Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân
(CHDCND) Lào được tiến hành theo hướng mở cửa, đã và đang mang lại những thành
tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
để Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào đã khẳng định:
“Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực
thành nguồn lực tổng thể để phát triển đất nước”.
Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khi nước CHDCND Lào chuyển đổi từ nền
kinh tế “tự cung, tự cấp” sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một thành
tựu quan trọng của chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ
nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu phục vụ phát triển kinh tế
đất nước trong giai đoạn mới của Đảng và Chính phủ Lào.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, nền kinh tế “non trẻ” “của Lào cũng phải
đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức từ quá trình hội nhập. Trước hết là
các biến động tài chính thế giới đã tác động tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế của
CHDCND Lào, mức tăng trưởng GDP giảm xuống. Từ đó dẫn tới, thị trường xuất
khẩu của Lào bị thu hẹp làm cho kim ngạch xuất khẩu bị giảm mạnh.
Cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Lào vẫn còn thấp và kém so với nhiều
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thị trường xuất khẩu của Lào không ngừng
được mở rộng trên khắp các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ) nhưng
mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Nhằm tận dụng khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng ngành nông nghiệp, cần phải khai thác và mở rộng hơn
nữa thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.
Trước thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa hiện nay và nhằm tăng cường
khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Lào trong quá trình mở cửa, hội
nhập khu vực và thế giới, việc lựa chọn đề tài luận án “Phát triển thị trƣờng xuất
khẩu hàng hóa của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” mang
tính cấp thiết , có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn , góp một phần
quan troṇ g vào viêc̣ mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân
(CHDCND) Lào được tiến hành theo hướng mở cửa, đã và đang mang lại những thành
tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
để Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào đã khẳng định:
“Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực
thành nguồn lực tổng thể để phát triển đất nước”.
Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khi nước CHDCND Lào chuyển đổi từ nền
kinh tế “tự cung, tự cấp” sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là một thành
tựu quan trọng của chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ
nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu phục vụ phát triển kinh tế
đất nước trong giai đoạn mới của Đảng và Chính phủ Lào.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, nền kinh tế “non trẻ” “của Lào cũng phải
đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức từ quá trình hội nhập. Trước hết là
các biến động tài chính thế giới đã tác động tiêu cực tới tốc độ phát triển kinh tế của
CHDCND Lào, mức tăng trưởng GDP giảm xuống. Từ đó dẫn tới, thị trường xuất
khẩu của Lào bị thu hẹp làm cho kim ngạch xuất khẩu bị giảm mạnh.
Cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Lào vẫn còn thấp và kém so với nhiều
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thị trường xuất khẩu của Lào không ngừng
được mở rộng trên khắp các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ) nhưng
mức độ thâm nhập sâu vào thị trường còn hạn chế. Nhằm tận dụng khai thác một
cách có hiệu quả tiềm năng ngành nông nghiệp, cần phải khai thác và mở rộng hơn
nữa thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.
Trước thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa hiện nay và nhằm tăng cường
khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Lào trong quá trình mở cửa, hội
nhập khu vực và thế giới, việc lựa chọn đề tài luận án “Phát triển thị trƣờng xuất
khẩu hàng hóa của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” mang
tính cấp thiết , có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn , góp một phần
quan troṇg vào viêc̣ mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đã được nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đề cập tới ở các mức độ và nội dung khác nhau cả về
mặt lý luận và thực tiễn. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề này như: Đề án: “Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại
của nước CHDCND Lào giai đoạn năm 2011 đến năm 2020”; Đề án “Chiến lược
phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 của nước CHDCND Lào”; Đề tài về
"Thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào giai đoạn 2001
- 2010", Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phatho, Khoa Thương mại, Đại học Kinh tế
Quốc dân, 2009; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về "Giải pháp phát triển và mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội trong quá trình hội nhập" của TS.
2
Nguyễn Văn Tuấn, 2006; Đề tài về "Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của tỉnh
Savannaket nước CHDCND Lào", Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của
Phoxay Sitthisonh, 2006
Tóm lại, chưa có công trình nào đề cập đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng
hóa của nước CHDCND Lào đến năm 2020, một cách hệ thống, bao quát trong bối
cảnh chung cho thị trường xuất khẩu của Lào.
