kinh phí trong định mức Tập đoàn duyệt cho giường bệnh; Kinh phí khác phục vụ cho Bệnh viện); Nguồn thu Bảo hiểm Y tế; Nguồn thu dịch vụ Y tế; Nguồn thu khác. Kiểm soát quản lý nguồn thu tại Bệnh viện bao gồm: kiểm soát việc tính toán, xác định nguồn thu phù hợp với qui định, định mức của Tập đoàn và kiểm soát, theo dõi chi tiết theo từng nguồn chi phí. Kiểm soát các hoạt động dịch vụ đã thực hiện đầy đủ việc theo dõi, hạch toán hoạt động chi tiết theo từng hợp đồng, từng loại dịch vụ như thăm khám sức khỏe, đo môi trường lao động... và hiệu quả của hoạt động dịch vụ. Kiểm soát quản lý các nguồn thu khác như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá bán, giá trị thanh lý có tính toán đúng và hợp lý căn cứ vào mức giá trên thị trường hay không. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành dự toán ngân sách. Để lập dự toán ngân sách chính sác, công tác lập kế hoạch phải được thực hiện nghiêm túc và trong đó kế hoạch chuyên môn là chỉ tiêu để tính toán, xây dựng nên kế hoạch tài chính cho Bệnh viện. x 1.2.4.3 Kiểm soát quản lý khoản chi Khoản chi của Bệnh viện có các khoản chi lớn là: Về cơ cấu chi của Bệnh viện: chi thường xuyên phục vụ cho hoạt động sự nghiệp gồm: chi cho thăm khám bệnh nhân là cán bộ công nhân viên ngành bưu điện theo khám định kỳ; chi kinh phí điều trị cho bệnh nhân là cán bộ công nhân viên ngành bưu điện; Chi những khoản tiền lương và mang tính chất tiền lương; Mua trang thiết bị y tế và mua thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất; các khoản chi khác phục vụ cho bệnh viện như khấu hao tài sản cố định, đào tạo y tế cơ sở, sửa chữa tài sản cố định, bảo hiểm thiết bị,... Kiểm soát quản lý các khoản chi có đúng chế độ, kiểm tra các chứng từ có đúng biểu mẫu, đủ chữ ký, kiểm tra các công thức tính lương, chi lương, kiểm tra quá trình mua sắm 1.2.4.4 Kiểm soát quản lý tài sản và nguồn vốn Kiểm tra tài sản và nguồn hình thành; Kiểm tra việc phân loại tài sản cố định tại đơn vị, bao gồm phân loại theo tính chất đặc điểm của tài sản cố định, phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng của tài sản cố định như phân loại theo mục đích thì chia thành các loại và trong từng loại phân loại theo nhóm chuyên khoa sử dụng; Kiểm tra việc sử dụng tài sản cố định tại Bệnh viện: tình hình huy động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định, trình trạng của tài sản cố định; Với các tài sản là thiết bị cần phải có nguyên nhiên liệu, vật tư tiêu hao: so sánh mức tiêu hao thực tế nguyên vật liệu cho TSCĐ đó so với định mức đã lập để đánh giá việc sử dụng có lãng phí, gian lận không; Kiểm tra mục đích sử dụng của TSCĐ: TSCĐ được sử dụng cho mục đích hoạt động sự nghiệp hay hoạt động kinh doanh dịch vụ hay do nguồn bảo hiểm y tế chi trả; kiểm tra soát xét đối với tài sản lưu động và nợ phải trả của Bệnh viện. xi 1.3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI Nhìn chung hệ thống kiểm soát nội bộ ở Bệnh viện đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong tăng cường quản lý tài chính tại đơn vị. Đó là: Một là, Chấp hành chính sách, chế độ tài chính kế toán tại Bệnh viện thể hiện được đẩy đủ, chi tiết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đạt yêu cầu kiểm soát, xoát xét, đạt yêu cầu quản lý tài chính về cơ bản. Hai là, Kiểm soát quản lý nguồn thu: Các nguồn thu được quản lý, theo dõi, kiểm soát đầy đủ theo đúng chế độ kế toán và cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Ba là, Kiểm soát quản lý chi: kiểm soát quản lý chi của Bệnh viện đã bao quát, đầy đủ về mặt chứng từ, sổ sách, chi theo đúng qui định chế độ tự chủ tài chính và nhằm đảm bảo tính hiệu quả hiệu năng của hoạt động. Bốn là, Kiểm soát quản lý tài sản và nguồn vốn: kiểm soát việc quản lý sử dụng hàng ngày tài sản và nguồn vốn của đơn vị của Bệnh viện hiện nay đã có Quy chế qui định rõ ràng từng trường hợp cụ thể và được kiểm soát hàng ngày việc thực hiện Năm là, Kiểm soát việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính đối với đơn vị sự nghiệp: Bệnh viện thường xuyên kiểm tra xoát xét việc lập dự toán, thực hiện dự toán, báo cáo quyết toán theo đúng chế độ của Nhà nước với cơ quan cấp trên trực tiếp là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Bệnh viện: Thứ nhất, Về môi trường kiểm soát với quản lý tài chính: Về đặc thù quản lý và cơ cấu tổ chức: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo Bệnh viện về hệ thống kiểm soát nội bộ và công tác quản lý tài chính còn hạn chế. xii Về chính sách nhân sự: Tâm lý ỉ lại, việc mình mình làm, không cần biết đến việc người khác, phòng khoa khác và coi công tác quản lý, giám sát là việc của lãnh đạo, thủ trưởng chứ không phải của việc của mình vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ công nhân viên. Về công tác kế hoạch: vẫn tồn tại các định mức, tiêu chuẩn chưa thực sự phù hợp với thực tế và đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động. Ý thức nâng cao nguồn thu để tích lũy lợi nhuận cho đầu tư phát triển chưa cao. Về bộ máy kiểm soát: do cơ cấu tổ chức và đặc thù về quản lý nên bệnh viện chưa có một ban kiểm soát riêng không kiêm nhiệm chức năng quản lý và chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Bệnh viện vẫn chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ. Môi trường bên ngoài: Bệnh viện mới chỉ cố gắng đáp ứng việc thanh tra, giám sát của Tập đoàn, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra, các cơ quan công quyền mà không tính đến một nhân tố bên ngoài quan trọng trong công tác giám sát, đó là những bệnh nhân, khách hàng và người cung cấp hàng hóa cho Bệnh viện. Thứ hai, Về hệ thố
Luận văn liên quan