Tóm tắt Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2016

Quảng Trị là một tỉnh ven biển ở miển Trung Việt Nam có diện tích tự nhiên 473.983 ha, dân số 623.528 người (năm 2016), với nguồn lao động trẻ và dồi dào. Trong giai đoạn 2012 – 2016, sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 10,14%/năm. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn: chất lượng và giá cả hàng hóa, năng lực cạnh tranh thấp; sản phẩm hàng hóa có tốc độ tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ và siêu nhỏ, năng lực tài chính kém. Để đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển, kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đề ra những giải pháp thích hợp cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển ổn định, tận dụng được thế mạnh, khắc phục được các nhược điểm, tôi chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THU THẢO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng – 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Trị là một tỉnh ven biển ở miển Trung Việt Nam có diện tích tự nhiên 473.983 ha, dân số 623.528 người (năm 2016), với nguồn lao động trẻ và dồi dào. Trong giai đoạn 2012 – 2016, sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 10,14%/năm. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn: chất lượng và giá cả hàng hóa, năng lực cạnh tranh thấp; sản phẩm hàng hóa có tốc độ tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ và siêu nhỏ, năng lực tài chính kém. Để đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển, kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đề ra những giải pháp thích hợp cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển ổn định, tận dụng được thế mạnh, khắc phục được các nhược điểm, tôi chọn đề tài: “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp và đề xuất các hàm ý chính sách chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp. - Phân tích thực trạng về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2016. - Đề xuất một số giải pháp và hàm ý chính sách chủ yếu nhằm 2 phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về phát triển công nghiệp. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2015, các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp phân tích như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp và các phương pháp khác... 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua. Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm a. Công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Là hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa. Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v b. Phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp là một quá trình vận động liên tục nhằm làm tăng quy mô sản xuất, giá trị sản lượng của ngành công nghiệp và sự biến đổi cơ cấu ngành một cách hợp lý, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và xã hội dựa trên việc sử dụng các nguồn lực trong công nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường một cách hợp lý, đồng thời xây dựng nền công nghiệp có tính hiệu quả về kinh tế và xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp - Tính chất hai giai đoạn của quá trình sản xuất. - Sản xuất công nghiệp có khả năng thực hiện chuyên môn hoá sản xuất sâu và hiệp tác hoá sản xuất rộng. - Sản xuất công nghiệp có xu hướng phân bố ngày càng tập 4 trung cao độ theo lãnh thổ. - Công nghệ sản xuất trong công nghiệp do con người tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm được thực hiện thông qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. - Sau mỗi chu kỳ sản xuất từ một nguồn nguyên liệu với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau. 1.1.3. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế - Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân. - Công nghiệp tạo ra những điều kiện vật chất để thực hiện yêu cầu trang bị và trang bị lại kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. - Công nghiệp là nhân tố chủ yếu góp phần thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. - Sự phát triển công nghiệp thúc đẩy sự thay đổi ý thức xã hội, tư duy và lối sống. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất công nghiệp - Các cơ sở sản xuất là đơn vị cơ sở tạo ra giá trị sản xuất, dịch vụ, giá trị gia tăng của sản phẩm phục vụ đời sống kinh tế xã hội, góp phần tạo ra GDP cho quốc gia. - Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nghĩa là làm tăng số lượng tuyệt đối các cơ sở sản xuất; nhân rộng số lượng các cơ sở sản xuất hiện tại. - Khi số lượng các cơ sở sản xuất nhiều sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, tạo ra nhiều của cải cho nền kinh tế, quy mô sản xuất tăng, giải quyết việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. - Để gia tăng số lượng cơ sở sản xuất cần phải tạo dựng môi 5 trường pháp lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp, công ty đầu tư sản xuất. - Để đánh giá sự gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất có thể sử dụng một số tiêu chí sau:  Số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại).  Sự gia tăng số lượng và tốc độ tăng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại). 1.2.2. Gia tăng số lƣợng các nguồn lực cho sản xuất - Nguồn lực là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: vốn, nguyên liệu, lao động, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, trình độ quản lý - Gia tăng nguồn lực là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các yếu tố nguồn lực đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp. - Các nguồn lực tác động đến tăng trưởng công nghiệp theo hai hướng: khi gia tăng quy mô các nguồn lực sẽ làm công nghiệp tăng trưởng theo chiều rộng; khi nâng cao chất lượng của việc sử dụng nguồn lực thì công nghiệp sẽ tăng trưởng theo chiều sâu. - Các yếu tố nguồn lực bao gồm:  Nguồn vốn trong công nghiệp.  