Tóm tắt Luận văn - Phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thực sự là cơ hội tốt mang lại cho nền kinh tế của đất nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển mới. Xét trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) không thể đứng ngoài xu hướng chung của thời đại là cùng liên minh và hợp tác với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng thông qua việc phát triển đại lý cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cho các ngân hàng đối tác; việc phát triển đại lý cho các ngân hàng đối tác bên cạnh việc mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực (thu phí, hưởng các chính sách ưu đãi ) còn mang lại cho Vietcombank những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đại lý cho các ngân hàng như trên, trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank rất chú trọng đến việc phát triển đại lý cho các ngân hàng đối tác trên thế giới nói chung và đặc biệt là các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng. Để đạt được các mục tiêu chiến lược đó, việc khẩn trương tìm ra những tồn tại, vướng mắc và các giải pháp cho việc phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP là việc làm cần thiết của ngân hàng Vietcombank. Từ thực tiễn trên đây, đề tài nghiên cứu: “Phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được thực hiện

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thực sự là cơ hội tốt mang lại cho nền kinh tế của đất nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều thuận lợi và tiềm năng phát triển mới. Xét trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) không thể đứng ngoài xu hướng chung của thời đại là cùng liên minh và hợp tác với các Ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng thông qua việc phát triển đại lý cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cho các ngân hàng đối tác; việc phát triển đại lý cho các ngân hàng đối tác bên cạnh việc mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực (thu phí, hưởng các chính sách ưu đãi) còn mang lại cho Vietcombank những cơ hội giao lưu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đại lý cho các ngân hàng như trên, trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ban lãnh đạo ngân hàng Vietcombank rất chú trọng đến việc phát triển đại lý cho các ngân hàng đối tác trên thế giới nói chung và đặc biệt là các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng. Để đạt được các mục tiêu chiến lược đó, việc khẩn trương tìm ra những tồn tại, vướng mắc và các giải pháp cho việc phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP là việc làm cần thiết của ngân hàng Vietcombank. Từ thực tiễn trên đây, đề tài nghiên cứu: “Phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tổng hợp những lý luận cơ bản về phát triển đại lý cho các Ngân hàng thương mại nước ngoài. Tìm hiểu thực trạng phát triển đại lý cho các Ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế và đề ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 3. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài. Chương 2: Thực trạng phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI Khái niệm đại lý ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng đại lý1 là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác của một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể (Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác (Ngân hàng đối tác). Phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài là việc một Ngân hàng tại một quốc gia đẩy mạnh sự hợp tác, quan hệ với các ngân hàng thương mại tại nước ngoài thông qua việc làm đại lý. Một ngân hàng trong nước có thể đóng vai trò làm đại lý cho nhiều ngân hàng khác tại nước ngoài. Phân loại đại lý ngân hàng 1 - Thông tư 41/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàngtrên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền Căn cứ vào quyền hạn đại lý ngân hàng  Đại lý toàn quyền  Tổng đại lý cung cấp dịch vụ:  Đại lý đặc biệt: Căn cứ vào mối quan hệ giữa đại lý và bên ủy thác  Đại lý thụ ủy:  Đại lý hoa hồng: Một số hình thức đại lý phổ biến khác  Đại lý đặc quyền:  Đại lý độc quyền: Đặc điểm của đại lý ngân hàng thương mại Các đại lý ngân hàng thường có đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, Đại lý là ngân hàng được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh, có trụ sở riêng và chịu trách nhiệm về hoạt động. Thứ hai, Đại lý ngân hàng về cơ bản phải có đầy đủ các điều kiện như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực tài chính, năng lực quản trị và các sản phẩm dịch vụ phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bên thuê cung ứng dịch vụ để có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Thứ ba, Quan hệ giữa đại lý ngân hàng và bên sử dụng dịch vụ, bên thuê dịch vụ là quan hệ hợp đồng và có tính lâu dài. Nội dung và chỉ tiêu đánh giá về phát triển đại lý cho các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài Phát triển theo chiều rộng: Thực chất đây là sự tăng trưởng về số lượng các ngân hàng thương mại với vai trò là bên thuê cung ứng dịch vụ hoặc sự tăng trưởng về số lượng các dịch vụ mà đại lý có thể cung cấp cho ngân hàng đối tác. Phát triển theo chiều sâu: Phát triển theo chiều sâu là việc gia tăng giá trị của đại lý trên thị trường hiện tại. Chất lượng của đại lý là điều mà các ngân hàng muốn tập trung hướng tới vì nó quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh mỗi ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài Để đánh giá việc phát triển đại lý, có thể đưa ra hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng bao gồm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu được từ việc làm đại lý ngân hàng; Số lượng giao dịch của các nghiệp vụ khi làm đại lý cho các