Đại Lộc là huyện trung du miền núi năm phía bắc tỉnh Quảng
Nam có diện tích tự nhiên : 587089 Km2 dân số : 150.773 người với
39.856 hộ; đất sản xuất Nông nghiệp : 14 000 ha. Đại Lộc có diện
tích đất lâm nghiệp là 34.63453 ha chiếm tỷ lệ 59,8 % diện tích tự
nhiên; đất rừng phòng hộ có diện tích 17.0045 ha chiếm 29,3 % tổng
diện tích tự nhiên và diện tích đất rừng sản xuất là 17.630 ha chiếm
30,4 % tổng diện tích tự nhiên. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện
theo giá hiện hành tăng khá. từ mức 49 tỷ đồng năm 2012 đã tăng
lên đạt hơn 126 tỷ đồng năm 2017, tăng gấp 2.4 lần. Nếu theo giá
2010 quy mô GTSX lâm nghiệp tăng từ mức hơn 36 tỷ năm 2012 lên
mức hơn 76 tỷ năm 2017 hơn lần. Trong khi đó quy mô GTSX từ
rừng trồng đã tăng từ 2.04 tỷ đồng năm 2012 lên 5.7 tỷ đồng năm
2017 tăng gần 2.8 lần. Như vậy quy mô sản xuất rừng trồng đã tăng
nhanh hơn toàn ngành nông nghiệp. Quy mô rừng trồng còn thể hiện
qua diện tích. Diện tích rừng trồng không tăng kể từ 2012 Trong giai
đoạn đầu tổng diện tích chỉ khoảng 17.7 ngàn ha, năm 2017 chỉ còn
hơn 16 ngàn. Như vậy diện tích rừng trồng đã tăng giảm hơn 1700
ha. Trong tổng diện tích rừng trồng, Diện tích rừng trồng tập trung
tăng thêm hơn 1000 ha, trong khi diện tích rừng phân tán giảm. Sản
lượng gỗ khai thác tăng dần qua các năm. Nếu năm 2012 sản lượng
gỗ khai thác chung là 17.6 ngàn m3, năm 2013 là 18,9 ngàn m3,
năm 2014 là 18,6 ngàn m3 , năm 2015 là 19,7ngàn m3 , năm 2016 là
26 ngàn m3, và năm 2017 là 31,50 ngàn m3.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện đại lộc tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN VIỆT PHƢƠNG
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. Trần Phước Trữ
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Chí Thiện
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại Lộc là huyện trung du miền núi năm phía bắc tỉnh Quảng
Nam có diện tích tự nhiên : 587089 Km2 dân số : 150.773 người với
39.856 hộ; đất sản xuất Nông nghiệp : 14 000 ha. Đại Lộc có diện
tích đất lâm nghiệp là 34.63453 ha chiếm tỷ lệ 59,8 % diện tích tự
nhiên; đất rừng phòng hộ có diện tích 17.0045 ha chiếm 29,3 % tổng
diện tích tự nhiên và diện tích đất rừng sản xuất là 17.630 ha chiếm
30,4 % tổng diện tích tự nhiên. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện
theo giá hiện hành tăng khá. từ mức 49 tỷ đồng năm 2012 đã tăng
lên đạt hơn 126 tỷ đồng năm 2017, tăng gấp 2.4 lần. Nếu theo giá
2010 quy mô GTSX lâm nghiệp tăng từ mức hơn 36 tỷ năm 2012 lên
mức hơn 76 tỷ năm 2017 hơn lần. Trong khi đó quy mô GTSX từ
rừng trồng đã tăng từ 2.04 tỷ đồng năm 2012 lên 5.7 tỷ đồng năm
2017 tăng gần 2.8 lần. Như vậy quy mô sản xuất rừng trồng đã tăng
nhanh hơn toàn ngành nông nghiệp. Quy mô rừng trồng còn thể hiện
qua diện tích. Diện tích rừng trồng không tăng kể từ 2012 Trong giai
đoạn đầu tổng diện tích chỉ khoảng 17.7 ngàn ha, năm 2017 chỉ còn
hơn 16 ngàn. Như vậy diện tích rừng trồng đã tăng giảm hơn 1700
ha. Trong tổng diện tích rừng trồng, Diện tích rừng trồng tập trung
tăng thêm hơn 1000 ha, trong khi diện tích rừng phân tán giảm. Sản
lượng gỗ khai thác tăng dần qua các năm. Nếu năm 2012 sản lượng
gỗ khai thác chung là 17.6 ngàn m3, năm 2013 là 18,9 ngàn m3,
năm 2014 là 18,6 ngàn m3 , năm 2015 là 19,7ngàn m3 , năm 2016 là
26 ngàn m3, và năm 2017 là 31,50 ngàn m3.
