Tóm tắt Luận văn - Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Kim Anh, 2004, Luận án tiến sĩ: “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Tuấn Trung, 2008, Giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân. Nguyễn Đức Tú, 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Tuấn Anh, 2012,LATS Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân. Lê Thị Như Ý (2011), Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Tháp”. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Luận văn thạc sỹ: “Chuẩn mực quản lý rủi ro trong hoạt động của NHTM theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Huỳnh Thị Hồng Vân (2012), Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ”. Nguyễn Thúy Trang (2012), Luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng, “Nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân”. Nguyễn Đức Tú (2012) Đại học Kinh tế quốc dân “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ”, luận văn thạc sỹ kinh tế.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 1.1 Các nghiên cứu đã thực hiện Nguyễn Kim Anh, 2004, Luận án tiến sĩ: “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Tuấn Trung, 2008, Giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân. Nguyễn Đức Tú, 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Tuấn Anh, 2012,LATS Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân. Lê Thị Như Ý (2011), Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng Tháp”. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Luận văn thạc sỹ: “Chuẩn mực quản lý rủi ro trong hoạt động của NHTM theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Huỳnh Thị Hồng Vân (2012), Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ”. Nguyễn Thúy Trang (2012), Luận văn thạc sỹ, Học viện ngân hàng, “Nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân”. Nguyễn Đức Tú (2012) Đại học Kinh tế quốc dân “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ”, luận văn thạc sỹ kinh tế. 1.2 Các vấn đề chƣa đƣợc giải quyết và hƣớng nghiên cứu Trong các luận án, luận văn nghiên cứu trên, chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào công tác quản trị rủi ro tín dụng chuyên biệt cho một hình thức cho vay. Chính vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình, tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng đối với hình thức cho vay dự án đầu tư của ngân hàng phát triển. Luận văn cũng tập trung làm sáng tỏ nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư và nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tại một số ngân hàng phát triển khác trên thế giới. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 2.1. Khái lƣợc về cho vay đầu tƣ Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra mục tiêu nhất định với nguồn lực và thời gian xác định. ([18], tr.143) Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” ([21], tr.2). Cho vay đầu tư: là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, xây dựng di dời nhà xưởng sản xuất vào Khu chế xuất - Khu công nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. 2.2. Rủi ro tín dụng khi cho vay dự án đầu tƣ của VDB Rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư là rủi ro khi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư không thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn đã cam kết với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng đối với các khoản cho vay đầu tư phát triển. Rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của VDB: thường cao hơn so với các NHTM khác, bao gồm: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn) và Rủi ro mất vốn một phần hoặc toàn bộ (rủi ro không hoàn trả được nợ). 2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tƣ của VDB Quản trị rủi ro tín dụng của VDB là quá trình VDB tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư của VDB gồm 3 nội dung: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro và giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro. 2.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ Ngân hàng phát triển Nhật Bản: DBJ đã phát triển hệ thống quản lý tài sản Nợ - Có và QLRR. Trong quản lý RRTD, DBJ thực hiện quản lý đối với từng khoản vay riêng lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay. Trong quản lý danh mục cho vay, DBJ thực hiện việc phân tích toàn diện đối với dữ liệu được sử dụng trong xếp hạng nội bộ và tính toán khả năng xây ra RRTD đối với toàn thể danh mục cho vay. RRTD có thể được phân chia thành 2 loại là tổn thất lường trước (tổn thất trung bình dự kiến trong một thời hạn cho vay nhất định) và tổn thất không lường trước (tổn thất lớn nhất có thể xẩy ra ở một mức sinh lời nhất định). Ngân hàng tái thiết Đức: KfW là ngân hàng phát triển đóng vai trò tích cực trong cung cấp tài chính cho xuất khẩu, đầu tư và dự án. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của KfW được thực hiện tương đối bài bàn, phân quyền rõ ràng. Toàn bộ các tiêu chí, chuẩn mực cũng như thiết kế hệ thống quản trị rủi ro của KfW hiện tại tuân thủ theo các quy định về giám sát ngân hàng hiệu quả quy định tại Hiệp ước Basel II. Hiện tại, KfW đang ở trong giai đoạn hoàn chỉnh hệ thống quản trị rủi ro để hoàn toàn thực hiện theo Basel II vào năm 2008. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho VDB: - Quản lý rủi ro luôn được coi là một chính sách trọng tâm của các ngân hàng trong chiến lược phát triển. - Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. - Nâng cao năng lực thẩm định khoản vay, khách hàng. - Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro chuyên biệt, được tổ chức và hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH VDB SƠN LA 3.1. Giới thiệu chung về VDB và Chi nhánh VDB Sơn La * VDB Sơn La: Thành lập ngày 01/07/2006 trên cơ sở tiền thân là Chi nhánh Quỹ HTPT Sơn La, trong những năm qua Chi nhánh luôn chăm lo đến việc củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. Hiện nay, Chi nhánh có 63 cán bộ viên chức (cán bộ viên chức trong chỉ tiêu biên chế là 59 người; Hợp đồng lao động khoán gọn 04 người) trong đó Nam: 33 người - chiếm 52%, Nữ 30 người- chiếm 48% tổng số cán bộ viên chức. Nguồn vốn huy động tại VDB trong giai đoạn 2012 - 2014 tăng qua các năm, năm 2012 tăng 3,5% so với năm trước đạt mức 2626 tỷ đồng, năm 2013 tăng 19% ở mức 3129 tỷ đồng và năm 2014 tăng nhẹ 7% ở mức 3333 tỷ đồng. Chi nhánh NHPT Sơn La là Chi nhánh trước đây tập trung chủ yếu cho vay theo chỉ định của Nhà nước với các chương trình: Mía đường, trồng rừng kinh tế, cà phê... nhưng do thiếu vùng nguyên liệu, sương muối, thay đổi cơ chế chính sách nên đã không phát huy được hiểu quả dẫn đến dự án không đảm bảo khả năng trả nợ. Chính vì vậy, từ năm 2010 trở lại đây Chi nhánh chỉ tập trung vào tìm kiếm các dự án nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế như các dự án: thủy điện, xi măng, gạch, đổi đất cơ sở hạ tầng để cho vay làm dư nợ vay tăng lên mạnh mẽ nên hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm rõ rệt về số tương đối. Chính nhờ những nỗ lực trên mà VBD Sơn La đã đạt được các kết quả sau: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của VBD Sơn La 2012 - 2014 đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Thu nhập lãi thuần 19.934 44.656 57.374 24.722 124% 12.718 28,5% Chi phí hoạt động 17.215 33.578 46.253 16.363 95% 12.675 37,7% Tổng TNTT 2.719 11.078 11.122 8.359 307% 44 0,4% Tổng LNST 2.719 11.078 11.122 8.359 307% 44 0,4% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của VDB Sơn La) Thu nhập thuần từ lãi của VDB Sơn La tăng trưởng khá tốt qua các năm, đặc biệt năm 2013 thu nhập thuần từ lãi ở mức 44.656 triệu đồng tăng 24.722 triệu đồng so với năm 2012 tương đương 124%. Thu nhập thuần từ lãi tiếp tục tăng 28,5% năm 2014 so với năm 2013. Năm 2013, chi phí hoạt động tăng 95% so với năm 2012, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập thuần từ lãi, nhưng sang năm 2014 chi phí tăng 37,7%, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập thuần từ lãi. Chính vì vậy, tổng lợi nhuận của VBD Sơn La năm 2013 tăng gấp 3 lần năm 2012 ở mức 11.078 triệu đồng, và tăng nhẹ lên 11.122 triệu đồng vào năm 2014. 3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại VDB Sơn La 3.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng đầu tư tại VDB Sơn La Tình hình tín dụng trong cho vay đầu tư tại VDB Sơn La: Dư nợ tín dụng đầu tư của Chi nhánh không ngừng gia tăng. ĐVT: tỷ đồng Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ tín dụng cho vay đầu tƣ tại VDB Sơn La qua các năm (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của VDB Sơn La) Năm 2012, dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh là 4.670 triệu đồng thì tới năm 2013 đã tăng lên 5.470 tỷ đồng. So với năm trước, trong năm này, dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh tăng mạnh thêm 800 triệu đồng, tương ứng với 17,13%. Năm 2014, dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh tiếp tục tăng nhưng với mức tăng trưởng chậm lại, chỉ còn 0,8%, tương ứng với 46 tỷ đồng. Dư nợ cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh tính đến cuối năm 2014 là 5.516 tỷ đồng. Chi nhánh tập trung vào các dự án thủy điện, xi măng, gạch, đổi đất cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, phát triển quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trường; các dự án phát triển nông 4670 5470 5516 32% 017% 001% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 4200 4400 4600 4800 5000 5200 5400 5600 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng cho vay đầu tư Tỷ lệ tăng trưởng thôn (phát triển giống thuỷ sản, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung); các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế...; các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn để cho vay. Đến nay, Chi nhánh NHPT đang quản lý cho vay 30 dự án. Vốn được đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp - thủy sản 34,27%, công nghiệp xây dựng 55,88%, thương mại dịch vụ 9,85%... theo đúng hướng phát triển cơ cấu kinh tế địa bàn. Phần lớn những dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPT Sơn La có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài nên các NHTM ít khi cho vay vì không đủ tiềm lực tài chính hoặc không muốn gánh chịu rủi ro. Do đó, việc tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ĐTPT của NHPT Sơn La đã giúp cho các chủ đầu tư đủ sức thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng như Thuỷ điện Sơn La. Theo cơ cấu ngành nghề, trong tổng dư nợ cho vay ĐTPT hàng năm của NHPT Sơn La thì phần lớn tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Sau dư nợ của lĩnh vực này là dư nợ của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó chủ yếu là dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Theo loại hình khách hàng vay vốn, khách hàng vay vốn tín dụng ĐTPT của NHPT Sơn La chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó một bộ phận lớn là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có một phần vốn Nhà nước; ngoài ra có một bộ phận khá lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; còn các loại khách hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Theo biện pháp bảo đảm tiền vay, trong tổng số dư nợ cho vay ĐTPT đến hết năm 2014 có 4970 tỷ đồng (chiếm 90,1%) là dư nợ có tài sản BĐTV. 3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư đầu tư tại VDB Sơn La trong thời gian qua Nợ quá hạn năm 2012 tại NHPT Sơn La là 444 tỷ đồng tăng lên 580 tỷ đồng tương đương với 31%, tốc độ tăng của nợ quá hạn năm 2013 tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đầu tư. Ngược lại, năm 2014, dư nợ quá hạn giảm xuống còn 541 tỷ đồng tương đương với giảm 7% so với năm 2013, trong khi dư nợ tín dụng đầu tư tăng nhẹ 1%. Bảng 3.5: Thực trạng về nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay đầu tƣ tại VDB Sơn La 2012 - 2014 đvt: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Nợ quá hạn 444 580 541 136 31 -39 -7 Nợ xấu 181 116 89 -65 -36 -27 -23 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 9,5 10,6 9,8 1,1 -0,8 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,9 2,1 1,6 -1,8 -0,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của VDB Sơn La) Nợ quá hạn chủ yếu rơi vào các dự án trồng chè đang chờ xử lý nợ, các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ từ ngân sách, dự án may thêu xuất khẩu và dự án nhà máy bột giấy. Số nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào các dự án có quy mô nhỏ (có mức vốn vay dưới 10 tỷ đồng). 3.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại VDB Sơn La Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong quản lý cho vay ĐTPT tại VDB Sơn La, phần lớn các công việc (thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của dự án; giải ngân, thu hồi nợ; phân loại nợ, gia hạn nợ...) được giao cho Phòng Tín dụng thực hiện là chủ yếu. Nhận biết rủi ro tín dụng qua các hoạt động phân tích báo cáo tài chính, giao tiếp trong nội bộ của khách hàng, nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ. Đo lường rủi ro tín dụng: VDB Sơn La thực hiện việc phân loại nợ đối với toàn bộ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT ít nhất mỗi quý một lần, căn cứ vào tình hình SXKD, tình hình tài chính của các dự án và chủ đầu tư. Giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro: Thực hiện tham mưu xây dựng chính sách và sổ tay tín dụng đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, dự án; đồng thời thực hiện công tác phân tích và sàng lọc khách hàng, chú trọng công tác giải ngân và tăng cường giám sát các món vay và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và công tác thông tin tín dụng, bên cạnh đó xử lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển và dự phòng rủi ro. 3.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tƣ tại Chi nhánh VDB Sơn La Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng là đã quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đối với Chi nhánh, thực hiện quy trình thẩm định dự án vay vốn tương đối chặt chẽ, công tác phân loại nợ tín dụng ĐTPT đang từng bước được thực hiện theo thông lệ và hỗ trợ tích cực việc quản lý RRTD, việc ứng xử với các khoản vay gặp rủi ro được thực hiện bằng nhiều biện pháp đa dạng và linh hoạt. Hạn chế còn tồn tại trong khâu thẩm định, việc quy định hạn mức vốn cho vay tối đa theo từng nhóm dự án (A, B, C) nhìn chung vẫn dựa trên những tỷ lệ cứng nhắc. Chi nhánh không thể thực hiện được việc tự định giá tài sản BĐTV hình thành từ vốn vay đồng thời các quy định quá