Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn hình
thành. Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển
20%/năm, nhưng sau 10 năm dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn khá khiêm tốn,
chỉ chiếm khoảng 8% GDP. Tuy nhiên, đây là thị trường đầy tiềm năng, có
thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì GDP của Việt
Nam tăng trưởng ổn định và vẫn tăng dần qua hàng năm, theo đó thu nhập
bình quân đầu người cũng tăng lên. Khi thu nhập tăng, nhu cầu mua sắm của
người dân cũng sẽ tỷ lệ thuận theo và đó là điều kiện và yếu tố rất quan trọng
để thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ,
độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất
nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống. Các
bạn trẻ cũng có tư duy hiện đại hơn, quyết đoán trước các nhu cầu tài chính
của bản thân và gia đình. Những năm qua, Việt Nam cũng thu hút đầu tư nước
ngoài rất hiệu quả. Hàng chục tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ
vào Việt Nam, số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài sang Việt
Nam cũng rất nhiều và đây là những nhóm khách hàng ưa thích và sử dụng
dịch vụ tài chính tiêu dùng.
Tại Hà Nội, với mật độ dân cư đông đúc, số lượng các bạn trẻ ra trường
mỗi năm lên tới con số hàng nghìn trong đó nhiều người quyết định sống và
làm việc tai Hà Nội, các dự án xây dựng chung cư ở địa bàn ngày càng gia
tăng đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố nhiều nơi được quy hoạch mở
rộng, đây là thị trường đầy tiền năng của các ngân hàng thương mại để phát
triển cho vay tiêu dùng.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn hình
thành. Dù được đánh giá là thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển
20%/năm, nhưng sau 10 năm dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn còn khá khiêm tốn,
chỉ chiếm khoảng 8% GDP. Tuy nhiên, đây là thị trường đầy tiềm năng, có
thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì GDP của Việt
Nam tăng trưởng ổn định và vẫn tăng dần qua hàng năm, theo đó thu nhập
bình quân đầu người cũng tăng lên. Khi thu nhập tăng, nhu cầu mua sắm của
người dân cũng sẽ tỷ lệ thuận theo và đó là điều kiện và yếu tố rất quan trọng
để thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ,
độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất
nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống... Các
bạn trẻ cũng có tư duy hiện đại hơn, quyết đoán trước các nhu cầu tài chính
của bản thân và gia đình. Những năm qua, Việt Nam cũng thu hút đầu tư nước
ngoài rất hiệu quả. Hàng chục tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ
vào Việt Nam, số lượng chuyên gia, lao động người nước ngoài sang Việt
Nam cũng rất nhiều và đây là những nhóm khách hàng ưa thích và sử dụng
dịch vụ tài chính tiêu dùng.
Tại Hà Nội, với mật độ dân cư đông đúc, số lượng các bạn trẻ ra trường
mỗi năm lên tới con số hàng nghìn trong đó nhiều người quyết định sống và
làm việc tai Hà Nội, các dự án xây dựng chung cư ở địa bàn ngày càng gia
tăng đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố nhiều nơi được quy hoạch mở
rộng, đây là thị trường đầy tiền năng của các ngân hàng thương mại để phát
triển cho vay tiêu dùng.
“Chính vì thế, các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh hoạt động cho
vay hơn nữa, để phát huy vai trò trung gian tài chính của mình, trở thành kênh
kết nối có hiệu quả giữa nguồn vốn ngân hàng huy động được với nhu cầu bị
giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho
chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội”
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam là Ngân hàng
thương mại cổ phần với 64% vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước là”một trong
những ngân hàng hàng đầu về quy mô và chất lượng hoạt động tại Việt Nam.
Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, phát triển cho vay tiêu
dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng nhằm mục đích trở thành
một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”
Trước bối cảnh đó, đầu năm 2014, Vietinbank đã chuyển đổi mô hình
hoạt động cũng như đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm phát triển lĩnh vực bán
lẻ.Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương Thành Phố Hà Nội là chi
nhánh luôn đi đầu trong mọi hoạt động của hệ thống. Chi nhánh”đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ với khu vực khách hàng vay
tiêu dùng tại địa bàn.”Tất cả các khách hàng doanh nghiệp được đưa vào các
phòng trong trụ sở chi nhánh quản lý, các phòng giao dịch trên địa bàn Hà
Nội sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân.