- Trong những năm qua việc trồng mới rừng sản xuất tuy đã
đượcc định hướng xong phần lớn các hộ dân và doanh nghiệp trồng
rừng vẫn còn tự phát chưa bài bản thiếu vốn thiếu KHKT việc chọn
2
các loại giống cũng vẫn dựa vào truyền thống là ươm trồng mà chưa
ứng dụng các phương pháp mới như keo hom keo cấy mô cho thân to
khỏ chắc nhanh lớn chống đổ ngã khi gặp mưa bão hoặc kết hợp
trồng các cây dược liệu dưới tán gỗ như cây xạ đen cây đinh
lăn....Với những lý do trên việc bản thân chọn đề tài nghiên cứu “
phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc ” là rất cần thiết
nhằm góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đa
dạng hóa sản phẩm từ rừng nâng cao năng suất chất lượng giá trị của
rừng phát triển lâm sản ngoài gỗ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng tạo ra lợi ích kinh tế cao tăng tính ổn định bền vững hệ sinh
thái rừng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sớ lý luận và thực tiễn phát triển rừng trồng
trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lý luận về phát triển rừng trồng
- Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện
Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
- Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện
Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển rừng trồng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về các thực trạng và giải
pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng
Nam
+ Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh
3
Quảng Nam.
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng
trồng trong giai đoạn 2012-2017 và các giải pháp đề xuất trong luận
văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian đến 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của các cơ quan chức
năng của huyện và tỉnh. Học viên sẽ tiến hành đến làm việc và thiết
lệp kênh thông tin với các cơ quan này để tập hợp và tổng hợp thông
tin.
Các thông tin bao gồm; Các tài liệu có liên quan đến quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp tỉnh Quảng
Nam và huyện Đại Lộc; Các văn bản về pháp luật, quy hoạch và
chính sách về phát triển rừng của trung ương và tỉnh Quảng Nam;
Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp của
tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc; Các báo cáo tình hình nông lâm
thủy sản của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Lộc.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin.
- Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích tổng hợp
phương pháp thống kê so sánh phương pháp logic học để khai thác
thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến công tác quản lý rừng
bao gồm các văn kiện Nghị quyết Quyết định báo cáo tổng kết giai
đoạn của địa phương thông tin do cán bộ địa phương cung cấp các
kết quả nghiên cứu các kinh nghiệm quản lý rừng của các địa
phương để phân tích đánh giá tổng hợp phục vụ đề tài nghiên cứu.
- Tài liệu số liệu thu thập và khảo sát được xử lý nhờ các công
cụ thống kê như: thống kê mô tả thống kê phân tích... để tổng hợp
4
mô tả phân tích so sánh các số liệu thu thập khảo sát để phục vụ cho
các nội dung nghiên cứu.
5. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên
cứu
Rừng có vai trò rất quan trọng không chỉ với môi trường sinh
thái mà còn cả với phát triển kinh tế xã hội. Do đó đây cũng là mảng
đề tài được quan tâm nhiều cả trong lý luận và thực nghiệm của Kinh
tế Phát triển. Dưới đây xin trình bày một số công trình nghiên cứu
liên quan.