chặt chẽ về hồ sơ giải ngân đã làm cho khâu kiểm soát giải ngân trở nên cứng nhắc, thông tin phục vụ thẩm định và quản lý RRTD của Chi nhánh còn mang tính chắp vá, rời rạc. Nguyên nhân của những hạn chế: Nhóm nguyên nhân bên ngoài: Cơ chế, chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng thời gian qua không ổn định, thường xuyên thay đổi, các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay của các TCTD còn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, hơn nữa một số văn bản lại chưa có sự hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng vào các định chế tài chính đặc thù như NHPT Việt Nam. Sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được giữ vững. NHPT và các tổ chức tiền thân phải thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ đối với nhiều chương trình, dự án mà trên thực tế, khả năng thu nợ đối với các dự án đó là rất khó khăn bởi hiệu quả kinh tế không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của NHPT Việt Nam. Nguyên nhân thuộc VDB Sơn La: Chất lượng thẩm định của Chi nhánh đối với một số dự án chưa thực sự cao, khâu kiểm soát giải ngân chưa được thực hiện chặt chẽ, việc giám sát quá trình sử dụng tiền vay của các dự án sau khi giải ngân chưa bám sát tình hình SXKD của chủ đầu tư. Một số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, cố tính làm trái các quy định của Nhà nước và của NHPT Việt Nam trong quá trình thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân và thu hồi nợ. CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH VDB SƠN LA 4.1. Định hƣớng phát triển của Chi nhánh VDB Sơn La - Hoạt động của VDB Sơn La theo sát định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Sơn La, chiến lược phát triển của ngành; tập trung vốn cho đầu tư các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm. - Tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển (ĐTPT). - VDB Sơn La tham mưu VDB Việt Nam hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. - Phát triển hoạt động của VDB Sơn La theo hướng hiện đại và đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động tín dụng, ngân hàng. - Tham mưu giúp VDB Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ hiện đại trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin. Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng trên các mặt nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. - Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng VDB Sơn La hiện đại, thực hiện tốt chính sách tín dụng ĐTPT và TDXK của Nhà nước. 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Chi nhánh VDB Sơn La Tổ chức hiệu quả bộ máy quản trị rủi ro tín dụng: Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tín dụng. Đối với cơ cấu phòng quản trị rủi ro không cần xây dựng quá lớn. Ban lãnh đạo VDB Sơn La cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển dụng nhân sự có trình độ cao và phù hợp. Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tại Chi nhánh: Cần chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của chi nhánh. Đồng thời xác lập được mối quan hệ hợp tác với tất cả các loại hình doanh nghiệp, cá nhân nhằm làm cho công tác đa dạng hoá danh mục đầu tư được tiến hành hiệu quả. Hoàn thiện quy trình tín dụng: VDB Sơn La cần phải nghiên cứu xây dựng quy trình theo hướng ngày càng giản đơn đủ đảm bảo việc sử dụng vốn là đúng mục đích và hiệu quả. Minh bạch tiêu chuẩn đánh giá, xét duyệt, lựa chọn dư án. Tham gia và khai thác hệ thống thông tin khách hàng, dự báo cho công tác quản trị rủi ro: Phân loại mức độ rủi ro các dự án thuộc đối tượng vay vốn ĐTPT của Nhà nước theo các tiêu chí: Quy mô, tình chất của dự án; Lĩnh vực kinh doanh của dự án; Thời hạn vay vốn của dự án; Tỷ lệ vốn tự có tham gia đầu tư của chủ đầu tư trên tổng mức đầu tư của dự án; Giá trị tài sản BĐTV trên tổng số vốn vay của dự án; đồng thời hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vốn và dự án vay vốn tại Chi nhánh: sàng lọc lựa chọn khách hàng; nắm vững thông tin khách hàng vay vốn thông qua thẩm định, kiểm tra; chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ cơ quan thuế, tài chính, kiểm toán; thông tin từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn; các phương tiện thông tin đại chúng; giám sát khách hàng việc sử dụng vốn vay và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng trên cơ sở đó tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá, xếp loại khách hàng để có quyết định cho vay. Các giải pháp phòng ngừa: Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong cho vay. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra: Trích lập quỹ dự phòng phù hợp với mức độ rủi ro và tăng cường xử lý rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thu hút cán bộ giỏi và sử dụng cán bộ hiệu quả, đổi mới công tác đào tạo, sửa đổi chính sách tiền lương.
Luận văn liên quan