Trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã
có sự phát triển mạnh mẽ, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp cả
nước, hàng năm các DNVVN đã tạo ra trên một triệu lao động mới,
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất
nước. Do vậy, phát triển DNVVN là động lực quan trọng trong tạo
việc làm, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,
góp phần xóa đói, giảm nghèo, cho một quốc gia, địa phương. Đối
với quận Sơn Trà trong những năm qua đã tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi
để doanh nghiệp trên địa bàn quận phát triển, đặc biệt là DNVVN.
Dù vậy, tuy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà tăng
qua các năm nhưng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ,
vốn ít, cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu, hiệu quả kinh doanh
chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và chưa tương xứng với tiềm
năng phát triển của quận Sơn Trà. Xuất phát từ thực trạng và điều
kiện phát triển kinh tế của quận Sơn Trà tác giả chọn đề tài “Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ XUÂN NHÂN
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN THẾ TRÀM
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã
có sự phát triển mạnh mẽ, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp cả
nước, hàng năm các DNVVN đã tạo ra trên một triệu lao động mới,
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất
nước. Do vậy, phát triển DNVVN là động lực quan trọng trong tạo
việc làm, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển,
góp phần xóa đói, giảm nghèo,cho một quốc gia, địa phương. Đối
với quận Sơn Trà trong những năm qua đã tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, hiện đại tạo điều kiện thuận lợi
để doanh nghiệp trên địa bàn quận phát triển, đặc biệt là DNVVN.
Dù vậy, tuy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà tăng
qua các năm nhưng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ,
vốn ít, cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu, hiệu quả kinh doanh
chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và chưa tương xứng với tiềm
năng phát triển của quận Sơn Trà. Xuất phát từ thực trạng và điều
kiện phát triển kinh tế của quận Sơn Trà tác giả chọn đề tài “Phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Đề tài đánh giá thực trạng phát triển của
DNVVN ở quận Sơn Trà, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển DNVVN của quận Sơn Trà.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển DNVVN để
làm khung lý luận của đề tài.
- Phân tích thực trạng phát triển DNVVN trên địa bàn quận Sơn
2
Trà, tổng kết những mặt đã làm được, những thành công, chỉ ra các vấn
đề còn tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN ở
Sơn Trà trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển DNVVN tại quận Sơn Trà như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển
DNVVN tại quận Sơn Trà?
- Những kết quả đạt được, những hạn chế đối với phát triển
DNVVN tại quận Sơn Trà là gì?
- Cần có giải pháp gì để phát triển DNVVN tại quận Sơn Trà
đến năm 2025?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển DNVVN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu sự phát triển của DNVVN thông qua
nghiên cứu vấn đề về số lượng, quy mô, thị trường, hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tính liên kết và khả năng đóng góp cho xã hội của
DNVVN. Từ đó đề ra các giải pháp, đề xuất có ý nghĩa áp dụng đến
năm 2025 để phát triển DNVVN trên địa bàn quận Sơn Trà.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp diễn dịch
và quy nạp; phương pháp chuyên gia; phương pháp nghiên cứu thu
thập tài liệu, thống kê, phân tích, so sánh
6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
Luận văn làm rõ nội dung về phát triển DNVVN và vai trò của
DNVVN trong phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá thực trạng phát
3
triển DNVVN và đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển
DNVVN của quận Sơn Trà đến năm 2025.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển DNVVN.
Chương 2: Thực trạng phát triển DNVVN trên địa bàn quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển DNVVN trên
địa bàn quận Sơn Trà trong thời gian tới.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về phát triển
DNVVN ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận, một số tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu,
phân tích đánh giá sự phát triển DNVVN ở những khía cạnh, điều
kiện kinh tế và ở những địa phương khác nhau từ đó đề ra các giải
pháp phát triển DNVVN. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu: “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”. Vì vậy, đề tài luận văn không
trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu, quá trình thực hiện có sự
kế thừa, phát triển những thành quả của các tài liệu liên quan trước
đó để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình
thực tế và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của quận Sơn Trà.
