Tóm tắt Luận văn Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay, các NHTM ở nước ta đang phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới và hiện đại. Trong đó, phát triển dịch vụ thẻ đang là một dịch vụ tiện ích phổ biến trong quá trình đa dạng hoá, hiện đại hoá hoạt động NHTM. Để tìm được hướng đi riêng đưa thương hiệu thẻ của MHB chiếm lĩnh vực thị trường thẻ và mang lại hiệu quả kinh tế cho MHB, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long”. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích và tổng hợp để nghiên cứu những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ, thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại MHB trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 và khả năng phát triển dịch vụ thẻ tại MHB đến năm 2020. Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính bao gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. NỘI DUNG CHÍNH

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU .................................................................................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined. 1.1.1. Thẻ ngân hàng thương mại ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Dịch vụ thẻ ngân hàng thương mại .................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined. 1.2.1. Quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.3. Các điều kiện để phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined. 1.3.1. Các điều kiện chủ quan ....................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Các điều kiện khách quan ................................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ ................... Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại một số ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thẻ đối với các ngân hàng thương mại. ........................................................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ... Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu LongError! Bookmark not defined. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới chi nhánh ............. Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2007 đến năm 2009 ................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Cơ sở pháp lý và các giai đoạn phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ............................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những kết quả đạt được của dịch vụ thẻ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những hạn chế trong phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ... Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ nghiệp vụ thẻ ............................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thẻ ................. Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Đầu tư và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ ... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thẻ ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Tăng cường các tiện ích của dịch vụ thẻ ............ Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Đẩy mạnh quảng bá, phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàngError! Bookmark not defined. 3.2.7. Hoàn thiện cơ chế quản trị phòng ngừa rủi ro .... Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số kiến nghị ................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............. Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt NamError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ................................................................................. Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, các NHTM ở nước ta đang phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới và hiện đại. Trong đó, phát triển dịch vụ thẻ đang là một dịch vụ tiện ích phổ biến trong quá trình đa dạng hoá, hiện đại hoá hoạt động NHTM. Để tìm được hướng đi riêng đưa thương hiệu thẻ của MHB chiếm lĩnh vực thị trường thẻ và mang lại hiệu quả kinh tế cho MHB, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long”. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích và tổng hợp để nghiên cứu những lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ, thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại MHB trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 và khả năng phát triển dịch vụ thẻ tại MHB đến năm 2020. Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính bao gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1. Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch dịch vụ thẻ của ngân hàng thƣơng mại. Tổng quan về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Tìm hiểu về dịch vụ thẻ của NHTM, tác giả đưa ra khái niệm về thẻ ngân hàng: "Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ". Phân loại thẻ ngân hàng: Theo công nghệ sản xuất, có 2 loại là thẻ băng từ và thẻ thông minh; Theo tính chất thanh toán, có 3 loại là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước; Theo phạm vi sử dụng, có 2 loại là thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Khái niệm dịch vụ thẻ ngân hàng thương mại: "Dịch vụ thẻ là một trong các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng có thể chi tiêu một cách thuận tiện, an toàn, chủ động mà không cần dùng đến tiền mặt. Đồng thời, dịch vụ thẻ làm đa dạng hóa loại hình dịch vụ, gia tăng thu nhập cho ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường. Những chủ thể tham gia dịch vụ thẻ gồm có: Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Các nghiệp vụ cơ bản của dịch vụ thẻ là: Nghiệp vụ phát hành thẻ ; nghiệp vụ thanh toán thẻ ; nghiệp vụ quản lý rủi ro ; hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng. Vai trò của dịch vụ thẻ ngân hàng. Đối với ngân hàng, dịch vụ thẻ làm tăng doanh thu và lợi nhuận; góp phần đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá ngân hàng và tăng nguồn vốn với chi phí thấp; tăng cường hợp tác trong kinh doanh ngân hàng. Đối với người sử dụng thẻ, dịch vụ thẻ mang đến cho khách hàng sự tiện ích và an toàn trong thanh toán; hỗ trợ khách hàng quản lí chi tiêu. Đối với nền kinh tế, dịch vụ thẻ tăng thanh toán không dùng tiền mặt, điều hoà lưu thông tiền tệ và tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tổ chức hợp lý hoạt động kinh doanh thẻ nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các chỉ tiêu: Sự phát triển của ATM, POS; sự đa dạng về sản phẩm thẻ; sự phát triển các tiện ích của dịch vụ thẻ; độ an toàn của dịch vụ thẻ; sự phát triển số lượng thẻ; số lượng và doanh số giao dịch thẻ; số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ của khách hàng; dư nợ trên tài khoản thẻ tín dụng, thẻ có hạn mức thấu chi; lợi nhuận từ dịch vụ thẻ; thương hiệu thẻ. Các điều kiện để phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Các điều kiện chủ quan gồm có: Năng lực tài chính và chính sách phát triển dịch vụ thẻ; quy chế, mô hình tổ chức và nhân lực cho dịch vụ thẻ; công nghệ và cơ sở hạ tầng. Các điều kiện khách quan gồm có: Các điều kiện về mặt kinh tế (sự phát triển, minh bạch, mức độ hội nhập của nền kinh tế); các điều kiện về mặt xã hội (sự ổn định chính trị xã hội, thói quen giao dịch và nhận thức của người dân về dịch vụ thẻ, tâm lý, độ tuổi của khách hàng và mật độ dân số); điều kiện về môi trường pháp lý; điều kiện về khoa học công nghệ. Bài học kinh nghiệm về dịch vụ thẻ đối với các ngân hàng thương mại (1) Các ngân hàng rất chú trọng đầu tư vào công nghệ thẻ và áp dụng ngay từ đầu các ứng dụng tiên tiến nhất để tiết kiệm chi phí, tăng thêm nhiều tính năng tiện ích và đảm bảo an toàn cho các giao dịch thẻ; (2) các sản phẩm thẻ được thiết kế đa dạng theo nhu cầu của khách hàng; (3) tiện ích của dịch vụ thẻ thường được hỗ trợ bởi các dịch vụ ngân hàng điện tử đi kèm; (4) các sản phẩm thẻ được thiết kế hợp với sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm; (5) các khuyến mại cho khách hàng được thực hiện qua hệ thống điểm thưởng tích luỹ và tỷ lệ phần trăm giảm giá khi thực hiện các giao dịch thanh toán. Chƣơng 2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Khái quát về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1997, dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với 209 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước. Nguồn vốn của MHB đến 31/12/2009 đạt trên 39.712 tỷ đồng. Tổng đầu tư của toàn hệ thống đến hết năm 2009 đạt 37.873,6 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính đạt 17.737 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 20.136 tỷ đồng. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, lợi nhuận sau thuế đạt 56.635 tỷ đồng. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Quá trình phát triển dịch vụ thẻ MHB qua các năm như sau: Năm 2005, MHB tham gia liên minh thẻ VNBC; năm 2006, MHB thành lập Trung tâm thẻ và thử nghiệm triển khai dịch vụ thẻ tại MHB; năm 2007, MHB trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Visa, phát hành thẻ ghi nợ nội địa E-cash ra thị trường và triển khai 81 ATM trên toàn quốc; năm 2008, MHB tham gia liên minh thẻ Banknetvn; năm 2009, MHB chấp nhận thanh toán thẻ Visa và rút tiền bằng thẻ Visa tại các ATM. Về mô hình tổ chức, quản lý hoạt động Trung tâm thẻ MHB sẽ vận hành theo mô hình mới của một đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu của MHB. Trung tâm thẻ MHB sẽ là trung tâm xử lý các giao dịch liên quan đến các tài khoản thẻ tại tất cả các chi nhánh MHB trên toàn quốc. Về nguồn nhân lực, MHB có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, nhiệt tình và có phong cách văn minh, lịch sự. Về công nghệ, MHB đã áp dụng công nghệ hiện đại trên thế giới để quản lý và phát triển dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, MHB hiện nay vẫn đang sử dụng công nghệ thẻ từ. Về cơ sở hạ tầng, MHB đã lắp đặt 186 ATM dòng Opteva của tập đoàn Diebold của Mỹ và 186 thiết bị thanh toán thẻ M2100 của hãng Hypercom. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ MHB Về hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ, Số lượng ATM của MHB đã lắp đặt đến cuối năm 2009 là 186 ATM. Thị phần mạng lưới ATM của MHB đạt 2% toàn thị trường, đứng thứ 11 trong số 30 ngân hàng thành viên tham gia Hội thẻ Việt Nam. Số lượng POS của MHB đã lắp đặt đến cuối năm 2009 là 400 POS. Thị phần mạng lưới POS của MHB đạt 1% toàn thị trường, đứng thứ 12 trong số 30 ngân hàng thành viên tham gia Hội thẻ Việt Nam. Về hoạt động phát triển sản phẩm và tiện ích thẻ, Ngân hàng MHB mới chỉ có một sản phẩm thẻ là thẻ E-cash. Đây là loại thẻ ghi nợ mà khách hàng có thể dùng để thực hiện giao dịch trong phạm vi số dư, hạn mức thấu chi trên tài khoản. Số lượng dịch vụ thẻ của MHB đã triển khai so với thị trường đạt 31%, có 10/32 dịch vụ, đứng thứ 19 cùng với 7 ngân hàng khác trong số 30 ngân hàng thành viên tham gia Hội thẻ Việt Nam. Về hoạt động marketing, phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàng, MHB đã triển khai thành công chương trình chương trình khuyến mại, phát triển được số lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ và số dư tài khoản tiền gửi khách hàng. Hiện nay, quầy giao dịch tại các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn là kênh phân phối chủ yếu của các ngân hàng. Về hoạt động chăm sóc khách hàng, MHB đã thực hiện hiệu quả hỗ trợ khách hàng qua điện thoại vào 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. Về hoạt động quản lý rủi ro, MHB đã thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong các nghiệp vụ kinh doanh thẻ. Vì vậy, cho đến nay rủi ro từ hoạt động nghiệp vụ thẻ là chưa phát sinh. Về hoạt động phát hành thẻ, Số lượng thẻ luỹ kế đến cuối năm 2009 đạt 109.780 thẻ. Thị phần phát hành thẻ của MHB đạt khoảng 0,5% toàn thị trường, đứng thứ 13 trong số 30 ngân hàng thành viên tham gia Hội thẻ Việt Nam. Về hoạt động giao dịch thẻ Tổng số lượng giao dịch tại ATM, POS năm 2009 là 773.989 giao dịch. Số lượng giao dịch trung bình trên ATM mỗi ngày trong năm 2009 là 12 giao dịch. Thị phần sử dụng thẻ của MHB đạt 1% toàn thị trường, đứng thứ 12 trong số 30 ngân hàng thành viên tham gia Hội thẻ Việt Nam. Tổng doanh số giao dịch năm 2009 đạt hơn 741 tỷ đồng. Trong đó, doanh số giao dịch rút tiền tại ATM đạt 708,6 tỷ đồng (chiếm 95,63%), doanh số giao dịch thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ đạt 0,4 tỷ đồng (chiếm 0,05%), doanh số giao dịch chuyển khoản đạt 31 tỷ đồng (chiếm 4,18%) và doanh số giao dịch nạp tiền đạt 1 tỷ đồng (chiếm 0,14%) trên tổng giao dịch. Doanh số thu phí từ dịch vụ thẻ năm 2009 đạt 1.260 triệu đồng. Số dư tài khoản thẻ năm 2009 là 10.220 tỷ đồng. Tổng số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ bình quân 1 ngày toàn hệ thống hơn 28 tỷ đồng/ ngày. Lợi nhuận từ dịch vụ thẻ của MHB năm 2009 là âm 157.796,2 triệu đồng. Hiện nay, hầu như chưa ngân hàng nào có lãi từ hoạt động kinh doanh thẻ. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Dịch vụ thẻ MHB tính đến hết năm 2009 đã đạt được kết quả như sau: MHB là một trong tổng số 15 ngân hàng có kết quả kinh doanh thẻ cao nhất của Hiệp hội thẻ Việt Nam, xét về số lượng khách hàng, mạng lưới chấp nhận thẻ và doanh số sử dụng thẻ. Dịch vụ thẻ huy động nguồn tiền gửi từ các tài khoản thẻ với lãi suất thấp đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của ngân hàng. Thương hiệu ngân hàng MHB đã trở thành thương hiệu ngân hàng an toàn và chu đáo. Ngoài ra, dịch vụ thẻ đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của MHB trên thị trường và thúc đẩy chuyển dịch chiến lược kinh doanh, đầu tư phát triển mạnh về dịch vụ theo hướng phát triển của một ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ MHB còn có những hạn chế về số lượng thẻ phát hành, số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ, số lượng, doanh số giao dịch thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ chưa mang lại lợi nhuận. Những hạn chế của dịch vụ thẻ là do một số nguyên nhân sau: - Nguyên nhân do môi trường phát triển dịch vụ thẻ. Sự đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng chung cho dịch vụ thẻ vẫn còn nhiều giới hạn và thu nhập của người dân còn thấp, sự thiếu minh bạch về kinh tế đã không khuyến khích người dân sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Về hạ tầng công nghệ và viễn thông quốc gia còn phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ do đó đã không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng. - Nguyên nhân do chủ thẻ. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chưa dùng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ hàng ngày. - Nguyên nhân do ĐVCNT. Các ĐVCNT không muốn thanh toán bằng thẻ. Vì doanh nghiệp chưa thu được lợi ích thiết thực khi làm đại lý cho ngân hàng. Trong khi đó, họ phải trả cho ngân hàng một tỷ lệ phí khi đơn vị có phát sinh giao dịch thẻ. - Do mô hình tổ chức và nhân sự chưa hoàn thiện, hệ thống công nghệ và cơ sở hạ tầng MHB vẫn còn hạn chế, mạng lưới chấp nhận thẻ chưa rộng, sản phẩm thẻ không đa dạng, dịch vụ thẻ chưa có nhiều tiện ích, hệ thống kênh phân phối thẻ chưa rộng và mức độ nhận biết thương hiệu thẻ MHB còn rất thấp trên thị trường. Chƣơng 3. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của MHB là hướng đến một ngân hàng có dịch vụ thẻ hiện đại, có những sản phẩm thẻ đa dạng, nhiều tiện ích. Dịch vụ thẻ mang lại lợi nhuận và thương hiệu thẻ MHB sẽ trở thành thương hiệu thẻ hàng đầu Việt Nam. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Thứ nhất: Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ nghiệp vụ thẻ. MHB hệ thống hoá các quy chế, quy trình nghiệp vụ, có chỉnh sử bổ sung đầy đủ cho phù hợp với các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Thành lập một số phòng bộ phận còn thiếu tại Trung tâm thẻ và chi nhánh. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thẻ cho cán bộ nghiệp vụ và có chế độ khuyến khích cán bộ nghiệp vụ làm việc hiệu quả, có sáng kiến đóng góp phát triển dịch vụ thẻ. Thứ hai: Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thẻ, MHB cần có kế hoạch chuyển sang công nghệ thẻ thông minh để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thẻ, tăng cường bảo mật, tạo cho khách hàng thực hiện các giao dịch tại ATM nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn. Thứ ba: Đầu tư và phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ MHB trên từng địa bàn sao cho hợp lý, đem lại doanh số cao mà lại không chồng chéo với các ngân hàng khác trong liên minh thẻ. Phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ không chỉ phát triển mạng lưới ATM mà MHB cần tập trung vào phát triển các ĐVCNT. Đồng thời, liên kết với các mạng lưới chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác và nâ
Luận văn liên quan