6. Kết cấu của luận văn
Gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển rừng trồng
Chương 2 Thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện
Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn
huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về rừng trồng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Rừng do con
người tái tạo trồng mới hay tóm lại tạo ra bởi con người bao gồm:
Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; rừng trồng lại sau khi khai
thác rừng trồng đã có; rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai
thác. Theo thời gian sinh trưởng rừng trồng được phân theo cấp tuổi
tùy từng loại cây trồng khoản thời gian quy định cấp tuổi khác nhau.
b. Phát triển rừng trồng
Phát triển rừng trồng được hiểu là quá trình thay đối theo
hướng tốt hơn để bổ sung tái tạo và mở rộng hơn rừng trồng thể hiện
qua gia tăng quy mô rừng trồng; tạo ra cơ cấu rừng trồng phù hợp
với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội; Tổ chức sản xuất trong phát
triển rừng trồng tốt hơn; Phát triển thị trường tiêu thụ sản phầm
rừng trồng và Phát triển cơ sở hạ tầng cho rừng trồng.
1.1.2. Đặc điểm của rừng trồng ảnh hƣởng đến phát triển
rừng trồng
Rừng trồng có những đặc điểm sau đây
Thứ nhất Rừng trồng vừa mang tính chất nhân tạo nhưng phát
triển theo quy luật tự nhiên
Thứ hai Rừng trồng mang tính chất kinh tế và môi trường;
Thứ ba; Rừng trồng gắn với cộng đồng dân cư trên địa bàn và
phụ thuộc vào nhân thức của họ.
6
1.1.3. Vai trò của phát triển rừng trồng
Phát triển rừng trồng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn
giữ và phát triển nguồn tài nguyên rừng và kinh tế.
a. Đối với môi trường
b. Đối với kinh tế
c. Đối với xã hội
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
1.2.1. Gia tăng về quy mô rừng trồng
Phát triển rừng trồng do đó đầu tiên phải gia tăng và mở rộng
quy mô rừng trồng. Tức là tăng diện tích rừng trồng thông qua khôi
phục tái tạo và trồng lại diện tích rừng đã bị khai thác và hủy hoại
trồng thêm trên đất hoang có thể trồng rừng. Không chỉ trồng và tạo
ra diện tích mới mà quan trong hơn còn phải duy trì sự phát triển của
các diện tích này. Đặc thù của rừng trồng là tái sản xuất theo cả chu
kỳ tự nhiên và kinh tế. Do vậy phải có thời gian mới hình thành và
phát triển không thể trong thời gian ngắn.
Sự gia tăng diện tích này phải có các nguồn lực để thực hiện
gia tăng diện tích này. Nhưng yếu tố đầu tiên phải từ cơ chế chính
sách về phát triển rừng trồng để khơi thông và huy động nguồn lực
cho trồng mới duy trì chăn sóc và khai thác tái tạo diện tích rừng.
Lực lượng để thực hiện chính là cộng đồng dân tư và doanh nghiệp
để thực hiện. Cộng đồng dân cư và một số doanh nghiệp chính là
người sở hữu nhiều diện tích đất có thể sử dụng phát triển rừng
trồng. Nếu có những biện pháp và chính sách để học dám đầu tư cho
phát triển rừng trồng sẽ gia tăng đáng kể quy mô rừng trồng của mỗi
địa phương.
