MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng
điểm trong tiến trình CNH, HĐH và hôị nhâp̣ kinh tế quốc tế.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực và phát triển các nguồn
lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hình thành và phát triển
đến năm 2014.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng các nguồn lực
để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế.
31 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
NGÔ VĂN HẢI
PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂMPHÍA NAM
TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số chuyên ngành: 62.31.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG-HCM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Luân
Phản biện độc lập 1. TS Nguyễn Tấn Vinh
Phản biện độc lập 2. TS Đặng Danh Lợi
Phản biện 1. PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn
Phản biện 2. PGS. TS Nguyễn Chí Hải
Phản biện 3. TS Ngô Gia Lưu
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Trường Đại học Kinh tế - Luật vào hồi
giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
I. BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Ngô Văn Hải, Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước động lực thúc đẩy tái cơ cấu, Tạp chí phát triển
Khoa học & Công nghệ - Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, tập 17, trang 25 – 41, Q2 - 2014.
2.Ngô Văn Hải, Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí
phát triển Khoa học & Công nghệ, Chuyên san Kinh tế - Luật và Quản lý, tập 17, trang 68 – 78, Q2 -
2015.
II. TÀI LIỆU HỘI THẢO KHOA HỌC
3. Ngô Văn Hải, Vai trò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế, Hội thảo khoa học
với chủ đề: “ Để khoa học công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2015 –
2020 ”, trang 49 – 62, năm 2014.
4. Ngô Văn Hải, Phát triển các nguồn lực kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hội thảo khoa học với chủ đề: “ Kinh tế Việt Nam 30 năm đổi mới, những
thành tựu & hạn chế ”, trang 790 – 814, năm 2015.
5. Ngô Văn Hải, Vấn đề kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề: “ Học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lê Nin trong bối
cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, trang 94 – 102, năm
2015.
6. Nguyễn Văn Luân ( chủ nhiệm ), Ths Nguyễn Thanh Trọng ( thư ký ), PGS. TS Nguyễn Chí Hải ( ủy
viên ), TS Nguyễn Tấn Phát ( ủy viên ), Ths Nguyễn Thị Khoa ( ủy viên ), Ths Ngô Văn Hải ( ủy viên ),
Ths Nguyễn Anh Tuấn ( ủy viên ) (2014 ), Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế
ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN cấp đề tài cơ sở, Trường Đại học Kinh tế - Luật, tháng
7/2014.
TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN
Tên đề tài: Phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.02
Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Văn Hải
Khóa : 2012 – 2015
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Luân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
I. TÓM TẮT LUẬN ÁN
1.1. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng
điểm trong tiến trình CNH, HĐH và hôị nhâp̣ kinh tế quốc tế.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực và phát triển các nguồn
lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hình thành và phát triển
đến năm 2014.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng các nguồn lực
để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế.
1.1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, thực trạng các nguồn lực và phát triển các nguồn lực của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua như thế nào?
Thứ hai, vai trò và tác động của các nguồn lực đối với tiến trình CNH, HĐH và
hôị nhâp̣ quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thế nào?
Thứ ba, những giải pháp nào có tính khả thi để thúc đẩy sự phát triển và nâng
cao chất lượng các nguồn lưc̣ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc đẩy
mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nguồn lực và phát triển các nguồn lực (nguồn nhân lực,
nguồn vốn đầu tư, khoa học – công nghệ) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đánh giá vai trò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế
vùng trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển các
nguồn lực và nâng cao chất lượng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các nguồn lực và phát triển các nguồn lực (tập trung
chủ yếu về nguồn nhân lực, vốn đầu tư phát triển và khoa học – công nghệ) vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực và sự phát triển
các nguồn lực về lao động, vốn đầu tư phát triển, khoa học và công nghệ vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Về không gian: vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long
An, Tiền Giang.
