Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

Trong xu thế hội nhập của kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập mang đến cả cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng cũng như các định chế tài chính khác. Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, đồng thời tạo được vị thế của mình trong cạnh tranh thì cần phải mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng hiện đại Thực tiễn hiện nay cho thấy, hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào việc phát triển dịch vụ tín dụng, còn các dịch vụ khác chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Để nâng cao sức cạnh tranh, giảm thiểu chi phí và thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đang là sự lựa chọn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt nam do các Tạp chí kinh tế tài chính uy tín như Euro Money, Global Finance bình chọn trong những năm gần đây. ACB cho rằng việc ứng dụng những công nghệ ứng dụng hiện đại là chìa khoá quan trọng cho phép ACB duy trì và phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng ngày một tốt hơn. Ngân hàng điện tử là một trong những lựa chọn đó vì nó cho phép ACB phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) mà ACB đang cung cấp hiện nay cũng có một số mặt hạn chế như cách thức sử dụng hệ thống internet banking và mobile banking còn phức tạp khi đăng ký dịch vụ vay trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn, dịch vụ tài chính chưa phong phú khi chỉ cho phép chuyển khoản sang một số ngân hàng theo danh sách chỉ định của ngân hàng, dịch vụ chưa thuận tiện cho người sử dụng khi khách hàng quên mật khẩu phải đến các Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch để đăng ký cấp lại mật khẩu và chưa có nhiều ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ NHĐT của ACB như giảm tiền phí chuyển khoản khác ngân hàng, chiết khấu thanh toán hóa đơn. Vì vậy mặc dù là một trongnhững ngân hàng tiên phong trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho khách hàng rất sớm từ tháng 10/2001 nhưng ACB đã không phát huy được lợi thế là người đi trước của mình trong việc thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ NHĐT của ACB và cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn và có nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng. Một số lượng khách hàng không nhỏ của ACB đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ thẻ ATM, internet banking, sms banking của các ngân hàng khác như Tienphongbank, Baoviet Bank, DongA Bank vì họ được miễn phí rút tiền, chuyển khoản trên ATM, được ưu đãi về phí giao dịch chuyển khoản, được chiết khấu khi thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại. Để có thể tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, việc phát triển thành công các sản phẩm dịch vụ NHĐT tại ACB vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra một cách bức thiết. Vậy làm thế nào để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện mở rộng về mặt quy mô và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại để ACB trong một tương lai gần sẽ trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam? Đó thực sự là đang là những trăn trở, những câu hỏi được các nhà quản trị của ACB đặt ra và đi tìm câu trả lời. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬError! Bookmark not defined. 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàiError! Bookmark not defined. 1.1.1 Luận án tiến sỹ ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Luận văn thạc sỹ .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.2 Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết và hướng nghiên cứu của đề tàiError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬError! Bookmark not defined. 2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử ....... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Ngân hàng điện tử ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử ............................ Error! Bookmark not defined. 2.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ........ Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 2.2.2 Những tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not define 2.3 Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 2.3.1 Hạ tầng cơ sở pháp lý ................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Hạ tầng cơ sở công nghệ .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Hạ tầng cơ sở nhân lực ................................. Error! Bookmark not defined. 2.4 Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử ... Error! Bookmark not defined. 2.5.1 Dịch vụ thanh toán thẻ ................................. Error! Bookmark not defined. 2.5.2 Dịch vụ phát hành thẻ................................... Error! Bookmark not defined. 2.5.3 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone banking)Error! Bookmark not defined. 2.5.4 Dịch vụ ngân hàng di động (Mobile banking)Error! Bookmark not defined. 2.5.5 Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking).. Error! Bookmark not defined. 2.5.6 Dịch vụ ngân hàng qua internet (Internet banking)Error! Bookmark not defined. 