Tóm tắt Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện đắc chưng tỉnh Sê kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Huyện Đắc Chưng là một huyện miền núi chiếm 80% của diện tích cả huyện, cao nguyên chiếm 15% và đồng bằng chiếm 5% của diện tích . Trong đó đất có thuận lợi với trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Trong đó khoảng 85 % dân số là nông dân, Lào luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Nền kinh tế Lào trong hơn 22 năm vừa qua (1995-2017) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Tuy nhiên việc PTNN với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Đời sống vật chất của dân cư ở hầu hết các các vùng nông thôn ngày càng cải thiện. Diện tích đất hàng hoá còn nhiều, tình trạng độc canh cây lúa còn phổ biến, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã được trồng thí điểm, nhưng chưa phát triển. Tuy vậy đời sống nhân dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống văn hoá tinh thần, cơ sở y tế giáo dục còn hết sức thấp kém.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện đắc chưng tỉnh Sê kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VANNAKHONE XAYYAKHOUN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẮC CHƢNG TỈNH SÊ KONG, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO T TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đa Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính thiết cấp của đề tài: Huyện Đắc Chưng là một huyện miền núi chiếm 80% của diện tích cả huyện, cao nguyên chiếm 15% và đồng bằng chiếm 5% của diện tích . Trong đó đất có thuận lợi với trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp. Trong đó khoảng 85 % dân số là nông dân, Lào luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Nền kinh tế Lào trong hơn 22 năm vừa qua (1995-2017) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Tuy nhiên việc PTNN với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Đời sống vật chất của dân cư ở hầu hết các các vùng nông thôn ngày càng cải thiện. Diện tích đất hàng hoá còn nhiều, tình trạng độc canh cây lúa còn phổ biến, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã được trồng thí điểm, nhưng chưa phát triển. Tuy vậy đời sống nhân dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống văn hoá tinh thần, cơ sở y tế giáo dục còn hết sức thấp kém. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp Huyện Đắc Chưng Tỉnh ong nư c C ng o n Ch h n n o Làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu của đề tài: + Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn để hình thành khung nội dung nghiên cứu phát triển nông nghiệp. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc chưng, Tỉnh Sê Kong, nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2013-2017 . + Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, nước CHDCND Lào. + Kiến nghị được các giải pháp phát triển nông nghiệp của Huyện thời gian tới 2018-2022. 2 1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiện liên quan đến phát triển nông nghiệp Huyện Đắc chưng, Tỉnh Sê Kong giai đoạn 2013-2017. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên trong năm 5 năm tới tại Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào . 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp phân tích thống kê, so sánh, đánh giá . + Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liệu trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự PTNN. + Phương pháp điều tra tình hình phát triển nông nghiệp tại Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào. + Phương pháp khác. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các bảng biểu, đồ thị, các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào. Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào. Chương 3. Giải pháp phát triển nông nghiệp của Huyện Đắc Chưng, Tỉnh Sê Kong, CHDCND Lào. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm về nông nghiệp a. Nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân (còn là ngành duy nhất sản xuất được lương thực, thực phẩm). Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn được coi là lĩnh vực sản xuất truyền thống; hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao hàm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản. b. Quan niệm về phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm nông nghiệp để áp dụng tốt hơn yều cầu thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một các hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp a. Đặc điểm chung c a sản xuất nông nghiệp - Đối tượng của SXNN bao gồm nhiều loại cây trồng và gia súc có yêu cầu khác nhau về môi trường, điều kiện ngoại cảnh để sinh ra và lớn lên. - Nông nghiệp, đất đai là những tư liệu sản xuất chủ yếu ( hoàn toàn khác với công nghiệp. - sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nhất định. - sản xuất nông nghiệp được phân bố trên một phạm vi không gian rộng lớn và có tính khu vực.. b Đặc điểm riêng c a nông nghiệp Lào - Nền nông nghiêp nước ta từ tình trạng lạc hậu tiến lên xây dựng 4 nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa không qua thời gian phát triển tư bản chủ nghĩa. - Nền nông nghiệp nước Lào là nền nông nghiêp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới. 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp - Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp về thị trường. - Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định. - Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực. - Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Gia tăng số lƣơng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - Gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là tăng số lượng và quy mô của hộ gia đình, các cá thể kinh doanh trang trại, tổ hợp tác, các hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp. - Các cơ sở trong sản xuất nông nghiệp gồm: Kinh tế nông hộ; Trang trại; Hợp tác xã nông nghiệp; Doanh nghiệp nông nghiệp; Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. - Tiêu chí về gia tăng số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp. + Số lượng các cơ sở sản xuất tăng lên qua các năm (tổng số và từng loại). + Tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất nông nghiệp qua các năm (tổng số và từng loại). 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là thành phần tỷ trọng và mối quan hệ giữa các ngành và tiểu ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp. 5 - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là cơ cấu giữa các ngành của nông nghiệp mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường, xã hội. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là cơ cấu giữa các ngành của nông nghiệp mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trường, xã hội. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý còn thể hiện khả năng tận dụng nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở rộng, đạt được hiệu quả kinh tế cao. - Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. + Tỷ trọng sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp. + Tỷ lệ GTSX nông nghiệp trong nền kinh tế + Tỷ lệ GTSX của trồng trọt, chăn nuôi và các phân ngành trong nông nghiệp + Cơ cấu lao động phân bổ cho các ngành + Cơ cấu vốn phân bổ cho các ngành + Cơ cấu đất đai phân bổ cho các ngành 1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực - Các nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm lao động, đất đai, vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở vật chất, Khi gia tăng quy mô các nguồn lực như vốn, lao động Nông nghiệp sẽ tăng trưởng theo chiều rộng. Nếu đưa nông nghiệp tăng trưởng theo chiều sâu thì phải nâng cao chất lượng của việc sử dụng vốn và lao động. - Gia tăng các yếu tố nguồn lực gồm: + Lao động trong nông nghiệp + Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp + Vốn trong nông nghiệp + Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp + Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp 6 - Tiêu chí đánh giá gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực + Diện tích đất và tình hình sử dụng diện tích đất nông nghiệp. + Số lượng lao động và chất lượng lao động trong nông nghiệp qua các năm. + Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích. + Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. + Mức tăng và tốc độ tăng của cơ sở vật chất trong nông nghiệp. 1.2.4. Các hình thức liên kết tiến bộ - Liên kết kinh tế là sự hợp tác của hai hay nhiều bên trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này. - Liên kết trong sản xuất nông nghiệp bao gồm 2 hình thức liên kết chính là: + Liên kết ngang là mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp của ngành khác có liên quan như cung cấp nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh + Liên kết dọc thể hiện sự liên kết các khâu trên chuỗi cung cấp. Mức độ liên kết tùy thuộc vào qui mô của các trang trại. - Một mô hình liên kết tiến bộ trong nông nghiệp được xem là tiến bộ khi đạt được các tiêu chí sau: + Liên kết đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các hộ sản xuất nông nghiệp đối với sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra. + Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra như về chi phí, mẫu mã, an toàn thực phẩm. + Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác, đặc biệt với nông hộ. 7 + Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp - Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. - Bản chất của thâm canh nhằm tạo ra năng suất cao và chi phí thấp thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, thủy lợi, công nghệ sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. - Các tiêu chí để đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp: + Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp. + Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi, diện tích đất trồng trọt được cày máy + Số lượng máy kéo ; máy gặt sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. + Năng suất cây trồng, vật nuôi 1.2.6. Gia tăng kết quả trong sản xuất nông nghiệp - Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp. Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra. - Các tiêu chí đánh giá kết quả SXNN: + Số lượng sản phẩm các loại được sản xuất ra; + Giá trị sản phẩm được sản xuất ra; + Số lượng sản phẩm hàng hóa các loại được sản xuất ra; 8 + Giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra. - Gia tăng kết quả SXNN là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước. - Tiêu chí đánh giá gia tăng kết quả SXNN gồm: + Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm + Mức tăng và tốc độ tăng của sản lượng qua các năm + Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng thu nhập của người lao động. + Tích lũy của các cơ sở sản xuất qua các năm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên: Đất đai; khí hậu và nguồn nước. 1.3.2. Điều kiện xã hội: dân số, dân tộc; dân trí; truyền thống, tập quán. 1.3.3. Điều kiện kinh tế: Tình trạng nền kinh tế; thị trường ( thị trường đầu vào, thị trường đầu ra ); cơ chế chính sách nhà nước về phát triển nông nghiệp; nhân tố khoa học và công nghệ. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ĐẮC CHƢNG, TỈNH SÊ KONG NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẮC HƢNG ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Huyện Đắc Chưng là một huyện miền núi chiếm 80% của diện tích cả huyện, cao nguyên chiếm 15% và đồng bằng chiếm 5% của diện tích . Trong đó diện tích tự nhiên là 217900 ha, có sông Xê Ka Man khí hậu rõ rét, nhờ có hệ thống sông suối với việc bồi đắp phù sa hằng năm, khá thuận lợi cho SXNN, có đường quốc lộ 16B đi từ tỉnh lỵ Sê Kong qua thị trấn Đắc Chưng cách tỉnh ly Sê Kong khoảng 95 km. Huyện Đắc Chưng giạp với 2 tỉnh của nước Việt Nam như: Cửa khẩu Đắc Ta Ọc – Nam Giang (Sê Kong – Quảng Nam), Cửa khẩu Đắc Bra – Đắc Blô (Sê Kong – Kon Tum), có khả năng mở rộng giao lưu hang hóa, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 2.1.2. Đặc điểm về xã hội Huyện Đắc Chưng có 54 bản, có 4.547 hộ gia đình (đa số là hộ nông dân). Theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Đắc Chưng, năm 2017 tổng số dân số toàn huyện có 23.790 người, nữ 11.901 người; Mật độ dân số trung bình toàn huyện 10,92 người/Km2. Có 4 bộ tộc. Phong trào văn hóa được phát triển rộng rãi, có nhiều lễ hội văn hóa, dân tộc. Trong 5 năm (2013-2017), toàn huyện có 77 trường học, có 258 Phòng học, có 7.753 học sinh. Trong đó có 3 trường mầm non, có 52 trường tiểu học, có 12 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, có 367 giáo viên và hệ thống y tế đã có nhiều cải thiện: Đã căn bản xoá được các nạn dịch, toàn huyện 10 có 8 trạm xá, 1 trung tâm y tế huyện nhưng chỉ có 45 giường bệnh, nhiều hộ dân đã được sử dụng nước sạch (73.4% số hộ), trẻ em được tiêm vắc xin đạt 85%. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế Tổng GTSX của huyện Đắc Chưng năm 2017 đạt 146.864 tỷ đồng, trong đó GTSX khu vực nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) là 98.994 tỷ đồng; thương mại dịch vụ 28.950 tỷ đồng; Công nghiệp- xây dựng 18.920 tỷ đồng; Cơ cấu kinh tế huyện Đắc Chưng trong thời gian 2013-2017 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch vụ có xu hướng tăng dần. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẮC CHƢNG, TỈNH SÊ KONG 2.2.1. Số lƣợng cơ sở SXNN trong thời gian qua Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm đạt được các chỉ tiêu tổng quát phát triển KT-XH hội 5 năm, huyện cũng có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao hiệu quả SXNN. a. Hợp tác xã b. Trang trại c. Kinh tế nông h d. Doanh nghiệp nông nghiệp. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong SXNN a. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông – lâm – th y sản Cơ cấu GTSX nông nghiệp thời gian 2013-2017 theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), giảm tỷ trọng ngành thủy sản, đối với ngành lâm nghiệp tỷ trọng biến động nhưng không đáng kể được thể hiện qua bảng 2.1 11 Bảng 2.1 Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của huyện Đắc Chƣng thời gian 2013-2017 ĐVT: % TT Năm 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nông nghiệp 91,81 93,88 94,86 96,15 97,29 2 - Trồng trọt 62,32 61,99 68,83 70,37 71,54 3 - Chăn nuôi 37,68 38,01 31,17 29,63 28,26 4 Lâm nghiệp 7,75 5,62 4,49 3,18 2,05 5 Thủy sản 0,45 0,51 0,65 0,67 0,66 6 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đắc Chưng 2017) Từ bảng 2.1 ta thấy năm 2013 cơ cấu giá trị SXNN chiếm tỷ trọng 91,81%, trồng trọt 62,32% chăn nuôi 37,68%, lâm nghiệp 7,75%, và thủy sản 0,45%; đến năm 2017 nông nghiệp chiếm tỷ trọng 97,29%, trồng trọt 71,54% chăn nuôi 28,26%, lâm nghiệp 2,05%, và thủy sản 0,66% (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX của huyện Đắc Chưng. Do đó hiện nay huyện Đắc Chưng vẫn là huyện thuần nông của tỉnh Sê Kong. b. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt Đối với ngành Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của Huyện, năm 2011, cơ cấu GTSX cây lương thực chiếm tỷ trọng năm 2013 từ 18,16% giảm xuống còn 11,96% năm 2017. Năm 2013 cây công nghiệp lâu năm từ 39,71% tăng lên còn 50,78%. Tỷ trọng cây rau, đậu thực phẩm, gia vị tăng từ 50,78%. c. Chuyển dịch cơ cấu trong ng nh chăn nuôi Đôi với cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi Huyện Đắc Chưngthời gian 2013-2017. Đối với nội bộ ngành chăn nuôi, đã có sự dịch chuyển giữa gia súc và gia cầm; cơ cấu GTSX ngành gia súc đã tăng 12 từ 28,19% năm 2013 lên 80,20% vào năm 2017; ngược lại, gia cầm đã giảm từ 71,61% xuống còn 7,42% tương ứng cùng kỳ; sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt cũng tăng đáng kể. d. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp Để bảo đảm phát triển nông nghiệp nhanh bền vững khâu kỹ thuật và dịch vụ NN có vai trò quyết định quan trọng. Đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán và trình độ canh tác của người dân trên địa bàn huyện nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. 2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp a Đất đai Tình hình sử dụng đất của Huyện g Năm 2017 tổng diện tích đất SXNN (bao gồm đất N-L-T) là 15.588.000 ha chiếm 54,97% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất phi NN là 4.216.000 ha chiếm 15%; đất chưa sử dụng là 825.000 ha chiếm 30,03%. b ao đ ng Lao đông theo ngành của huyện thời gian 2013–2017. Năm 2017 tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực NN,LN,TS chiếm 63,72%; tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực CN-XD chiếm 7.04%; lao động làm việc trong ngành TM-DV và dịch vụ chiếm 29,24% b. Vốn đầu tƣ Do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù được ngân hàng hay các dự án cho vay để SX thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn. các nguồn vốn vay hỗ trợ PTNN chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện như: Trạm khuyến nông, trạm ứng dụng khoa học kỹ thuật,hệ thống dịch vụ thú y và bảo vệ thực vật. 13 2.2.4. Thực trạng thâm canh trong SXNN Tình hình thâm canh trong SXNN của huyện đã từng bước được cải thiện nên đã góp phần đưa năng suất và sản lượng các loại cây trồng tăng lên. Tuy nhiên chỉ có cây lúa, cây sắn và rau các loại là có mức tăng tương đối còn các loại cây khác năng suất tăng lên đáng kể. 2.2.5. Tình hình liên kết trong nông nghiệp - Kinh tế hộ, Kinh tế trang trại, Tổ hợp tác, cơ sở HTX 2.2. Kết quả SXNN trong những năm qua Bảng 2.13 Giá trị SX ngành nông nghiệp thời gian 2013-2017 ĐVT: triệu kíp T T Năm 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nông nghiệp 183.180 229.998 276.701 331.368 398.754 2 - Trồng trọt 114.159 142.581 190.445 233.179 285.268 3 - Chăn nuôi 69.021 87.417 86.256 98.189 113.486 4 Lâm nghiệp 15.455 13.757 11.083 10.963 8.385 5 Thủy sản 889 1.248 1.897 2.323 2.718 Tổng 199.524 245.003 291.681 291.681 409.857 (Nguồn niên giám thống kê huyện Đắc Chưng) a. Nông nghiệp - Trồng trọt GTSX ngành nông nghiệp cũng liên tục tăng năm 2017 đạt được 398.754 triệu kíp tăng 215.574 triệu kíp tăng 118% so với năm 2013. Trong đó GTSX ngành lâm nghiệp năm 2017 đạt được 8.385 triệu kíp, và ngành thủy sản 2.718 triệu kíp. - Cây lương thực có hạt có diện tích gieo là 6.170,25 ha; sản lượng là 18.502,12 tấn năm
Luận văn liên quan