Tóm tắt Luận văn - Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ

Hoạt động tín dụng cá nhân là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng và tạo điều kiện cho các ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Trên thế giới, từ sau khi xảy ra khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ từ nửa cuối năm 2008 sau đó lan ra thành khủng hoảng tài chính tại nhiều nước khác. Các ngân hàng đã thu hẹp cho vay cá nhân tiêu dùng, hạn mức chi tiêu thẻ tín dụng giảm xuống 50%, đặc biệt tín dụng cho vay mua nhà ở Mỹ sụt giảm mạnh. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tín dụng cá nhân đã phục hồi và đang là phân khúc thị trường được hầu hết các ngân hàng trên thế giới hướng đến với ba sản phẩm chính là mua nhà, mua xe ôtô và thẻ tín dụng. Tại Mỹ hầu hết mọi người đều sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu và vay nợ dưới các hình thức mua nhà, mua xe, vay học phí.Chính phủ Mỹ đã xây dựng một hệ thống tín dụng để theo dõi và kiểm soát hành vi tiêu dùng của người dân. Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng cá nhân vẫn đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 6% trong tổng dư nợ. Người dân vẫn có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và hạn chế dùng thẻ tín dụng. Với thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam thì tín dụng cá nhân đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng ấy, từ giữa năm 2014 và đầu năm 2015 Ngân hàng TMCP Quân đội đã chủ trương tập trung đa dạng hơn các sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua nhà, mua xe, kinh doanh, tiêu dùng Các sản phẩm được ban hành ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Điện Biên Phủ luôn là chi nhánh tiên phong và triển khai các chương trình cho vay dành cho KHCN đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Tuy vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải một số vướng mắc như: thời gian xử lý hồ sơ chậm, chưa triển khai triệt để các gói sản phẩm mà Ngân hàng TMCP Quân đội ban hành, hoạt động truyền thông, marketing vẫn còn nhiều hạn chế, đối tượng khách hàng vẫn còn phụthuộc vào các khách hàng quân nhân, các khách hàng thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Với mong muốn đóng góp một phần vào hoạt động phát triển tín dụng chung của chi nhánh, đặc biệt là mảng tín dụng cá nhân tôi đã chọn đề tài ”Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng cá nhân là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng và tạo điều kiện cho các ngân hàng bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Trên thế giới, từ sau khi xảy ra khủng hoảng tín dụng nhà ở tại Mỹ từ nửa cuối năm 2008 sau đó lan ra thành khủng hoảng tài chính tại nhiều nước khác. Các ngân hàng đã thu hẹp cho vay cá nhân tiêu dùng, hạn mức chi tiêu thẻ tín dụng giảm xuống 50%, đặc biệt tín dụng cho vay mua nhà ở Mỹ sụt giảm mạnh. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tín dụng cá nhân đã phục hồi và đang là phân khúc thị trường được hầu hết các ngân hàng trên thế giới hướng đến với ba sản phẩm chính là mua nhà, mua xe ôtô và thẻ tín dụng. Tại Mỹ hầu hết mọi người đều sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu và vay nợ dưới các hình thức mua nhà, mua xe, vay học phí...Chính phủ Mỹ đã xây dựng một hệ thống tín dụng để theo dõi và kiểm soát hành vi tiêu dùng của người dân. Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng cá nhân vẫn đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 6% trong tổng dư nợ. Người dân vẫn có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và hạn chế dùng thẻ tín dụng. Với thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam thì tín dụng cá nhân đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng ấy, từ giữa năm 2014 và đầu năm 2015 Ngân hàng TMCP Quân đội đã chủ trương tập trung đa dạng hơn các sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua nhà, mua xe, kinh doanh, tiêu dùngCác sản phẩm được ban hành ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Là chi nhánh dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Điện Biên Phủ luôn là chi nhánh tiên phong và triển khai các chương trình cho vay dành cho KHCN đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Tuy vậy trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải một số vướng mắc như: thời gian xử lý hồ sơ chậm, chưa triển khai triệt để các gói sản phẩm mà Ngân hàng TMCP Quân đội ban hành, hoạt động truyền thông, marketing vẫn còn nhiều hạn chế, đối tượng khách hàng vẫn còn phụ thuộc vào các khách hàng quân nhân, các khách hàng thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Với mong muốn đóng góp một phần vào hoạt động phát triển tín dụng chung của chi nhánh, đặc biệt là mảng tín dụng cá nhân tôi đã chọn đề tài ”Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM. - Phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Điện Biên Phủ từ năm 2012 đến tháng 8 năm 2015 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn a. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu - Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Quân đội: bao quát các thông tin về quá trình hình thành và phát triển của MB, các chỉ tiêu tài chính của MB như tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, vốn huy động, tổng dư nợ, vốn điều lệ... - Số liệu về những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội từ năm 2012 đến tháng 8 năm 2015. b. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát và sử dụng các bảng, biểu, sơ đồ cùng các phương pháp khác. 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được kết cấu thành 03 chương Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội- Chi nhánh Điện Biên Phủ Chương 3: Giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại 1.2. Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại 1.2.1. Quan niệm về phát triển tín dụng cá nhân - Phát triển được hiểu là sự biến đổi cả về mặt chất và mặt lượng nhằm đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại nhưng cũng không gây trở ngại cho việc đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. - Phát triển là một quá trình vận động đi lên, luôn thay đổi và xu thế thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện (TS.Đinh Phi Hổ – Kinh tế phát triển – NXB Lao động – Xã hội) 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá việc phát triển tín dụng cá nhân tại NHTM Chỉ tiêu thứ nhất : Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng cá nhân qua từng giai đoạn, từ đó biết được tốc độ phát triển về dư nợ tín dụng cá nhân. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: 𝐃 𝒕+𝟏 −𝑫(𝒕) 𝐃(𝒕) x 100% - Trong đó: - D(t+1) là dư nợ khách hàng cá nhân năm t+1 - D(t) là dư nợ khách hàng cá nhân năm t Chỉ tiêu thứ hai : Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ Tỷ lệ này phản ánh dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.Nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa là dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng đó càng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển về lượng của hoạt động tín dụng cá nhân. Tỷ lệ dư nợ cá nhân cao cũng giảm thiểu và dàn trải rủi ro trong tín dụng cho ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: 𝑫𝒄𝒏 𝐃 x 100% - Trong đó: - Dcn là dư nợ khách hàng cá nhân - D là tổng dư nợ Chỉ tiêu thứ ba : Tỷ lệ nợ xấu Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ cuả NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách cụ thể về chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: 𝑫𝒒𝒉 𝐃𝐜𝐧 x 100% - Trong đó: - Dqh là dư nợ khách hàng cá nhân quá hạn nhóm 3,4,5 - Dcn là tổng dư nợ khách hàng cá nhân Chỉ tiêu thứ tư : Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân/tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận này càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: 𝑳𝒄𝒏 𝐋 x 100% - Trong đó: - Lcn là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân - L là tổng lợi nhuận Chỉ tiêu thứ năm: Sự hài lòng của khách hàng Trong kinh doanh, vấn đề được đặt lên hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận. Thu hút khách hàng là một trong các chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận, do đó các nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm trong việc làm thế nào để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm thu hút càng đông khách hàng càng tốt. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.3. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ 2.3.