1.3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng
hóa trong thương mại quốc tế. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị
trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đặc biệt là
từ năm 2001 tới nay. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị
trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu:
Thị trường xuất khẩu hàng hóa (hàng hóa hữu hình) của nước CHDCND Lào.
* Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở các tài liêụ và số liêụ điều tra về tình hình xuất khẩu hàng hóa của
nước CHDCND Lào từ năm 2001 đến năm 2010, luận án tập trung nghiên cứu động
thái và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào đến năm 2020.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luâṇ án sử duṇg môṭ số phương pháp của chủ nghiã duy vâṭ biêṇ chứng , các
phương pháp thống kê (truyền thống và hiêṇ đaị) và một số phương pháp định lượng,
cụ thể: (i) Nghiên cứu tư liêụ , kinh nghiêṃ phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
của một số quốc gia trên thế giới ; (ii) Thu thâp̣ các số liêụ v ề tình hình xuất khẩu
hàng hóa của nước CHDCND Lào trong những năm gần đây ; (iii) Phương pháp mô
tả và phân tích định lượng ; (iv) Nghiên cứu đề xuất các phương hướng , giải pháp
nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào đến năm 2020.
1.6. Những đóng góp mới của luận án
- Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa cấp
quốc gia, luận án đã khẳng định, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là kết quả
của các giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô, sự
chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ phía các doanh nghiệp
tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Trước thách thức mới về đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển thị trường xuất khẩu đối với từng quốc gia
cần chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển, nhằm tháo gỡ những vướng mắc và
tạo đà cho bước phát triển mới.
Luận án đã chỉ ra rằng, thị trường xuất khẩu hàng hóa cần được phát triển và
nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, phải xuất phát từ sự chuyển dịch của các
quốc gia, thị trường trên thế giới để xác định thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
- Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án
Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào
những năm gần đây luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất
cập trong phát triển thị trường xuất khẩu hiện nay của Lào: (1) Khả năng phân tích dự
3
báo tình hình, diễn biến thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính
sách còn hạn chế; (2) Khả năng thích ứng của các doanh nghiệp với bối cảnh mới của
thị trường khu vực và thế giới còn yếu, xuất khẩu tăng trưởng nhưng vẫn phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố bên ngoài; (3) Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất
khẩu hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa khai thác hiệu quả thương mại vùng
biên, xuất khẩu tại chỗ và các tuyến hành lang kinh tế; (4) Cơ sở hạ tầng thương mại và
dịch vụ logistics còn nhiều bất cập, hạn chế làm cản trở sự phát triển thị trường và hoạt
động xuất nhập khẩu của Lào.
Luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp có tính bản lề hướng vào (1) sự chuyển
dịch thị trường của các quốc gia, thị trường trên thế giới để phát triển cho từng thị
trường xuất khẩu hàng hóa của Lào như thị trường châu Á, thị trường châu Mỹ, thị
trường Trung Đông, Châu Phi và Tây Nam Á; (2) Giải pháp về mặt hàng và chuyển
dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào. Từ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản sang
xuất khẩu mặt hàng có giá trị tăng cao, các sản phẩm chế biến; (3) Đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước
ASEAN, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới như Việt Nam, Thái Lan và
Campuchia; (4) Thực hiện đồng bộ các biện pháp để phát triển dịch vụ logistics ở các
địa phương Lào, tiến tới xây dựng hệ thống logistics quốc gia, nhằm thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển bền vững các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào.
1.7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục
các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng, hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, các
công trình đã công bố của tác giả, luận án được kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
trong thương mại quốc tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2001 - 2010.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng
hóa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Kinh tế thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Có bốn yếu tố được coi là những yếu tố then chốt cấu thành nên thị trường đó là
cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự cạnh tranh trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường đóng vai trò vị trí trung tâm, là cơ sở
cho các hoạt động kinh tế, đó là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thị trường thường được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuy nhiên
trong luận án, để đảm bảo cho việc nghiên cứu, phát triển thị trường, đặc biệt là thị
trường xuất khẩu hàng hóa, luận án phân loại thị trường theo ba tiêu thức, đó là căn
cứ vào đối tượng mua bán trên thị trường, căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh
4
nghiệp, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và căn cứ vào tính chất sản phẩm khác nhau
trên thị trường.
