Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Trong xu thế phát triển mạnh của các hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của dân cư và trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, viễn thông ngày nay, phát triển các dịch vụ NHBL được coi là một trọng tâm hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới cũng như ở nước ta. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Nam là Chi nhánh cấp 1 của hệ thống BIDV đã từng bước chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ để khai thác đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Để thực hiện định hướng phát triển mới, Chi nhánh đã triển khai cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là nhiều sản phẩm dịch vụ gắn với nền tảng công nghệ thông tin di động và viễn thông, bên cạnh những sản phẩm truyền thống dành cho các khách hàng lớn là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước trên địa bàn. Việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thời gian qua đã mang lại nhiều tác động tích cực đến kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh thể hiện ở các chỉ tiêu như doanh thu dịch vụ, lợi nhuận, thị phần dịch vụ trong so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn hoạt động. Tuy vậy, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế ở một số mặt hoạt động cụ thể như tín dụng bán lẻ, các dịch vụ thẻ Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân từ phía Chi nhánh, điển hình là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy phục vụ hoạt động bán lẻ, sự thiếu chuyên nghiệp trong nghiệp vụ bán lẻ và nhiều nguyên nhân khác. Chính vì vậy, việc đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động cung cấp các dịch ngân hàng bán lẻ, tổng kết những mặt được, những hạn chế, chỉ rõ những nguyên nhân để làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh trong thời gian tới đây là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết. Và đây cũng là lí do học viên chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triểndịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam”làm nội dung của luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp vào hoạt động thực tiễn của đơn vị mình đang công tác.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển mạnh của các hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của dân cư và trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, viễn thông ngày nay, phát triển các dịch vụ NHBL được coi là một trọng tâm hoạt động của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới cũng như ở nước ta. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Nam là Chi nhánh cấp 1 của hệ thống BIDV đã từng bước chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ để khai thác đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Để thực hiện định hướng phát triển mới, Chi nhánh đã triển khai cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là nhiều sản phẩm dịch vụ gắn với nền tảng công nghệ thông tin di động và viễn thông, bên cạnh những sản phẩm truyền thống dành cho các khách hàng lớn là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước trên địa bàn. Việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thời gian qua đã mang lại nhiều tác động tích cực đến kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh thể hiện ở các chỉ tiêu như doanh thu dịch vụ, lợi nhuận, thị phần dịch vụ trong so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn hoạt động. Tuy vậy, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Chi nhánh cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế ở một số mặt hoạt động cụ thể như tín dụng bán lẻ, các dịch vụ thẻ Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân từ phía Chi nhánh, điển hình là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy phục vụ hoạt động bán lẻ, sự thiếu chuyên nghiệp trong nghiệp vụ bán lẻ và nhiều nguyên nhân khác. Chính vì vậy, việc đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động cung cấp các dịch ngân hàng bán lẻ, tổng kết những mặt được, những hạn chế, chỉ rõ những nguyên nhân để làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh trong thời gian tới đây là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết. Và đây cũng là lí do học viên chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triểndịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam”làm nội dung của luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp vào hoạt động thực tiễn của đơn vị mình đang công tác. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để làm cơ sở phân tích thực trạngcác mặt hoạt động cung cấp cácDVNHBL, chỉ rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển DVNHBLtạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng phát triển của hoạt động cung cấp các dịch vụ NHBL và các giải pháp thúc đẩy phát triển DVNHBL. Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu các mặt hoạt động cung cấp DVNHBL của Chi nhánh Hà Nam trong giai đoạn2010– 2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016 - 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiếp cận nghiên cứu dưới giác độ lịch sử kinh tế - xem xét, phân tích sự phát triển của DVNHBL trong suốt thời gian giới hạn nghiên cứu. Để phục vụ nghiên cứu, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu của lịch sử kinh tế. Đó là kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm mô tả đầy đủ thực trạng hoạt động cung cấp các DVNHBL của Chi nhánh trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá, luận giải những yếu tố tác động đến thực trạng đó. Trong nghiên cứu, học viên còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Các dữ liệu và số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu này được học viên thu thập, xử lý, tổng hợp từ báo cáo tình hình các mặt hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2015 và thu thập trên mạng internet. Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý, tổng hợp theo các mục đích nghiên cứu cụ thể. Kết cấu của Luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, luận văn được được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. - Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam. - Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Nam. - Kết luận. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ Trong Chương 1 tập trung trình bày một số nội dung khoa học chủ yếu sau đây: - Khái niệm và đặc điểm củaDVNHBL - Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Các loại dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Sự cần thiết phải phát triển DVNHBL - Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của dịch vụ NHBL Trên đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng cũng như đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện ở các chương sau. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010-2015. 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam * Về chức năng, nhiệm vụ:Là chi nhánh cấp 1 thuộc BIDV Việt Nam, BIDV Hà Nam đã và triển khai các mặt hoạt động sau: - Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức: - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng * Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Hiện nay, BIDV Hà Nam có tổng số cán bộ công nhân viên là 119 người gồm 6 phòng giao dịch trực thuộc, 10 phòng ban và 01 tổ nghiệp vụ. * Về nguồn nhân lực: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2015, tổng số lao động của Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam là 119 người. Trong đó đội ngũ nhân viên trẻ và có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ lớn, trên 90%. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển - Chi nhánh Hà Nam 2.2.1. Hoạt động huy động vốn bán lẻ Tổng tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân, tính đến ngày 31/12/2010 đạt 624 tỷ đồng; số liệu tương ứng năm 2011 là 718 tỷ đồng; năm 2012 là 924 tỷ đồng; năm 2013 đạt 1.085 tỷ đồng; năm 2014 đạt 1.215 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1.559 tỷ đồng. Đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng tiền gửi ở thời điểm ngày 31/12/2010 đạt 205 tỷ đồng; số liệu năm 2011 là 270 tỷ đồng. Từ năm 2012 đến năm 2014, tiền gửi từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp này có xu hướng tăng, tính đến ngày 31/12/2012 đạt 271 tỷ đồng; năm 2013 số liệu tương ứng là 340 tỷ đồng; năm 2014 là 380 tỷ đồng và năm 2015 là 377 tỷ đồng. Xét về cơ cấu nguồn tiền gửi, từ bảng số liệu 2.2 có thể thấy, tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi tại BIDV Hà Nam trong cả giai đoạn 2010 – 2015. Trong nguồn tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân, tiền gửi tiết kiệm là nguồn lớn nhất của BIDV Hà Nam. Cuối kỳ năm 2010 tiền gửi tiết kiệm chiếm 59,04%; số liệu tương ứng năm 2011 là 53,57%, tăng 28,07 % so với năm 2010; năm 2012 là 40,46%, tăng 3,56 % so với năm 2011; năm 2013 là 52,24%, năm 2014 là 62,66% và cuối năm 2015 là 69,62%. Sự gia tăng của nguồn tiền gửi tiết kiệm trong suốt thời kỳ có nguyên nhân quan trọng là do BIDV Hà Nam có sự linh hoạt trong chính sách sản phẩm. 2.2.