Tóm tắt Luận văn Phát triển chăn nuôi bõ thịt ở huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Tư Nghĩa là vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi nên đại đa số người dân ở đây làm nông nghiệp, chăn nuôi bò thịt có vị trí quan trọng trong sản xuất của các nông hộ ở huyện Tư Nghĩa. Người dân có thể tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như sắn, ngô. để cung cấp thức ăn cho bò. Tính đến năm 2016, đàn bò toàn tỉnh có khoảng 282.525 con, tại huyện Tư Nghĩa có 24.174 con bò thịt. Phát triển chăn nuôi bò là khâu đột phá chuyển dổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao, nâng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo tạo, công ăn việc làm, thúc đẩy KT - XH phát triển bền vững. Những thuận lợi đó cộng với chủ trương, chính sách khuyến khích chăn nuôi, dự án chuyên giao con giống, kỹ thuật nuôi đem lại kết quả nhất định trong chăn nuôi bò thịt. Tuy nhiên chăn nuôi bò thịt thời gian qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, còn một số khó khăn, tồn tại cần được tháo gỡ. Để góp phần giải quyết những vấn đề đã nêu trên, đóng góp cho sự phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Tư Nghĩa, tôi hình thành và chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển chăn nuôi bõ thịt ở huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN BẢO NGỌC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư Nghĩa là vùng trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi nên đại đa số người dân ở đây làm nông nghiệp, chăn nuôi bò thịt có vị trí quan trọng trong sản xuất của các nông hộ ở huyện Tư Nghĩa. Người dân có thể tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như sắn, ngô... để cung cấp thức ăn cho bò. Tính đến năm 2016, đàn bò toàn tỉnh có khoảng 282.525 con, tại huyện Tư Nghĩa có 24.174 con bò thịt. Phát triển chăn nuôi bò là khâu đột phá chuyển dổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao, nâng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo tạo, công ăn việc làm, thúc đẩy KT - XH phát triển bền vững. Những thuận lợi đó cộng với chủ trương, chính sách khuyến khích chăn nuôi, dự án chuyên giao con giống, kỹ thuật nuôi đem lại kết quả nhất định trong chăn nuôi bò thịt. Tuy nhiên chăn nuôi bò thịt thời gian qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, còn một số khó khăn, tồn tại cần được tháo gỡ. Để góp phần giải quyết những vấn đề đã nêu trên, đóng góp cho sự phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Tư Nghĩa, tôi hình thành và chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa trong thời gian tới. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa với chủ thể là các hộ nuôi bò thịt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong 05 năm (2013 - 2017). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích thống kê mô tả - Phương pháp mô tả so sánh - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên - Phương pháp đánh giá - Phương pháp thực chứng 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Phát triển chăn nuôi bò thịt là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu một cách toàn diện và được áp dụng tại huyện Tư Nghĩa. - Vận dụng lý luận phát triển ngành kinh tế quốc dân vào phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Tư Nghĩa với những đặc thù của địa phương. - Các giải pháp được kiến nghị dựa trên tính đặc thù của địa phương sẽ hứa hẹn có hữu ích cho hoạch định chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. 6. Tổng quan tài liệu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT 1.1.1. Khái niệm phát triển chăn nuôi bò thịt Phát triển chăn nuôi bò thịt chính là sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất lượng đàn bò thịt, là sự biến đổi cơ cấu đàn bò, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững. Phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững là đích hướng tới của các nước đang phát triển vùng nhiệt đới. 1.1.2. Vai trò của chăn nuôi bò thịt - Chăn nuôi bò thịt cung cấp thực phẩm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người. - Chăn nuôi bò thịt cung cấp phân bón và tận dụng sức kéo phục vụ cho sản xuất trồng trọt. - Chăn nuôi bò thịt tạo thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế nông hộ. - Chăn nuôi bò thịt đóng góp vào gia tăng sản lượng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. - Chăn nuôi bò thịt giúp tối ưu hóa các điều kiện tự nhiên. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển chăn nuôi bò thịt - Chăn nuôi trâu bò là ngành quan trọng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta. - Phát triển chăn nuôi bò cho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội. 4 - Đối với nông hộ, nhất là hộ nghèo ở các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, chăn nuôi bò thịt do vậy mà đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xoá đói giảm nghèo, là công cụ để góp phần phát triển bền vững. - Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, việc phát triển chăn nuôi bò thịt nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giá trị gia tăng ngày càng cao và hiệu quả kinh tế ngày càng lớn. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT 1.2.1. Gia tăng quy mô đàn bò thịt Phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm sự gia tăng về số lượng, chất lượng và năng suất đàn bò thịt, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm, cơ cấu giá trị đàn bò theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả. Về mặt số lượng, phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm: quy mô đàn bò thịt tăng lên ở một khu vực hay trong một quốc gia; cơ cấu đàn, sản lượng thịt bò thu được của toàn đàn trong chu kỳ chăn nuôi; giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt... Tiêu chí: - Tăng trưởng quy mô đàn bò: Số lượng bò thịt tại một thời điểm (thông thường tính bằng năm);Số lượng bò thịt tăng thêm hàng năm. - Tăng trưởng giá trị chăn nuôi bò thịt: Giá trị sản lượng bò thịt là toàn bộ giá trị của số lượng bò do hộ gia đình và người sản xuất bán ra thị trường trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). - Mức và tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng bò thịt: Tăng trưởng giá trị sản lượng bò thịt được hiểu là sự gia tăng về quy mô giá trị sản lượng bò thịt trong một thời kỳ nhất định và được phản ánh qua mức và tỷ lệ tăng giá trị sản lượng bò thịt. 5 1.2.2. Thay đổi cơ cấu đàn bò thịt Để nâng cao chất lượng giống bò trong chăn nuôi, ngoài việc cần cải tạo đàn giống theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất, mặt khác sử dụng các giống bò nội lai tạo với các giống có nguồn gen cao sản trên thế giới để cho ra giống mới phù hợp có chất lượng và năng suất tốt hơn. Tiêu chí: - Sự thay đổi tỷ lệ các loại giống đàn bò: Số lượng bò lai và bò vàng; Tỷ lệ và sự thay đổi tỷ lệ các giống bò cho năng suất cao. - Đo lường năng suất thịt trong chăn nuôi bò thịt, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Trọng lượng và sự gia tăng trọng lượng bò hơi xuất chuồng của một con cho một chu kỳ chăn nuôi; Khối lượng thịt của một con cho một chu kỳ chăn nuôi; Tỷ lệ thịt xẻ. 1.2.3. Lựa chọn phƣơng thức chăn nuôi hợp lý Hiện nay ở nước ta chăn nuôi bò thịt theo ba hình thức: Hộ gia đình, trang trại và hợp tác xã. Trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đó được thể hiện rõ trong chăn nuôi bò thịt như quy mô chăn nuôi nhỏ lẽ, chất lượng và năng suất sản phẩm thấp, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi rất hạn chế. Tuy kinh tế trang trại có những bước phát triển nhưng phổ biến là quy mô sản xuất nhỏ, trang trại gia đình, chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Việc xác định rõ hình thức tổ chức chăn nuôi sẽ cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất. Tiêu chí: - Số lượng và tỷ trọng trang trại, hộ chăn nuôi bò thịt, các hình thức liên kết sản xuất kinh doanh chăn nuôi bò thịt. 6 - Việc làm và thu nhập lao động: Số lao động thu hút thêm