Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, TTKDTM trở nên đa dạng và tiện lợi,
tác động trực tiếp đến sự thay đổi cách thức kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Do đó, chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển TTKDTM trên toàn quốc nhằm đẩy
mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, TTKDTM đã và đang được
các NHTM tập trung đầu tư phát triển với sự cạnh tranh khốc liệt. Tại địa bàn Sơn La, ngân
hàng Vietinbank Sơn La là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa dịch vụ TTKDTM đến
với khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động phát triển TTKDTM tại Vietinbank Sơn La chưa thực
sự hiệu quả, chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại ngân hàng Công thương chi nhánh Sơn La” làm đề tài luận văn của mình
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Công thương chi nhánh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, TTKDTM trở nên đa dạng và tiện lợi,
tác động trực tiếp đến sự thay đổi cách thức kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Do đó, chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển TTKDTM trên toàn quốc nhằm đẩy
mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, TTKDTM đã và đang được
các NHTM tập trung đầu tư phát triển với sự cạnh tranh khốc liệt. Tại địa bàn Sơn La, ngân
hàng Vietinbank Sơn La là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa dịch vụ TTKDTM đến
với khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động phát triển TTKDTM tại Vietinbank Sơn La chưa thực
sự hiệu quả, chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại ngân hàng Công thương chi nhánh Sơn La” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết của đề tài, luận văn làm rõ các mục tiêu nghiên
cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân
hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân
hàng Vietinbank Sơn La
- Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển, mở rộng hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Kết cấu luân văn
Luận văn gồm 04 chương
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
Vietinbank Sơn La
Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
Vietinbank Sơn La
4. Kết luận:
TTKDTM có tác động đẩy nhanh quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, tác động
trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. TTKDTM cũng là một trong những tiêu chí để
đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển
TTKDTM tại Vietinbank Sơn La là thực sự cần thiết. Chính vì thế cần phải xác định rõ
hạn chế, nguyên nhân và tìm ra giải pháp nhằm phát huy thế mạnh và tiềm lực vốn có để
thích nghi với nên kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt, đồng thời hội nhập cùng
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Thông qua 08 đề tài nghiên cứu có liên quan đến TTKDTM tại các NHTM và các tổ
chức tài chính từ năm 2011 đến năm 2014, các tác giả đã khái quát tình hình TTKDTM
tại Việt Nam nói chung và tại các đơn vị nói riêng. Tuy nhiên, các chi nhánh NHTM
được nghiên cứu không có nhiều nét tương đồng với chi nhánh Vietinbank Sơn La, hoặc
là thời gian nghiên cứu đã quá lâu, không phù hợp với hiện tại. Một số công trình được
nghiên cứu ở khía cạnh tổng thể trên cả nước, chưa đi cụ thể vào vấn đề phát triển
TTKDTM tại địa phương như Sơn La. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về phát
triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank trên địa bàn Sơn La, từ đó đưa ra giải pháp phù
hợp để phát triển TTKDTM tại Vietinbank Sơn La.
Chương 2: Cơ sở lý luận của TTKDTM tại ngân hàng thương mại
2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
Tác giả tổng hợp từ các công trình có liên quan nêu ra khái niệm TTKDTM, vai trò
chính của TTKDTM đối với nền kinh tế, đó là: Thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa không ngừng phát triển; Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu
thông xã hội; Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại; Phục vụ cho việc chỉ
đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN; Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh
giữa các NHTM.
Vai trò của TTKDTM đối với NHTM: Phát huy chức năng trung gian thanh toán
của ngân hàng, Góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng và tăng nguồn vốn cho ngân hàng
thương mại, Tăng thu nhập cho ngân hàng, Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh
khác.
Các hình thức TTKDTM đang được lưu hành theo quy định của pháp luật gồm có:
séc, UNT, UNC, thẻ thanh toán, thư tín dụng, thanh toán trung gian qua ngân hàng điện
tử.
