Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB

Tiền mặt, tại Việt Nam từ lâu vẫn là một phương tiện phổ biến được mọi người ưa chuộng trong mọi hoạt động thanh toán cũng như nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Việc sử dụng tiền mặt để thanh toán, làm cho các hoạt động kinh tế bị kéo dài, không tiện dụng và góp phần kìm hãm tốc độ của nền kinh tế. Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu là “Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Nhân thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ TTKDTM không những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. MHB cũng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được cao. Số liệu thực tế cho thấy tỉ lệ tăng doanh số thanh toán năm 2012 so với năm 2011 là 0.2% là một con số rất khiêm tốn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.

pdf20 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * VŨ MINH KHOA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG MHB Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh tổng hợp TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, Năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền mặt, tại Việt Nam từ lâu vẫn là một phương tiện phổ biến được mọi người ưa chuộng trong mọi hoạt động thanh toán cũng như nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Việc sử dụng tiền mặt để thanh toán, làm cho các hoạt động kinh tế bị kéo dài, không tiện dụng và góp phần kìm hãm tốc độ của nền kinh tế. Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu là “Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Nhân thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ TTKDTM không những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. MHB cũng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa được cao. Số liệu thực tế cho thấy tỉ lệ tăng doanh số thanh toán năm 2012 so với năm 2011 là 0.2% là một con số rất khiêm tốn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau:  Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTM.  Trên cơ sở đó, phân tích, phát hiện những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại MHB.  Qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại MHB. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài:  Về không gian: nghiên cứu hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại MHB.  Về thời gian: đánh giá hoạt động thanh toán trong nước tại MHB trong thời gian từ năm 2008 đến năn 2012 và đề xuất giải pháp định hướng phát triển trong thời gian tới từ 2013 đến 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu:  Thu thập các dữ liệu sơ cấp: Dựa vào các báo cáo tài chính, các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh tại MHB, số liệu từ Phòng sản phẩm dịch vụ, Ban Thống kê và Dự báo kinh tế, Trung tâm Thanh toán, Trung tâm thẻ của MHB  Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo số liệu của đơn vị, sách, báo, Internet, tạp chí  Phương pháp nghiên cứu: dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích các số liệu đã thu thập được. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu theo 4 chương: Chương 1 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của MHTM Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Giới thiệu các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn Các luận văn thạc sĩ.  Tác giả Nguyễn Thị Hương, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội Chi nhánh Hà nội”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008.  Tác giả Ngô Văn Đức, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007.  Tác giả Đoàn Thị Huyền, “Nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân”. Luận văn thạc sĩ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011.  Tác giả Mai Thị Thủy, “Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”. luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009.  Tác giả Trần Thị Thuỳ Trang, “Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHCT VN chi nhánh Ba Đình”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010.  Tác giả Phạm Thùy Linh, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008.  Tác giả Lê Thị Phương Nam, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010.  Tác giả Phạm Thị Như Tuyết, “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010.  Tác giả Ngô Thị Nga, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011.  Tác giả Đặng Thị Hiền, “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012. Các bài báo và đề tài khoa học  Tác giả Nguyễn Hằng “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt - mối quan tâm của cả cộng đồng” Tạp chí tin học ngân hàng số 3(127)/2012.  Tác giả Trịnh Thanh Huyền (Trường Đào tạo &PTNNL VietinBank), năm 2011, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư”. 1.2 Định hướng nghiên cứu của luận văn Như vậy, trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu về đề tài phát triển dịch vụ TTKDTM, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá được thực trạng sự phát triển về chất lượng dịch vụ TTKDTM và đưa ra nhưng tồn tại, hạn chế trong phát triền dịch vụ TTKDTM, đồng thời, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ TTKDTM. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào lĩnh vực về việc phân tích, đánh giá lại thực trạng của các biện pháp đã sử dụng để phát triển dịch vụ TTKDTM và chỉ ra những tồn tại hạn chế của các biện pháp này, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho công tác phát triển dịch vụ TTKDTM. Nhìn chung ngoài việc tiếp tục hệ thống lại cơ sở lý thuyết, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển dịch TTKDTM. Qua quá trình nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại, đề tài về “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng MHB”. Tác giả cam kết chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Chương 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM 2.1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 2.1.1. Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt ( thanh toán chuyển khoản ) là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển sang tài khoản người được hưởng. 2.1.2. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt a. Thanh toán bằng SEC Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm Séc. b. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. c. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu – Nhờ thu Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. d. Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng. e. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM). f. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán Ngân phiếu thanh toán (gọi tắt là Ngân phiếu) là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, có mệnh giá in sẵn, không ghi tên, được chuyển quyền sở hữu và lưu hành trong cả nước. 2.2. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM 2.2.1. Khái niệm Phát triển dịch vụ TTKDTM là tổng hợp các hoạt động của NHTM nhằm phát triển các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cũ hướng tới việc thay thế hoạt động thanh toán bằng tiền mặt để giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. 2.2.2. Sự cần thiết phát triển dịch vụ TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổi trong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa. 2.2.3. Các nội dụng chủ yếu của phát triển dịch vụ thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại. 2.2.3.1. Phát triển các dịch vụ mới Phát triển dịch vụ mới là việc một ngân hàng nghiên cứu phát triển những sản phẩm dịch vụ mới để đưa vào danh mục các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của ngân hàng mà những sản phẩm dịch vụ đó lần đầu tiên được đưa vào danh mục sản phẩm kinh doanh của ngân hàng đó. 2.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũ Nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM tại các NHTM là việc ngân hàng hoàn thiện sản phẩm hiện có của ngân hàng với phiên bản mới hơn, có các tính năng mới ưu việt hơn sản phẩm cũ nhằm đáp ứng tốt hơn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 2.2.3.3. Xây dựng chính sách giá dịch vụ Chính sách giá dịch vụ của NHTM là quyết định đưa ra mức giá của của từng loại sản phẩm dịch vụ mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó dựa trên nguyên tắc, cơ sở, qui định và phương pháp định giá cụ thể được NHTM sử dụng trong việc ra quyết định giá cho từng loại hình sản phẩm dịch vụ đó. 2.2.3.4. Tổ chức hoạt động phân phối Là một tập hợp các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng. Nó bao gồm tổ chức, cá nhân và các phương tiện thực hiện các hoạt động đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Hệ thống kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng đến khách hàng, hoàn thành việc trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. 2.2.3.5. Tổ chức hoạt động truyền thông, xúc tiến  Hoạt động truyền thông  Hoạt động xúc tiến 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển TTKDTM của NHTM 2.2.4.1. Tiêu chí định lượng  Tỷ trọng của doanh số giao dịch TTKDTM so với tổng doanh số thanh toán. Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT phản ánh quy mô phát triển các hình thức TTKDTM trong các hình thức thanh toán qua ngân hàng.  Doanh số bình quân theo từng loại TTKDTM. Doanh số bình quân trên mỗi giao dịch phản ánh chất lượng giao dịch và độ tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ TTKDTM tại ngân hàng.  Tốc độ tăng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM. Đây là tiêu chí chung để đánh giá sự phát triển của bất kỳ loại hình sản xuất kinh doanh nào. Số lượng khách hàng càng đông, thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đó đã phát triển tốt dịch vụ TTKDTM, thành công trong việc tiếp cận nhiều khách hàng và ngược lại.  Tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM Tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM phản ánh hiệu quả quá trình triển khai và cung cấp dịch vụ TTKDTM, phản ánh trình độ tổ chức quản lý, thực hiện việc ứng dụng các dịch vụ này. 2.2.4.2. Tiêu chí định tính Việc tích hợp nhiều tiện ích trong một sản phẩm giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cũng giúp khách hàng thỏa mãn với sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, nhờ đó họ sẽ tìm đến với ngân hàng nhiều hơn. Một số tiện ích thể hiện chất lượng dịch vụ TTKDTM như:  Sự tin cậy  Sự phát triển của hạ tầng phục vụ cho việc phát triển TTKDTM 2.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một số NHTM Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank và HSBC trong phát triển dịch vụ TTKDTM như:  Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thông tin cập nhật về hàng hóa, dịch vụ, thị trường  Không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đặc biệt là hệ thống giao dịch trực tuyến, xây dựng các trung tâm thanh toán ở các châu lục  Đào tạo chất lượng nguồn nhân lực.  Luân chuyển cán bộ từ phòng nghiệp vụ này sang phòng nghiệp vụ khác, nhằm giúp cho mỗi cán bộ nắm được một cách toàn diện các nghiệp vụ của ngân hàng.  Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương phục vụ khách hàng giao dịch với các đối tác thành công.. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng, MHB học tập trong công tác phát triển dịch vụ TTKDTM như: Đa dạng hóa danh mục dịch vụ thanh toán cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại; Nâng cao chất lượng các dịch vụ TTKDTM của mình, đặc biệt là tính an toàn để tạo lòng tin đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ; Cần tham gia vào các trung tâm thanh toán để mở rộng mạng lưới thanh toán của mình không những trong nước và trên thế giới; Cần có chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới khách hàng, mô hình một NHTM với bộ máy tổ chức, quản lý hợp lý. Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Giới thiệu khái quát về MHB 3.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được thành lập ngày 18/09/1997 theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. MHB được chuẩn y Điều lệ về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 408/1997/QĐ- NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 08/12/1997 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày 18/09/1997. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, hoạt động trong môi trường hoạt động ngân hàng cạnh tranh gay gắt, nhưng MHB đã có định hướng chiến lược phát triển và buớc đi phù hợp nên chỉ trong một thời gian ngắn MHB đã đạt được tốc độ phát triển cao về mọi mặt. Tuy tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng xét về mức độ rủi ro trong hoạt động thì MHB là ngân hàng an toàn nhất trong cả nước theo đánh giá của các đơn vị kiểm toán quốc tế, dựa trên các tiêu chí quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của MHB 3.2.1 Các nhân tố từ bên trong Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TTKDTM của MHB như: Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, vốn đầu tư của MHB Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của MHB, Đội ngũ cán bộ ngân hàng, mối quan hệ tương quan, gắn kết chặt chẽ giữa các dịch vụ ngân hàng. 3.2.2 Các nhân tố từ bên ngoài Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TTKDTM của MHB như: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô; Yếu tố tâm lý, xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ và viễn thông, quá trình hội nhập kinh tế. 3.3 Phân tích các hoạt động mà MHB đã triển khai để phát triển dịch vụ TTKDTM 3.3.1 Phát triển các dịch vụ mới MHB chưa có bộ phận chuyên trách trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho nên việc phát triển dịch vụ mới tại MHB vẫn mang tính thụ động từ các đơn vị nghiệp vụ đề xuất lên phòng Marketing của Hội sở, do đó các sản phẩm mới đó vẫn mang tính tự phát, sao chép sản phẩm đã có trên thị trường ngân hàng và không có chiến lược cụ thể mà chỉ có chiến lược chung trong chiến lược của MHB trong đó có đề cập đến mục tiêu là đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ. 3.3.2 Nâng cao chất lượng các dịch vụ đã cung cấp Về công nghệ thông tin: MHB chú trọng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ TTKDTM và giảm độ rủi ro, tăng độ an toàn trong hoạt động TTKDTM Về chất lượng phục vụ khách hàng: MHB không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Về tính tiện ích của sản phẩm: Với phương châm hoạt động lấy khách hàng làm trọng tâm,... MHB đã hoàn thiện và cải tiến quy trình thanh toán nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng đến với Ngân hàng. Về việc xây dựng hình ảnh của Ngân hàng: năm 2010 MHB đã thực hiện chương trình chuẩn hóa nhận dạng hình ảnh thương hiệu trên toàn hệ thống từ mô hình, quy cách địa điểm giao dịch cho đến tất cả các phương tiện của Ngân hàng đều được thống nhất chung về hình ảnh nhận diện. 3.3.3 Xây dựng chính sách giá dịch vụ TTKDTM Phí dịch vụ ngân hàng hay là giá cả dịch vụ là một vấn đề được khách hàng quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch. Chính sách giá cả dịch vụ là chính sách quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh và thu nhập của ngân hàng. Với mục tiêu thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, các chi nhánh MHB và tùy theo khu vực, đối tượng khách hàng mà vận dụng qui định mức phí một cách linh hoạt kèm theo với chính sách khách hàng hợp lý, cho từng loại hình dịch vụ, từng đối tượng khách hàng khác nhau. 3.3.4 Tổ chức phân phối dịch vụ TTKDTM Trong phát triển dịch vụ TTKDTM, MHB áp dụng phối hợp giữa kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại để phát triển dịch vụ của mình, cụ thể các kênh phân phối đã được sử dụng trong việc phân phối dịch vụ TTKDTM bao gồm:  Kênh phân phối dịch vụ truyền thống: Hệ thống mạng lưới của MHB được đánh giá là rộng lớn và đứng trong top 10 ngân hàng dẫn đầu cả nước  Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại: MHB đã triển khai các kênh phân phối khách như hệ thống ATM, SMS Banking, 3.3.5 Tổ chức hoạt động truyền thông, xúc tiến Với phương châm có tính chiến lược mang bản sắc riêng là: công nghệ hiện đại, con người chuyên nghiệp, văn hóa kinh doanh. Các biện pháp truyền thông, xúc tiến cho các dịch vụ TTKDTM của MHB được áp dụng các hình thức quảng cáo, tài trợ, bán khàng khuyến mãi để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và sản phẩm TTKDTM nói riêng của ngân hàng đến khách hàng. 3.4 Đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của MHB 3.4.1 Sự phát triển về số lượng  Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của MHB chủ yếu là thanh toán xuất nhập khẩu (chiếm 95 % nguồn thu) và chi trả kiều hối qua hệ thống Western Union (chiếm 5%).  Hệ thống thanh toán nội bộ: MHB đã triển khai hệ thống Core Banking đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng công nghệ cũng được nâng cấp nên việc thực hiện giao dịch trong cùng hệ thống rất nhanh việc thanh toán nội bộ trong hệ thống MHB rất tiện l
Luận văn liên quan