Nguồn nhân lực trong công nghiệp.  Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.  Công nghệ sử dụng trong sản xuất công nghiệp. - Các tiêu chí đánh giá:  Tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp  Số lượng lao động và mức tăng hàng năm, cơ cấu lao động của 6 ngành công nghiệp  Giá trị tài sản cố định và công nghệ trong sản xuất. 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng hợp lý - Cơ cấu sản xuất công nghiệp là tổng thể các ngành và tiểu ngành hợp thành nên ngành công nghiệp với vị trí, tỷ trọng tương ứng, cùng các mối quan hệ hữu cơ tương đối, chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. - Cơ cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung của ngành, ở đó các bộ phận hợp thành của cơ cấu có khả năng hỗ trợ cho nhau, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của ngành đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài. - Quá trình thay đổi của cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các điều kiện về kinh tế xã hội, môi trường trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các tiêu chí phản ánh cơ cấu sản xuất của ngành công nghiệp:  Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành sản xuất.  Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.  Cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ. 1.2.4. Mở rộng thị trƣờng - Mở rộng thị trường là việc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thúc đẩy việc gia tăng số lượng hàng hóa và chủng loại sản phẩm của mình trên thị trường thông qua việc đưa các sản phẩm hiện 7 tại vào bán trong những thị trường mới đồng thời phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, tiếp cận thêm nhiều khách hàng, thị trường, thị phần. - Khi xây dựng chiến lược mở rộng thị trường cần thỏa mãn các yêu cầu sau:  Phải khai thác triệt để lợi thế so sánh và vận dụng thế mạnh của doanh nghiệp.  Xác định các mục tiêu mở rộng thị trường và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó.  Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, trong đó quan trọng nhất là phải dự báo được biến động của thị trường sản phẩm.  Phải kết hợp độ chín muồi và thời cơ.  Cần xây dựng các chiến lược phát triển thị trường dự phòng. - Các tiêu chí phản ánh tình hình mở rộng thị trường:  Số lượng và tốc độ gia tăng các sản phẩm công nghiệp.  Các thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.  Giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. 1.2.5. Gia tăng kết quả sản xuất - Kết quả sản xuất công nghiệp là những gì mà công nghiệp đã đạt được sau một quá trình sản xuất nhất định, thể hiện qua số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, thị phầnhay đơn giản chỉ là uy tín, giá trị của thương hiệu - Gia tăng kết quả sản xuất công nghiệp là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm, cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của công nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải cao hơn năm trước. - Một số tiêu chỉ phản ánh sự gia tăng kết quả sản xuất: 8  Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.  Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.  Giá trị gia tăng và tỷ trọng đối với toàn bộ nền kinh tế của công nghiệp.  Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. - Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đặt ra, biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hay đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. - Gia tăng hiệu quả sản xuất là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, tạo ra kết quả sản xuất cao nhất với chi phí tối thiểu nhất. - Một số tiêu chỉ phản ánh sự gia tăng hiệu quả sản xuất:  Tỷ lệ VA/GO của công nghiệp qua các năm.  Doanh thu thuần của các doanh nghiệp công nghiệp. 1.3. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên Bao gồm vị trí địa lý, diện tích, địa hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản 1.3.2. Yếu tố điều kiện xã hội Bao gồm dân cư và dân số, nguồn lao động, dân trí và truyền thống văn hóa xã hội 1.3.3. Yếu tố điều kiện kinh tế Bao gồm tình hình phát triển kinh tế, chính sách về công nghiệp, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích 473.983 ha với 10 đơn vị hành chính. Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nên địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; vùng cát nội đồng và ven biển. Quảng Trị nằm trong khu vực được ưu đãi một số tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng tương đối, chủng loại đa dạng; đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng như than bùn, cao lanh, đá vôi xi măng, cát, sỏi, cuội, đá 2.1.2. Đặc điểm xã hội Tổng dân số tỉnh Quảng Trị năm 2016 là 623.528 người, chiếm khoảng 0,67% dân số cả nước với tốc độ tăng trung bình trên 0.58% so với năm 2015. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 338.508 người tăng 12.119 người so với năm 2012, chiếm trên 54% dân số toàn tỉnh. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo định hướng là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ. Lực lượng lao động dồi dào song có trình độ hạn chế, năm 2016 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ 22,6%, tuy có cao hơn so với trung bình của cả nước nhưng vẫn thấp hơn các tỉnh trong khu vực. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế GDP của tỉnh năm 2016 đạt 16.408 tỷ đồng, trong đó giá trị gia 10 tăng của công nghiệp là 3.887 tỷ đồng, nông nghiệp là 3.497 tỷ đồng, dịch vụ là 8.172 tỷ đồng, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Giai đoạn 2012 - 2016, GDP của tỉnh tăng qua các năm với mức tăng khá đều và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đang được chú trọng phát triển. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng số lƣợng các cơ sở sản xuất công nghiệp - Số cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng 9 - 10% tổng số cơ sở sản xuất đang hoạt động toàn tỉnh và đang có chiều hướng tăng nhẹ. - Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng qua các năm nhưng có sự tăng giảm bất thường với tốc độ không ổn định, được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất phân ngành công nghiệp ĐVT: Cơ sở Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 209 226 221 243 262 CN khai thác khoáng sản 20 26 18 20 25 CN chế biến 180 190 195 215 228 SX và PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí 2 3 3 4 4 Cung cấp nuớc, HĐ quản lý và xử lý rác thải, nuớc thải 7 7 5 4 5 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị năm 2016) 11 Từ bảng 2.1, có thể thấy các cơ sở sản xuất thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm đa số với tỷ lệ khoảng 87% số cơ sở sản xuất của tỉnh và hàng năm luôn có số cơ sở mới tăng thêm với khoảng trên 5 cơ sở/năm, các ngành sản xuất còn lại có số lượng còn hạn chế và tăng trưởng không đều, có năm còn giảm. - Các cơ sở sản xuất chủ yếu có quy mô dưới 10 tỷ đồng, số cơ sở sản xuất có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 29,63% với 72 cơ sở (2015). - Về quy mô theo lao động, có 53.5% cơ sở sử dụng dưới 10 lao động, số cơ sở sử dụng từ 50 lao động trở lên chỉ chiếm 12,35%. Nhìn chung, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng về số lượng nhưng chất lượng tương đối thấp, thường có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ. 2.2.2. Thực trạng sử dụng nguồn lực trong sản xuất công nghiệp a. Vốn - Giá trị vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp tăng qua các năm nhưng có tốc độ tăng chậm và vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế, chiếm khoảng 16 - 17% tổng vốn đầu tư với mức tăng trung bình khoảng 175 tỷ đồng. - Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng từ 45,5% năm 2012 lên 56% năm 2016. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm từ 1.91% (2012) xuống còn 1.62% (2016). b. Lao động - Năm 2016, số lao động hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp là 9.480 người, tăng 19,43% so với năm 2012, tương ứng 1.552 lao động với số lượng tăng là 42 người trên 1 cơ sở sản xuất. 12 - Ngành công nghiệp chế biến là ngành tạo ra nhiều việc làm và thu hút nhiều lao động nhất, tỷ trọng có xu hướng tăng mạnh từ 72,16% (2012) lên 81,16% (2016) trong tổng số lao động đang hoạt động trong ngành công nghiệp. Các phân ngành còn lại tuy số lao động có tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm nên tỷ trọng có xu hướng giảm dần. - Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng về lao động lớn nhất nhưng đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ với tỷ lệ khoảng 33 người/cơ sở sản xuất. Sử dụng ít lao động nhất là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí với khoảng 20 người/cơ sở sản xuất và đang có xu hướng giảm dần. c. Giá trị tài sản cố định - Giá trị tài sản cố định sử dụng trong ngành công nghiệp tăng qua các năm, chiếm khoảng 1/3 giá trị tài sản cố định toàn nền kinh tế và đang có xu hướng tăng nhưng có tốc độ tăng chậm, năm 2012 là 27,42% tăng lên năm 2016 là 38,88% giá trị tài sản cố định của toàn tỉnh. - Giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp chế biến có mức tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp, nhưng đang có xu hướng giảm dần, năm 2012 có tỷ trọng là 64,36% nhưng đến năm 2016 giảm xuống còn 54,47%. 2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp - Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng sản xuất của các ngành sản xuất còn lại, được thể hiện qua bảng 2.2. 13 Bảng 2.2. Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo ngành sản xuất ĐVT: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 CN khai thác khoáng sản 7,79 6,62 5,85 4,35 3,98 CN chế biến 84,79 86,61 87,88 90,28 90,77 SX và PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí 5,98 5,34 4,78 3,93 3,87 Cung cấp nước, HĐ quản lý và xử lý rác thải, nuớc thải 1,43 1,42 1,50 1,45 1,38 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị năm 2016) - Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỷ trọng của khu vực nhà nước.  Mức độ đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm phần lớn và tăng mạnh qua các năm từ năm 2012 là 64,38% đến năm 2016 là 70,4%.  Mức độ đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước giảm từ 29,82% năm 2012 xuống chỉ còn 23,02% năm 2016.  Mức độ đóng góp của thành phần kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 5,8% năm 2012 lên 6,57% năm 2016 nhưng tỷ trọng có xu hướng biến động không ổn định 2.2.4. Thực trạng về mở rộng thị trƣờng - Các doanh nghiệp đã mở rộng thị trường trên khắp tỉnh và bắt đầu tiêu thụ ở các địa phương khác cũng như tham gia vào thị trường xuất khẩu đi các nước, trong đó có 2 thị trường chính là thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung và thị trường Trung – Nam Lào. - Sơ bộ giai đoạn 2013 - 2016, các sản phẩm đang là thế mạnh của tỉnh với mức tăng trưởng khá như bia các loại 212,02%/năm, ván 14 ép 20,89%/năm, tinh bột sắn16,04%/năm... Tuy nhiên một số sản phẩm khác lại có mức tăng trưởng giảm đáng kể như quặng Ilmenit giảm 50,78%/năm, cá sấy khô giảm 7.2%/năm, gỗ xẻ giảm 5,9%/năm. - Trong trị trường hàng xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp có tỷ trọng tương
Luận văn liên quan