2.2 Phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM
Tác giả nêu ra khái niệm về phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM, Sự cần thiết
của phát triển TTKDTM ,Tiêu chí đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
gồm có Số lượng khách hàng mở tài khoản và thực hiện TTKDTM, Các loại dịch vụ
TTKDTM tại ngân hàng, Doanh số từ hoạt động TTKDTM của ngân hàng thương mại,
Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Nhân tố tác động đến phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM gồm có hai nhóm
nhân tố chính:
- Nhân tố khách quan: Nhân tố văn hóa – xã hội (Sự ổn định kinh tế, văn hóa, xã
hội, Các nhóm tham khảo trong xã hội), Nhân tố cá nhân ( thu nhập, độ tuổi,nghề
nghiệp), Nhân tố tâm lý khách hàng ( thói quen thanh toán)
- Nhân tố chủ quan: Quy mô của ngân hàng, Khoa học kĩ thuật và công nghệ,
Nguồn nhân lực
2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM
Phân tích về quá trình phát triển hoạt động TTKDTM tại ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank). Vietcombank có mạng lưới ATM nội địa lớn nhất với
2.127 máy ATM và 55.576 máy POS (33%). Tổng số thẻ đã phát hành năm 2014 là
155.986 thẻ tín dụng, 186.102 thẻ ghi nợ quốc tế và 1.321.111 thẻ ghi nợ nội địa. Thị
phần của Vietcombank là 25 - 30% số lượng thẻ tín dụng đã phát hành và 50% thị phần
về giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Quá trình phát triển TTKDTM của Vietcombank có những hạn chế như sau: Sự
thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán giữa các ngân hàng; Hành lang
pháp lý chưa được thiết lập chặt chẽ với các phương thức thanh toán hiện đại; Thói quen
sử dụng tiền mặt của dân cư.
Từ đó rút ra kinh nghiệm phát triển TTKDTM của Vietinbank Sơn La đó là: phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ ngành hoàn thiêṇ khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong thanh
toán KDTM; hiêṇ đaị hoá công nghê ̣và các h ệ thống thanh toán. Xây dựng một hệ thống
thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam; liên minh thông nhất
giữa các ngân hàng, các tổ chức phát hành thẻ.
Chương 3: Thực trạng hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La
3.1 Khái quát về Vietinbank Sơn La
Vietinbank Sơn La được thành lập từ tháng 06/2008 đi vào hoạt động ngày 05/09/2008
, trụ sở chính đặt tại thành phố Sơn La, là một thành viên trực thuộc Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Cơ cấu khách hàng với 90% là khách hàng
cư trú tại thành phố, cụ thể 80% khách hàng cá nhân và 20% khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
3.2 Thực trạng hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La
Qua kết quả phân tích số liệu và tổng hợp từ 146 phiếu điều tra khách hàng tại các
điểm giao dịch trên địa bàn thành phố Sơn La, rút ra được những hạn chế của hoạt động
TTKDTM tại Vietinbank Sơn La đó là:
Thứ nhất, tỷ trọng thanh toán bằng séc, UNT, thẻ quốc tế còn quá thấp.
Thứ hai, số lượng thẻ phát hành lớn nhưng phí dịch vụ thu về không bù được chi
phí phát hành
Thứ ba, chất lượng dịch vụ TTKDTM chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Thứ tư, tỉ lệ khách hàng từ khu vực tự doanh, hộ kinh doanh cá thể, tư nhân còn
thấp.
Thứ năm, công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của
Vietinbank chưa đem lại hiệu quả.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Nguyên nhân khách quan: Quy mô chi nhánh ngân hàng nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng
chưa phát triển tương xứng và đồng bộ, nguồn nhân lực của ngân hàng chưa đáp ứng
được yêu cầu của TTKDTM.