4
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DNVVN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DNVVN
1.1.1. Khái niệm DNVVN
DNVVN là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
vốn, lao động hay doanh thu. DNVVN có thể chia thành ba loại cũng
căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
và doanh nghiệp vừa.
Ở Việt Nam, theo Luật hỗ trợ DNVVN năm 2017 và Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
DNVVN năm 2017, xác định DNVVN bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong
hai tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; tổng
doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
1.1.2. Đặc điểm của DNVVN
- Quy mô về vốn và lao động tương đối nhỏ.
- Đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ.
- Đa dạng về hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối thu
nhập và ngành nghề kinh doanh.
1.1.3. Những lợi thế và bất lợi của DNVVN
a. Những lợi thế của DNVVN
- Dễ dàng khởi sự, có tính linh hoạt cao, năng động và nhạy
bén với thay đổi của thị trường.
- Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động
hiệu quả với chi phí cố định thấp.
- Dễ dàng hợp tác sản xuất, tạo sự phát triển cân bằng giữa các vùng.
- Sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực có độ rủi ro cao.
5
- Lợi thế trong tuyển dụng và sử dụng lao động.
b. Những bất lợi của DNVVN
- Thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức.
- Dễ khởi nghiệp nhưng chịu rất nhiều rủi ro trong kinh doanh.
- Trình độ quản lý của các DNVVN còn hạn chế.
- Không có lợi thế kinh tế theo qui mô.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ thường yếu kém và lạc hậu.
- Thiếu thông tin thị trường, yếu trong hội nhập và khó tham
gia chuỗi thị trường của các ngành hàng.
- Liên kết, hợp tác với nhau theo kiểu tự phát.
1.1.3. Vai trò của DNVVN trong phát triển kinh tế - xã hội.
a. Về khía cạnh kinh tế
- Huy động và khai thác có hiệu quả rất nhiều nguồn vốn, đặc
biệt là vốn tồn tại trong dân cư.
- Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể.
- Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới
- Đóng góp không nhỏ vào xuất khẩu.
b. Về khía cạnh xã hội
- Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp, góp phần giải quyết
thất nghiệp rất hiệu quả.
- Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương.
- Tạo điều kiện phát triển các tài năng quản trị kinh doanh.
- Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện
bản sắc dân tộc
6
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DNVVN
1.2.1. Phát triển số lƣợng DNVVN
Phát triển số lượng DNVVN là làm tăng số các doanh nghiệp
mới, gia tăng về số lượng các đơn vị hoạt động, đăng ký kinh doanh
mới, tham gia vào thị trường sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
1.2.2. Mở rộng quy mô DNVVN
Mở rộng quy mô là tăng vốn, tăng lao động, đổi mới công
nghệ, xây dựng thêm cơ sở vật chất và thương hiệu doanh nghiệp.
1.2.3. Mở rộng thị trƣờng
Mở rộng thị trường được xét trên hai khía cạnh: Mở rộng thị
trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc gia tăng số lượng
và giá trị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường hiện tại.
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thị
trường, đưa sản phẩm, dịch vụ mới đến với thị trường mới, khách
hàng mới.
1.2.4. Đẩy mạnh liên kết giữa các DNVVN
Liên kết doanh nghiệp là quan hệ hợp tác bình đẵng giữa các
doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhằm khai thác hết tiềm
năng của mỗi doanh nghiệp để tạo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp
cho xã hội
Tiêu chí để đánh giá nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và đóng góp cho xã hội là lợi nhuận và tích luỹ của doanh nghiệp
ngày càng tăng, tăng thu nhập và lợi ích của người lao động, tăng
phần đóng góp cho Nhà nước và ích lợi xã hội.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DNVVN
1.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
7
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đất đai
khí hậu, tài nguyên môi trường
1.3.2. Nhóm nhân tố về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
môi trƣờng kinh doanh
a. Trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng
b. Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội
c. Sự phát triển của hệ thống thị trường
d. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
e. Hệ thống quan điểm, cơ chế chính sách của Nhà nước
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNVVN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý
Quận Sơn Trà có vị trí thuận lợi để phát triển các loại hình
kinh tế, đặc biệt là du lịch, dịch vụ; có vị trí quan trọng về quốc
phòng – an ninh của thành phố, khu vực và quốc gia.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển
trải dài theo phía hữu ngạn hạ lưu sông Hàn. Có thể chia làm 2 dạng
địa hình chính: Loại địa hình núi cao và loại địa hình đồng bằng, thấp.
