Tóm tắt Luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây giang, tỉnh Quảng Nam

Nông nghiệp là một bộ phận, một lĩnh vực sản xuất quan trong trong cơ cấu của nền kinh tế. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người, cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cung cấp nông sản cho hàng hóa xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho dân cư, ngoài ra nông nghiệp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Tây Giang là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, được thành lập trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/ 2003 của Chính phủ, có diện tích rộng lớn 901.209 ha, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: lượng mưa hằng năm tương đối lớn, hệ thống sông suối đảm bảo nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chậm; sản xuất còn theo phong tục, tập quán, manh mún nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật; đời sống dân cư hiện nay vẫn ở mức nghèo khổ, hầu như dân cư ở đây phụ thuộc vào nghề nông (95% nông nghiệp) và chưa có trình độ trong sản xuất, đồng bào dân tộc ít người vẫn đang duy trì cuộc sống bằng các hoạt động du canh truyền thống, tập quán canh tác còn lạc hậu nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, gây nhiều tổn hại cho môi trường và môi sinh. Muốn nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải xác định đúng thực trạng phát triển, tiềm năng phát triển của huyện để đề ra những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế đi lên.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây giang, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN TRUNG PHI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một bộ phận, một lĩnh vực sản xuất quan trong trong cơ cấu của nền kinh tế. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người, cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cung cấp nông sản cho hàng hóa xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho dân cư, ngoài ra nông nghiệp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Tây Giang là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, được thành lập trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/ 2003 của Chính phủ, có diện tích rộng lớn 901.209 ha, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: lượng mưa hằng năm tương đối lớn, hệ thống sông suối đảm bảo nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chậm; sản xuất còn theo phong tục, tập quán, manh mún nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật; đời sống dân cư hiện nay vẫn ở mức nghèo khổ, hầu như dân cư ở đây phụ thuộc vào nghề nông (95% nông nghiệp) và chưa có trình độ trong sản xuất, đồng bào dân tộc ít người vẫn đang duy trì cuộc sống bằng các hoạt động du canh truyền thống, tập quán canh tác còn lạc hậu nên năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, gây nhiều tổn hại cho môi trường và môi sinh. Muốn nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải xác định đúng thực trạng phát triển, tiềm năng phát triển của huyện để đề ra những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế đi lên. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển nông 2 nghiệp ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên và giải quyết việc làm đồng thời khắc phục những hạn chế ở khu vực nông thôn, ổn định an ninh lương thực, phát triển vững mạnh kinh tế nông nghiệp nông thôn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian tới. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Luận văn nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi Không gian: Trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 3 Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2016. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị trong những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích hệ thống: Đối với phần lý luạ n chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích hệ thống, Đây là phương pháp thu thập thông tin được tác giả quan tâm sử dụng. Việc phân tích hệ thống tài liệu cho phép tác giả giải quyết các vấn đề lý luận cần nghiên cứu trong đề tài. - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập được từ năm 2012 đến năm 2016 luận văn sẽ phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm nghiên cứu định lượng thực trạng phát triển nông nghiệp, đồng thời cho biết xu hướng thay đổi của tình hình phát triển nông nghiệp. Cách phân tích này sẽ cho phép chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng. Phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tương đối từ đó đưa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về thực trạng phát triển nông nghiệp. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị. Luận văn còn sử dụng Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp 4 phân tích so sánh được thực hiện để cho ra những đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp của địa phương như thế nào trong thời gian trước đây và kết luận chính xác làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện công tác trong thời gian tới. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: Niên giám thống kê của Huyện Tây Giang giai đoạn 2012- 2016, Các đề án, kế hoạch và báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi cục Khuyến nông và các cơ quan ban ngành có liên quan khác, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, Tài liệu giáo trình, tạp chí khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu, Các luận văn, luận án có liên quan, đã được bảo vệ và công bố trước đây 4.