ngân hàng; Số lượng ngân hàng lựa chọn làm đại lý được phát triển tăng thêm; Chi phí rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường. Các chỉ tiêu đánh giá định tính bao gồm: Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng; Số vụ tranh chấp trong quá trình làm đại lý cho các ngân hàng;Thương hiệu của ngân hàng và mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm trong hoạt động ngân hàng đại lý. Các yếu tố tác động đến đại lý ngân hàng thƣơng mại Các nhân tố bên ngoài: Hành lang pháp lý, hệ thống pháp luật của các quốc gia Môi trường kinh tế chính trị và chính sách vĩ mô của các quốc gia;Mức độ hội nhập kinh tế của các quốc gia. Các nhân tố bên trong: yếu tố Công nghệ;Nguồn nhân lực;Sự đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động đại lý; Chất lượng các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động đại lý;Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động của mỗi ngân hàng. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ CHO CÁC NGÂN HÀNG CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN TPP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Phân tích thực trạng năng lực làm đại lý cho các ngân hàng của các nƣớc thành viên TPP tại Vietcombank Yếu tố công nghệ:Đối với hệ thống công nghệ ngân hàng, Vietcombank đã đầu tư phần mềm SIBS (Silverlake Integrated Banking Solutions) bắt đầu sử dụng từ năm 2005, đây là hệ thống công nghệ tương đối hiện đại góp phần tích cực vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank, tuy nhiên trải qua hơn 10 năm sử dụng phần mềm đã có những lạc hậu chưa tích hợp được nhiều các ứng dụng, tiện ích phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng đại lý nói riêng. Nguồn nhân lực: về cơ bản nguồn nhân lực trong hoạt động đại lý của Vietcombank tồn tại một số vấn đề sau: Một là, số lượng nhân sự trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ liên quan đến đại lý còn khá thấp. Hai là, mặt bằng trình độ của đội ngũ nhân sự là khá tốt so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, tuy nhiên số lao động có nhiều năm kinh nghiệm (trên 5 năm) trong lĩnh vực đại lý là chưa nhiều so với mức trung bình tại một số quốc gia TPP như Australia và Canada. Ba là, số lượng nhân sự trong hoạt động đại lý tại Vietcombank hầu hết là có trình độ đại học về chuyên ngành tài chính, hiện số lượng lao động có chứng chỉ chuyên viên tài chính cao cấp còn ít chỉ có khoảng 10% số lao động. Sản phẩm dịch vụ trong hoạt động đại lý của Vietcombank Sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng, việc áp dụng các mức phí cho các dịch vụ của Vietcombank chưa có sự linh hoạt. Năng lực tài chính và quản lý rủi ro Hiện nay Vietcombank là ngân hàng có năng lực tài chính khá tốt với quy mô tổng tài sản là 674,4 nghìn tỷ đồng (năm 2015), tỷ lệ duy trì tăng trưởng hàng năm khoảng 18%. Tỷ lệ nợ xấu đạt mức 1,84% (khá thấp so với tỷ lệ chung cho phép của ngành trung bình là 3%). Trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế Vietcombank duy trì mức thị phần trung bình là 18%, Vietcombank có nền tảng khách hàng khá vững chắc bao gồm các nhà sản xuất nhập khẩu hàng đầu quốc gia. Bên cạnh năng lực tài chính cũng như nền tảng khách hàng khá tốt, hiện nay Vietcombank còn tồn tại một số vấn đề về tài chính là tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn (LDR) còn khá thấp (duy trì trung bình là 76,9%) khiến cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Uy tín và giá trị thương hiệu của Vietcombank Nhiều năm trở lại đây, Vietcombank được đánh giá là ngân hàng luôn duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả, hướng tới tăng trưởng bền vững, tiên phong áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại. Đánh giá tình hình phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nƣớc thành viên TPP tại Vietcombank Những kết quả đạt được. Thứ nhất, thu hút và cải thiện nguồn vốn cho Vietcombank thông qua chiến lược đa dạng hoá dịch vụ và quản lý các tài khoản của Ngân hàng đối tác. Thứ hai, xây dựng được nền tảng công nghệ tương đối hiện đại, tạo đòn bẩy phát triển đại lý cho các ngân hàng nước ngoài nói chung và ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng. Thứ ba, Vietcombank đã được 19 ngân hàng của các nước thành viên TPP lựa chọn làm đại lý, các ngân hàng này là những ngân hàng có uy tín và quy mô hoạt động lớn với mạng lưới toàn cầu.. Thứ tư, bước đầu tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của Vietcombank trên thị trường trong nước và quốc tế. Thứ năm, nhờ mạng lưới đại lý rộng khắp và uy tín trong thanh toán quốc tế, số lượng dịch vụ tài trợ thương mại của Vietcombank qua các đại lý nước ngoài lớn nên Vietcombank luôn được hưởng mức chia sẻ phí cao từ các đại lý. Những hạn chế trong việc phát triển đại lý cho các Ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Vietcombank Thứ nhất. hạn chế về sản phẩm dịch vụ: các sản phẩm dịch vụ làm đại lý chưa nhiều, chưa đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng đối tác. Thứ hai, doanh số hoạt động thấp, chưa xứng với tiềm năng. Thứ năm, hệ thống công nghệ chưa phát triển toàn diện. Thứ sáu, lượng giao dịch tập trung vào một số ít ngân hàng có quan hệ hợp tác truyền thống và biểu phí dịch vụ chưa linh hoạt. Tiếp đến, Vietcombank còn những hạn chế về quản lý, tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, Vietcombank có phòng Quan hệ ngân hàng đại lý để quản lý khách hàng là các tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước.Tuy nhiên ngân hàng chưa có bộ phận quản lý chuyên biệt để chuyên nghiên cứu việc phát triển đại lý cho các ngân hàng nước ngoài. Cuối cùng, Vietcombank chưa có bộ phận tổng hợp theo dõi, đánh giá phân tích hoạt động của các ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý một cách chi tiết và cập nhật theo từng thời kỳ, các chi nhánh rất khó lấy các số liệu báo cáo cần thiết vì các số liệu liên quan đến nhiều phòng ban. Nguyªn nhân khách quan Thứ nhất, môi trường kinh tế - xã hội: môi trường kinh doanh chưa chuyên nghiệp, nhận thức của các doanh nghiệp về các dịch vụ ngân hàng đại lý còn nhiều hạn chế khiến cho dịch vụ ngân hàng đại lý chưa phát triển toàn diện.. Thứ hai, môi trường pháp chế: NHNTVN vẫn phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa đồng bộ, các quy định còn chồng chéo, nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế. Thứ ba, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển nên hệ số xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng quốc tế đối với các ngân hàng Việt Nam còn thấp, nhiều ngân hàng bị hạ bậc tín nhiệm nên đôi khi bị mất uy tín trên trường quốc tế làm cản trở việc phát triển đại lý cho ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Vietcombank chưa có một chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ làm đại lý một cách đồng bộ, hiệu quả. Thứ hai, đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ đại lý còn thiếu về số lượng và hạn chế về số năm kinh nghiệm công tác. Thứ ba, chính sách khách hàng và công tác Marketing chưa thực sự hiệu quả. “Thứ tư, cơ cấu tổ chức, quản lý ngân hàng chưa đạt chuẩn mực quốc tế, bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng. Thứ năm, nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Thứ sáu, nguồn nhân lực trong hoạt động đại lý của Vietcombank còn hạn chế về số lượng và số năm kinh nghiệm trong vấn đề phát triển đại lý, còn thụ động chỉ làm theo yêu cầu của lãnh đạo, chưa thực sự chủ động tìm hiểu thông tin, cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực này. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ CHO CÁC NGÂN HÀNG CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN TPP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Giải pháp phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nƣớc thành viên TPP tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam Thứ nhất, Hoàn thiện mô hình tổ chức và củng cố phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý Thứ hai, Hoàn thiện Quy trình làm đại lý Thứ ba, Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng của các nước thành viên TPP Thứ tư, Tiếp tục đổi mới công nghệ thông tin Thứ năm, Xây dựng nguồn lực con người phục vụ công tác phát triển đại lý Thứ sáu, Tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu Vietcombank để phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP Thứ bảy, Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển tốt công tác nghiên cứu thị trường để phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP Thứ tám, Xây dựng chiến lược quản trị, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tài sản để phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP Thứ chín, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động NHĐL. Cuối cùng, Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị đề cao tính tuân thủ chuẩn mực quốc tế theo hiệp ước vốn Basel II Một số kiến nghị Kiến nghị với Chính Phủ Thứ nhất, Chính Phủ và các cơ quan có liên quan cần tích cực, nỗ lực trong đàm phán với các quốc gia thuộc TPP để TPP sớm có hiệu lực từ đó thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các quốc gia TPP. Thứ hai, Giữ vững ổn định kinh tế chính trị, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Thứ ba, Hoàn thiện môi trường pháp lý. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hệ thống thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động đối với việc phát triển đại lý của các ngân hàng thương mại. Thứ hai, Ngân hàng nhà nước sớm chuẩn hóa hoạt động của các Ngân hàng trong nước theo chuẩn mực quốc tế thông qua các văn bản cụ thể, từ đó nâng cao năng lực hoạt động của mỗi ngân hàng. KẾT LUẬN Với mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để chuyển từ chuyên doanh đối ngoại sang phát triển đa dạng hoá, trong đó có hoạt động ngân hàng đại lý, việc phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài nói chung và các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, có hệ thống và đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau đây: Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của việc phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài, những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đại lý và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài của các ngân hàng. Thứ hai, nghiên cứu phân tích thực trạng năng lực làm đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tập trung vào các nội dung chính như: việc phát triển theo chiều rộng, phát triển theo chiều sâu các dịch vụ sản phầm và phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến sự phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP tại Vietcombank. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, nêu ra những kết quả, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, luận văn đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển đại lý cho các Ngân hàng của các nước thành viên TPP trong bối cảnh Việt Nam mới tham gia TPP tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ, Ngân Hàng Nhà Nước một số giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đại lý cho các ngân hàng của các nước thành viên TPP Với luận văn này, tôi hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng trong việc khắc phục tồn tại, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy việc phát triển đại lý cho các ngân hàng thương mại nước ngoài nói chung và các ngân hàng của các nước thành viên TPP nói riêng tại Vietcombank trên chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận văn liên quan