Về thời gian: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ khi thành lập (1993) đến
năm 2014. Việc phân tích và đánh giá các nguồn lực và phát triển các nguồn lực
về lao động, vốn đầu tư phát triển, khoa học và công nghệ tập trung vào giai
đoạn 2001 - 2014.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp biện chứng duy vật: phương pháp này dùng để xem xét các
hiện tượng và quá trình phát triển các nguồn lực, mối liên hệ chung và sự tác
động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng của các nguồn lực vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự nhận thức khoa học quá trình phát triển các
nguồn lực đòi hỏi phải dựa vào biến đổi và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi
của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp logic và lịch sử: được sử dụng để hệ thống hóa các quan
điểm, lý thuyết về nguồn lực và chất lượng các nguồn lực trong nền kinh tế. Vai
trò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển bền vững vùng kinh tế
trọng điểm.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy
ra trong quá trình nghiên cứu, nắm được bản chất của quá trình phát triển các
nguồn lực; sự hình thành, phát triển và các mối quan hệ khách quan giữa phát
triển các nguồn lưc̣ với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm trong tiến
trình CNH, HĐH đất nước.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích và đánh giá
vai trò và tác động của các nguồn lực trong phát triển kinh tế nói chung, vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó hiểu rõ được sự vận động và phát triển của nguồn
lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
Phương pháp mô hình hóa: mô tả một cách đơn giản và hợp lý các nguồn
lực vùng kinh tế trọng điểm dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị theo lý thuyết
kinh tế tối ưu theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô hình vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam được hình thành và phát triển trên một số tiêu thức lượng
biến có mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê kinh tế: thu thập và tổng hợp các số liệu về các
nguồn lực qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê các tỉnh
thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các báo cáo tổng hợp của vùng kinh tế
trọng điểm phía nam.
Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh
giá mối quan hệ giữa các nguồn lực của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Phân
tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được của vùng kinh tế trọng điểm
phía nam. Các phân tích thống kê qua bảng, biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá trị thực
tế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Việc thu thập số liệu thực tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được
thực hiện theo thứ tự thời gian từ năm 2001 đến nay. Các giá trị thực tế thu thập
được hình thành nên dãy số theo thời gian.
1.4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ và danh muc̣ tài liêụ tham khảo. Kết cấu nôị
dung của luâṇ án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài và khung phân
tích của luận án
Chương 2. Cơ sở lý luâṇ về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Chương 3. Thực trạng và tác động của các nguồn lực đến sự phát triển kinh tế
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế
Chương 4. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất
lượng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
II. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
2.1. Những kết quả mới của luận án
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn lực, vai trò và tác động của các
nguồn lực đối với vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình CNH, HĐH.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng về các nguồn lực và phát triển các
nguồn lực (lao động, vốn đầu tư, khoa học và công nghệ) vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam trong thời gian qua; chỉ ra những thành công, những hạn chế, yếu
kém, những thách thức và cơ hội về phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư phát
triển, khoa học và công nghệ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ ba: Đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển và
nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực, vốn đầu tư phát triển, khoa học và
công nghệ để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
2.2. Kết luận
Với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, luận án đã tập trung vào những
vấn đề chính sau:
Một là, trình bày một cách hệ thống cơ sở lý thuyết về phát triển các nguồn lực
vùng kinh tế trọng điểm; vai trò của các nguồn lực đối với việc phát triển kinh tế -
xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế; những yêu cầu, nội dung đánh giá phát triển các nguồn lực vùng kinh tế
trọng điểm.
Hai là, Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia về phát
triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho việc phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
nói chung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.
Ba là, hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Phân tích tiềm năng, thế mạnh, những tác động và sự đóng góp của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến sự phát triển kinh tế của đất nước trong
thời gian qua, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế từ năm 2001 đến nay.
Bốn là, phân tích và đánh giá sự phát triển các nguồn lực và tác động của các
nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
trong thời kỳ 2001 – 2014 như: chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư phát triển, thu hút lao
động, phát triển khoa học và công nghệ. Phân tích định tính tác động lan tỏa của
sự phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia.
Năm là, đánh giá những mặt mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong
quá trình phát triển nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo yêu cầu
phát triển bền vững trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ
sở đó nhận diện được tiềm năng và lợi thế của sự phát triển các nguồn lực vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sáu là, Xác định những mục tiêu và định hướng phát triển vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam trong thời gian đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Bảy là, đưa ra những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nguồn lực
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tám là, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và có hiệu
quả nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đảm bảo tính đồng bộ, nhất
quán giữa các giải pháp, các chính sách và cơ chế vận hành, tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch và mục tiêu định hướng phát triển cũng như tổ chức phối hợp
hoạt động giữa các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giữa
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng trong cả nước.
III. CÁC ỨNG DỤNG/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
HAY NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGÕ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Một là, luận án là một tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn cho các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách đối với việc qui hoạch và phát triển các
nguồn lực cho vùng KTTĐ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
Hai là, luận án có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cho việc phát triển một
cách hiệu quả các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và
học tập ở các trường đại học. Và là tài liệu có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát
triển các nguồn lực nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng của các tỉnh
thành trong cả nước.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH
PGS. TS Nguyễn Văn Luân Ngô Văn Hải
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
HIỆU TRƯỞNG
GENERAL INFORMATION OF THESIS
Name of title: Development of the Southern Focal Economic Zone resources in the course
of industrialization, modernization and international integration.
