Việc tham gia các hiệp định tự do thương mại không những gây áp lực lên
các doanh nghiệp mà còn gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến các NHTM trong
nước, trong đó có Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Trước sự thâm nhập của
các NHTM nước ngoài đi trước về công nghệ, mạnh hơn về năng lực tài chính, đa
dạng hơn về chủng loại, cao hơn trong chất lượng DV và chuyên nghiệp hơn trong
kinh doanh, các NHTM VN buộc phải củng cố và tăng cường khả năng cạnh
tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đặc biệt là
các DVPTD, khi mà DVTD luôn chứa đựng rủi ro cao.
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển DVPTD và coi đó là
mục tiêu phát triển và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, nhưng trong những
năm qua, việc phát triển DVPTD tại LPB đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: số
lượng DV chưa đa dạng, phong phú, chất lượng DV về cơ bản chưa đáp ứng được
nhu cầu có nhiều sự lựa chọn và ngày càng khó tính của khách hàng. Điều này dẫn
đến việc LPB là một trong số rất ít các NHTM tại Việt Nam đã và đang bị thua lỗ
về hoạt động thu dịch vụ, kết quả kinh doanh của Ngân hàng hầu như chỉ phụ
thuộc vào hoạt động tín dụng.
Để giải quyết được bài toán về an toàn và lợi nhuận, vấn đề đặt ra là cần
phải có những nghiên cứu thực sự khoa học về thực trạng DVPTD của LPB, tìm ra
những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó, để xác định được phương hướng,
đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi để phát triển DVPTD tại LPB nhằm
đạt được mục tiêu của LPB và của cả hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã
đề ra.
Xuất phát từ thực tiễn đặt ra ở trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn thạc sỹ
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc tham gia các hiệp định tự do thương mại không những gây áp lực lên
các doanh nghiệp mà còn gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến các NHTM trong
nước, trong đó có Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Trước sự thâm nhập của
các NHTM nước ngoài đi trước về công nghệ, mạnh hơn về năng lực tài chính, đa
dạng hơn về chủng loại, cao hơn trong chất lượng DV và chuyên nghiệp hơn trong
kinh doanh, các NHTM VN buộc phải củng cố và tăng cường khả năng cạnh
tranh thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đặc biệt là
các DVPTD, khi mà DVTD luôn chứa đựng rủi ro cao.
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển DVPTD và coi đó là
mục tiêu phát triển và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, nhưng trong những
năm qua, việc phát triển DVPTD tại LPB đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: số
lượng DV chưa đa dạng, phong phú, chất lượng DV về cơ bản chưa đáp ứng được
nhu cầu có nhiều sự lựa chọn và ngày càng khó tính của khách hàng. Điều này dẫn
đến việc LPB là một trong số rất ít các NHTM tại Việt Nam đã và đang bị thua lỗ
về hoạt động thu dịch vụ, kết quả kinh doanh của Ngân hàng hầu như chỉ phụ
thuộc vào hoạt động tín dụng.
Để giải quyết được bài toán về an toàn và lợi nhuận, vấn đề đặt ra là cần
phải có những nghiên cứu thực sự khoa học về thực trạng DVPTD của LPB, tìm ra
những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó, để xác định được phương hướng,
đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi để phát triển DVPTD tại LPB nhằm
đạt được mục tiêu của LPB và của cả hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã
đề ra.
Xuất phát từ thực tiễn đặt ra ở trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn thạc sỹ.
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về phát triển DVPTD của Ngân hàng hiện đại;
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVPTD tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt trong giai đoạn 2011-2015; đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DVPTD
tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đến năm 2020.
Luận văn vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của kinh tế
chính trị học để nghiên cứu, gồm: Phương pháp đi từ trừu tượng đế cụ thể; kết hợp
các phương pháp lô gic và lịch sử, phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê,
thu thập, xử lý số liệu; phương pháp so sánh, ...nhằm làm rõ cơ sở lý luận về dịch
vụ phi tín dụng, phân tích thực trạng về dịch vụ phi tín dụng tại LPB và đề xuất các
giải pháp phát triển dịch vụ này trong những năm tới.
Đóng góp mới của Luận văn: Đây là lần đầu tiên, vấn đề phát triển DVPTD
tại LienVietPostBank được đưa ra dưới giác độ nghiên cứu của kinh tế chính trị
học. Do đó, nội dung nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đó.
Luận văn đóng góp những nội dung chính như sau:
Thứ nhất là, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển DVPTD
của Ngân hàng Thương mại.