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân Bảng 2.5: Doanh số cho vay đối với cá nhân tại MB Điện Biên Phủ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T8 năm 2015 Doanh số cho vay 260 310 339 517 - Ngắn hạn 32 30 42 47 - Trung dài hạn 228 280 297 470 Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2012, 2013, 2014 của MB Điện Biên Phủ Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu cho vay cá nhân năm 2013 tăng 119,2% so với năm 2012, năm 2014 tăng 109,3% so với năm 2013, đến tháng 8 năm 2015 tăng 152,5% so với năm 2014 điều này cho thấy sự quan tâm đến hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh đã được nâng lên. Về doanh số cho vay có sự tăng trưởng rất mạnh trong năm 2015. 2.3.2. Tỷ trọng dư nợ cá nhân trong tổng dư nợ Trong những năm qua, mặc dù cho vay cá nhân mà đặc biệt là cho vay tiêu dùng vẫn được MB duy trì tuy nhiên đây là lĩnh vực cho chưa thực sự được ngân hàng chú trọng phát triển, nhưng từ những con số đạt được những năm gần đây cho thấy MB Điện Biên Phủ đã đầu tư không nhỏ cho hoạt động tín dụng cá nhân từ năm 2014. Bảng 2.6: Tỷ trọng dƣ nợ cá nhân trong tổng dƣ nợ Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T8 năm 2015 Dư nợ cá nhân 260 310 339 517 Tổng dư nợ 3.820 4.120 4.453 5.990 Tỷ trọng 6,8% 7,52% 7,61% 8,63% Nguồn: Báo cáo HĐ tín dụng các năm 2012,2013,2014 MB Điện Biên Phủ 2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ KHCN MB Điện Biên Phủ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T8 năm 2015 Nợ xấu KHCN 6,6 10,2 8,5 10,4 Tổng dư nợ KHCN 260 310 339 517 Tỷ trọng 2,5% 3,29% 2,5% 2,01% Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2012,2013, 2014 MB Điện Biên Phủ Năm 2013 là năm MB Điện Biên Phủ có tỷ lệ nợ xấu cao nhất từ trước đến nay. Nếu năm 2012 và 2014 tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4,5) của chi nhánh đều khoảng 2,5% thì năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng lên trên 3% tập trung ở trụ sở chính chi nhánh. Trong đó nợ xấu đối với hoạt động cho vay cá nhân là 10,2 tỷ đồng, chiếm gần 12,3% trong tổng nợ xấu của chi nhánh và chiếm 3,29% trong tổng dư nợ cá nhân năm 2013. 2.3.4. Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ Bảng 2.9: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay cá nhân trong tổng lợi nhuận cho vay qua các năm của MB Điện Biên Phủ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T8 năm 2015 Lợi nhuận cho vay cá nhân 40,6 40,3 42,375 53,285 Tổng lợi nhuận cho vay 208 205,6 220,5 226,8 Tỷ trọng 19,5% 19,6% 19,21% 23,49% Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2012,2013, 2014 MB Điện Biên Phủ Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay cá nhân trong tổng lợi nhuận cho vay gần như bằng nhau, nhưng kết quả đến tháng 8 năm 2015 cho thấy lợi nhuận từ cho vay cá nhân bắt đầu có dấu hiệu tăng cao hơn. Mặc dù lãi suất cho vay khách hàng cá nhân năm 2015 đã giảm đáng kể so với các năm trước đó từ 15,16%/năm xuống 10,5%/năm nhưng lợi nhuận mà hoạt động này mang lại lại có dấu hiệu tăng. 2.3.5. Sự hài lòng của khách hàng Việc làm cho khách hàng hài lòng đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy, một ngân hàng nếu gia tăng được lượng khách hàng trung thành nhờ sự hài lòng của họ về sản phẩm, dịch vụ thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều. 2.4. Đánh giá chung về hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ 2.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân tăng qua các năm, đặc biệt năm 2015 Mb có sự tăng trưởng rất tốt về dư nợ cho vay cá nhân, tăng 152,5% so với năm 2014. Thứ hai: Tỷ trọng dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng đều qua các năm cho thấy sự quan tâm và tập trung phát triển mảng tín dụng cá nhân của Ban lãnh đạo chi nhánh. Thứ ba: Dư nợ cá nhân tăng trưởng nhanh trong năm 2014 và tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cá nhân. Thứ tư: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân tăng qua các năm. Nhận thấy hoạt động cho vay cá nhân có biên lợi nhuận cao hơn và ít rủi ro hơn nên từ năm 2015 lợi nhuận từ cho vay cá nhân đã tăng cao hơn so với các năm trước (tăng 23,49% so với năm trước) Thứ năm: Các khách hàng khi giao dịch tại MB về cơ bản đều cảm thấy hài lòng và thoải mái về chất lượng dịch vụ, thái độ tư vấn của nhân viên. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Những hạn chế Thứ nhất: Dư nợ cá nhân của chi nhánh tuy đã tăng rất nhanh trong năm 2015 nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ (8,63%), trong khi định hướng của MB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì tỷ lệ dư nợ cá nhân trong tổng dư nợ như trên còn rất khiêm tốn. Thứ hai: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát tốt ở mức 2,5% năm 2014 và giảm xuống 2,01% năm 2015 tuy nhiên vẫn cần phải làm tốt hơn nữa công tác kiểm soát sau và thu hồi nợ quá hạn. Thứ ba: Sự đóng góp về lợi nhuận của tín dụng cá nhân trong tổng lợi nhuận của chi nhánh không cao. Thứ tư: Vẫn còn nhiều khách hàng phàn nàn về quy trình và thủ tục cho vay ở MB mất nhiều thời gian. 2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế */ Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng Thứ nhất: Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động cho vay cá nhân nhưng chi nhánh vẫn chưa thực sự dành nhiều thời gian đầu tư cho lĩnh vực này. Thứ hai: Năm 2014, MB Điện Biên Phủ đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền sản phẩm cho vay cá nhân nhưng chưa mang tính chất thường xuyên, liên tục và trên diện rộng Thứ ba: Quy trình xét duyệt lâu, thủ tục đòi hỏi nhiều giấy tờ Thứ tư: Các sản phẩm tín dụng cá nhân của MB tương đối đa dạng nhưng MB Điện Biên Phủ không sử dụng hết các sản phẩm dịch Thứ năm: Vấn đề nhân sự là vấn đề cũng cần được quan tâm và có hướng giải quyết. Thứ sáu: Yếu tố công nghệ áp dụng trong quá trình làm việc cũng cần khắc phục. */ Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Liên tục trong các năm qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Thứ hai: MB vẫn còn quá phụ thuộc vào danh mục các khách hàng là quân nhân, CBNV Tập đoàn Viettel do đối tượng khách hàng này có thu nhập tương đối cao và ổn định. Thứ ba: Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên cùng địa bàn CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 3.2. Giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Điện Biên Phủ 3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ, khắc phục những vướng mắc trong quy trình, thủ tục cho vay Để xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng, đòi hỏi sản phẩm của ngân hàng đó cần phải có những điểm phù hợp, đồng thời phải có sự khác biệt đối với sản phẩm của ngân hàng khác. 3.2.2. Tăng cường công tác thẩm định, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Trong năm 2015 Ngân hàng TMCP Quân đội đã thực hiện quy trình thẩm định tập trung. Tất cả các hồ sơ phát sinh tại chi nhánh và ngoài phạm vi RM tự thẩm định sẽ được chuyển lên hội sở và thẩm định 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Yếu tố truyền thông là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động bán hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Do đó Chi nhánh Điện Biên Phủ luôn luôn chú trọng đến công tác này và thường xuyên có các chương trình truyền thông về sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau. 3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.2.5 Mở rộng hoạt động liên doanh liên kết 3.2.6 Cần có kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng KẾT LUẬN Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng ngày càng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM nước ngoài. Những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã dành sự quan tâm đáng kể phát triển tín dụng cá nhân, tuy nhiên những kết quả bước đầu cho thấy chúng ta chưa sử dụng hết, chưa phát huy hết tiềm năng và triển vọng của mảng thị trường cá nhân này. Do đó, để cạnh tranh được với các NHTM nước ngoài, các NHTM Việt Nam cần phải có một sự đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ và các hoạt động phụ trợ khác nhằm đem lại kết quả cao trong hoạt động tín dụng cá nhân. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Điện Biên Phủ, luận văn đã đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Điện Biên Phủ để thấy được sự thay đổi cả về doanh số và chất lượng tín dụng cá nhân trong các năm 2012, 2013, 2014 và thời điểm tháng 8 năm 2015. Từ đó đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian tới.
Luận văn liên quan