c. Khí hậu
Theo số liệu của đài khí tượng Đà Nẵng, khi hậu của quận Sơn
Trà có đặc điểm của vùng Duyên hải miền Trung cũng như đặc trưng
chung của thành phố Đà Nẵng, hàng năm bão thường xuất hiện vào
8
các tháng 9 đến tháng 12, với tần suất từ 8 đến 12 cơn bão.
d. Thủy văn, thủy triều
Quận Sơn Trà có bờ biển dài bao bọc ở phía Đông và phía
Bắc, có chế độ bán nhật triều lên xuống 2 lần mỗi ngày, biên độ triều
dao động từ 0,69m đến 0,85m, biên độ cao nhất 1,3m. Về mùa khô,
mực nước ngầm xuống thấp, các nguồn nước dễ bị nhiễm mặn làm
ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của cư dân.
d. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất đai
* Tài nguyên nước
* Tài nguyên rừng
* Tài nguyên biển và du lịch
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa quận Sơn Trà
đạt 102,07% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch
quận, tăng 8,66% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất đạt 100% so với kế
hoạch quận và thành phố, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Sản xuất nông
nghiệp tập trung chủ yếu lĩnh vực khai thác thủy sản; giá trị sản xuất
thực hiện đạt 113,65% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế
hoạch quận, tăng 4,72% so với cùng kỳ.
Cơ sở hạ tầng ngày được đầu tư khang trang và hiện đại. Tính
đến năm 2017, quận tiến hành tổ chức công bố quy hoạch, giao mốc,
quản lý và lưu trữ hồ sơ quy hoạch của 426 dự án với tổng vốn đầu
tư hơn 21.518 tỷ đồng
b. Nguồn nhân lực
9
Năm 2017, dân số trung bình là 165.865 người. Lực lượng lao
động toàn quận là 65.569 người, chiếm 45,30% tổng dân số, trong đó
lao động có việc làm là 62.507 người, chiếm 95,33% lực lượng lao
động. Số lao động không có việc làm là 3.061 người, chiếm 4,67%
lực lượng lao động.
c. Điều kiện về văn hóa, giáo dục, y tế
Đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên. Triển khai
nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Giáo dục
và đào tạo được đầu tư phát triển về quy mô và chất lượng ở các cấp
học, bậc học. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên
d. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng nói chung và
tại quận Sơn Trà từng bước được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; nhiều năm liền Đà Nẵng
dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên môi
trường kinh doanh, đầu tư tại Đà Nẵng và quận Sơn Trà vẫn còn hạn
chế, bất cập đó là: việc quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý thị
trường, chống phá giá, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn chồng
chéo; thiếu minh bạch, khó tiếp cận thông tin có lợi cho kinh doanh.
e. Các chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Đà Nẵng
Từ các chính sách, định hướng phát kinh tế xã hội của Trung
ương và thành phố Đà Nẵng, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp
mạnh mẽ nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra. Lĩnh vực du lịch
được ưu tiên phát triển đã từng bước trở thành mũi nhọn của Đà
Nẵng, vừa là ngành đã giữ mức tăng trưởng cao.
i. Cơ chế chính sách, đề án của chính quyền địa phương
10
Ban hành các đề án, chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, ưu đãi
về thu hút nguồn nhân lực, ưu đãi về khoa học công nghệ, ưu đãi về
hỗ trợ doanh nghiệp ở các ngành kinh tế.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN SƠN TRÀ
2.2.1. Thực trạng phát triển về số lƣợng
Số DNVVN thực tế đang hoạt động đến 31/12/2017 là 2.123
doanh nghiệp, so với năm 2013 số DNVVN là 1.163 doanh nghiệp
thì sau 5 năm đã tăng thêm 960 doanh nghiệp, bình quân tăng
16,24%/năm.
