Tóm tắt Luận văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk

Với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp và cùng với chủ trương của tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo xác định phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Diện tích trồng cao su toàn huyện đã tăng từ 6.642 ha năm 2009 lên đến 14.148 ha trong năm 2014. Tuy đã đạt được một số thắng lợi bước đầu quan trọng trong việc mở rộng diện tích trồng cao su trên địa bàn, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su không đạt được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn, xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển cao su trên địa bàn huyện, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Phát triển cây cao su ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk”

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƯƠNG THỊ HẢI YẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Phản biện 2: TS. NGUYỄN HIỆP Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu Luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp và cùng với chủ trương của tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo xác định phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Diện tích trồng cao su toàn huyện đã tăng từ 6.642 ha năm 2009 lên đến 14.148 ha trong năm 2014. Tuy đã đạt được một số thắng lợi bước đầu quan trọng trong việc mở rộng diện tích trồng cao su trên địa bàn, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su không đạt được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn, xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển cao su trên địa bàn huyện, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Phát triển cây cao su ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản xuất cây cao su. - Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển cao su. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Huyện Ea H’leo, Tỉnh Đắk Lắk + Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2010-2014, định hướng đến năm 2020 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. - Phương pháp thống kê kinh tế: dựa vào số liệu thống kê để phân tích, làm rõ những vấn đề có tính quy luật, đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn. - Phương pháp thu thập, tổng hợp các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương có liên quan như phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên môi trường, phòng thống kê và các thông tin qua các loại sách báo, mạng Internet. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây công nghiệp dài ngày. - Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. - Chương 3: Giải pháp phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 1.1. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU 1.1.1 Đặc điểm của cây cao su a. Đặc điểm sinh học Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon sau đó được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Thông thường cây cao su có chiều dài khoảng 20-25 mét, rễ ăn sâu để giữ vững cây, hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn, lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Cây phát 3 triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió bão. Cây cao su có thể chịu nắng hạn khoảng 3 – 4 tháng, tuy nhiên năng suất mủ thời kỳ này sẽ giảm. Trong sản xuất người ta trồng cây cao su với mật độ 400 – 571 cây/ha, chu kỳ sống từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ: 1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế của cây cao su a. Vai trò của cây cao su - Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu - Đóng góp cho phát triển đời sống xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác b. Giá trị kinh tế của cây cao su Nhờ vào sự tăng giá cao su trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam đã thiết lập nhiều kỷ lục, đặc biệt về kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2010, theo Hiệp hội cao su Việt Nam, tổng khối lượng cao su xuất khẩu đạt 780.000 tấn (tăng trưởng 8.03%), kim ngạch xuất khẩu đạt USD 2,39 tỷ (tăng trưởng 10,75%). 1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển cây cao su Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN Từ những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển cây cao su là sự gia tăng về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Phát triển cao su bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và chất lượng, với các nội dung cụ thể như sau: 4 1.2.1. Gia tăng diện tích, sản lượng cây cao su Tiêu chí đánh giá - Diện tích cây cao su, cơ cấu diện tích cao su; - Năng suất và mức tăng năng suất cao su (năng suất cây trồng, năng suất đất); - Sản lượng mủ cao su; 1.2.2. Gia tăng nguồn lực sản xuất cây cao su - Số lượng, trình độ người lao động - Vốn đầu tư Tiêu chí đánh giá - Số lượng lao động tham gia sản xuất cao su; - Trình độ của lao động sản xuất cao su; - Vốn đầu tư cho sản xuất cao su. 1.2.3. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su Tiêu chí đánh giá - Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất; - Tỷ lệ các khâu áp dụng kỹ thuật mới; - Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích; - Tỷ lệ diện tích được sử dụng kỹ thuật mới. 1.2.4. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất cao su Tiêu chí đánh giá - Số lượng các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất - Biến động số lượng của mỗi hình thức tổ chức sản xuất. 1.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su Phát triển thị trường là việc làm gia tăng khách hàng của công ty trên thị trường, gia tăng khối lượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tăng thị phần về sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Tiêu chí phản ánh 5 - Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cao su; - Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cao su trên thị trường; - Số các nhà phân phối tham gia vào tiêu thụ sản phẩm cao su; 1.2.6. Gia tăng hiệu quả của cây cao su Hiệu quả sản xuất cao su: hiệu quả được phản ánh bằng việc so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Trong sản xuất cao su, thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả: - Giá trị sản xuất (GO)/đơn vị diện tích; - Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC); - Giá trị gia tăng (VA)/đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (IC); - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí; - Thu nhập/đơn vị diện tích (vốn). 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Để cây cao su phát triển tốt và hiệu quả cần chú ý đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên như: a. Đất đai Cây cao su có thể trồng được trên 3 loại đất là đất đỏ bazan, đất xám potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch mà các cây khác không thể sống được, cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần đặt ra. b. Độ dốc Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Độ dốc cao thường bị xói mòn và có ít chất dinh dưỡng, gây khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ 6 và vận chuyển mủ. Do đó, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc. c. Lượng mưa và độ ẩm không khí d. Nhiệt độ e. Gió f. Giờ chiếu sáng và sương mù g. Khả năng chịu hạn và chịu úng 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế b. Nguồn lao động c. Cơ sở hạ tầng 1.3.3. Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây cao su a. Chính sách về đất đai b. Chính sách về vốn c. Chính sách về khoa học công nghệ d. Chính sách về chế biến, tiêu thụ sản phẩm cao su CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN EA H’LEO ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu - Vị trí địa lý - Địa hình - Khí hậu b. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất 7 Bảng 2.1: Thực trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Ea H’leo năm 2014 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 121.823,77 91,25 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 68.470,77 51,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15.383 11,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 53.088 39,76 1.2 Đất lâm nghiệp 53.244 39,88 1.2.1 Đất rừng sản xuất 50.511 37,83 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.725 2,04 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 8 0,01 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 109 0,08 1.4 Đất nông nghiệp khác - - 2 Đất phi nông nghiệp 8.030,92 6,02 3 Đất chưa sử dụng 3.657,31 2,74 Tổng diện tích đất tự nhiên 133.512 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo - Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên: + Thuận lợi: + Khó khăn: 8 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội a. Dân tộc b. Dân số c. Lao động d. Truyền thống e. Dân trí f. Cơ cấu kinh tế g. Thị trường các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản h. Đặc điểm cơ sở hạ tầng 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN EA H’LEO 2.