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ Đối với nhóm khách hàng cá nhân, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 506 tỷ đồng tăng 6,24 lần so với 31/12/2010. Tuy nhiên từ năm 2014-2015 dư nợ tín dụng bán lẻ không những không tăng mà còn giảm so với năm 2013 nguyên nhân do do Chi nhánh chủ động thiết chặt tín dụng bán lẻ loại bỏ những khách hàng có rủi ro tài chính tiềm ẩn cao. - Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 2.290 tỷ đồng tăng 2,86 lần so với 31/12/2010 với mức tăng bình quân hàng năm là 23,44%. 2.2.3. Các dịch vụ bán lẻ Về thu dịch vụ ròng đến 31/12/2015 tổng thu dịch vụ ròng đạt 13,85/13 tỷ đồng, đạt 107% KHTW giao. Với kết quả hoạt đông kinh doanh dịch vụ như sau: Đến 31/12/2015 tổng thu dịch vụ ròng của BIDV Hà Nam đạt 13.850 tỷ đồng, tăng gấp 19,7% so với năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,3% giai đoạn 2010- 2015 đạt 107% so với kế hoạch giao. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh tăng chủ yếu từ các dịch vụ truyền thống, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế mức tăng bình quân hàng năm là 14,95%, hoạt động thu phí dịch vụ thanh toán tiếp tục giữ vai trò là nguồn thu dịch vụ chủ yếu. - Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2012, 2013 thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 3.645 tỷ và 3.289 tỷ đồng tăng gần gấp 3 lần so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2014 doanh thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh giảm một cách đáng kể đạt 612 triệu đồng. - Dịch vụ thẻ ATM: Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ ATM phát hành hàng năm tăng bình quân đạt 41,12 %/năm, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định, năm 2011 tăng 42,2%, năm 2012 chỉ tăng 5%, năm 2013 tăng bức phá 59,7% so với năm 2012, năm 2014 chỉ tăng 18,5% nhưng năm 2015 tăng 106,5%. - Thẻ tín dụng quốc tế Visa-Gold, Visa-Precious, thẻ ghi nợ quốc tê: - Chi nhánh đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế với nhiều loại sản phẩm khác nhau tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, - Dịch vụ ngân quỹ:Hoạt động chủ yếu của dịch vụ ngân quỹ này là thu-chi tiền mặt lưu động tại địa chỉ khách hàng.. - Về thu dịch vụ bảo lãnh: phí bảo lãnh tăng tương đối đều đặn qua các năm, nguyên nhân sự đa dạng số lượng loại hình bảo lãnh và do sự phát triển số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh, là đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh. - Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử:Dịch vụ nhắn tin tự động (BSMS): BSMS- tiền đề phát triển kênh phân phối điện tử Mobile banking đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm trở lại đây. - Dịch vụ thanh toán hoá đơn: tại Chi nhánh Hà Nam đã triển khai dịch vụ này tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhà cung cấp các dịch vụ như điện, nước sinh hoạt, ngành viễn thông - Dịch vụ thanh toán lương qua ngân hàng: Ngay từ đầu năm 2008, Chi nhánh Hà Nam đã quan tâm đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán lương và được coi là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn thực hiện chương trình này. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế về sự phát triển DV NHBL tại BIDV Hà Nam. - Doanh số các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đều có sự tăng trưởng qua các năm - Thị phần DVNHBL của BIDV Hà Nam về cơ bản vẫn được giữ vững là một trong số những NHTM có thị phần lớn trên địa bàn mặc dù số lượng các NHTM cung cấp các DVNHBL ngày càng tăng. - Số lượng các sản phẩm dịch vụ NHBL ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về loại hình. - Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ NHBL của BIDV Hà Nam đã liên tục tăng lên. Những hạn chế: Thứ nhất, danh mục sản phẩm cung cấp mặc dù đa dạng nhưng chưa thực sự vượt trội trong so sánh với các NHTM khác trên địa bàn Thứ hai, chất lượng dịch vụ NHBL cung cấp còn một số hạn chế, chưa thể hiện sự vượt trội so với các NHTM trên địa bàn Thứ ba, thị phần DVNHBL của BIDV Hà Nam có biến động theo xu hướng giảm CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH BIDV HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1.Cơ hội: Với vị trí thuận lợi nằm ngay cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đều đạt trên 13%, Hà Nam đang là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, BIDV