Gia tăng quy mô sản xuất còn hàm ý phải gia tăng nguồn lực
cho phát triển rừng trồng. Lý thuyết phát triển kinh tế nói chung
7
cũng như lý thuyết phát triển nông nghiệp đều khẳng định tầm quan
trọng của các yếu tố nguồn lực. Vì chính các nguồn lực là yếu tố cơ
bản để tiến hành các hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế nói
chung và nông nghiệp nói riêng. Các nguồn lực này bao gồm đất đai
nguồn nhân lực và nguồn vốn
1.2.2. Hình thành cơ cấu rừng trồng phù hợp
Cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và
số lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong
những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nó chỉ ra cách thức tổ chức
bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối
quan hệ. Do đó, khi xét nền kinh tế là một hệ thống phức tạp thì có
rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tùy theo cách mà
chúng ta tiếp cận nghiên cứu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo
thời gian từ trạng thái và trình độ này sang trạng thái và trình độ
khác. Ở đây có sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và mối quan
hệ trong nội bộ cơ cấu. Quá trình chuyển hóa từ cơ cấu cũ sang cơ
cấu mới đòi hỏi cần có thời gian và phải qua những thang bậc nhất
định. Nội dung chính của CDCC là cải tạo cơ cấu cũ để xây dựng
một cơ cấu mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội đề ra. Một trong các chỉ báo thể hiện trình độ
phát triển của nền nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp, đó là cơ cấu
ngành của nó. Một cơ cấu nông nghiệp hiện đại khi cơ cấu các yếu tố
đầu vào và đầu ra thể hiện nó là nền nông nghiệp dựa vào kỹ thuật
công nghệ canh tác có trình độ cao và hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo các mô hình phát triển nông nghiệp chính là sự
thay đổi các bộ phận và yếu tố của sản xuất nông nghiệp từ đó thay
đổi tỷ trọng các yếu tố đầu ra trong đó các bộ phận cấu thành được
8
tạo ra từ các nhân tố đầu vào có trình độ kỹ thuật công nghệ canh tác
cao và hiện đại có xu thế tăng dần và chiếm phần chi phối.
Tạo ra cơ cấu rừng trồng hợp lý là thay đổi để có một tỷ lệ cả
đầu vào và đầu ra phù hợp với điều kiện của địa phương và định
hướng phát triển. Điều này được thực hiện thông qua những điều
chính thay đổi về đầu vào, phân bổ lại sản xuất và qua đó tạo ra cơ
cấu sản lượng hợp lý và cao nhất.
1.2.3. Tổ chức sản xuất và phát triển thị trƣờng trong phát
triển rừng trồng
Tổ chức sản xuất là kiểu tổ chức sản xuất có thể theo hộ gia
đình trang trại hợp tác xã và doanh nghiệp để huy động và sử dụng
nguồn lực cho sản xuất rừng trồng. Theo đó: Kinh tế hộ gia đình:
Khi nói KTHGĐ thì đó là khái niệm biểu thị các thành viên của nó
có chung huyết tộc và quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh
tế. Như vậy kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế lấy gia đình làm
đơn vị và tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trên quy mô gia đình.
Kinh tế hộ gia đình bao gồm nhiều loại hình như: kinh tế hộ nông
dân kinh tế hộ tiểu thủ công nghiệp kinh tế hộ thương mại
v.v...Trang trại: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
tập trung nông lâm thủy sản với các mục đích chủ yếu là sản xuất
hàng hóa có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn có trình
độ kỹ thuật cao tổ chức và quản lý tiến bộ. Kinh tế hợp tác: Theo liên
minh hợp tác xã quốc tế thì “Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của
những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế xã hội và văn hóa thông qua
một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Định nghĩa được bổ
sung trong tuyên bố năm 1995 “Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu
giúp mình tự chịu trách nhiệm công bằng và đoàn kết. Theo truyền
9
thống của những người sáng lập ra hợp tác xã các xã viên hợp tác xã
tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức và tính trung thực cởi mở trách nhiệm
xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”
