Tóm tắt Luận văn Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và tạo lợi nhuận cao cho các NHTM, nhưng nó cũng là lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều thách thức đối với các NHTM. Nhất là trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình cam kết gia nhập WTO, với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp thu, học hỏi những tiến bộ hiện đại song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn trong sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi nguồn lực của chúng ta còn hạn chế về nhiều mặt. Và phát triển kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế mở cửa và thực hiện tự do hóa tài chính. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ không những sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn. Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy đã được hình thành song còn ở mức sơ khai và chưa phát triển, những nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, không chỉ trong dân cư nói chung mà ngay cả đối với nhiều cán bộ ngân hàng nói riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (KDNT) còn nhiều hạn chế, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa KDNT nhằm mục đích kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. Trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã rất quan tâm phát triển hoạt động KDNT. Tuy nhiên, hoạt động KDNT tại BIDV vẫn còn nhiều hạn chế như về mặt con người, nguồn lực, công nghệ . Xuất phát từ thực trạng đó em đã chọn đề tài nghiện cứu “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” nhằm phân tích thực trạng KDNT của BIDV trong những năm gần đây và đưa ra giải pháp phát triển KDNT tại Ngân hàng trong thời gian tới nhằm tăng cường vị thế của BIDV trên thị trường ngân hàng và nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI NÓI ĐẦU Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và tạo lợi nhuận cao cho các NHTM, nhưng nó cũng là lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều thách thức đối với các NHTM. Nhất là trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình cam kết gia nhập WTO, với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, các NHTM trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp thu, học hỏi những tiến bộ hiện đại song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn trong sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi nguồn lực của chúng ta còn hạn chế về nhiều mặt. Và phát triển kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế mở cửa và thực hiện tự do hóa tài chính. Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ không những sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM còn kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn. Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy đã được hình thành song còn ở mức sơ khai và chưa phát triển, những nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, không chỉ trong dân cư nói chung mà ngay cả đối với nhiều cán bộ ngân hàng nói riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (KDNT) còn nhiều hạn chế, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa KDNT nhằm mục đích kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. Trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã rất quan tâm phát triển hoạt động KDNT. Tuy nhiên, hoạt động KDNT tại BIDV vẫn còn nhiều hạn chế như về mặt con người, nguồn lực, công nghệ. Xuất phát từ thực trạng đó em đã chọn đề tài nghiện cứu “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” nhằm phân tích thực trạng KDNT của BIDV trong những năm gần đây và đưa ra giải pháp phát triển KDNT tại Ngân hàng trong thời gian tới nhằm tăng cường vị thế của BIDV trên thị trường ngân hàng và nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tại BIDV. ii CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 1.1 NGOẠI TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1.1.1. Ngoại tệ Ngoại tệ được hiểu theo một nghiã hẹp là tiền tệ của các nước khác nhau và là phương tiện chi trả có hiệu lực trong hiện tại, sau đây gọi chung là ngoại tệ. 1.1.2. Thị trường ngoại hối Có thể hiểu thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ. 1.2. KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM là hoạt động dịch vụ nhằm thu hút, đáp ứng nhu cầu đa dạng các loại ngoại tệ thông qua các giao dịch ngoại tệ ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế đất nước đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho bản thân NHTM. 1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với NHTM  KDNT đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.  KDNT góp phần mở rộng họat động của ngân hàng  KDNT giúp ngân hàng phòng chống rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh. 1.2.3. Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM o Mua – bán các loại ngoại tệ trên thị trường giao ngay o Hợp đồng kỳ hạn các loại ngoại tệ o Giao dịch hợp đồng tương lai o Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) o Giao dịch hợp đồng quyền chọn (Option). 1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 1.3.1. Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh ngoai tệ của NHTM iii Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT) tức là doanh số và lợi nhuận từ hoạt động KDNT mang lại cao hơn trước và đồng thời chất lượng hoạt động KDNT cũng được hoàn thiện hơn. 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động KDNT  Các chỉ tiêu định lượng Doanh số giao dịch ngoại hối. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động KDNT  Các chỉ tiêu định tính: Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tính thanh khoản của ngoại tệ Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phòng ngừa rủi ro hối đoái 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động KDNT của NHTM 1.4.1 Các nhân tố chủ quan Nguồn lc tài chính Ngun nhân lực Cơ sở vật chất Qui trình thủ tục Quản trị rủi ro 1.4.2 Các nhân tố khách quan Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia Điều kiện thị trường ngoại hối Chính sách tỷ giá Trạng thái ngoại tệ quy định Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Những yếu tố cơ bản trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen nhau và cùng tác động tổng thể nhiều chiều tới hoạt động KDNT của các NHTM. Do đó, các NHTM cần tiến hành nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên cũng như phải biết vận dụng cơ chế của Nhà nước, chủ động nắm bắt sự biến động của cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, nghiên cứu thực trạng của thị trường tài chính, ngoại hối trước khi ra quyết định thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh để vừa phục vụ được khách hàng vừa đảm bảo có lãi trong kinh doanh. iv CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 2.1.1. Lịch sử phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập ngày26/04/1957 với tên gọi ban đầu là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Giai đoạn 1957 – 1980 ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tiền thân của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát và quản lý vốn thiêt kế cơ bản nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Giai đoạn 1981 – 1989 ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng đầu tư và phát triển Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước cho các lĩnh vực của nền kinh tế. Giai đọan 1990 – 1994 ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV ) với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, thực hiện huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Giai đoạn 1995 – 2000 BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước. Giai đoạn 2001 đến nay BIDV đã triển khai đồng bộ đề án cơ cấu lại và được chính phủ phê duyệt để phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt Nam, ngang tầm với các ngân hàng thuộc khu vực và trên thế giới. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV thời gian gần đây Giai đoạn 2006-2010, đặc biệt trong ba năm từ 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới có những bước thăng trầm đầy sóng gió với 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp về nhiên liệu, tài chính và nợ công tại châu Âu. Trong bối cảnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của BIDV nói riêng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng của toàn bộ v đội ngũ cán bộ nhân viên, BIDV đã hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của mình qua các năm và tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu. Có thể nói đây là thành công rất lớn của BIDV trong điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều biến động như thời gian qua. 2.1. Thực trạng hoạt động KDNT tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2.2.1. Các hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Hội sở chính là nơi điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ của toàn hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch BIDV trên toàn quốc nên hoạt động này tại HSC hết sức phức tạp và hoạt động này tập trung vào các hoạt động sau: - Hoạt động quản lý chi nhánh - Hoạt động giao dịch liên ngân hàng - Hoạt động trực tiếp kinh doanh với khách hàng Sau đây ta sẽ đi sâu hơn thực trạng hoạt động KDNT tại BIDV thông qua các hoạt động giao dịch ngoại tệ chính tại hội sở chính BIDV số 35, Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 2.2.2. Các hoạt động giao dịch ngoại tệ Trong các hoạt động trong phòng KDTT của BIDV thì hoạt động KDNT lại được đánh giá là hoạt động tiềm năng của ngân hàng bởi họat động này đóng góp một mức doanh thu rất lớn vào doanh thu chung của ngân hàng. Lợi nhuân từ hoạt động KDNT của BIDV là rất lớn nếu xét trên tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng nói riêng và trong tổng thu nhập của ngân hàng nói chung, đặc