Tóm tắt Luận văn - Phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, hợp tác xã đã và đang là một trong những thành phần kinh tế trụ cột trong phát triển đất nước và trong việc cải cách kinh tế nông thôn. Hiện nay, ước tính có khoảng 19.500 hợp tác xã, đóng góp khoảng 5% GDP năm 2011 và tạo hàng trăm nghìn việc làm. Hợp tác xã góp phần vào xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thúc đẩy sự liên kết và gắn kết xã hội, động lực phát triển địa phương kể cả các cộng đồng ở nông thôn, tạo cơ hội và nâng cao vị thế cho người nghèo và những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ và thanh niên. Hợp tác xã cũng góp phần vào tăng trưởng và ngăn chặn sự bất bình đẳng và không công bằng giữa các thành phần kinh tế - xã hội. Hợp tác xã khuyến khích sự tham gia và tạo tiếng nói cho các thành viên của mình. Tuy nhiên, thời gian qua cũng cho thấy khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế: Trình độ quản lý kinh tế thấp, các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực nội tại cả về mặt vốn liếng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng sản phẩm kém sức cạnh tranh. Dù có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế xã hội, nhưng mô hình Hợp tác xã vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tầm vóc và tiềm năng của mình. từ đó đặt ra yêu cầu cần có hướng đi đúng đắn cho mô hình kinh tề này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: ‘Phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

pdf9 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- HOÀNG NGỌC MINH PHƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI – 2013 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, hợp tác xã đã và đang là một trong những thành phần kinh tế trụ cột trong phát triển đất nước và trong việc cải cách kinh tế nông thôn. Hiện nay, ước tính có khoảng 19.500 hợp tác xã, đóng góp khoảng 5% GDP năm 2011 và tạo hàng trăm nghìn việc làm. Hợp tác xã góp phần vào xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thúc đẩy sự liên kết và gắn kết xã hội, động lực phát triển địa phương kể cả các cộng đồng ở nông thôn, tạo cơ hội và nâng cao vị thế cho người nghèo và những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ và thanh niên. Hợp tác xã cũng góp phần vào tăng trưởng và ngăn chặn sự bất bình đẳng và không công bằng giữa các thành phần kinh tế - xã hội. Hợp tác xã khuyến khích sự tham gia và tạo tiếng nói cho các thành viên của mình. Tuy nhiên, thời gian qua cũng cho thấy khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế: Trình độ quản lý kinh tế thấp, các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực nội tại cả về mặt vốn liếng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng sản phẩm kém sức cạnh tranh. Dù có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế xã hội, nhưng mô hình Hợp tác xã vẫn chưa thực sự phát triển đúng với tầm vóc và tiềm năng của mình. từ đó đặt ra yêu cầu cần có hướng đi đúng đắn cho mô hình kinh tề này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài: ‘Phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Mục đích của tôi khi nghiên cứ đề tài này là: - Đánh giá được mức độ phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ đó có phương hướng đẩy mạnh phát triển mô hình này. - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn phát triển kinh doanh theo mô hình HTX nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Đưa ra hướng phát triển kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp số liệu, với số liệu cần lấy là kết quả phát triển kinh doanh định kỳ, báo cáo tài chính từ liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa. Từ đó xác định được mức độ phát triển kinh doanh của mô hình Hợp tác xã. - Phương pháp phân tích so sánh. Từ số liệu đã thu thập, biểu đồ hóa số liệu, có các phân tích, đánh giá các số liệu có được và so sánh qua từng thời kỳ, từng chỉ tiêu với nhau để có kết luận chân thực nhất. Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành các phần như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 phần: Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh theo mô hình kinh tế Hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại. Trình bày những lý luận cơ bản về kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại, các điều kiện tác động đến phát triển kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã từ đó đưa ra được nội dung phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại. Quan điểm của tôi dựa trên luật HTX 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” Theo Điều lệ mẫu HTX Thương mại ban hành theo nghị định số 42 CP của chính phủ ban hành ngày 29/4/1997 có định nghĩa sau: “HTX thương mại là tổ chức kinh tế của những người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo Luật HTX và Điều lệ mẫu HTX thương mại để kinh doanh thương mại dịch vụ nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của xã viên và của cộng đồng”. Vì vậy, kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại có các đặc điểm sau: Thành viên của HTX góp vốn và trở thành người đồng sở hữu HTX với mục đích chính là sử duṇg dic̣h vu ̣c ủa HTX. Quyền biểu quyết của thành viên là bình