2.5 Quá trình phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử ở Việt NamError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ... Error! Bookmark not defined. 3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu .. Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á ChâuError! Bookmark not defined. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ACB từ năm 2007 đến năm 2011 ............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Sự phát triển về quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử của ACBError! Bookmark not defined. 3.2.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ACBError! Bookmark not defined. 3.2.3 Các công việc ACB đã thực hiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn 2007-2011............................ Error! Bookmark not defined. 3.3 Đánh giá chung về phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ACBError! Bookmark not defined. 3.3.1 Những thành tựu đã đạt được ....................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Những hạn chế khi phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ACBError! Bookmark not defined. 3.3.3 Các nguyên nhân của hạn chế ....................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂUError! Bookmark not defined. 4.1 Triển vọng và xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 4.1.1 Triển vọng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 4.1.2 Xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt NamError! Bookmark not defined. 4.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại ACBError! Bookmark not defined. 4.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tửError! Bookmark not defined. 4.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng điện tử .. Error! Bookmark not defined. 4.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tinError! Bookmark not defined. 4.2.4 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá dịch vụ ngân hàng điện tử .......................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............ Error! Bookmark not defined. 4.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan quản lýError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... Error! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập của kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hội nhập mang đến cả cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng cũng như các định chế tài chính khác. Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, đồng thời tạo được vị thế của mình trong cạnh tranh thì cần phải mở rộng quy mô hoạt động, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng hiện đại Thực tiễn hiện nay cho thấy, hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào việc phát triển dịch vụ tín dụng, còn các dịch vụ khác chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Để nâng cao sức cạnh tranh, giảm thiểu chi phí và thay đổi phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại hóa, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đang là sự lựa chọn của các ngân hàng thương mại hiện nay. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những Ngân hàng tốt nhất Việt nam do các Tạp chí kinh tế tài chính uy tín như Euro Money, Global Finance bình chọn trong những năm gần đây. ACB cho rằng việc ứng dụng những công nghệ ứng dụng hiện đại là chìa khoá quan trọng cho phép ACB duy trì và phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng ngày một tốt hơn. Ngân hàng điện tử là một trong những lựa chọn đó vì nó cho phép ACB phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên các dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT) mà ACB đang cung cấp hiện nay cũng có một số mặt hạn chế như cách thức sử dụng hệ thống internet banking và mobile banking còn phức tạp khi đăng ký dịch vụ vay trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn, dịch vụ tài chính chưa phong phú khi chỉ cho phép chuyển khoản sang một số ngân hàng theo danh sách chỉ định của ngân hàng, dịch vụ chưa thuận tiện cho người sử dụng khi khách hàng quên mật khẩu phải đến các Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch để đăng ký cấp lại mật khẩu và chưa có nhiều ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ NHĐT của ACB như giảm tiền phí chuyển khoản khác ngân hàng, chiết khấu thanh toán hóa đơn... Vì vậy mặc dù là một trong những ngân hàng tiên phong trong các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho khách hàng rất sớm từ tháng 10/2001 nhưng ACB đã không phát huy được lợi thế là người đi trước của mình trong việc thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ NHĐT của ACB và cung cấp nhiều dịch vụ tài chính hơn và có nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng. Một số lượng khách hàng không nhỏ của ACB đã chuyển sang sử dụng các dịch vụ thẻ ATM, internet banking, sms banking của các ngân hàng khác như Tienphongbank, Baoviet Bank, DongA Bank vì họ được miễn phí rút tiền, chuyển khoản trên ATM, được ưu đãi về phí giao dịch chuyển khoản, được chiết khấu khi thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại. Để có thể tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, việc phát triển thành công các sản phẩm dịch vụ NHĐT tại ACB vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra một cách bức thiết. Vậy làm thế nào để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện mở rộng về mặt quy mô và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại để ACB trong một tương lai gần sẽ trở thành ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam? Đó thực sự là đang là những trăn trở, những câu hỏi được các nhà quản trị của ACB đặt ra và đi tìm câu trả lời. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu” làm đề tài nghiên cứu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các thư viện, tác giả nhận thấy đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)Việt Nam hoặc một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều học viên cao học và các nghiên cứu sinh khi họ đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sỹ và Luận văn thạc sỹ. Có nhiều đề tài Luận án tiến sỹ và Luận văn thạc sỹ có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như viết về phát triển dịch vụ NHĐT tại một số ngân hàng thương mại hay nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc chất lượng dịch vụ NHĐT. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ NHĐT và phát triển dịch vụ NHĐT, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên với mỗi công trình nghiên cứu đều có nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu riêng cũng như các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu ở trên giúp cho tác giả hệ thống lại các kiến thức, lý luận về dịch vụ NHĐT và phát triển dịch vụ NHĐT tại các ngân hàng thương mại cũng như một số thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT hiện nay tại một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Đối với đề tài về Ngân hàng TMCP Á Châu, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu phát triển dịch vụ NHĐT, chỉ có một số đề tài về các dịch vụ riêng lẻ như dịch vụ thẻ thanh toán hoặc dịch vụ internet banking của ACB. Như vậy đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố, vì vậy cần thực hiện nghiên cứu về dịch vụ NHĐT và phát triển dịch vụ này nhằm vận dụng vào thực tiễn để tìm và đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung vào bốn vấn đề chính đó là: Dịch vụ ngân hàng điện tử và Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử đang được triển khai tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Về vấn đề thứ nhất: Từ khái niệm về ngân hàng điện tử, tác giả đã tìm hiểu định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng dưới các góc nhìn từ lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc xét từ khía cạnh phân phối dịch vụ. Trên cơ sở đó, tác giả đề cập đến khái niệm phát triển dịch vụ NHĐT trên hai giác độ là phát triển về mặt chiều rộng và phát triển về mặt chiều sâu. Phát triển về chiều rộng nghĩa là ngân hàng cần nghiên cứu, khai thác, mở rộng và tăng thêm các loại hình dịch vụ mà ngân hàng hiện chưa cung cấp để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Phát triển về chiều rộng có thể được hiểu là sự tăng trưởng về mặt quy mô. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về mặt quy mô gồm: số lượng các loại hình dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, thị phần của dịch vụ, doanh số giao dịch và thu nhập từ dịch vụ NHĐT. Phát triển về chiều sâu nghĩa là phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng những dịch vụ hiện có cũng như những dịch vụ mới. Các tiêu chí đánh giá về mặt chất lượng dịch vụ bao gồm: tính tiện ích, tính an toàn, chi phí dịch vụ. Đây cũng chính là những tiêu chí cơ bản mà luận văn vận dụng để phân tích, đánh giá sự phát triển dịch vụ NHĐT của ACB. Về vấn đề thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Tác giả phân chia thành 2 nhóm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhóm nhân tố chủ quan là những nhân tố từ bên trong ngân hàng như: định hướng phát triển chiến lược của ngân hàng, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, hạ tầng cơ sở công nghệ, hoạt động Marketing, năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo. Nhóm nhân tố khách quan là những nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị, xã hội, môi trường cạnh tranh, yếu tố tâm lý và sựu phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ toàn ngành ngân hàng. Về vấn đề thứ ba, Điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: Tác giả đã phân tích các điều kiện về hạ tầng cơ sở pháp lý, hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực. Đây là những yếu tố và điều kiện cơ bản mà các ngân hàng cần chuẩn bị để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Vấn đề thứ tư, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: tác giải trình bày các sản phẩm dịch vụ NHĐT hiện nay đang được các ngân hàng thương mại triển khai bao gồm: dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, dịch vụ NHĐT qua điện thoại (Phone banking), dịch vụ ngân hàng qua di động (Mobile banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), dịch vụ ngân hàng qua internet (Internet banking). Ngoài ra luận văn cũng đã trình bày thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam nói chung trong những năm gần đây. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU. Trong chương 3, luận văn trình bày bốn vấn đề chính sau: giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu, thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2007 – 2011, phân tích một số biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử mà Ngân hàng TMCP Á Châu đã thực hiện, đánh giá chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Về vấn đề thứ nhất, Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu: ACB chính thức được thành lập vào ngày 4/6/2013 với mạng lưới chi nhánh rộng lớn lên đến 343 Chi nhánh/Phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Ngân hàng TMCP Á Châu được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần gồm các cơ quan quản trị điều hành và kiểm soát của Ngân hàng gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, Hội đồng đầu tư và các Ban, phòng, bộ phận giúp việc cho các cơ quan này. Vấn đề thứ hai, thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu: trong nội dung này, tác giả tập trung trình bày thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Á Châu theo các số liệu thống kê trong các Báo cáo kết quả kinh doanh về dịch vụ NHĐT của ACB mà tác giả thu thập được. Đó là các số liệu trình bày về số lượng sản phẩm dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, thị phần của một số sản phẩm dịch vụ NHĐT, doanh số giao dịch và doanh thu từ dịch vụ NHĐT mang lại cho ACB. Tác giả thực hiện các phân tích và đánh giá về sự phát triển dịch vụ NHĐT của ACB trên 2 phương diện là phát triển về mặt chiều rộng và phát triển về mặt chiều sâu. Vấn đề thứ ba, phân tích một số biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử mà Ngân hàng TMCP Á Châu đã thực hiện: đó là đầu tư phát triển công nghệ NHĐT, xây dựng và đảm bảo nguồn lực, trình độ sử dụng công nghệ thông tin và phát triển hệ thống, xây dựng quy trình phát triển sản phẩm dịch vụ NHĐT và chú trọng các biện pháp về hoạt động marketing dịch vụ NHĐT. Vấn đề thứ tư, đánh giá chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu: Thành tích đạt được là số lượng khách hàng và giá trị giao dịch không ngừng gia tăng với nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử phong phú và đa dạng, doanh số giao dịch cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao, các hoạt động marketing được chú trọng và phát triển hơn trước. Hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ACB là tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn thấp hơn so với dịch vụ truyền thống, mạng lưới ATM và POS phát triển chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do sự chạy đua về mặt thành tích để đạt được các chỉ tiêu về mặt doanh số mà chưa chú trọng đến phát triển về mặt chất lượng của các Chi nhánh và phòng giao dịch của ACB, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam còn yếu, hiệu quả của các hoạt động Marketing chưa cao, sự thiếu hụt về đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao và do thói quen, tâm lý của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng điện tử. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Tại chương này, tác giả tập trung vào 2 vấn đề chính là: Triển vọng và xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Về vấn đề thứ nhất, triển vọng và xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử: xuất phát từ triển vọng phát triển của ngành công nghệ thông tin, triển vọng phát triển của hoạt động ngân hàng, sự phát triển dân số và nhu cầu chi tiêu tài chính cá nhân, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam là những yếu tố nền tảng tạo nên xu thế phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, chất lượng cao tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong đó có ACB. Về vấn đề thứ hai, Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Á Châu: tác giả căn cứ vào hiện trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB cũng như xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay trên thế giới để đề xuất áp dụng những giải pháp sau: - Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng điện tử - Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử - Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Tăng cường hoạt động tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KẾT LUẬN Qua những nghiên cứu ở trên chúng ta có thể thấy dịch vụ ngân hàng điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung và với Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng. Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng, phong phú với chất lượng cao, chú trọng đến sự thuận tiện đơn giản khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những mục tiêu mà ACB đang hướng tới. Xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, thân thiện với người sử dụng sẽ giúp ACB có lợi thế cạnh tranh dài hạn so với đối thủ. Qua việc phân tích thực trạng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay tại ACB chúng ta nhận thấy ACB cũng đã rất chú trọng đến việc phát triển kênh phân phối mới là ngân hàng điện tử và đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ACB cũng còn vướng phải những hạn chế trong hoạt động nên vẫn ch
Luận văn liên quan