Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum

Tài chính Nhà nước là “một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ”. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi NSNN cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước để cung cấp cho xã hội những hàng hóa dịch vụ công cộng; Nhà nước quản lý sử dụng, điều hành cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định thông qua sự tác động của hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính ; Sử dụng ngân sách nhà nước như công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập; có vai trò quan trọng huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo yêu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô. Mặc dù Chính phủ đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm trong việc sử dụng công quỹ và nâng cao hiệu lực quản lý chi NSNN. Song thực tế cho thấy, tình trạng sử dụng kinh phí NSNN không đúng mục đích, không đúng chế độ còn xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, đơn vị sử dụng NSNN. Điều đó nói lên cơ chế quản lý chi NSNN của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng hiện nay chưa thật sự có hiệu lực.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI NINH QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ng ng n : TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Văn Song . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày . tháng 3 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài chính Nhà nước là “một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ”. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi NSNN cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước để cung cấp cho xã hội những hàng hóa dịch vụ công cộng; Nhà nước quản lý sử dụng, điều hành cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định thông qua sự tác động của hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính; Sử dụng ngân sách nhà nước như công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập; có vai trò quan trọng huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo yêu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô. Mặc dù Chính phủ đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm trong việc sử dụng công quỹ và nâng cao hiệu lực quản lý chi NSNN. Song thực tế cho thấy, tình trạng sử dụng kinh phí NSNN không đúng mục đích, không đúng chế độ còn xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương, đơn vị sử dụng NSNN. Điều đó nói lên cơ chế quản lý chi NSNN của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng hiện nay chưa thật sự có hiệu lực. Chi thường xuyên là một nội dung và bộ phân quan trọng của chi NSNN; là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho các hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia; Nó còn phản ánh được quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. 2 Không như ở một số tỉnh, thành phố khác có điều kiện phát triển, tỉnh Kon Tum sau khi tái lập lại tỉnh thì tình hình kinh tế hết sức khó khăn, hơn 50% dân số nghèo đói; hệ thống giao thông thô sơ, chất lượng kém hơn 50% số xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm; giáo dục y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém. Nhu cầu cấp thiết bây giờ của cần phải có giải pháp quản lý chặt chẽ; sử dụng tiết kiệm và thật hiệu quả các khoản chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp; nhằm giảm chi thường xuyên để có thể đảm bảo được việc đầu tư cho xây dựng và phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm phục vụ các hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương và khắc phục được tồn tại hạn chế trong quản lý chi thường xuyên là yêu cầu nhiệm vụ chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với những lý do đó tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum” làm Luận văn Thạc sĩ với mong muốn góp được phần nào vào công tác quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NSNN nói chung, chi thường xuyên nói riêng và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. - Phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Kon Tum trong thời gian qua; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm những nội dung 3 gì? Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng kết quả quản lý chi này như thế nào? - Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Kon Tum hiện nay diễn ra như thế nào? - Giải pháp và kiến nghị công tác quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Kon Tum là gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị HCSN của tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn chỉ đề cập đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN được thực hiện tại các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Kon Tum. + Về thời gian: Do đặc thù ngân sách nhà nước quản lý theo giai đoạn nên tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 2011 – 2016 và đánh giá thực trạng năm 2017. Năm 2017 là năm bắt đầu thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo 2017 - 2020, do đó định mức và cách thức quản lý ngân sách của địa phương trong năm 2017 đã thay đổi khác so với các năm trước dẫn đến số liệu không đồng bộ trong cùng một giai đoạn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài thu thập thông tin và dữ liệu được lập và công bố bởi các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh có liên quan như Ủy ban nhân dân tỉnh, HĐ ND tỉnh, phòng Quản lý ngân sách của Sở Tài chính tỉnh, Cục Thống kê tỉnh; Các luật, nghị định, thông tư, các báo cáo tổng kết của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được dùng để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết 4 định lựa chọn. - Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng phương pháp này để phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. - Phương pháp đánh giá: Dựa trên các công cụ thống kê và số liệu, chỉ số của các năm đề tài đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Dùng để đánh giá tình hình giao dự toán hàng năm, số liệu chi thường xuyên của các đơn vị hành chính sự nghiệp từ năm 2011-2016 và đánh giá năm 2017 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Việc hệ thống hoá các cơ sở lý luận có liên quan làm góp phần phát triển, bổ sung thêm những lý luận cơ bản về công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị HCSN tỉnh Kon Tum. Các đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị HCSN của tỉnh Kon Tum và những đề xuất giải pháp tăng cường hoàn thiện quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị HCSN của tỉnh Kon Tum là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên các đơn vị HCSN Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên các đơn vị HCSN của tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị HCSN của tỉnh Kon Tum. 8. Tổng quan tài liệu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI THUỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước Theo Điều 4 của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.” b. Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng. Hầu hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức. Phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước. Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch. Việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng. Chi thường xuyên 6 chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của Quốc gia. Hiệu quả của chi thường xuyên không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí. Chi cho các hoạt động dịch vị (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). Các khoản chi thường xuyên có thể được phân chia thành các nhóm. c. Vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước - Đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước. - Thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước khi đem so sánh giữa số chi NSNN với các mặt kinh tế, hiệu suất, hiệu ích của các khoản chi này. - Đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện sản xuất và cung ứng một phần hàng hóa công cộng. - Trợ giúp đắc lực cho sự phát triển kinh tế. d. Yêu cầu chi thường xuyên ngân sách nhà nước - Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao và phê chuẩn; - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà 7 nước có thẩm quyền quy định; - Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; - Tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. đ. Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước quy định chi thường xuyên ngân sách nhà nước. 1.1.2. Quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi thường xuyên NSNN, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. b. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền địa phương một cách đầy đủ, hiệu quả và kịp thời. Đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đảm bảo công tác lập, xét duyệt, cấp phát dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách địa phương của các đơn vị dự toán đầy đủ, hiệu quả. Đảm bảo hoạt động chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng dự toán được thực hiện theo đúng quy định, chế độ, chính sách hiện hành trên tinh thần tiết kiệm. Hạn chế việc sử dụng dự toán chi sai mục đích ban đầu được cấp có thẩm quyền giao. Mục tiêu là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong 8 điều kiện sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các mục tiêu chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Quản lý chi thường xuyên NSNN là nhằm mục tiêu mang lại kết quả tốt nhất về phát triển KT-XH. c. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước  Nguyên tắc quản lý theo dự toán  Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả  Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước d. Phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN * Hội đồng nhân dân * Ủy ban nhân dân * Đơn vị dự toán ngân sách 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CẤP TỈNH 1.2.1. Lập, xét duyệt và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nƣớc chi thƣờng xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nƣớc chi thƣờng xuyên của các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.3. Quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.2.4. Thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc các đơn vị hành chính sự nghiệp 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỊA PHƢƠNG Đáp ứng kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền địa phương một cách đầy đủ và kịp thời; Đảm bảo thời gian giao dự toán bổ sung kinh phí thực hiện các 9 đề án, nhiệm vụ phát sinh trong năm được cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện; Đảm bảo thẩm tra phân bổ kịp thời dự toán cho các đơn vị sử dụng dự toán để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được cấp có thẩm quyền giao thực hiện; Mức độ bảo đảm tiến độ lập dự toán và quyết toán chi thường xuyên của các cấp dự toán ngân sách; Tỷ lệ giảm số vụ sai sót, vi phạm pháp luật trong chu trình ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị; Giảm tỷ lệ chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau thực hiện so với dự toán được giao trong năm. Giảm tỷ lệ dự toán bị huỷ do không thực hiện được nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ đã thực hiện nhưng còn thừa dự toán so với dự toán được cấp đầu năm. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.4.1. Các nhân tố khách quan a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội c. Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước d. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.4.2. Các nhân tố chủ quan a. Nhân tố thuộc đối tượng quản lý b. Các nhân tố thuộc chủ thể quản lý 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KON TUM VÀ NGÂN SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH KON TUM 2.1.1. Khái quát về tỉnh Kon Tum 2.1.2. Phân quyền tự chủ tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Kon Tum 2.1.3. Ngân sách nhà nƣớc tỉnh Kon Tum * Về thu ngân sách: Đánh giá chung: Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017 trên địa bàn đạt và vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và cao hơn so với tiến độ cùng kỳ năm trước; tình hình điều kiện tự nhiên thuận lợi, lưu lượng nước về hồ thủy điện tăng cao so với các năm trước, nguồn thu từ các nhà máy thủy điện tăng so dự toán được giao; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu là thu từ thuế VAT hàng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực thu chưa đạt dự toán như thu từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đến hụt thu cục bộ tại một số huyên, thành phố. Giải ngân vốn đầu tư còn chậm, còn tình trạng tạm ứng kéo dài qua nhiều năm chưa thu hồi; ứng trước dự toán ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh còn cao; chưa xử lý dứt điểm nợ đọng xây dung cơ bản; một số chủ đầu tư chậm quyết toán dự án hoàn thành. Chi thường xuyên thực hiện giải ngân một số lĩnh vực còn thấp, chưa đảm vảo theo tiến độ dự toán. 2.2. THỰC TRẠNG CHI THƢỜNG XUYÊN CÁC ĐƠN VỊ - HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH KON TUM * Giai đoạn NS năm 2011-2016 11 Bảng 2.2. Kết quả chi NSNN của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 Năm Tổng chi trong cân đối ngân sách Chi đầu tƣ phát triển Chi thƣờng xuyên Chi khác Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) 2011 4.096.320 1.700.000 41,5 2.289.320 55,9 107.000 2,6 2012 4.998.445 1.704.000 34,1 3.147.445 63,0 147.000 2,9 2013 4.914.691 1.495.000 30,4 3.262.691 66,4 157.000 3,2 2014 5.096.909 1.443.000 28,3 3.643.909 71,5 10.000 0,2 2015 5.215.387 1.531.000 29,4 3.665.387 70,3 19.000 0,4 2016 5.387.100 1.684.000 31,3 3.684.185 68,4 18.915 0,4 Cộng 29.708.852 9.557.000 32,2 19.692.937 66,3 458.915 1,5 (Nguồn Sở Tài chính Kon Tum) Tổng số thu trên địa bàn tỉnh đề ra chiếm tỷ trọng tương đối thấp từ 37-40% so với tổng số chi ngân sách làm mất sự cần đối giữa thu và chi vẫn cần phải phụ thuộc vào Ngân sách trung ương cấp về. * Về chi quản lý hành chính Bảng 2.3. Kết quả chi Chi quản lý hành chính tỉnh Kon Tum của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2016 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Kế hoạch 401.102 527.520 678.796 755.005 853.945 831.093 Thực hiện 499.439 718.716 772.858 864.861 911.943 934.613 Chênh lệch 98.337 191.196 94.062 109.856 57.998 103.520 Tỷ lệ % so kế hoạch 124,5% 136,2% 113,9% 114,6% 106,8% 112,5% Tỷ lệ trung bình của giai đoạn 2011-2016 chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 23,88% chiếm tỷ lệ cao đứng thứ hai so với tổng tỷ lệ chi thường xuyên của tỉnh (sau chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo); tỷ lệ chi từ các năm càng tăng cao (năm 2011 chiếm 21,8%; năm 2012 chiếm 22,8%; năm 2013 chiếm 23,69%; năm 2014 chiếm 23,73%; năm 2015 chiếm 24,9% và năm 2016 chiếm 25,4%). 12 Các khoản chi đảm bảo việc hoạt động và duy trì của Bộ máy các cơ quan quản lý hành chính; đáp ứng việc chi trả lương, các hoạt động cho công chức viên chức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. * Về chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo : Tỷ lệ trung bình trong giai đoạn 2011-2016 chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 41,13% chiếm tỷ lệ chi cao nhất so với tổng tỷ lệ chi thường xuyên của tỉnh; tỷ lệ chi càng ngày càng tăng cao (năm 2011 chiếm 36,8%; năm 2012 chiếm 41,2%; năm 2013 chiếm 41,6%; năm 2014 chiếm 41,4%; năm 2015 chiếm 41,9% và năm 2016 chiếm 42,3%). Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo thường chi tập trung tại các lĩnh vực như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở công lập trên địa bàn toàn tỉnh; đào tạo lao động nghề, mở các trung tâm dạy nghề, các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. * Về chi sự nghiệp y tế Tỷ lệ chi sự nghiệp y tế có xu hướng giảm dần qua các năm như: năm 2011 chiếm 16,17%; năm 2012 chiếm 11,09%; năm 2013 chiếm 13,68%; năm 2014 chiếm 11,77%; năm 2015 chiếm 11,97% và đến năm 2016 chỉ còn có chiếm 8,97% so với tổng số chi thường xuyên. Thời gian qua chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế chủ yếu chi cho các hoạt động các chương trình mang tính trọng điểm của ngành y tế; các hoạt động về phòng chống các bệnh dịch, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. * Về chi sự nghiệp kinh tế Tỷ lệ chi sự nghiệp kinh tế cũng đang có xu hướng giảm năm 2011 chiếm 12,43% nhưng đến năm 2016 thì giảm còn 9,87% ; bao gồm các nội dung như thực hiện các phương án kinh tế; giao đất giao rừng; quản lý, sửa chữa, trùng tu bảo dưỡng các công trình hệ thống giao thông đường giao thông quốc lộ của tỉnh; các hỗ trợ chi cho khắc 13 phục thiên tai bão lũ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế; Chi sự nghiệp kinh tế đang được Tỉnh chú trọng và thực hiện. Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác, phát huy tối đa hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn là điểm nghẽn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng
Luận văn liên quan