Nguyên nhân chủ quan đến từ đặc điểm nền kinh tế không chính thức tại địa
phương, hành lang pháp lý về TTKDTM, thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La
4.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Sơn La giai đoạn 2015-2020:
Định hướng chung
- Về công tác chuyển đổi mô hình hoạt động: VietinBank tiếp tục công tác chuyển
đổi mô hình theo chiều sâu, từng bước nâng cao khả năng vận hành của từng khối theo
chuẩn quốc tế. Đồng thời, tăng cường tính kết nối giữa các bộ phận để hoạt động của hệ
thống ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Tái cơ cấu lại danh mục tín dụng và cho vay: VietinBank tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động tín dụng, duy trì thế mạnh đối với mảng Khách hàng Doanh nghiệp lớn, đồng thời
chuyển dịch dần cơ cấu cho vay sang các đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng khác
như Khách hàng FDI, Khách hàng vừa và nhỏ, tận dụng thương hiệu và mạng lưới rộng
lớn để tăng cường bán chéo các sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị phần đối với mảng ngân
hàng bán lẻ.
- Đẩy mạnh và nâng cao hoạt động đầu tư tài chính: VietinBank cơ cấu lại danh
mục đầu tư tài chính theo hướng đa dạng hơn giữa các nhóm tài sản nhằm đạt mục tiêu
giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa nguồn lực.
- Hoạt động huy động vốn :Cơ cấu nguồn vốn sẽ được đa dạng với cả nguồn vốn từ
nền kinh tế, vốn huy động từ liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá
Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM
Giai đoạn 2015-2020, Vietinbank Sơn La đưa ra năm định hướng phát triển: Mở
rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả; Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán; Phát
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin;
Nâng cao công tác tuyên truyền và quảng bá sản phẩm, hình ảnh Vietinbank Sơn La.
4.2 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La
Nhóm giải pháp chung:
- Nâng cao tỷ trọng thanh toán séc, UNT, thẻ quốc tế trong TTKDTM và đa dạng
hóa các hình thức TTKDTM. Đơn giản hoá quy trình thanh toán séc, tăng các tiện ích
mới của thẻ, đẩy mạnh tiếp thị ngân hàng điện tử đồng thời phối hợp với các nhà cung
cấp dịch vụ khác như điện, nước, xăng dầuvv
- Nâng cao tỷ lệ khách hàng thuộc khối tư nhân, tự doanh, hộ kinh doanh Đây là đối
tượng khách hàng rất tiềm năng, nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịc vụ TTKDTM
còn thấp do chưa nắm bắt được những tiện ích về TTKDTM. Khách hàng thuộc khối này
còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen chi tiêu bằng tiền mặt. Ngân hàng cần phải tìm hiểu
kỹ lưỡng về nhóm đối tượng khách hàng này
- Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch Vietinbank trên địa bàn tỉnh Sơn
La đa dạng hoá phân khúc khách hàng. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới chi nhánh,
phòng giao dịch còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế địa phương và tạo gánh nặng cho
chi nhánh nếu PGD mới kinh doanh không hiệu quả.
- Đào tạo, nâng cao kỹ năng cán bộ, nhân viên ngân hàng Ngân hàng cần phải có
chiến lược đào tạo, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và cán bộ làm
công tác thanh toán nói riêng. Sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh
doanh, tránh xảy ra hiện tượng thừa, thiếu lao động, đó là bí quyết nâng cao năng suất lao
động của ngân hàng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán tại các điểm giao dịch, nâng cao vai
trò của liên minh ngân hàng để tận dụng hạ tầng cơ sở của các ngân hàng khác trên địa
bàn. Lắp đặt thêm máy tính dành cho khách hàng tại các điểm giao dịch, đáp ứng nhu cầu
giao dịch của khách hàng đồng thời giảm bớt áp lực cho các giao dịch viên.
- Đổi mới hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thanh toán, việc quảng bá
hình ảnh cần được thực hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại
chúng như trên các kênh truyền hình, đài báo, trên internet, mobile, các sự kiện, thực hiện
các chương trình tài trợ truyền hình,để hình ảnh, thương hiệu của Vietinbank ngày
càng được khẳng định trên thị trường.