1.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng cho rừng trồng
Cơ sở hạ tầng ở địa phương nói chung và nông thôn là điều
kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp nói chung và rừng trồng
nói riêng. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo cho kinh tế hàng hóa
phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông
thôn. Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm các công trình hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu
trong nông thôn gồm có: Hệ thống đường giao thông nông thôn hệ
thống cung cấp điện nước hệ thống thủy lợi hệ thống thông tin liên
lạc hệ thống dịch vụ hệ thống công trình giáo dục và y tế thể thao
nhà ở của dân cư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp nông thôn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG
TRỒNG 1.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
1.3.2. Chính sách phát triển rừng của nhà nƣớc
1.3.3. Ý thức của ngƣời dân về vấn đề trồng rừng
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN RỪNG
TRỒNG Ở HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đại Lộc là huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng
Nam cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 69km lan về phía Tây Bắc và
cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 32km về phía Tây Nam.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 9.271 triệu đồng tăng
12,52 % so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất. (Bảng 1)
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành tại huyện Đại Lộc
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM TỔNG SỐ
Nông, lâm,
thủy sản
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
2014 7,438,482 1,544,409 4,141,073 1,753,000
2015 8,246,118 1,710,807 4,641,311 1,894,000
2016 9,271,059 1,806,831 5,250,228 2,214,000
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đại Lộc)
11
Năm 2017 Tổng giá trị sản xuất ước đạt 9.3511 tỷ đồng (giá so
sánh năm 2010) đạt 10096% kế hoạch và tăng 1317% so với
năm2016 vượt chỉ tiêu Nghị quyết 117%.
Dân số trung bình năm 2017 là 153.148 người, dân số khu vực
đô thị là chiếm 11%, khu vực nông thôn chiếm 89%. Số lao động
trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là
65.750 người, trong đó lao động nông - lâm nghiệp chiếm 79,2%. Cơ
cấu lao động phi nông nghiệp trong độ tuổi chiếm tỷ trọng 50,57%
trong tổng số lao động trên địa bàn. Số lao động trong khu vực nhà
nước là 4.450 người. .
2.1.2. Chính sách phát triển rừng của tỉnh và huyện
2.1.3. Ý thức của ngƣời dân
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Tình hình Phát triển về quy mô rừng trồng
Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện theo giá hiện hành
tăng khá. Trên hình 1 giá trị này từ mức 49 tỷ đồng năm 2012 đã
tăng lên đạt hơn 126 tỷ đồng năm 2017, tăng gấp 2.4 lần.
Nếu theo giá 2010 quy mô GTSX lâm nghiệp tăng từ mức hơn
36 tỷ năm 2012 lên mức hơn 76 tỷ năm 2017 hơn lần. Trong khi đó
quy mô GTSX từ rừng trồng đã tăng từ 2.04 tỷ đồng năm 2012 lên
5.7 tỷ đồng năm 2017 tăng gần 2.8 lần. Như vậy quy mô sản xuất
rừng trồng đã tăng nhanh hơn toàn ngành nông nghiệp.
12
Bảng 2.2: Tăng trưởng GTSX từ rừng trồng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
GTSX Lâm nghiệp (tỷ
đồng giá 2010)
36.54 49.97 58.8 60.42 66.63 76.6
GTSX từ trồng rừng (tỷ
đồng giá 2010)
2.04 2.36 2.364 3.126 4.95 5.70
%TT GTSX lâm nghiệp 36.7 17.7 2.8 10.3 15
%TT GTSX từ trồng rừng 15.9 -0.1 32.2 58.3 15.2
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Đại Lộc)
Xu thế này cho thấy quy mô sản xuất rừng trồng khá biến
động ở huyện Đại Lộc.
Rừng trồng ở Đại Lộc được phát triển khá và đã cho sản phẩm
là gỗ khai thác. Bảng 3 cho thấy sản lượng gỗ khai thác tăng dần qua
các năm. Nếu năm 2012 sản lượng gỗ khai thác chung là 17.6 ngàn
m3, năm 2013 là 18,9 ngàn m3, năm 2014 là 18,6 ngàn m3 , năm
2015 là 19,7ngàn m3 , năm 2016 là 26 ngàn m3, và năm 2017 là
31,50 ngàn m3.