biệt trong năm 2008, nó chiếm khoảng 78% tổng thu nhập dịch vụ và trên 30% tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động KDNT tại BIDV tương đối nhanh. Doanh số mua bán ngoại tệ ròng được thực hiện tại BIDV cũng có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 đạt khoảng 35 tỷ USD và 2010 đạt hơn 41 tỷ USD. BIDV thực hiên giao dịch với tất cả các loại ngọai tệ nhưng giao dịch USD chiếm tới hơn 75% các giao dịch ngọai tệ ở đây. Còn lại là các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY, SGD, CAD, AUD, HKD. Doanh số giao dịch ngoại tệ tại BIDV tăng nhanh qua các năm. Có thể nói đây là một tốc độ tăng trưởng mơ ước của nhiều ngân hàng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như giai đoạn vừa qua. Trong khoảng từ 2006 đến vi 2010, khi doanh số ngoại tệ được tăng hơn gấp 2 lần nhưng lợi nhuận từ hoạt động KDNT tại đây tăng 2,7 lần. Cụ thể các hoạt động giao dịch kinh doanh ngoại tệ tại BIDV như sau: Giao dịch giao ngay (Spot) Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng trên 90% tổng số các giao dịch của BIDV. Hiện nay NH thực hiện mua bán giao ngay với tất cả các ngoại tệ mạnh trên thế giới như USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CHF, SGD, CAD, HKD và các đồng tiền ít giao dịch khác như SEK, THBtrong số đó giao dịch USD chiếm hơn 75% Giao dịch kỳ hạn (Forward) Doanh số giao dịch kỳ hạn của BIDV chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ. Đối tượng khách hàng bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức khác và các cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa ngân hàng với ngân hàng khác nhằm chuẩn bị nguồn ngoại tệ trước và trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá có xu hướng tăng. Ngày 28/05/2004, quyết định số 648/2004/QĐ – NHNN ra đời đã thay đổi về cơ bản nghiệp vụ kỳ hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên các giao dịch kỳ hạn trên cả thị trường Việt Nam nói chung và với BIDV nói riêng còn hạn chế do doanh nghiệp chưa cóthói quen dự báo và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (swap) BIDV thực hiện nghiên cứu sản phẩm hoán đổi ngoại tệ từ 2005. Đến cuối 12/2006 khi NHNN ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất theo quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN. Tiếp đó, ngày 30/03/2007, Tổng giám độc BIDV đã ban hành quyết định về quy định hoãn đổi lãi suất áp dụng trong hệ thống BIDV. Ngày 22/05/2007, BIDV đã thực hiện được sản phẩm phái sinh hoán đổi đầu tiên là sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) với Standard Chartered Bank London Với giao dịch này, BIDV đã trở thành Ngân hàng nội địa đầu tiên thực hiện giao dịch CCS tại Việt Nam. Sang 08/2008, BIDV đã triển khai CCS giữa VND và ngoại tệ đối với DN xuất khẩu. Giao dịch theo hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (option) BIDV là ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên triển khai hoạt động kinh doanh quyền chọn ngoại tệ từ năm 2004 và chủ yếu là ở HSC thực hiện. Tuy nhiện cho đến thời gian này thì các giao dịch quyền chọn tiền tệ còn rất ít. vii Hiện nay, để quản lý rủi ro ngoại hối, Ngân hàng đang thực hiện quản lý theo giới hạn của ALCO phê duyệt giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) đối với 3 đồng tiền chủ yếu là USD, EUR và JPY, đồng thời cũng theo dõi VAR cho cả giỏ ngoại tệ gồm 3 loại đồng tiền này. Trong năm 2008, tỷ giá trên thị trường có những biến động tương đối mạnh, Ngân hàng đã chủ động xây dựng và giám sát hạn mức VAR ngoại hối nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong kinh doanh. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được - Tăng trưởng doanh thu, doanh số và lợi nhuận từ KDNT qua các năm cao - BIDV nghiên cứu và áp dụng đa dạng các sản phẩm nghiệp vụ trong KDNT 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế  Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của BIDV còn đơn điệu và chưa đa dạng  Tính cạnh tranh của sản phẩm KDNT của BIDV còn hạn chế.  Quy trình giao dich, thủ tục chứng từ của BIDV còn nhiều phức tạp.  Sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ phận  Sự phát triển chưa đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và công nghệ Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan: Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng chưa được hoàn thiện. Sự phát triển công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiệp vụ KDNT. Thông tin về sản phẩm khó tiếp cận.  Nguyên nhân khách quan Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam còn chậm. Diễn biến phức tạp của tỷ giá trong thời gian qua. Sự thiếu hiểu biết và kiến thức về công cụ phái sinh của khách hàng. Hệ thống văn bản pháp lý của NHNN trong lĩnh vực KDNT còn chưa hoàn chỉnh. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. viii CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV trong thời gian tới Gắn liền với định hướng phát triển chung của Ngân hàng, định hướng hoạt động KDNT trong những năm tới của BIDV là: - Tiếp tục hoàn thiện qui trình thủ tục kinh doanh. - Tăng cường hệ thống dự báo và quản lý rủi ro. - Mở rộng hơn nữa phạm vi kinh doanh. - Mở rộng việc cung ứng sản phẩm KDNT của BIDV đến với tất cả các đối tương khách hàng. 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động KDNT tại BIDV 3.2.1. Phát huy mạnh mẽ nhân tố con người Việc phát huy nhân tố con người cần phải được thực hiện một cách thông nhất và toàn diện, từ đội ngũ cán bộ kinh doanh cho đến ban lãnh đạo, từ khâu tuyển dụng đến đào tạo và các chế độ khen thưởng đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng. 3.2.2. Nâng cấp và hoàn thiện yếu tố công nghệ BIDV cần có chiến lược phát triển công nghệ tin học ngân hàng về lâu dài để có thể trở thành một ngân hàng có tầm cỡ trong khu vực và thế giới. 3.2.3. Hoàn thiện qui trình thủ tục Qui trình thủ tục là một trong 3 yếu tố (con người, công nghệ và qui trình thủ tục) quan trọng hàng đầu cấu thành nên bất cứ hoạt động kinh doanh ngân hàng nào. Trong hoạt động KDNT tại BIDV cũng vậy để có thể hoàn thiện và phát triển hoạt động KDNT cần hoàn thiện hơn nữa qui trình thủ tục Trước hết, BIDV cần hoàn thiện thủ tục về luân chuyển chứng từ. Thứ hai, là hệ thống chi nhánh của BIDV qua lớn mà hàng ngày lượng giao dịch với chi nhánh và HSC cũng nhiều. Thứ ba, BIDV cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục và quy định các điều kiện giao dịch phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. ix Thứ tư, BIDV cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường ngoại hối Việt Nam để tìm hiểu về nhu cầu các sản phẩm giao dịch ngoại hối trong tường lai. 3.2.4. Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ Thứ nhất, nâng cao độ chính xách trong công tác phân tích dự báo thị trường Việc nắm bắt tình hình ngoại tệ của ngân hàng và nghiên cứu phân tích dự báo thị trường cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Tùy theo mục tiêu lớn hay nhỏ mà có thể tiến hành theo ngày, tháng, quý hay theo năm và thậm chí dài hơn. Thứ hai, xác định trạng thái và các hạn mức trong kinh doanh ngoại tệ một cách khoa học và hợp lý Xây dựng trạng thái ngoại tệ, một hạn mức giao dịch hợp lý sẽ giúp cho việc phân quyền hiệu quả, vừa tạo thuận lợi thúc đẩy nhanh tốc độ giao dịch vừa ngăn ngừa được những rủi ro quá lớn có thể xảy ra, tăng tính chủ động và trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ nghiệp vụ. 3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing. - Tăng cường tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm KDNT của ngân hàng tới các khách hàng - Xây dựng chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả 3.2.6. Phối hợp các họat động liên quan trực tiếp tới kinh doanh ngoại tệ 3.2.7. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh 3.3. Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết phù hợp - Hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng - Hoàn thiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối - Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại kinh doanh ngoại tệ x KẾT LUẬN Cùng với xu thế phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng tức là dòng ngoại tệ trên thị trường sẽ luân chuyên mạnh hơn, thị trường ngoại hối sẽ có cơ hội phát triển hơn thì phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang trở thành nhu cầu bức thiết đối với các NHTM Việt Nam. Đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ, nó không chỉ đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đầu tư lớn về các thiết bị công nghệ hiện đại mà còn phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có năng lực, trình độ cao, hiểu biết sâu sắc và tổng hợp về tài chính và tiền tệ cùng với sự hoàn thiện trong quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM. Để tiến tới mô hình ngân hàng hiện đại trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, đáp ứng được vai trò tiên phong cho các hoạt động kinh tế cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng, BIDV cần phát triển hơn nữa hoạt động KDNT của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào các nghiên cứu lý luận về KDNT phục vụ cho công tác phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV nói riêng và các NHTM nói chung trong giai đoạn sắp tới, luận văn đã cố gắng hoàn thành những nội dung cơ bản nhất từ cơ sở lý luận đến phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động KDNT trong tương lai. Song, hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Do đó, để có thể phát triển một cách đồng bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại tất cả các chi nhánh, đơn vị của mình thì BIDV cần kết hợp với phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như hoạt động huy động, tín dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Luận văn liên quan