là một ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, là cái tên đã trở nên quen thuộc với nhiều đối tượng khách hàng, không chỉ là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn mà còn với cả đông đảo các tầng lớp cư dân. Nếu có chiến lược thị trường đúng đắn và các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp BIDV Hà Nam vẫn có thể triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động huy động vốn. 2.Thách thức: Đó sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng gay gắt và quyết liệt, cơ hội tiếp cận những khách hàng tiềm năng của chi nhánh BIDV Hà Nam bị thu hẹp. Ngoài ra còn rất nhiều chi nhánh các NHTM đã thâm nhập vào thị trường Hà Nam như Vietcombank, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín; NHTM CP Hàng Hải, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM CP Đông Á. Về chính sách dịch vụ bán chéo sản phẩm thi các ngân hàng đều có thế mạnh và chính sách ưu việt tối ưu riêng và đó chính là thách thức đối với BIDV Hà Nam trong thời gian tới đòi hỏi cần có những giải pháp tích cực để khắc phục. 3. Mục tiêu: Mục tiêu của BIDV trong dài hạn là trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho các khách hàng mục tiêu, cả về sản phẩm bán buôn lẫn sản phẩm bán lẻ. Để đạt được mục tiêu dài hạn đó, BIDV xác định các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2016-2020 và tập trung để thực hiện được mục tiêu này với 3 nội dung chính sau: - Tối đa hóa giá trị của khách hàng - Tối đa hóa giá trị của cán bộ ngân hàng - Đảm bảo ổn định tài chính 4. Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hà Nam * Các giải pháp chung: - Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng, hoàn thiện các sản phẩm DVNHBL hiện có và chú trọng phát triển sản phẩm mới - Tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối và đa dạng hóa kênh phân phối - Chú trọng nâng cao chất lượng DVNHBL - Nâng cao hiệu quả công tác marketing và chăm sóc khách hàng - Tăng cường tính an toàn bảo mật cho các giao dịch bán lẻ - Hoàn thiện tổ chức của chi nhánh - Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực - Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động - Nâng cao năng lực tài chính của chi nhánh. * Các giải pháp cụ thể với từng lĩnh vực hoạt động - Với hoạt động huy động vốn - Với hoạt động tín dụng bán lẻ - Với các dịch vụ thẻ: - Với dịch vụ chuyển tiền kiều hối: - Với các dịch vụ ngân hàng điện tử: 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Tóm tắt chương 3 Trên cơ sở phân tích tổng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ NHBL tại Chi nhánh BIDV Hà Nam, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại khách quan và chủ quan, trong chương III, Luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản về các mặt như tiếp cận thị trường và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính nhằm làm nền tảng cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ NHBL tại Chi nhánh Hà Nam. KẾT LUẬN CHUNG Phát triển dịch vụ NHBL hiện đã trở thành xu thế phát triển của nhiều NHTM trong nước. Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, sự xâm nhập của nhiều ngân hàng nước ngoài đã gây nhiều sức ép cạnh tranh đối với các NHTM trong nước. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, các NHTM trong nước phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện cả về sản phẩm, dịch vụ, điều chỉnh chính sách chăm sóc khách hàng và nhiều chính sách khác để giữ chân được những khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới. Đề tài luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp chủ yếu sau: Thứ nhất, đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ NHBL trong các ngân hàng thương mại. Chỉ ra các nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM. Thứ hai, phân tích và làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Nam trong giai đoạn 2010 – 2015, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế. Đặc biệt, đề tài đã phân tích, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, bao gồm cả nguyên nhân từ phía bản thân BIDV Hà Nam, từ phía cơ chế chính sách của nhà nước và các nguyên nhân khác. Đó chính là những vấn đề, những căn cứ quan trọng BIDV Hà Nam cần chú trọng giải quyết nhằm mục tiêu phát triển các dịch vụ NHBL trong tương lai. Thứ ba, trên cơ sở phân tích những cơ hội, thách thức, đề tài đẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Nam trong giai đoạn đến năm 2020.
Luận văn liên quan