Thông qua các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn
đã nêu lên các khái niệm về ngân hàng, phân loại ngân hàng, chức năng nhiệm vụ
và sản phẩm dịch của NHTM. Tiếp đó, luận văn đã đưa ra được khái niệm, phân
loại dịch vụ phi tín dụng, chỉ ra những đặc điểm riêng, khác biệt của dịch vụ phi tín
dụng so với các dịch vụ ngân hàng khác. Luận văn cũng đồng thời nêu bật những
nội dung chính về phát triển DVPTD, các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển DVPTD cũng như vai trò của việc phát triển DVPTD đối với
ngân hàng, khách hàng và đối với xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng và là nền
tảng lý thuyết để tác giả có thể đánh giá thực trạng triển khai DVPTD tại LPB, từ
đó đề ra được giải pháp thích hợp, có tính khả thi để phát triển DVPTD tại LPB.
Mặt khác, Luận văn đã nghiên cứu một số kinh nghiệm điển hình về phát
triển DVPTD tại một số NHTM trong và ngoài nước như Ngân hàng Bangkok –
Thái Lan, Ngân hàng Union- Philippine, ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Thành.
Qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực từ việc xây dựng chiến
lược phát triển, mạng lưới đến nâng cao các yếu tố nội lực nhằm phát triển DVPTD
tại LPB trong những năm tới.
Thứ hai, thực trạng phát triển DVPTD tại LienVietPostBank
Việc phát triển về mặt lượng nhìn chung có những bước tiến đáng ghi nhận
nhưng còn chưa ổn định và ở mức thấp so với nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng
chiến lược phát triển.
Nhìn chung, số lượng khách hàng tăng trưởng tương đối của LPB là khá tốt,
năm 2011 số lượng khách hàng là 29.240 khách hàng, đến năm 2015 con số này là
264.038 khách hàng, bình quân tăng trưởng 72,5%. Tuy nhiên, số lượng tuyệt đối
còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác.
Doanh thu và số lượng sản phẩm mới từ các DVPTD của
LienVietPostBank ở mức tốt: Doanh thu từ hoạt động thanh toán liên tục tăng qua
các năm với mức tăng cao cả về thanh toán trong nước và quốc tế; Dịch vụ thẻ kết
nối thành công hệ thống ATM với ba hệ thống chuyển mạch thẻ lớn nhất Việt Nam
(Smartlink, BanknetVN và VNBC) và liên kết với tất 16.000 máy ATM trong liên
minh này. Năm 2015, lượng thẻ phát hành mới khá ấn tượng với nhiều tiện ích mới
cho Khách hàng (59.566 thẻ ghi nợ nội địa, 20.376 thẻ trả lương, 9.257 thẻ đồng
thương hiệu). Dịch vụ ngân hàng điện tử mới ở mức cơ bản, đang trong quá trình
hoàn thiện bổ sung những tính năng mới để bắt kịp nhu cầu của khách hàng. Dịch
vụ thu hộ, chi hộ liên kết được với nhiều đối tác lớn như Tổng cục Hải quan, EVN,
Viettel,
Bên cạnh đó, chất lượng của DVPTD cũng không ngừng nâng cao từ việc
cung cấp dịch vụ nhanh chóng hơn, đảm bảo tính bảo mật đến việc liên tục cập
nhật những tiện ích mới cho khách hàng.
Với những nỗ lực trên, LPB đã gia tăng số lượng DVPTD, đa dạng hóa danh
mục DVPTD theo hướng đáp ứng nhu cầu khách hàng; nâng cao chất lượng
DVPTD hiện có và phát triển DVPTD mới tốt hơn; không ngừng mở rộng kênh
phân phối, phát triển theo hướng hiện đại do đó đã ngày càng củng cố uy tín và
thương hiệu.
Tuy nhiên, DVPTD tại LienVietPostBank vẫn còn thiếu về số lượng và yếu
về chất lượng, chưa tạo được sự nổi bật và cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.
Luận văn đồng thời Luận văn cũng chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế
như: công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển dịch vụ, chính sách
khách hàng chưa thực hiện tốt; DVPTD không có nhiều sự khác biệt, mới lạ; Hoạt
động marketing chưa được LienVietPostBank chú trọng đúng mức; Kênh phân
phối DVPTD chưa thực sự hiệu quả; Chiến lược phát triển DVPTD chưa được xây
khoa học, hợp lý ;
Thứ ba là, các giải pháp nhằm phát triển DVPTD tại LienVietPostBank
Có thể khẳng định đây là nội dung quan trọng nhất, là mục đích của luận
văn. Với mục tiêu trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam,
LienVietPostBank cần đầu tư tốt cho các yếu tố nội lực cũng như quảng bá thương
hiệu, sản phẩm để thu hút khách hàng hơn. Tuy vậy, mọi giải pháp cần được tính
toán để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với khả năng của NH. Các giải pháp dưới
đây cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển DVPTD của LPB.
Thứ nhất, Xây dựng chiến lược phát triển và quy trình thực hiện dịch vụ
đúng đắn, hợp lý
Chiến lược phát triển dịch vụ đúng xu hướng và phù hợp với thế mạnh cũng
như định hướng phát triển của ngân hàng là tiền đề cho dịch vụ phi tín dụng được
chú trọng và phát triển đúng mức. Trong 5 năm tới, chiến lược phát triển DVPTD
của LienVietPostBank là dần đưa hoạt động DVPTD thành hoạt động mũi nhọn và
tạo ra nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng, chiếm 10% - 20% thu nhập của ngân
hàng.
Quy trình phát triển DVPTD mới của Ngân hàng cần được hoàn thiện theo
các bước: Lập chiến lược DVPTD mới; Hình thành ý tưởng; Sàng lọc ý tưởng;
Thử nghiệm và kiểm định; Đưa dịch vụ ra thị trường;
Thứ hai, Nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên Ngân hàng
Phát triển chất lượng nhân sự cần quan tâm đến hai khía cạnh chính là: (1)
trình độ học vấn, khả năng nắm bắt công việc, khả năng tiếp cận và thích ứng với
những thay đổi về yêu cầu nghiệp vụ; (2) Đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng phát triển
sản phẩm, kỹ năng bán hàng, thái độ phục vụ KH.
Để làm được điều này, cần nâng cao chất lượng CBNV và năng lực của đội
ngũ lãnh đạo; sắp xếp nhân sự phù hợp với công việc, đảm bảo hiệu quả; bên cạnh
đó cần đưa ra tiêu chí đánh giá nhân sự rõ ràng và thực hiện đánh giá một cách
thường xuyên, liên tục.
Thứ ba, Tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ ngân hàng
Tăng cường hiện đại hóa công nghệ thẻ với việc chuyển sang công nghệ thẻ
chip theo tiêu chuẩn EMV nhằm tăng cường tính tiện ích, bảo mật hơn và bảo đảm
an toàn cho chủ tài khoản.
Đầu tư và hoàn thiện hơn hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh thẻ và ngân hàng điện tử
Thứ tư, Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng
Kết hợp phát triển các sản phẩm DVPTD truyền thống và sản phẩm DVPTD
hiện đại, tập trung đẩy mạnh các DV mang lại hiệu quả cao; nâng cao chất lượng, tiện
ích của sản phẩm; mở rộng mạng lưới quan hệ NH hiện đại; đồng thời, tạo sự khác
biệt trong cung cấp sản phẩm DVPTD cho thị trường
Thứ năm, Đảm bảo sự an toàn bảo mật
Ngoài giải pháp mã hoá dữ liệu điện tử thì có thể bảo mật thông tin bằng chữ
ký điện tử, mật mã hoá/giải mã trên mạng bằng thuật toán tiên tiến, quản lý khóa
theo trật tự cấp bậc, áp dụng các chính sách an toàn dữ liệu; đội ngũ lãnh đạo và
nhân viên của hệ thống NHĐT cũng cần am hiểu về công nghệ thông tin và
Internet; kịp thời hỗ trợ khi khách hàng cần đến.
Bên cạnh đó cần tăng cường quản lý rủi ro hoạt động thẻ, phát hiện sớm
những hiện tượng làm và sử dụng thẻ giả cũng như các hành vi gian lận trong hoạt
động thanh toán thẻ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấp hành quy trình,
quy định nghiệp vụ.
Thứ sáu, Mở rộng, phát triển marketing, nâng cao uy tín và thương hiệu của
LienVietPostBank
Trước hết là mở rộng, phát triển hoạt động marketing qua việc mở rộng kênh
phân phối. Xu hướng mở rộng thêm kênh phân phối hiện đại với các thiết bị trên nền
tảng công nghệ cao đang rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh của LienVietPostBank
nói riêng và của các NHTM nói chung. Do đó, ngân hàng cần chú trọng phát triển
các kênh phân phối qua internet và các mạng xã hội
Bên cạnh đó, cần duy trì, nâng cao thương hiệu và nhận diện thương hiệu
của Ngân hàng trong Khách hàng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Ngân
hàng trong lòng Khách hàng.
Thứ bảy, Kiến nghị
Một là, Kiến nghị đối với Chính phủ:
- Cần chỉ đạo các đơn vị hữu quan tích cực phối hợp với ngành ngân hàng để
đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đảm bảo cho NHNN được độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều hành
chính sách tiền tệ, lãi suất và tỉ giá hối đoái
Hai là, Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
- Cần đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo
hướng tinh gọn và hiện đại;
- Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường;
- Cải cách toàn diện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Hiện đại hệ thống thanh toán nhằm tăng cường tính tiện ích của dịch vụ
ngân hàng;
- Kiên quyết xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro
lớn cho hệ thống ngân hàng.