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính toán, tổng hợp thành các bảng, biểu. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Vũ Đình Thắng (2006) Giáo trình Kinh tế nông nghiệp NXB Hà Nội. Trong giáo trình này tác giả viết “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển; Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến ngoài ra nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển thông qua tiết kiệm của nông dân” Bùi Quang Bình (2012) Giáo trình Kinh tế phát triển" NXB Đà Nẵng. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận vững chắc xung quanh các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn 5 lực phát triển kinh tế, mô hình cũng như chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia. Bùi Sĩ Tiếu (2011) “Mô hình sản xuất nông nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” Nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta hiện nay trong đó chỉ ra rằng nông dân là chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là người khởi xướng công cuộc đổi mới, nhưng ít hưởng lợi nhất về đổi mới. Phan Thúc Huân (2007) cho rằng sản xuất nông nghiệp có các đặc điểm: ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động; sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ; đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống có nhu cầu khác nhau về môi trường, điều kiện ngoại cảnh; sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được phân bố trên phạm vi và không gian rộng lớn; “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” – Báo cáo phát triển Việt Nam 2016 của Nhóm nghiên cứu của ngân hàng Thế Giới (2016), NXB Hồng Đức: Báo cáo phát triển Việt Nam 2016 đã đi sâu phân tích các chủ điểm liên quan đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và xây dựng chiến lược nhằm “tăng giá trị, giảm đầu vào” (tức là tăng phúc lợi cho nông dân, người tiêu dùng, và xã hội đồng thời sử dụng ít nguồn lực hơn và giảm bớt tác động tới môi trường). Nguyễn Trần Trọng (2012) trong bài viết “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020” cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường, từng bước chuyển các đơn vị, ngành, vùng nông nghiệp tự cấp, tự túc 6 ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người lên sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung; tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, Nguyễn Văn An (2012) “Thực trạng, giải pháp và định hướng đầu tư cho “tam nông”. Theo tác giả: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Để có thể phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện và bền vững Việt nam cần xây dựng một mô hình CNH- HDH nông nghiệp, phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mình Vũ Trọng Bình (2013) “Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn” của, Tạp chí Phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển nông nghiệp bền vững. Sau khi phân tích khái niệm, mục tiêu và nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững, bài viết thảo luận về phương pháp đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững. Trương Hồng (2014) - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên “Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Đăk Nông”. Nghiên cứu này cho thấy việc bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Võ Trí Thành (2016) “Cần đột phá phát triển nông nghiệp”. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp. Nêu ra một số điểm trong cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm: Điều chỉnh và nâng cao giá trị gia tăng của các sản nghiệp nông nghiệp hiện có, đồng thời tìm kiếm những sản phẩm nông nghiệp mới phù hợp, được 7 ứng dụng công nghệ cao với giá trị gia tăng lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định. Nguyễn thị Khánh Trâm (2016) "Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam", Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Nội dung luận văn đã trình bày khá toàn diện vấn đề phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. 6. Bố cục của luận văn. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn coi là lĩnh vực sản xuất truyền thống; hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội, mà còn gắn với các các yếu tố tự nhiện.[4] b. Khái niệm phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường, trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất. Phát triển nông nghiệp là quá trình vận động tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xã hội.[23] 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ rệt bởi vì sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu Đối tượng của SXNN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. 9 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao là nét đặc thù điển hình nhất của SXNN. 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân a. Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nên kinh tế ổn định p p ần t đ s p t tr ển v mở rộng t ị trường c. ả qu ết tốt v ệ l m o xã ộ d. Phát triển nông nghiệp góp phần xo đ , g ảm nghèo và bảo đảm n n n lương t c e. Góp phần phát triển nông thôn, miền núi. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp Phát triển số lượng cơ sở SXNN nghĩa là sự gia tăng số lượng các cơ sở SXNN trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Số lượng các cơ sở SXNN là số lượng những nơi kết hợp các yếu tố nguồn lực, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp. Gia tăng số lượng các cơ sở SXNN sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, yêu cầu về cả số lượng và chất lượng ngày càng cao của thị trường, nâng cao mức sống cho người lao động nông nghiệp và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Các tiêu chí về gia tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp là: - Số lượng các cơ sở sản xuất qua các năm - Mức tăng các cơ sở sản xuất qua các năm - Tốc độ tăng của các cơ sở sản xuất. 10 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự chuyển dịch toàn diện cuả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế theo t lệ hợp thành trong một thời gian nhất định. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp - T trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong quy mô kinh tế - Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp. - Cơ cấu diện tích, sản lượng các loại cây trồng. 1.2.3. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực Đất đ được sử dụng trong nông nghiệp Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. L o động nông nghiệp Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN. Về số lượng những người trong độ tuổi và những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN. Về chất lượng gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề. c. Vốn trong nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào quá trình SXNN. d. Công nghệ trong sản xuất trong nông nghiệp Công nghệ là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. 11 Tiêu chí đánh giá các yếu tố nguồn lực - Diện tích đất và tình hình sử dụng đất. - Diện tích đất canh tác trên một nhân khẩu, Diện tích đất canh tác trên một lao động. - Số lượng, mức tăng, tốc độ tăng lao động nông nghiệp - T trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động. - Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống sản xuất của người lao động - Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích. - Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. - Mức tăng và tốc độ tăng của cơ sở vật chất trong nông nghiệp. 1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào SXNN như cơ giới hóa, thủy lợi, công nghệ sinh học... Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh: - Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp. - Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thu lợi. - Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm; - Diện tích nhà lưới, sân phơi, kho tàng, kho bảo quản giống,. - T lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc. - Năng suất cây trồng, năng suất lao động. - Giống mới và t lệ diện tích giống mới trong tổng số diện tích. 12 1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ trong nông nghiệp Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác để đưa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này. Tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế tiến bộ: - Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất. - Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa các đối tác. - Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 1.2.6. Nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị của sản xuất nông nghiệp. Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả của nông nghiệp: - T trọng giá trị sản xuất của nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của địa phương - Số việc làm được tạo ra từ phát triển nông nghiệp. - Thu nhập, tích lũy của người lao động qua các năm - Giảm t lệ đói nghèo của địa phương. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên a. Đ ều k ện đất đ b. Đ ều k ện k í ậu c. Nguồn nướ 13 1.3.2. Điều kiện xã hội a. Dân tộc b. Dân số c. Dân trí d. Truyền thống 1.3.3. Điều kiện kinh tế n n tăng trưởng k n tế b. Cơ ấu k n tế ị trường t tr ển ơ sở tầng nông nghiệp C ín s p t tr ển nông nghiệp KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Địa hình, khí hậu c. Tài nguyên Bảng 2.1. Diện tí v ơ ấu diện tí đất t nhiên Hu ện â ng Chỉ tiêu Số lượng (ha) Cơ cấu (100%) Tổng diện tích đất tự nhiên 91370 100 Đất sản xuất nông nghiệp 11128.9 12.18 Đất lâm nghiệp 70373.2 77.02 Đất chuyên dùng 758.4 0.83 Đất ở 164.5 0.18 Đất khác 8945.1 9.79 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang) 2.1.2. Điều kiện kinh tế a. Giá trị sản xuất v ơ ấu kinh tế Kinh tế huyện Tây Giang giai đoạn từ 2012-2016 có tốc độ tăng trưởng khá, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân đạt 10,49%/năm. Trong đó nông lâm thủy sản tăng trưởng 7,56%/năm, công nghiệp xây dựng tăng trưởng 9,99%/năm, thương mại - dịch vụ tăng trưởng 18,86%/năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2016 đạt 302,94 t đồng (theo giá so sánh 2010). 15 Cơ sở h tầng Bưu chính viển thông; Giao thông; Thủy lợi: Bảng 2.4. Công trình th y lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. Hồ đập thủy lợi Số lượng (hồ) 45 50 50 50 50 Diện tích tưới tiêu (ha) 224 237 237 281 300 2. Kênh mương thủy lợi Tổng chiều dài (km) 22,860 38,560 38,560 55,820 58,000 Trong đó: bê tông hóa (km) 11,521 19,588 19,588 26,516 30,000 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang) 2.1.2. Điều kiện xã hội - Về truyền thống văn hóa: Tây Giang có quá trình phát triển lâu đời, là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh, Cơtu Trong đó đồng bào Cơtu chiếm 90,62% dân số toàn huyện còn lại là các dân tộc khác. - Dân số Bảng 2.5. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị, nông thôn ĐVT: Người Năm Tổng số Phân theo gới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2012 17201 8793 8408 - 17201 2013 17541 8977 8564 - 17541 2014 17861 9146 8715 - 17861 2015 18148 9289 8859 - 18148
Luận văn liên quan