đẳng theo nguyên tắc “một thành viên, một phiếu bầu”. HTX thực hiện những hoạt động kinh doanh, trong đó thành viên là khách hàng chủ yếu của HTX. Xét dưới góc độ kinh tế, cộng đồng thành viên chính là thị trường chính của HTX. HTX không có lợi ích riêng, độc lập với lợi ích của các xã viên. Trong mọi hoạt động, hợp tác xã đều có một mục tiêu đầu tiên và tiên quyết là tạo ra lợi ích cho các xã viên chứ không phải là lợi ích của chính HTX. HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội, mang tính cộng đồng sâu sắc, có mục tiêu giúp đỡ lẫn nhau và phát triển cộng đồng, vì lợi ích của các thành viên, trong đó các thành viên tham gia HTX được bình đẳng, dân chủ trong việc quản lý HTX - mỗi người một phiếu bầu, cùng có quyền lợi, nghĩa vụ trong phát triển HTX; hoạt động theo các nguyên tắc HTX. Phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại bao gồm các nội dung: Thứ nhất, phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại theo chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường kinh doanh theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng khách hàng hay nói cách khác nó là hình thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm về mặt lượng. Thứ hai, phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phát triển theo chiều sâu chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Việc phát triển kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại hiện nay chịu tác động của các điều kiện về nhu cầu thị trường; điều kiện về đường lối chính sách hỗ trợ của Đảng nhà nước; điều kiện về đội ngũ xã viên, lao động trong hợp tác xã; Điều kiện về vốn kinh doanh của hợp tác xã và điều kiện về tổ chức quản lý hoạt động của hợp tác xã hiện nay. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trong chương này, ngoài việc giới thiệu tổng quan về hệ thống hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tôi còn trình bày về năng lực kinh doanh cuả các Hợp tác xã và thực trạng các điệu kiện ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại. Nội dung chính của chương này là phân tích kết quả phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Bao gồm phân tích kết quả về quy mô vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm, công tác thực hiện nghĩa vụ nhà nước của các HTX hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Qua phân tích thực trạng phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tôi có một số nhận xét đánh giá như sau: Những kết quả: Qua phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại như trên có thể khẳng định phát triển kinh doanh theo mô hìnhHTX đã thực sự chuyển biến theo hướng ổn định và vững chắc hơn, bước đầu có sự phát triển tích cực. Số lượng HTX với các loại hình hoạt động đa dạng được thành lập mới không ngừng tăng. Về chất lượng HTX, so với trước khi có Nghị quyết TW5, số HTX khá ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số HTX. Số HTX yếu kém giảm từ 18% năm 2001 xuống còn 9,2% năm 2011. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong các HTX đã được nâng lên một bước quan trọng. Đến đầu năm 2012, số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học tăng 16 lần, số cán bộ chưa qua đào tạo giảm hơn 4 lần so với đầu năm 2002. Ở địa bàn thành phố, một số HTX thương mại, liên hiệp HTX thương mại tiếp tục phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi với phương thức bán hàng văn minh, bước đầu vận hành theo mô hình chuỗi cùng với việc tổ chức tốt một số dịch vụ sau bán hàng nên đã thu hút được khách hàng với số lượng ngày càng đông và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Như bệnh viện của HTX Hợp Lực, Siêu thị Coop-mart Tổ chức, quản lý trong các HTX được củng cố và tăng cường một bước. Đã xuất hiện nhiều mô hình HTX làm ăn giỏi, nhiều điển hình tiên tiến (HTX DVNN kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa khâu dịch vụ; hệ thống quỹ TDND cơ sở hoạt động hiệu quả, an toàn, tổ chức chặt chẽ;...), tạo được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự tin tưởng của nhân dân. Những tồn tại: Về năng lực HTX: Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, khả năng vay ngân hàng cũng hạn chế do quy mô nhỏ. Việc huy động vốn nội bộ của HTX gặp nhiều khó khăn do các xã viên chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn vốn trong nội bộ xã viên là rất có hạn. Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Chỉ có 30% HTX có máy móc, phương tiện làm việc đáp ứng được nhu cầu sản xuất; nhiều HTXchưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do đó, các HTX hiện nay rất cần hỗ trợ, phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ. Trình độ quản lý chuyên môn: Nhiều cán bộ quản lý HTX và hầu hết xã viên hiểu rất mơ hồ về các nguyên tắc, giá trị của HTX, về những đặc trưng của HTX kiểu mới, về các nội dung qui định trong Luật HTX, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ cửa HTX, các quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX. Quản lý nhà nước: Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể còn có mặt hạn chế, chưa tạo ra được môi trường thuận lợi hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ HTX; việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách còn chậm; việc giao đất, cho thuê đất, đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế; thủ tục vay vốn vẫn còn phiền hà, phức tạp. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng giải pháp nhằm phát triển kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh hóa đến 2020. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đến năm 2020 như sau: Giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động Trước hết cần tâp trung phân loại, xử lý các tồn đọng của các HTX cũ, để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ các HTX tiếp tục chuyển đổi có hiệu quả. Đối với các HTX yếu kém không có khả năng chuyển đổi nên giải thể, để thành lập mới các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp hơn từ thấp đến cao theo nhu cầu của kinh tế hộ với đặc điểm của từng cơ sở. Đồng thời tiến hành tổng kết các mô hình HTX nông nghiệp có hiệu quả để phổ biến nhân ra diện rộng, tập trung vào các mô hình sau : Mô hình HTX kinh doanh tổng hợp, mô hình HTX chuyên khâu, mô hình HTX dịch vụ tổng hợp, HTX nông nghiệp ngành hàng v.v... Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý cán bộ và trình độ chuyên môn của nhân viên Trình độ, năng lực cán bộ và nhân viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Vì vậy, HTX và cán bộ HTX phải chủ động và có kế hoạch nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ nhân viên của mình. Thống nhất quan điểm về định hướng tiêu chuẩn cán bộ quản lý HTX. Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ đề ra cán bộ HTX và các cơ quan có liên quan chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ cho HTX của mình. Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quản lý HTX cho từng chức danh, tạo điều kiện tốt cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu của HTX đề ra. Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn và nâng cao trình độ quản lý cán bộ HTX. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh thông qua hoạt động tư vấn giúp cho HTX phát huy tốt hơn những điểm mạnh, tiềm năng, lợi thế, đồng thời hạn chế những yếu điểm của HTX.Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX, như là một giải pháp quan trọng nâng cao nguồn lực lâu dài cho HTX. Cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, thực hiện tốt việc đánh giá gắn với phân công bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ. Giải pháp về phát triển nội lực HTX Phát huy nội lực, tăng cường tích tụ nội bộ để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng qui mô HTX. Sự tự thân vận động của bản thân các HTX là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của HTX. Mỗi HTX phải không ngừng tự đổi mới, khai thác mọi tiềm năng, lựa chọn bước đi phù hợp và định hướng đúng cho hoạt động của mình. Sự tự thân vận động này phải hướng vào việc xác định chiến lược sản xuất, kinh doanh lâu dài trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường, tổ chức thêm ngành nghề truyền thống, khôi phục và mở rộng ngành nghề, tổ chức lại hợp lý sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hoá và đa chức năng hoá hoạt động để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, hướng dẫn xã viên tiếp cận thị trường, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ, mạnh dạn chuyển sang kinh doanh dịch vụ giúp kinh tế hộ xã viên phát triển, mạnh dạn huy động nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển đa dạng các loại hình ngành nghề dịch vụ. Giải pháp về cở sở vật chất Cần tăng cường đầu tư tài chính nâng cấp cơ sở hạ tầng: đường xá, trường học, bệnh viện, giao thông, kênh mương tưới tiêu, điện cho sản xuất, sinh hoạt, các thiết chế hành chính, văn hoá, tăng cường đầu tư trang thiết bị, các máy móc tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, giảm đến mức thấp nhất việc bán hoặc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến như hiện nay, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản cho người nông dân và giải quyết lao động dư thừa hiện nay ở nông thôn. Giải pháp về tăng cƣờng vai trò của Liên minh HTX tỉnh Thanh hóa Liên minh HTX tỉnh cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động, nhất là chủ động tham gia với các cơ quan chức năng trong quá trình tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tập thể, công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, vận động phát triển tổ hợp tác, HTX. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Liên minh cả về nhận thức hiểu biết về HTX, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình, tâm huyết và sâu sát cơ sở. Luận văn “Phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” đã được hoàn thành với các kết quả chính như sau: Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về Hợp tác xã, nội dung phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại, quan điểm của Đảng, Nhà nước về mô hình Hợp tác xã Luận văn đã đánh giá được thực trạng kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại địa bàn thành phố Thanh Hóa. Cho thấy được kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa. Luận văn cũng đã đưa ra được hệ thống giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên đại bàn thành phố Thanh Hóa trong thời gian tới.
Luận văn liên quan