Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận nam Từ liêm - Thành phố Hà Nội

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị quyết về xây dựng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước hay còn gọi là đội ngũ cán bộ, công chức. Ở nước ta, chính quyền cơ sở (hay còn gọi là chính quyền xã, phường, thị trấn) là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy, chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường ở nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu. Nam Từ Liêm là quận mới thành lập, vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước (các cán bộ công chức cấp phường) là vấn đề hết sức cần thiết. Đề tài "Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội" được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Qua đó đánh giá việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường hiện tại có phù hợp không, có đáp ứng yêu cầu của công tác, mong muốn trong tương lai về đội ngũ này như thế nào. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước (các cán bộ, công chức cấp phường) tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận nam Từ liêm - Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------- NGUYỄN KHẮC CHINH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------------- NGUYỄN KHẮC CHINH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY XÁC NHẬN CẢU GVHD TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ GS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG HÀ NỘI - 2016 CAM KẾT Tôi xin cam kết bản luận văn: “Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu tự lực của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác. Tôi xin lưu ý rằng các thông tin trong luận văn cần được giữ bí mật và không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác. Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý kinh tế. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2016 Tác giả Nguyễn Khắc Chinh LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong thời gian vừa qua, trân trọng cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt thời gian học tập Xin gửi lời cảm ơn các lãnh đạo, các cán bộ công chức các phường thuộc quận Nam Từ Liêm đã sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2016 Tác giả Nguyễn Khắc Chinh TÓM TẮT Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị quyết về xây dựng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước hay còn gọi là đội ngũ cán bộ, công chức. Ở nước ta, chính quyền cơ sở (hay còn gọi là chính quyền xã, phường, thị trấn) là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy, chính quyền cấp cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường ở nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu. Nam Từ Liêm là quận mới thành lập, vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước (các cán bộ công chức cấp phường) là vấn đề hết sức cần thiết. Đề tài "Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội" được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Qua đó đánh giá việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường hiện tại có phù hợp không, có đáp ứng yêu cầu của công tác, mong muốn trong tương lai về đội ngũ này như thế nào. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước (các cán bộ, công chức cấp phường) tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội. Đây là nền tảng để phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường có đủ phầm chất, năng lực đảm đương nhiệm vụ, sẵn sàng phục vụ Đảng, nhà nước, nhân dân, góp phần nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước văn minh, dân chủ, giàu mạnh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, đội ngũ Nhân lực quản lý Nhà nước là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế, xã hội của đất nước. Đội ngũ nhân lực ở đây chính là các cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, 1995, trang 269, 240, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị quyết để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Tại Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ, trong đó đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ”. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước ta cũng đề ra mục tiêu trọng tâm là “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thật sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”. Ở nước ta, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn và cấp quận, huyện là nơi trực tiếp hướng dẫn thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cấp phường (xã, thị trấn) là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức vận động nhân dân thực hiện các chủ trương này, là nơi thực hiện nhiệm vụ nhằm tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp phường, quận 2 thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Để chính quyền cấp phường, quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường, quận có năng lực quản lý nhà nước tốt. Thực tế cho thấy ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp phường, quận tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, ở đâu mà năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp phường, quận không tốt thì hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp, tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, tạo nên điểm nóng... làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở. Vì vậy, chính quyền cấp phường, quận đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và chú trọng đến công tác cán bộ, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác cán bộ càng được chú trọng. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quy định về cán bộ, trong đó nhấn mạnh rằng cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Mặc dù những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu. 3 Đứng trước xu thế phát triển tất yếu trong thời kỳ hội nhập quốc tế, một trong những thách thức lớn nhất của nền hành chính Việt Nam, là nguy cơ tụt hậu so với nền hành chính của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể hội nhập thành công, cần có sự thay đổi về phương thức quản lý cán bộ tham gia công tác hành chính phải đảm bảo trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cao. Bước vào giai đoạn với những thách thức mới, quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước nhất thiết phải có sự nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, trong đó cần ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng cho người phụ trách công việc trực tiếp. Quận Nam Từ Liêm là một quận mới được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 2014, được tách ra từ huyện Từ Liêm cũ. Quận Nam Từ Liêm có 10 phường trực thuộc: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Phương Canh, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương, tổng diện tích quận là 3.227,36 ha với dân số hơn 230 nghìn người. Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội chính là các cán bộ, công chức cấp phường của quận Nam Từ Liêm. Quận mới thành lập nhưng đồng chí Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm - ông Nguyễn Văn Tứ chính là Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cũ nên ông có nhiều kinh nghiệm quản lý. Ông có quan điểm về cải cách hành chính là đổi mới, cải cách dù theo cách nào cũng phải hướng đến việc phục vụ người dân, sự hài lòng của người dân chính là thước đo cải cách hành chính. Mặc dù lãnh đạo quận Nam Từ Liêm luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp phường, quận và quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều thành tích trong quản lý nhà nước, tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc sự quản lý, điều hành của quận còn có những mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt, lâu dài và yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như thành phố Hà Nội. 4 Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước của quận nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường nói riêng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ, có tính kế thừa, phát triển, khắc phục cho những hạn chế, của cán bộ, công chức thời gian qua là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Xét trên góc độ phát triển bền vững, câu hỏi đặt ra ở đây là: Chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm hiện nay như thế nào? Đã đáp ứng được chất lượng trong thời kỳ hiện tại? và Làm thế nào để phát triển đội ngũ này? thì cho đến nay chưa được đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ để làm căn cứ khoa học cho công tác phát triển, hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, quận trong thời gian tới nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển bền vững nền hành chính, góp phần vào chương trình cải cách hành chính của Việt nam năm 2016, tầm nhìn đến năm 2020. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, nơi tôi công tác và có điều kiện ứng dụng các kiến thức, tư duy nghiên cứu vào thực tiễn, đồng thời phù hợp với chuyên ngành Quản lí Kinh tế - chuyên ngành đào tạo thạc sĩ mà tôi đang theo học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước tại quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài mang ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này. Với đề tài này, tác giả nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, và đề ra các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Cao Khoa Bảng, 2008. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2. C.Mác và Ph.Ăng ghen, 1995. C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật. 3. Nguyễn Trọng Điều, 2007. Về chế độ công vụ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 4. Hồ Chí Minh, 1995. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 5. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2005. Cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 6. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), 2001. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 7. V.I.Lê nin, 1978. Lê nin toàn tập, tập 44. Hà Nội: Nhà xuất bản Tiến bộ. Tiếng Anh 8. Great Britain, 1996. Development and Training for Civil Servants: A Framework for Action (Command Paper). UK: Stationery Office Books. 9. Karl Marx & Friedrich Engles, 2014. The Communist Manifesto. New edition. New York: International Publishers Co. Website 6 10. Nguyễn Khánh Bật, 2011. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tìm kiếm và trọng dụng nhân tài khoa học. tepageid=425#sthash.a4X8PGtQ.dpbs [ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2015] 11. Trần Văn Khánh, Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên Thế giới và gợi ý vận dụng cho Việt Nam. /vi/ Kinh-nghi-m-dao-t-o-b-i-d-ng-cong-ch-c-vien-ch-c-tr-sau-tuy-n-d-ng-m-t- s-n-c-tren-Th-gi-i-va-g-i-y-v.aspx [ngày truy cập: 21 tháng 11 năm 2015 Tài liệu khác 12. Ban chấp hành trung ương Đảng, 2002. Nghị quyết của hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Số: 17/NQ-TW, ngày 18 tháng 03 năm 2002. 13. Chính phủ, 2010. Nghị định Quy định những người là công chức. Số: 06/2010/NĐ-CP, ngày 25 tháng 01 năm 2010, hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2010. 14. Bộ Nội Vụ, 2011. Thông tư Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức. Số 08/2011/TT-BNV, ngày 02 tháng 06 năm 2011, hiệu lực ngày 20 tháng 07 năm 2011. 15. Quốc hội, 2008. Luật Cán bộ Công chức. Số: 22/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008, hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Luận văn liên quan