hay số việc làm mới tạo ra từ chăn nuôi bò thịt; Mức tăng trưởng thu nhập của lao động chăn nuôi bò thịt; Số hộ nghèo tham gia chăn nuôi và thoát nghèo; Lượng phụ phẩm nông nghiệp được khai thác cho chăn nuôi bò thịt. 1.2.4. Gia tăng năng lực và cung cấp dịch vụ cho chăn nuôi bò thịt Nội dung: - Trong chăn nuôi bò thịt yêu cầu vốn lớn để xây dựng chuồng trại, mua con giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, cho tạo dựng các cơ sở chế biến, xúc tiến bán sản phẩm... - Lao động trong chăn nuôi bò đòi hỏi phải có kỹ thuật, nhất là các khâu như dọn vệ sinh, cắt cỏ, nuôi dưỡng, chăm sóc,... - Để phát triển chăn nuôi bò thịt cần quan tâm giải quyết cả số lượng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, chế biến và dự trữ thức ăn cho bò. - Đất đai là cơ sở quan trọng để người chăn nuôi tiến hành xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng cỏ và chăn thả bò thịt. - Khâu cung cấp dịch vụ thú y và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt có vai trò quan trọng, bảo đảm cho chăn nuôi bò thịt có được năng xuất cao hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Tiêu chí: - Về vốn: Sản lượng thịt/1 đơn vị vốn; Mức tăng sản lượng thịt/1 đơn vị vốn. - Về tạo nguồn thức ăn: Diện tích đất dành cho chăn nuôi bò; Chỉ tiêu sản lượng cỏ cho chăn nuôi/đơn vị diện tích; Gia tăng sản lượng/sự gia tăng 1 đơn vị diện tích; Tổng thu nhập/1 đơn vị diện tích... 7 - Về lao động: Giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt/1 lao động; Mức tăng Giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt /1 lao động tăng thêm. 1.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phầm chăn nuôi Thị trường quyết định quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của các ngành sản xuất nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Việc tiêu thụ sản phẩm thông suốt sẽ bảo đảm chu kỳ kinh doanh chăn nuôi giúp giảm thiểu chi phí khi phải kéo dài chu kỳ chăn nuôi do thị trường tiêu thụ bị đình trệ. Ngoài ra, việc tiêu thụ kịp thời còn đảm bảo được chất lượng của thịt bò, giảm bớt chi phí kho bãi, bảo quản. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT 1.3.1. Các yếu tố về tự nhiên 1.3.2. Các yếu tố về kinh tế - xã hội 1.3.3. Các yếu tố về kỹ thuật 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế và sản xuất nông nghiệp 2.1.3. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÕ THỊT Ở HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.2.1. Tình hình gia tăng quy mô đàn bò thịt Theo niên giám thống kê của huyện Tư Nghĩa năm 2015, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 53,12% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi). Đối với nội bộ ngành chăn nuôi, đã có sự dịch chuyển giữa gia súc và gia cầm; cơ cấu giá trị sản xuất ngành gia súc đã tăng từ 78,31% năm2011 lên 80,2% vào năm 2015; ngược lại, gia cầm đã giảm từ 13,89% xuống còn 7,42%. Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Quy mô đàn bò thịt ở huyện Tư Nghĩa có sự tăng trưởng qua các giai đoạn, năm 2013 là: 22.448 con, năm 2014 là: 22.762 con(tăng 1,39% so với năm 2013), năm 2015 là:23.094 con (tăng 1,45% so với năm 2014), năm 2016 là: 24.174 (tăng 4,76% so với năm 2015). 9 22.448 22.762 23.049 24.174 21.5 22 22.5 23 23.5 24 24.5 2013 2014 2015 2016 Hình 2.2. Tình hình số lượng đàn bò thịt ở huyện Tư Nghĩa (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa 2013-2016) Bảng 2.1. Tình hình gia tăng số lượng và quy mô đàn bò tại Tư Nghĩa Nội dung Đơn vị tính 2013 2014 2015 2016 Bò con 22.448 22.762 23.094 24.174 Tỷ lệ % - 1,39 1,45 4,76 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa 2013-2016) Tuy nhiên, quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt, mặc dù trong thực tế đã cho thấy những lợi thế và hiệu quả của nó, nhưng trong những năm qua vẫn chưa được coi là một ngành sản xuất có thể đem lại sự thay đổi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chính quyền nhiều nơi chưa quan tâm, thiếu chiến lược