Bảng 2.3. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sản lượng gỗ khai thác
(m3)
17600 18970 18678 19776 26007 31500
Chia ra:
Gỗ rừng tự nhiên 270 190 183 180 175 190
Gỗ rừng trồng 17330 18780 18495 19596 25832 31310
Tỷ lệ tăng trưởng sản
lượng gỗ khai thác từ
rừng trồng (%)
8.01 8.4 -1.5 6.0 31.8 21.2
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Đại Lộc)
13
Quy mô rừng trồng còn thể hiện qua diện tích. Bảng 4 cho
thấy diện tích rừng trồng không tăng kể từ 2012 Trong giai đoạn đầu
tổng diện tích chỉ khoảng 17.7 ngàn ha, năm 2017 chỉ còn hơn 16
ngàn. Như vậy diện tích rừng trồng đã tăng giảm hơn 1700 ha. Trong
tổng diện tích rừng trồng, Diện tích rừng trồng tập trung tăng thêm
hơn 1000 ha, trong khi diện tích rừng phân tán giảm.
Bảng 2.4. Diện tích rừng trồng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng diện tích
rừng trồng (ha)
17803.4 17821.5 17180.5 16980.7 16180.4 16005
Diện tích rừng
trồng tập trung
(ha)
14242.7 14356.2 14685.4 14174.0 15729.6 15263.0
Diện tích trồng
cây phân tán (ha)
3560.7 3465.3 2495.1 2806.7 450.8 742.0
Tỷ lệ tăng trưởng
diện tích rừng
trồng (%)
0.21 0.1 -3.6 -1.2 -4.7 -1.1
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Đại Lộc)
Những thông tin này cũng cho biết huyện Đại Lộc cũng đang
tạo điều kiện để có thể huy động diện tích đất có thể phát triển rừng
trồng. Điều này cho phép không chỉ khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên đất mà còn tạo ra việc làm thu nhập cho lao động và khôi
phục phát triển rừng găn với bảo vệ môi trường.
14
Bảng 2.5. Tổng đầu tư phát triển rừng trồng huyện Đại Lộc
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng đầu tư cho
rừng trồng ( tỷ
đồng)
59.7 59.8 58.3 57.4 56.3 55.5
Trong đó của
Nhà nước (tỷ đồng) 30.9 30.1 28.3 26.3 30.8 32.1
Người sản xuất (tỷ
đồng)
28.8 29.7 30.0 31.1 25.5 23.4
(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc)
Tổng đầu tư cho phát triển rừng trồng của huyện về cơ bản là
không thay đổi nhiều. Nếu năm 2012 là hơn 59.7 tỷ đồng thì năm
2017 là 55,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư này được tập trung xây dựng đường
giao thông, hạ tầng cho rừng trồng, và kiến thiết rừng mới. trồng
của huyện.
Bảng 2.5A. Lao động trong sản xuất rừng trồng huyện Đại Lộc
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số đơn vị sản xuất
tham gia trồng rừng
(hộ)
1187 1229 1273 1358 1407 1455
Số lao động trong
sản xuất rừng trồng
(người)
4392 4302 4200 4347 4392 4465
(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc)
Tóm lại, Rừng trồng xét về quy mô những năm qua đã có sự
phát triển nhất định, cả góc độ đầu vào và đầu ra. Quy mô giá trị sản
xuất rừng trồng tăng khá nhanh, nhưng không ổn định. Sản lượng gỗ
rừng trồng khai thác tăng đáng kể, đóng góp và đap ứng lớn cho nhu
15
cầu gỗ nguyên liệu cho nền kinh tế. Theo yếu tố đầu vào, quy mô sản
xuất rừng trồng cũng tăng khá. Diện tích rừng trồng được duy trì quy
mô trên 16 ngàn ha, tổng đầu tư và lao động đều lớn và có xu hướng
tăng. Tuy nhiên, sự phát t