Bảng 2.3 Số lƣợng và tốc độ phát triển bình quân của các DNVVN
quận Sơn Trà đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực kinh
tế và loại hình doanh nghiệp, giai đoạn 2013 -2017
ĐVT:Doanh nghiệp; %
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ tăng
bình quân(%)
Tổng số 1.163 1.299 1.531 1.787 2.123 16,24
1. Khu vực nhà nƣớc 7 9 9 9 9 6,48
DN nhà nước trung
ương
7 9 9 9 9 6,48
DN nhà nước địa
phương
0 0 0 0 0
2. Khu vực ngoài
nhà nƣớc
1.141 1.272 1.498 1.732 2.063 15,96
DN tập thể 7 7 5 7 7 0
DN tư nhân 118 117 123 118 116 -0,43
Công ty hợp doanh 0 0 0 0 0
Công ty TNHH tư
nhân
837 9.62 1.177 1.356 1.659 18,65
Công ty cổ phần 179 186 193 251 281 11,93
11
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ tăng
bình quân(%)
3. Khu vực kinh tế
có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
15 18 24 46 51 35,79
100% vốn nước ngoài 11 13 15 22 25 22,78
Liên doanh với nước
ngoài
4 5 9 24 26 59,67
(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà)
Qua phân tích số liệu bảng 2.3 thấy rằng DNVVN phát triển
nhanh về số lượng, đa dạng loại hình, xu hướng chung là tăng nhanh.
Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù số
lượng doanh nghiệp ít nhưng tốc độ tăng doanh nghiệp tăng cao, do
cơ chế chính sách của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã tạo
điều kiện và thu hút doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào đầu tư tại
Đà Nẵng, trong đó có quận Sơn Trà.
* Tình hình hoạt động và đăng ký sản xuất kinh doanh của
DNVVN
Bảng 2.5 Số DNVVN đăng ký kinh doanh và thực tế hoạt động (4/2018)
ĐVT: doanh nghiệp
Tổng số
DNVVN
Chia ra
DN nhà
nước
DN ngoài
nhà nước
DN
FDI
Tổng số 2393 9 2.331 53
Chia ra:
1. DN thực tế hoạt động 2123 9 2.063 51
2. DN đã đăng ký nhưng
chưa hoạt động
0 0 0 0
3. DN tạm ngừng SXKD 113 0 113 0
4. DN chờ giải thể 82 0 80 2
5. DN không tìm thấy 42 0 42 0
12
Tổng số
DNVVN
Chia ra
DN nhà
nước
DN ngoài
nhà nước
DN
FDI
6. DN thuộc đối tượng khác 33 0 33 0
(Nguồn: Chi cục Thuế quận Sơn Trà)
Theo số liệu bảng 2.5 có khoảng 270 doanh nghiệp tạm ngừng,
không hoạt động, chờ giải thể, những doanh nghiệp này thường được
các phương tiện thông tin đại chúng gọi là doanh nghiệp “ma” hay
doanh nghiệp “ảo”, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra,
phân tích kinh tế.
2.2.2. Thực trạng phát triển về quy mô của DNVVN
a. Phát triển quy mô nguồn vốn
Bảng 2.7 Quy mô nguồn vốn DNVVN quận Sơn Trà chia theo
loại hình và ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017
ĐVT: tỷ đồng
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ
tăng bình
quân (%)
I.Chia theo khu vực, loại hình kinh tế
Tổng số 20.326 25.312 28.209 41.310 53.769 27,53
1. Khu vực nhà nƣớc 4.610 6.832 6.188 6.722 6.588 9,34
2. Khu vực ngoài NN 14.194 17.017 20.702 33.339 46.008 34,18
Doanh nghiệp tập thể 0 85 48 65 66
Doanh nghiệp tư nhân 359 474 596 394 398 2,61
Công ty hợp doanh 0 0 0 0 0
CT TNHH tư nhân 5.008 6.029 11.282 14.403 17.284 36,30
Công ty cổ phần 8.828 10.430 8.776 18.476 17.922 19,37
3. Khu vực kinh tế có
vốn đầu tƣ N.Ngoài
1.522 1.463 1.318 1.249 1.174 -6,28
13
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ
tăng bình
quân (%)
II.Chia theo ngành sản xuất chính
Tổng số 20.326 25.312 28.209 41.310 53.769 27,53
1.Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản
75 109 111 137 225 31,61
2. Công nghiệp 7.280 9.850 9.272 17.162 23.215 33,63
3. Xây dựng 1.730 1.408 4.907 6.709 7.801 45,72
4. Thương mại 2.395 2.306 3.993 4.341 5.126 20,95
5. Vận tải, kho bãi 423 456 1.179 1.141 1.150 28,41
6. Khách sạn, nhà
hàng
6.046 7.693 6.783 9.037 12.831 20,70
7. Các ngành DV khác 2.377 3.490 1.964 2.783 3.421 9,53
(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà)
Số lượng và chất lượng các DNVVN thuộc khu vực ngoài nhà
nước giai đoạn 2013-2017 đã thu hút và sử dụng một lượng vốn đầu
tư ngày càng tăng mạnh, với tốc độ phát triển bình quân là
34,18%/năm. Trong đó có sự đóng góp rất lớn loại hình công ty
TNHH và công ty cổ phần với tốc độ phát triển bình quân khá cao.
Xét về tốc độ tăng nguồn vốn theo ngành cũng cho thấy có sự
tăng trưởng về nguồn vốn của các ngành, ngành có tốc độ tăng
nguồn vốn cao nhất là ngành xây dựng, với tốc độ tăng bình quân
45,72%/năm; ngành có tốc độ tăng thấp nhất là ngành các dịch vụ
khác, với tốc độ tăng bình quân 9,53%/năm.
b. Phát triển quy mô lao động
Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tăng qua các năm,
với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 12%/năm.
14
Bảng 2.10 DNVVN quận Sơn Trà phân theo quy mô lao động,
giai đoạn 2013-2017
ĐVT: doanh nghiệp
Tổng số
DNVVN
Không
quá 10
người
Từ 11 đến
50 người
Từ 51 đến
100 người
Từ 101
đến 200
người
Năm 2013 1163 698 393 65 8
Năm 2014 1299 779 454 55 10
Năm 2015 1531 905 552 65 8
Năm 2016 1787 1.095 602 79 11
Năm 2017 2123 1.332 698 81 12
Tốc độ tăng
bình quân 5năm
(%)
16,24 17,53 15,44 5,66 10,67
(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà)
Qua bảng 2.10, xét về quy mô lao động ta thấy doanh nghiệp
trên địa bàn quận Sơn Trà phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ,
số doanh nghiệp vừa không đáng kể.
c. Thực trạng về mặt bằng, địa điểm sản xuất kinh doanh
Với quy mô nhỏ, phân tán và số lượng nhiều, phần lớn các
DNVVN trên địa bàn quận Sơn Trà sử dụng nhà ở, sân, vườn của
mình để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra những
doanh nghiệp không có địa điểm thuận lợi thì thường phải đi
thuê với giá thuê tương đối cao, những địa điểm thuê lại không
ổn định, gây khó khăn cho việc quản lý và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trên địa bàn quận Sơn Trà có 02 khu công nghiệp An Đồn và
Thủy sản Thọ Quang hiện nay đã được lấp đầy, cơ bản đáp ứng một
phần về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa
bàn.
15
2.2.3. Thực trạng về tình hình thị trường và tiêu thụ sả