phát triển toàn diện lâu dài và sự đầu tư thích đáng cho ngành chăn nuôi bò 10 thịt. Bên cạnh đó, đa số người dân vẫn coi đây là nghề phụ, thiếu sự đầu tư phát triển trên quy mô lớn. 2.2.2. Tình hình thay đổi cơ cấu đàn bò thịt Nhìn chung, trong thời gian gần đây, cơ cấu đàn bò thịt ở huyện Tư Nghĩa có sự biến động không lớn giữa các nhóm bò trong tổng đàn. Theo số liệu điều tra tại Bảng 2.3, đàn bò thịt đang nuôi dưỡng tại huyện Tư Nghĩa có cơ cấu nhóm trên 36 tháng tuổi chiếm 5,7% trong tổng đàn, nhóm từ 25 đến 36 tháng tuổi chiếm 40,78%, nhóm từ 13 đến 24 tháng tuổi chiếm 26,33% và nhóm từ 1 đến 12 tháng tuổi chiếm 27,19%. Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu điều tra cơ cấu đàn bò thịt năm 2016 Đơn vị điều tra Tổng số Chia ra theo độ tuổi Trên 36 tháng tuổi Từ 25 - 36 tháng tuổi Từ 13 - 24 tháng tuổi Từ 1 - 12 tháng tuổi I. Số lượng (con) 802 44 290 184 184 Xã Nghĩa Hà 171 10 67 51 43 Xã Nghĩa Thắng 169 9 76 40 44 Xã Nghĩa Thuận 350 22 143 89 96 Xã Nghĩa Thọ 12 3 4 4 1 II. Cơ cấu (%) 100 5,70 40,78 26,33 27,19 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra – 2016) Qua khảo sát, những năm vừa qua năng suất và chất lượng giống bò thịt ở huyện Tư Nghĩa đã được cải thiện một cách rõ rệt. Công tác cải tạo đàn bò vàng theo hướng Zêbu hóa đã được các cấp, 11 ngành quan tâm đầu tư triển khai bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và của dân đóng góp. Thông qua các chương trình, dự án trên, cùng với số đực giống tự có trong dân đã bước đầu cải tạo đàn bò địa phương, đưa tỷ lệ bò lai đạt 79,74% trong tổng đàn. Thực tế cho thấy, các bò đực giống lai Sind đưa về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đều thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt, đang được yêu cầu nhân rộng trên địa bàn huyện. 7.9 2.1 Tỷ lệ bò lai - 79,74% Tỷ lệ bò vàng 20,26% Hình 2.4. Cơ cấu giống bò thịt ở huyện Tư Nghĩa (Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài – 2016) Tuy nhiên, thực tế cho thấy các địa phương trong huyện còn gặp nhiều khó khăn về giống, nhất là giống bò lai sind vừa thiếu vừa kém chất lượng. Đa số các trang trại và hộ dân còn đơn điệu về giống, hệ thống cung cấp giống chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. Việc thiếu giống cao sản, chất lượng nên sản phẩm làm ra chưa chất lượng và không nhiều, không tạo thành vùng hàng hoá lớn là một trong những nguyên nhân tiêu thụ sản phẩm khó khăn và sức hấp dẫn của chăn nuôi bò thịt chưa lớn như kỳ vọng. 2.2.3. Tình hình lựa chọn phƣơng thức chăn nuôi hợp lý Chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa chủ yếu là phương thức chăn nuôi truyền thống, với quy mô từ 1-2 con là phổ biến để tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp. Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.5 12 cho thấy: Phần lớn hộ chăn nuôi bò với quy mô chăn nuôi nhỏ, số hộ có quy mô chăn nuôi lớn rất ít. Tỷ lệ hộ chăn nuôi từ 1 - 2 con bò thịt chiếm tới 80% năm 2015 và 80.84% năm 2016. Tỷ lệ hộ nuôi từ 3 - 5 con chỉ chiếm 18% năm 2015 và 18.7% năm 2016. Tỷ lệ hộ nuôi trên 5 con chỉ dao động trong khoảng 2% tổng số hộ được khảo sát. Bảng 2.5. Quy mô chăn nuôi bò tại huyện Tư Nghĩa Năm 2015 2016 Quy mô (con) Hộ Hộ 1 - 2 528 540 3 - 5 119 125 6 - 10 11 18 11 - 20 2 3 (Nguồn: Khảo sát của đề tài năm 2015 và 2016) Bên cạnh đó, tại các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thuận, Nghĩa Thắng, Nghĩa Điền tổng cộng có trên 150 hộ theo đuổi nghề nuôi vỗ béo bò. Ngoài ra, trên địa bàn đang có dự án Trang trại chăn nuôi bò cái giống theo Quy chuẩn quốc gia và bò thịt chất lượng cao do Công ty TNHH Chăn nuôi Thuận Đức làm chủ đầu tư và Dự án Trang trại chăn nuôi gia súc chất lượng cao mang tên Sông Trà do Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Sông Trà Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. 13 3.4 4.02 0.9 0.83 2 Hộ xuất chuông Hộ xuất chuồng 2 con Hộ xuất chuồng 3 con Hộ xuất chuồng 4 con Hộ xuất chuồng từ 5 - 8 con Hình 2.5. Tỷ lệ số lượng bò xuất chuồng Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2016 Theo số liệu điều tra cho thấy số lượng bò xuất chuồng trong năm 2016 của các hộ điều tra bình quân 2,2 con, hộ nhiều nhất là 8 con và hộ ít nhất là 1 con. Tỷ lệ số hộ xuất chuồng 1 con chiếm 34%, 2 con là 40,2% và 3 con 9,1% và 4 con là 8,3%. Từ 5 tới 8 con chỉ hơn 2% mỗi nhóm. Lượng xuất chuồng này do quy mô chăn nuôi bò thịt còn nhỏ nên lượng xuất chuồng ít. 15 35 40 10 Dưới 100kg Từ 100kg - 125kg Từ 125kg - 150kg Trên 150kg Hình 2.6. Tỷ trọng các nhóm trọng lượng xuất chuồng (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra – 2016) Hình 2.6 mô tả tỷ trọng các nhóm trọng lượng xuất chuồng của đàn bò các hộ điều tra. Dưới 100 kg khi xuất chuồng chiếm 15%, từ 100kg - 125 kg là 35%, từ 125kg - 150kg là 40%, trên 150kg là 14 10%. Như vậy trọng lượng xuất chuống chủ yếu trong khoảng 100 - 150 kg. Với trọng lượng như vậy phản ánh đúng chất lượng của đàn bò ở huyện Tư Nghĩa khi tỷ lệ bò lai có năng suất cao chiếm gần 80% tổng đàn bò. Có thể khẳng định ngành chăn nuôi bò thịt ở huyện Tư Nghĩa là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận khá và nếu có chính sách đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển góp phần khai thác tiềm năng tự nhiên, lao động để chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.2.4. Tình hình gia tăng năng lực và cung cấp dịch vụ cho chăn nuôi bò thịt Về vốn đầu tư cho chăn nuôi: Số liệu điều tra hộ chăn nuôi bò thịt cho thấy tổng số hộ điều tra thì có 67% hộ thiếu vốn để kinh doanh, như vậy là hơn 2/3 số người chăn nuôi bò thịt thiếu vốn cho chăn nuôi. Qua số liệu trên cho thấy: có tới 56% người chăn nuôi cần vốn lựa chọn vay vốn của các Ngân hàng và 44% vay ngoài Ngân hàng, trong đó tín dụng bên ngoài 19% và người nhà là 25%. Hình 2.8. Các khó khăn của người chăn nuôi bò thịt (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2016) 15 Hình 2.9. Lựa chọn nguồn vốn vay của người chăn nuôi bò thịt (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra – 2016) Về huy động nguồn lực đất đai: Nếu tính diện tích đất trồng cỏ trên số lượng bò cho thấy con số này là rất thấp hiện tại bình quân chỉ khoảng trên 100 m2/1 bò thịt. Nếu theo tiêu chuẩn thì chỉ bằng 1/5 vì mỗi con bò cần 500 m2 đồng cỏ. Số liệu điều tra cũng cho thấy có tới 90% số hộ chăn nuôi bò thịt được điều tra hiện không trồng cỏ chăn nuôi bò. Chỉ có 10% số hộ có đất trồng cỏ nuôi bò, hộ nhiều nhất là 700 m2 và hộ ít nhất là 200 m2 và những hộ có số lượng xuất chuồng nhiều cũng là những hộ có đất trồng cỏ do chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Về lao động sử dụng trong chăn nuôi bò: Các hộ chăn nuôi bò thịt phần lớn sử dụng lao động là những thành viên trong gia đình, rất ít hộ sử dụng lao động thuê ngoài. Việc sử dụng lao động tham gia chăn nuôi bò ở các hộ chăn nuôi khác nhau tùy theo lao động hiện có và quy mô chăn nuôi của hộ. Về nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò: Ở Tư Nghĩa, với tình hình thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn vào mùa hè, rét đậm vào mùa đông, lũ lụt thường xuyên xảy ra và rét lạnh kéo dài. Do đó, diện tích cỏ trồng làm thức ăn cho bò bị cháy khô vào mùa hè, ngập úng vào mùa đông nên năng suất không hiệu quả, đồng thời một lượng lớn thức ăn dự trữ cho bò bị hư hỏng vì lũ lụt xảy ra hàng năm. 16 Khâu cung cấp dịch vụ: Có thể khẳng định, các hoạt động của cơ quan khuyến nông và thú y là rất tích cực, nhưng do địa bàn rộng, việc thiếu cán bộ kỹ thuật hay những người hiểu biết về kiến thức chăn nuôi và thú y ở cơ sở, trong điều kiện chăn nuôi bò thịt tiến hành theo các hộ nông dân, thông thường các hộ này vẫn quen chăn nuôi theo phương thức cũ, hạn chế về kỹ thuật và thú y thì khi cần xử lý khẩn cấp các bệnh tật và sinh sản ở bò nhiều lúc không kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng trên tổng đàn gia súc vẫn ở mức thấp (tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huy
Luận văn liên quan