Specialization: Political Economics
Code: 62.31.01.02
Ph.D Candidate: Ngo Van Hai
Course: 2012 – 2015
Supervisor: Professor. Ph.D Nguyen Van Luan
Training institute: University of Economics and law -Vietnam national University Ho Chi
Minh City
I. SUMMARY OF THESIS
1.1. RESEARCH OBJECTIVES AND QUESTIONS
1.1.1. Research objectives
Firstly: To clarify argument rationale on development of the focal economic zone’s resources
in the course of industrialization and modernization and international integration.
Secondly: To analyze and evaluate the current situation of the resources and the Southern
Focal Economic Zone (SFEZ) resources development in the period of establishment and
development up to 2014.
Thirdly: To recommend solutions to improve the resource quality for sustainable development
of the SFEZ in the course of industrialization and modernization and international integration.
1.1.2. Research questions
Firstly, what is the current situation of the resources and the SFEZ resources development
during recent years?
Secondly, what is the role and impacts of the SFEZ's resources in the course of
industrialization, modernization and international integration?
Thirdly, what are feasible solutions to enhance the development and improve the quality of the
SFEZ's resources in the course of industrialization, modernization and international
integration?
1.3.RESEARCH SUBJECTS AND SCOPE
1.2.1. Research subjects
The research subjects are resources and resources development (resources of human,
investment, and science - technology) of the SFEZ and evaluating the role and impact of the
resources on the Southern focal economic zone's development in the course of
industrialization, modernization and international integration.
Researching and recommending solutions to enhance the development of resources and
resource quality of the SFEZ in the period of industrialization, modernization and international
integration.
1.2.3. Research scope
Content: Researching resources and resources development (resources of human,
investment, and science - technology) of the SFEZ in the course of industrialization,
modernization and international integration; Analyzing and evaluating current situation of
resources and development of resources of labor force, investment capital, science and
technology of the SFEZ in the process of industrialization, modernization and international
integration.
Location: The Southern focal economic zone consists of Ho Chi Minh City and
provinces of Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Ba Ria - Vung Tau, Long An and
Tien Giang.
Period: From the establishment of the SFEZ (1993) to the year of 2014. The analysis
and evaluation of the resources and development of resources of labor force, investment
capital, science and technology are focused on the period of 2001-2014.
1.3. RESEARCH METHODOLOGY
Dialectical materialism method: This method is applied to consider phenomena and the
process of resources development, common relations and mutual impact in the non-stop
development of the resources of the SFEZ. Scientific awareness of the resources development
should be based on changes and the development in changing context of the economy and
internationally economic integration tendency.
Logical and historical method: used to systematize points of view and theories of the
resources and resources quality in the economy; to express the role and impacts of the resources
in the sustainable development of the focal economic zone.
Scientific abstraction method: used to sort contingent elements out of the research process,
have a good grasp of the nature of resources development; formation, growth and objective
relations between the resources and the sustainable development of the focal economic zone in
the course of industrialization and modernization of the nation.
Analysis and aggregation method: used to analyze and assess the role and impacts of the
resources on general economy and on the SFEZ particularly in the course of industrialization,
modernization and international economic integration. On that basis, the movement and
enhancement of the SFEZ's resources in the period of industrialization and modernization will
be understood specifically
Modeling method: to describe in a simple and reasonable way the focal economic zone's
resources through written texts, charts, or graphs, ect, according to optimal economic theories of
macro and micro economy. The model of SFEZ has been established and developed upon a
number of quantitative changing norms and ways in the particular relation with the economy of
Vietnam.
Economically statistics method: to collect and aggregate data of the resources through
yearly statistics books published by Statistical Department and provincial Statistical Office of
the provinces of the SFEZ and from other assembled reports.
Standard parameters are produced in form of statistic data to analyze and evaluate the
relation among the SFEZ’s resources. Analyze and aggregate collected data. The analysis and
statistic data presented in tables, charts or graphs represent the actual value of the SFEZ.
Collecting the practical data of the SFEZ is done from 2001 up to present. The actual
aggregated values form number sequence upon time.
1.4. STRUCTURE OF THE THESIS
Besides the introduction, conclusion and reference list, the thesis consists of 4 following
chapters:
Chapter 1. Literature overview and thesis analysis framework.
Chapter 2. Theoretical rationale of the resource development of the SFEZ in the course of
industrialization, modernization and international integration.
Chapter 3. The current situation and impacts of the resources on the SFEZ development in the
course of industrialization, modernization and internationa