Thị trường vốn là tổng hòa các mối quan hệ mua bán, do vậy, khi các mối quan
hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường đều được thực hiện thông qua hoạt động
mua bán hàng hóa, dịch vụ thì nền kinh tế đó được gọi là nền kinh tế thị trường.
Theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO, hàng hoá xuất khẩu là những sản
phẩm hàng hoá hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công
và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài và đi qua hải
quan. Hàng tạm nhập tái xuất cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau
tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng
hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ
mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Luận án đã phân loại thị trường theo sáu tiêu thức khác nhau như căn cứ vào vị trí địa
lý, căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường, căn cứ vào kim ngạch nhập
khẩu và cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, căn cứ vào mức
độ mở cửa của thị trường - mức bảo hộ - tính chặt chẽ và khả năng xâm nhập thị
trường, căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp nước xuất khẩu và căn cứ vào loại hình cạnh tranh.
Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, sự gắn kết giữa các quốc gia và vùng
lãnh thổ ngày càng trở nên khăng khít hơn thông qua các hoạt động xuất khẩu hàng
hóa. Do vậy, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa chính là tiêu chí, là mục đích
của nhiều quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.
1.1.2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
- Xây dựng các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước
CHDCND Lào theo vị trí địa lý, theo chất lượng, mặt hàng của hàng hóa xuất khẩu.
- Hoạch định các chính sách hợp lý để thực hiện các chiến lược phát triển.
- Sau khi xây dựng những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa,
nhà nước cần phải đề ra những chính sách cụ thể để thực hiện những chiến lược đó
- Tạo lập môi trường và điều kiện cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
hàng hóa.
1.1.3. Phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu
Phương thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp ra thị trường nước ngoài.
Phương thức xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông
qua đối tượng thứ ba gọi là nước trung gian.
5
Gia công thuê cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc thuê doanh nghiệp nước ngoài
thực hiện gia công hàng xuất khẩu
Cấp giấy phép sản xuất chế tạo (licensing) là hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng phát minh sáng chế, các bí quyết kỹ thuật và nhãn hiệu hàng hóa.
Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một hình thức phát triển cao hơn
của hình thức cấp phép sản xuất chế tạo (Licensing).
Liên doanh liên kết là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của
doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là phương thức thâm nhập thị trường ít rủi ro cả về mặt
kinh tế và chính trị.
Đầu tư trực tiếp là hình thức sở hữu trực tiếp đối với nhà xưởng, máy móc thiết
bị đầu tư tại một nước nào đó.
1.2. Thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển
của thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa
1.2.1. Thị trường xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương đầu tiên diễn ra giữa các
quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia
khác, được thừa nhận là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Các nước đang phát triển như Lào với trình độ kinh tế thấp thì xuất khẩu đóng
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Phát triển thị trường xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước
xuất khẩu, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị,
an sinh xã hội.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
Gồm các chỉ tiêu đánh giá sau: (1) Thị phần hàng hóa xuất khẩu của Lào trên thị
trường; (2) Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường xuất khẩu: (3) Sức hấp dẫn của
thị trường phản ánh khả năng sinh lời của thị trường; (4) Mức độ tập trung hay phân
tán của thị trường để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của chiến lược lựa chọn
thị trường xuất khẩu hàng hóa; (5) Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa
Nhân tố nội sinh gồm: yếu tố chính trị, luật pháp; yếu tố văn hóa - xã hội; yếu tố
quan hệ chính trị, ngoại giao và yếu tố kinh tế.
Nhân tố ngoại sinh gồm các yếu tố: công cụ, chính sách thương mại, thuế quan
nước nhập khẩu; công cụ, chính sách phi thuế quan; tiềm năng thị trường
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trƣờng xuất khẩu hàng
hóa và bài học kinh nghiệm đối với nƣớc CHDCND Lào
Việc tham khảo kinh nghiệm thâm nhập, phát triển và bảo vệ thị trường xuất
khẩu hàng hóa của các nước thành công là điều hết sức cần thiết đối với các doanh
nghiệp Lào.