Chi nhánh đã triển khai nhiều loại hình”cho vay tiêu dùng đối với khách hàng
cá nhân,”không ngừng đẩy mạnh dư nợ cho vay tiêu dùng, từng bước cải
thiện quy định, quy trình cho vay phù hợp nhu cầu của người dân.
“Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh nói riêng và cả
hệ thống Vietinbank nói chung vẫn còn có những hạn chế như:thủ tục cho vay
còn rườm ra, chính sách cho vay tiêu dùng chưa kịp thời, sản phẩm cho vay
chưa đa dạng, chưa thật sự thu hút đối với khách hàng và chưa xứng tầm với
tiềm năng và vị thế của ngân hàng. Đối với Chi nhánh vẫn còn tồn tại những
vướng mắc về công tác thẩm định cho vay, chính sác bán hàng và chăm sóc
khách hànglàm ảnh hưởng đến khả năng phát triển cho vay tiêu dùng của
mình.Do đó, việc tìm hiểu thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh và đưa
ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng là rất
cần thiết.”
Chính vì vậy, đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội” (Gọi tắt
là Vietinbank CN TP Hà Nội) đã được lựa chọn để nghiên cứu, tìm hiểu từ đó
đưa ra các giải pháp giải quyết các hạn chế và các kiến nghị nhằm phát triển
cho vay tiêu dùng tại đây.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát và hệ”thống hóa các vấn đề lý luận về cho vay tiêu dùng trong
cácngân hàng thương mại”
“Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietibank CN TP
Hà Nội”
Đưa ra các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam CN TP Hà Nội
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
CN TP Hà Nội
b. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Vietinbank CN TP Hà Nội
Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2013
đến năm 2015, phản ánh rõ thực trạng cho vay tiêu dùng tạiVietinbank Hà
Nội.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng
Các phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu là:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ báo cáo tài chính tìm hiểu thông tin
trên internet, tạp chí; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích,
tổng hợp;Các phương pháp xử lý số liệu, phân tích và so sánh đánhgiá nhằm
làm rõ vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đề ra.
4.2. Nguồn thu thập các dữ liệu
- Báo cáo tài chính tại Vietinbank CN TP Hà Nội, số liệu hoạt động kinh
doanh trong giai đoạn 2013 - 2015 của Vietinbank CN TP Hà Nội và một số
báo cáo của phòng tổng hợp.
- Các công văn về quy trình cấp tín dụng, sản phẩm cho vay, điều kiện
vay hiện đang được áp dụng tại Vietinbank.
- Bảng tổng hợp kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm,
Bảng phân loại nợ hàng năm của Vietinbank CN TP Hà Nội.
V. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cầu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội
VI. Nội dung bài viết
Chương 1: Tổng quan về phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân
hàng thương mại.
Chương 1 trình bày những cơ sở lý thuyết chung về”cho vay tiêu dùng
cũng như phát triển cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại”
Theo Lênin: “Ngân hàng là xí nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ và tín
dụng. Sự ra đời của ngân hàng là kết quả của phân công lao động xã hội,
chừng nào còn kinh doanh hàng hoá thì còn có ngân hàng, ngân hàng là kế
toán cho cả nền kinh tế”
Đứng trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp, giáo sư Peter
S.Rose- Hoa Kì đã khẳng định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín
dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính
nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
“Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
16 tháng 6 năm 2010 có”hiệu lực từ ngày 01/01/2011, “Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận” và “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên
một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung
ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Trong đó, hoạt động cho vay có”vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng,
vì thu nhập từ hoạt động này không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập mà còn bảo đảm cho việc chi trả lãi các nguồn huy động được.”Tại
khoản 16 Điều 4 Luâṭ các tổ chức tín duṇg số 47/2010/QH12: “Cho vay là môṭ
hình thức cấp tín dụng , theo đó tổ chức tín duṇg giao ho ặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất điṇh theo thỏa thuâṇ với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Có nhiều tiêu thức để phân loại hình thức”cho vay của ngân hàng: Phân
theo mục đích sử dụng vốn, Phân loại theo thời hạn tín dụng, Phân loại theo
mức độ tín nhiệm của khách hàng, Phân loại theo phương thức cho vay, Phân
loại theo phương thức hoàn trả nợ vay”
Có thể hiểu“Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia
đình.các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính rất quan trọng đối với
người tiêu dùng để có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như : nhà ở,
phương tiện đi lại, học tập, sinh hoạt, du lịch, y tế....trước khi họ có đủ khả
năng tài chính để chi trả. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: quy mô mỗi khoản
vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn,”các khoản vay tiêu dùng có lãi
suất “cứng nhắc”,“các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao, các
khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn, cho vay tiêu dùng là một trong
những khoản mục có khả năng sinh lời cao nhất.”
Khi nói đến“sự phát triển cho vay tiêu dùng là nói đến sự gia tăng quy
mô về số lượng và chất lượng của hoạt động này trong các ngân hàng thương
mại. Gia tăng về số lượng gồm các đại lượng cụ thể như dư nợ cho vay, số
lượng hợp đồng cho vay. Sự gia tăng về chất lượng cho vay tiêu dùng bao
gồm các đại lượng như sự giảm của nợ quá hạn, nợ xấu, nâng cao lợi nhuận,
phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm khác nhau,cũng như nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng khi rút ngắn thời gian và thủ tục”
Bên cạnh các tiêu chí phản ánh kết quả phát triển”cho vay tiêu dùng: Dư
nợ cho vay, số lượng khách hàng vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng
dư nợ CVTD, lợi nhuận từ hoạt động CVTD,”còn có các tiêu chí ảnh hưởng
đến”kết quả phát triển cho vay tiêu dùng như: chính sách cho vay của ngân
hàng, quy trình cấp tín dụng, thông tin tín dụng và thẩm định khách hàng,
nguồn nhân lực, trình độ công nghệ và quản lý, cùng các nhân tố khác.”
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội.
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan”về Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội: Quá trình hình thành phát triển,
Cơ cấu tổ chức, khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
2013-2015; trình bày được thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi
nhánh, chỉ ra những kết quả tốt cũng như hạn chế và nguyên nhân của hoạt
động này.”
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Hà Nội”có trụ
sở tại số 6, Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm,”là tiền thân của Ngân hàng nghiệp
vụ khu vực I Hà Nội. Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội đã trải qua hơn”20
năm xây dựng và phát triển, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội đất nước.”
Với sự phục hồi của”nền kinh tế và ngành ngân hàng có những dấu hiệu
tích cực, với vị thế là một chi nhánh mạnh của hệ thống VietinBank, Chi
nhánh TP Hà Nội có mức độ tăng trưởng vượt bậc, lợi nhuận hạch toán của
Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, Chi nhánh có lợi nhuận là
275,7 tỷ đồng thì năm 2014 là 422,3 tỷ đồng tăng 53,2% và lũy kế đến năm
2015 lợi nhuận của Chi nhánh đạt 983,9 tỷ đồng tăng 133% so với năm 2014.
Trong đó, thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu
nhập khoảng từ 50% - 55%, sau đó là thu từ lãi vay chiếm từ 40% - 45% tổng
thu nhập, còn lại là thu từ dịch vụ và thu khác. Lợi nhuận từ HĐKD là 924,4
tỷ đồng”
Qua các năm thì tình hình huy động vốn của Chi nhánh đều có sự tăng
trưởng. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 53,743 tỷ
đồng, tăng 10,2% so với năm 2013. Đến năm 2015”tổng nguồn vốn huy động
của chi nhánh là”60,486 tỷ đồng, bằng 112,55% tổng nguồn vốn huy động
của năm 2014. Để giữ vững và tăng cường huy động vốn, một mặt chi nhánh
TP.Hà Nội đã đẩy mạnh huy động vốn với nhiều nhóm giải pháp và chỉ đạo
thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Mặt khác ngân hàng tích cực triển khai chương
trình marketing tiền gửi dân cư, áp dụng đồng bộ các sản phẩm tiền gửi với
nhiều giá trị gia tăng lãi suất cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm linh
hoạt, tiết kiệm lãi suất thả nổi, siêu thả nổi, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm kiều
hối
”Hoạt động tín dụng được Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội xác định có
một vị trí chiến lược, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận thu được hàng năm.
Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những
năm vừa qua. Tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh luôn năm sau cao hơn năm
trước cụ thể: dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2013 là 53,332 (tỷ đồng)
nhưng đến năm 2014 là 55,758 (tỷ đồng) tăng 4,55% so với năm 2013 và tính
đến cuối năm 2015 dư nợ cho vay của chi nhánh là 64,300 (tỷ đồng) tăng
15.34% so với năm 2014, là một mức tăng khá cao, Với những kết quả đã đạt
được trong những năm qua, 2016 hứa hẹn sẽ là 1 năm phát triển rực rỡ của
Vietinbank CN TP Hà Nội nói riêng và của cả hệ thống NHCT nói chung"
Để xem xét hiệu quả phát triển cho vay tiêu dùng tại Vietinbank CNTP
Hà Nội, luận văn đã tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu phát triển và các
chỉ tiêu ảnh hưởng, cụ thể như sau:
Đánh giá kết quả phát triển
- Dư nợ và doanh số CVTD:
Năm 2014 dư nợ tăng 128,5% so với năm trước còn năm 2015 dư nợ
tăng 137,4% đạt 4.981 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng giúp chi nhánh TP Hà
Nội đạt danh hiệu chi nhánh đặc biệt xuất sắc khi xét thi đua cả hệ thống
NHCT cuối năm 2015. Mức tăng dư nợ trong điều kiện có nhiều ngân hàng
cạnh tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội thể hiện sự cố gắng trong công
tác”tăng cường cho vay đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo an toàn vốn
vay đi đôi với tăng trưởng tín dụng.
Dư nợ tăng trưởng mạnh qua các năm như vậy là do doanh số cho vay
tiêu dùng tại chi nhánh ngày càng tăng. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng cho
thấy cho vay tiêu dùng của chi nhánh đang phát triển. Điều này chứng tỏ ngân
hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng thân thiết
cũng như khách hàng tiềm năng. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2014 tăng
63,5% so với năm 2013 đạt 2.145 tỷ đồng, đến năm 2015 doanh số cho vay
tiêu dùng đạt 4.314 tỷ đồng tăng 101.1% so với năm 2014.”
- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:
“Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh tăng lên qua các năm.
Năm 2013, chi nhánh có 815 khách hàng tiêu dùng dùng, đến năm 2014, số
lượng khách tăng 71,04% đạt 1.394 người và năm 2015 tăng 109,3% lên đến
2.918 người. Số lượng khách hàng tăng cùng vớidoanh số cho vay và dư nợ
tăng chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang phát triển tốt.”
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD năm 2014 chiếm 4,2% giảm 1,1% so với năm
2013, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn CVTD lại giảm xuống còn 2,8%. Tỷ lệ này
ở mức độ thấp và an toàn, rủi ro CVTD được hạn chế, việc”phát triển cho vay
tiêu dùng đã có hiệu quả. Đó cũng là dấu hiệu tốt cho công tác thu nợ của chi
nhánh có chuyển biến tích cực.”
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng
“Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng trên tổng lợi nhuận của chi nhánh
có sự tăng trưởng qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Tỷ trọng năm
2013 là 3,8% đến năm 2015 tỷ trọng là 10,3 %.Điều này cho thấy phát triển
cho vay tiêu dùng ngày càng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
của chi nhánh. Nhìn chung, CVTD của chi nhánh có xu hướng phát triển tốt
và đang được chú trọng hơn, hứa hẹn sẽ đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận
cho chi nhánh.”
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
Điều kiện cho vay, các sản phẩm cho vay, quy trình cho vay tiêu dùng,
công tác thẩm định và chính sách bán hàng tại Vietinbank CN TP Hà Nội
- Tác động tích cực
Thứ nhất, hệ thống các sản phẩm CVTD thời gian qua chi nhánh áp dụng
tương đối đầy đủ và liên tục được nghiên cứu bổ sung tiện ích nhằm”đáp ứng
ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.”
Thứ hai, quy trình cho vay được thiết kế cho mỗi sản phẩm, lập thành
văn bản, áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng.
Thứ ba, thời gian xử lý hồ sơ về cơ bản”nhanh chóng và thuận tiện cho
khách hàng.
Thứ tư, công tác quản trị rủi ro, thẩm định tín dụng đối với CVTD được
đầu tư đúng mực, dẫn đến đã giảm thiểu mức độ rủi ro trong cho vay.”
Thứ năm, công tác tiếp thị phát triển khách hàng đã được quan tâm thực
hiện và quán triệt đến tư tưởng của mỗi cán bộ QHKH.
- Tác động tiêu cực
Thứ nhất, chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế và chưa kịp
thời.
Thứ hai, danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn rất
hạn hẹp, chưa tạo được sự khác biệt và có tính cạnh tranh cao trên thị trường
Thứ ba, so với các ngân hàng khác, mức cho vay, thời hạn cho vay, và
các điều kiện khác của sản phẩm ít khả năng cạnh tranh hơn, chưa thoả mãn
tốt nhu cầu của khách hàng.
Thứ tư, tài sản bảo đảm cho khoản vay chưa đa dạng, điều này đã hạn
chế khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng
Thứ năm quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng còn khá rườm rà và mất
nhiều thời gian. Thứ sáu, công tác thẩm định đôi khi chưa chặt chẽ do áp lực
chỉ tiêu được giao khiến cho cán bộ tín dụng nới lỏng các quy định cho vay.
Thứ bảy, trung tâm thông tin khách hàng chưa thực sự hiệu quả.
Thứ tám, chính sách bán hàng chưa phát huy hết hiệu quả.
Chương 3: Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội
Dựa trên những tìm hiểu về thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại
Vietinbank CN TP Hà Nội, những tác động tích cực và tiêu cực đến kết quả
phát triển cho vay tiêu dùng, ở chương 3, với sự kết hợp với định hướng phát
triển trong thời gian tới của chi nhánh cùng với những cơ hội và thách thức
trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát
triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
- Phát triển sản phẩm
“Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện
đang cung cấp, đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay
vốn, phát triển sản phẩm mới, mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng, đẩy
mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng tạo ra những bộ sản phẩm trọn
gói.”
- Phát triển thị trường
Đẩy mạnh công tác Marketing, quảng bá giới thiệu sản phẩm CVTD tới
công chúng, hoàn thiện chính sách khách hàng
-Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt
- Giải pháp giảm thiểu rủi ro
Ngoài ra, để có thể đạt được hiệu quả trong phát triển cho vay tiêu dụng,
bên cạnh nỗ lực của chi nhánh trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp trên
đây thì sự phối hợp của NHCT trụ sở chính và sự hỗ trợ thông qua những
chính sách của Nhà nước cũng vô cùng quan trọng.
VII. Kết luận
Ở Việt nam hiện nay,“thị trường cho vay tiêu dùng đang là thị trường có
nhiều tiềm năng cần được nghiên cứu và phát triển, sự phát triển của cho vay
tiêu dùng sẽ góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của hệ thống
ngân hàng thương mại. Cho vay tiêu dùng phát triển còn giúp cho các hộ gia
đình có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, giúp họ có
thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình từ chính nguồn vốn do ngân
hàng cung cấp, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.”
“Việc nghiên cứu các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP Hà Nội góp phần nhận ra
những mặt được và chưa được trong phạm vi một chi nhánh ngân hàng nói
riêng và tình hình chung củacác ngân hàng thương mại đang hoạt động ở Việt
Nam. Bên cạnh đó việc nghiên cứu hoạt động cho vay t