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất của cây cao su a. Diện tích b. Năng suất và sản lượng 2.2.2. Thực trạng nguồn lực trong sản xuất cao su - Quy mô diện tích đất - Nhân tố lao động - Năng lực về vốn Vốn là một trong những yếu tố nguồn lực có tính chất quyết định phần lớn khả năng đầu tư cho vườn cây. Trên địa bàn huyện trong những năm qua có thể thấy nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng. Số hộ vay vốn và nhu cầu vay vốn ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ nông dân còn thiếu và rất cần vốn để sản xuất. Chủ yếu nguồn vốn được vay từ ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay trên thực tế là điều không dễ dàng đối với người nông dân do những quy định và nguyên tắc của các ngân hàng. Ngoài việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại khi cần tiền để đầu tư thì người dân thường phải tiếp cận nguồn vốn vay 9 thông qua các doanh nghiệp, đại lý và các hộ gia đình khác với lãi suất tương đối cao. Bên cạnh đó do đặc điểm của cây cao su là cây công nghiệp dài ngày nên nhu cầu vay vốn với thời gian trung và dài hạn với lãi suất vay hợp và phù hợp với chu kỳ kinh doanh rất khó khăn do sự hạn chế nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển sản xuất vườn cây. 2.2.3. Thực trạng ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch và công nghệ chế biến a. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống b. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất c. Công nghệ chế biến - Quy mô nhà máy và chủng loại sản phẩm - Dây chuyền công nghệ và chất lượng sản phẩm 2.2.4. Tổ chức sản xuất cây cao su 2.2.5. Tình hình tiêu thụ cao su Hiện nay trên đại bàn thị trường tiêu thu cao su sản xuất trong huyện được đem tiêu thụ 2 hướng chính: • Hướng thứ nhất đối với cao su tiểu điền: Hộ sản xuất  Các nhà thu gom  Công ty chế biến và xuất khẩu cao su. Hộ sản xuất cao su tiểu điền sẽ bán mủ sau thu hoạch cho các nhà thu gom theo 2 kênh chính:  Kênh 1: Hộ sản xuất  Thu gom nhỏ  Công ty chế biến và XK + Bán cho các thu gom lớn trên địa bàn + Bán trực tiếp cho các công ty xuất khẩu  Kênh 2: Hộ sản xuất  Các nhà thu gom lớn  Công ty chế biến và xuất khẩu 10 Hướng thứ hai: Hộ sản xuất  Công ty chế biến và xuất khẩu 2.2.6. Hiệu quả kinh tế của cây cao su - Chi phí đầu tư cho 01ha cao su thời kỳ KTCB - Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh 2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO 2.3.1. Những thành công a. Những hạn chế Bên cạnh những thành công trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tuy nhiên tình hình sản xuất cao su trên địa bàn còn tồn tại những khó khăn, thách thức như sau: - Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún Diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện chủ yếu là cao su tiểu điền, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, manh mún và hiệu quả kinh tế chưa cao. Gây ảnh hưởng lớn trong việc giám sát, hướng dẫn kỹ thuật ngoài ra kinh nghiệm, kiến thức về bệnh hại cao su và kỹ thuật khai thác còn hạn chế. Tình trạng chăm sóc, bón phân cho vườn cây của các hộ nông dân chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. - Chất lượng mủ cao su chưa cao Chất lượng mủ khai thác hiện nay chưa đảm bảo, không đồng đều, thiếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm cao su ngoài ra việc khai thác mủ bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng mủ cao su của huyện giảm đáng kể, chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. 11 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn huyện vẫn chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù cây cao su trên toàn huyện được trồng thông qua các dự án đầu tư nhưng việc quy hoạch trồng cao su thiếu đồng bộ, phát triển vùng trồng cao su chưa theo đúng quy hoạch, hiện nay một số vùng quy hoạch ban đầu không thực hiện trồng cao su. - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế Bên cạnh đó Ea H’leo là huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình độ dốc lớn bị sông suối chia cắt, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, mật độ sông suối dày nên đất canh tác dễ bị rữa trôi, xói mòn, bạc màu...Quỹ đất nông nghiệp tương đối hanh chế, dân số đông, hàng năm Ea H’leo là địa bàn chịu ảnh hưởng rất lớn do thiên tai gây ra cho nông nghiệp và đời sống của nhân dân như (lũ quét, ngập úng cục bộ, gió lốc, gió xoáy...). Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông, khó khăn trong việc vận chuyển, đi lại, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. - Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế Đa số người nông dân đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su hoặc có biết nhưng không làm đúng vì chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy những lợi ích lâu dài. Tình trạng khai thác non và bán non rừng cao su vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Mặt khác, nhiều nông hộ do chạy theo phong trào, nhưng lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng cây giống không rõ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không đúng quy trình 12 nên ảnh hưởng cho cây cả trước mắt và lâu dài khi kinh doanh cao su tiểu điền. Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế. Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn bất cập. Cán bộ nông nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, chưa tận dụng hết tiềm năng và cơ hội để phát triển nông nghiệp. Chưa thực hiện và quản lý tốt theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020. - Thị trường không ổn định Ngoài rủi ro về thiên tai bão lũ, tình trạng dịch bệnh cũng tác động lớn tới sản lượng ngành. Bên cạnh đó, dầu thô biến động nhiều về giá cũng khiến giá cao su tự nhiên thay đổi theo, tình trạng trút mủ trộm hiện đang bùng phát và diễn ra nhiều nơi. Thị trường trong nước còn nhiều bất cập: Thị trường nhỏ và chưa được quan tâm thích đáng thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ cao su qua các năm thấp, việc tổ chức hệ thống kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Tuy có nhu cầu về cao su nhưng các Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm Công nghiệp làm từ mủ cao su khó tiếp cận được nguồn hàng. Nhiều hộ nông dân và Doanh nghiệp phải lao đao theo sự biến động của thị trường. - Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương Việc phát triển cao su trên địa bàn là vấn đề mới, quy mô lớn do vậy trong quá trình tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, của các đơn vị còn lúng túng. Tập quán canh tác truyền thống của nhân dân đã quen với trồng cây ngắn ngày, nay chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày nên một số hộ còn phân vân. Diện tích đất quy hoạc trồng cao su đan xen nhiều loại đất, 13 nhiều chương trình dự án đã và đang đầu tư. Công tác tuyên truyền chưa sâu. Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chưa kịp thời dẫn đến việc giao đất cho công ty khai hoang trồng cây cao su còn chậm. Việc xử lý diện tích rừng không thành rừng của huyện còn lúng túng. Cây trồng mới, cách làm mới không thể tránh khỏi những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO 3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo về tình hình thị trường và nhu cầu sản phẩm cây cao su Sản xuất cao su trong những năm tới sẽ tồn tại 3 kịch bản là: mức giá tốt ở 2.500 USD/tấn; giá vừa ở mức 2.000 USD/tấn và kịch bản xấu giá thấp là 1.500 USD/tấn, trong đó khả năng giá ở mức 2.000 USD/tấn trong vòng 3 năm tới là có cơ sở. Tuy nhiên, người trồng cao su cần tính toán theo chiều hướng thấp nhất để chủ động hạ giá thành sản phẩm. Với mức giá 42 triệu đồng/tấn người trồng cao su vẫn có lãi từ 3-5 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, trong 38 triệu đồng giá thành, tiền lương công nhân chiếm 50%, điều này góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Trong điều kiện giá cao su hiện nay, người trồng cao su vẫn làm ăn có lãi, tất nhiên lợi nhuận không thể bằng như các năm trước. Chính vì vậy, người dân chỉ nên chuyển đổi hoặc trồng mới những vườn cây có quá trình đầu tư và giống không tốt hoặc trồng trên loại đất không phù hợp. 14 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Phấn đấu tổng diện tích cao su toàn huyện đạt 15.170 ha, năng suất bình quân đạt 1,55 tấn/ha vào năm 2015. Đến năm 2020, diện tích cao su đạt 18.820 ha với năng suất bình quân đạt 1,65 tấn/ha. a. Định hướng phát triển khai thác mủ cao su: b. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến c. Định hướng phát triển dịch vụ sản xuất d. Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng e. Định hướng tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch diện tích trồng cao su 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn lực a. Giải pháp về đất đai Hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện phân bổ trên đầu người cao, quá trình tích tụ đất đai diễn ra trên cơ sở chuyển nhượng, cho thuê hoặc thông qua việc thành lập, phát triển các trang trại. Tập trung tích tụ ruộng đất tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng cường cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Để nâng cao nguồn lực đất đai, cần tập trung thực hiện: động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các công ty. Cải tiến chế độ khoán vườn cây theo hướng nâng cao thu nhập cho hộ nhận khoán để thu hút và sử dụng lao động tại chỗ ổn định và lâu dài. 15 c. Giải pháp về vốn Thành lập quỹ tín dụng đầu tư phát triển riêng cho sản xuất cao su. Các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển cao su tiểu điền. Phát huy sức mạnh tổng hợp của
Luận văn liên quan