Giải pháp riêng đối với các hình thức TTKDTM :
- Giải pháp phát triển thanh toán bằng séc, mở rộng phạm vi hoạt động cho các đối
tượng thanh toán séc. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng, ngân hàng
nên cho khách hàng phát hành Séc vượt quá số dư nợ trong một hạn mức tín dụng cho
phép.
- Giải pháp phát triển thanh toán bằng UNC: Đa dạng hóa các hình thức UNC,
ngoài các hình thức UNC truyền thống, phát triển thêm các hình thức UNC điện tử,
UNC online thông qua ngân hàng điện tử, liên kết với các đối tác nhận thanh toán
online.
- Giải pháp phát triển thanh toán bằng UNT: UNT chủ yếu được được sử dụng trong
trường hợp thu tiền điện, nước sinh hoạt, mạng internet của các tổ chức kinh tế lớn, và
một phần nhỏ khu vực dân cư . Vietinbank Sơn La nên tuyên truyền tiện ích của hình
thức UNC đến rộng rãi cá nhân và tập thể trên địa bàn, đồng thơi, Vietinbank Sơn La nên
khuyến khích khách hàng có thể sử dụng UNT trong các trường hợp: thu phí bảo hiểm,
thu tiền trả góp, thu lãi vay, thu lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, nhằm mở rộng phạm
vi thanh toán cho phương thức thanh toán bằng UNT.
- Giải pháp phát triển thẻ thanh toán :Mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ: tăng
cường hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ; nâng cấp đường truyền kết nối
ATM, POS . Cải tiến thủ tục phát hành thẻ, đa dạng các sản phẩm thẻ đáp ứng nhu cầu
khác nhau của dân cư hàng cần phải tập trung quan tâm đến nhiều đối tượng khách hàng
để có thể phát hành đa dạng nhiều chủng loại thẻ: thẻ quốc tế, thẻ tín dụng, các loại thẻ
trả trước có mệnh giá khác nhau; thẻ đồng thương hiệuvv.
- Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử :Tăng cường tiếp thị sảnphẩm ngân
hàng điện tử đến các cá nhân có tài khoản tại Vietinbank Sơn La, các doanh nghiệp mới
thành lập, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, cải thiện chương trình để không xảy ra tình
trạng rớt mạng hay mất kết nối;
4.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại Vietinbank Sơn La
4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ
Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động TTKDTM. Hành lang pháp
lý cho hoạt động thanh toán vẫn còn khiếm khuyết và thiếu đồng bộ. Các điều khoản đảm
bảo cho các bên tham gia thanh toán trong các văn bản hiện nay vẫn chưa được thể hiện rõ
ràng, cách thức ban hành vẫn chỉ có thể triển khai trong các ngân hàng và doanh nghiệp, khó
đến được với dân chúng.
Thứ hai, tạo môi trường kinh tế xã hội chính trị ổn định. Môi trường kinh tế xã hội
chính trị ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển của đất nước, tất nhiên là
không loại trừ thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ ngân hàng.
4.3.1 Kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng Vietinbank
Thứ nhất, đơn giản hóa các quy trình phát hành và luân chuyển chứng từ thanh
toán séc, phát triển hệ thống thanh toán bù trừ, chuyển tiền liên ngân hàng.
Thứ hai, tạo điều kiện cho chi nhánh và PGD đầu tư mua sắm các tài sản thiết bị
máy móc phục vụ cho các hoạt động thanh toán.
Thứ ba, mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm giao tiếp, xử lý tình huống, đào tạo
nghiệp vụ thanh toán cho hệ thống Sơn La nói riêng, toàn hệ thống Vietinbank nói
chung.
Thứ tư, mở rộng quy mô hoạt động, mở thêm hệ thống các PGD trên địa bàn tỉnh
Sơn La.