6
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan coi trọng trợ cấp theo qui định của URAA; Tích cực tham gia vào các
vòng đàm phán quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới; Hỗ
trợ mạnh cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp; Kết hợp công nghệ truyền
thống và công nghệ hiện đại.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc tập trung xây dựng hệ thống pháp lý và chính sách rõ ràng, đầy đủ
để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế; Chính phủ
và các bộ ngành liên quan thường xuyên tổ chức các chuyến thăm cao cấp và trao đổi
giữa các đoàn ngoại giao kinh tế, thương mại; Thực hiện đăng cai, và tổ chức nhiều
cuộc họp thượng đỉnh và thương mại; Tổ chức các cuộc hội chợ triển lãm, hợp tác
quốc tế; Liên kết các doanh nghiệp Trung Quốc cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết
giữa doanh nghiệp Trung Quốc với các đối tác phân phối hàng hóa tại quốc gia sẽ
xuất khẩu tới; Luôn đặt lên hàng đầu và coi vấn đề chất lượng hàng xuất khẩu là một
yếu tố quyết định tới sự thành công và chinh phục thị trường xuất khẩu.
1.4.3. Kinh nghiệm của Việt Nam
Mở rộng thị trường thông qua các hiệp định thương mại; Xác định chính xác thị
trường mục tiêu cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia; Xác định và thực thi chiến
lược xuất khẩu hàng hóa theo hướng ưu tiên những sản phẩm có giá trị tăng cao
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với nước CHDCND Lào trong quá trình phát
triển thị trường xuất khẩu hàng hóa
Chính phủ Lào cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ và chi
tiết để tạo lập cơ sở cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế;
Sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, và nhu cầu của người tiêu dùng
nước xuất khẩu tới;
Tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp Lào cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết
giữa doanh nghiệp Lào với các đối tác:
Tích cực, chủ động tham gia vào các diễn đàn khu vực và thế giới
Thực hiện chính sách hỗ trợ mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong nước;
Chính phủ và các cơ quan ban ngành của nước CHDCND Lào nên thường
xuyên tổ chức các hoạt động XTTM tại các quốc gia trên thế giới; Tham gia các hội
chợ triển lãm quốc tế.
Coi chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu để chinh phục các thị trường
xuất khẩu;
Xác định rõ thị trường mục tiêu để từ đó đưa ra chiến lược xuất khẩu phù hợp và
nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới
7
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
2.1. Thực trạng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa của Lào giai đoạn từ năm 2001
đến nay
2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay
* Bối cảnh kinh tế thế giới: trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có
nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở các nước và khu vực.
Khi Trung quốc là nước tiếp tục phát triển ở tốc độ cao, thì nền kinh tế Mỹ lại suy
giảm và chứa đựng nguy cơ của suy thoái kinh tế. Điều này tác động xấu tới tăng
trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như EU, Nhật bản
cũng có mức tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước.
* Tình hình xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào
Nước CHDCND Lào với chính sách mở cửa, hội nhập với khu vực và trên thế
giới đã và đang trong quá trình hội nhập toàn diện, sâu sắc với nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Lào hiện vẫn gặp khá nhiều khó khăn, lạm phát có xu hướng tăng cao,
và hoạt động xuất khẩu chậm lại. Thâm hụt cán cân thương mại vẫn còn ở mức cao,
trung bình hàng năm chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu 36.24 %. Đặc biệt trong
năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành dệt may của Lào đã
gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, ngành dệt may đã buộc phải đóng cửa một số nhà
máy may và cho công nhân nghỉ việc.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ,
Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp và của toàn dân, nền kinh tế xã hội
của Lào đã vượt qua khó khăn, thách khức, kinh tế có mức tăng trưởng khá, lạm phát
được kiềm chế, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Tính trung
bình kim ngạch xuất khẩu của năm 2006 đạt 878,01 triệu USD, năm 2007 đạt 925,67
triệu USD, năm 2008 đạt 1.370,4 triệu USD và năm 2009 đạt 1.124,40 triệu USD.
Nhập siêu của Lào từ năm 2006 đến 2010 vẫn ở mức cao và gây ra những tác động
không tốt đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.
2.1.2. Thực trạng thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của
nước CHDCND Lào giai đoạn từ 2001 đến nay
* Giai đoạn từ 2001 đến 2005
Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của Lào đều đạt và vượt
chỉ tiêu đặt ra. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm: Năm 2001 giá trị
8
kim ngạch xuất khẩu đạt 324,88 triệu USD, năm 2002 đạt 322,62 triệu USD, năm
2003 đạt 252,62 triệu USD, năm 2004 đạt 374,32 triệu USD, năm 2005 đạt 455,62
triệu USD.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn