Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh Quảng Nam

Trong hệ thống NSNN, ngân sách cấp xã, phường (gọi chung là ngân sách xã) là cấp ngân sách cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt; xã không chỉ là đơn vị hành chính về mặt Nhà nước mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp xã là chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết nhất với người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt quản lý chi thường xuyên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Thị xã Điện Bàn là địa bàn có vị trí địa lý, có tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam - là một trong những đơn vị ngân sách lớn của tỉnh Quảng Nam - như mọi địa phương khác trên địa bàn tỉnh và cả nước đang dần phát triển nhờ nguồn vốn đáng kể từ Ngân sách nhà nước. Ngân sách thị xã Điện Bàn gồm ngân sách thị xã và ngân sách xã trong đó ngân sách xã có đến 20 xã, phường. Tại các xã, phường nguồn thu chưa đáng kể, chủ yếu hoạt động nhờ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên, đồng thời năng lực quản lý chi tiêu còn hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý trên địa bàn còn thấp. Do đó, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã được luôn được quan tâm, chú trọng để phát huy tính hiệu quả, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống nhân dân thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế, an sinh xã hội.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC ÁNH QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống NSNN, ngân sách cấp xã, phường (gọi chung là ngân sách xã) là cấp ngân sách cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt; xã không chỉ là đơn vị hành chính về mặt Nhà nước mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp xã là chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết nhất với người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân.. Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt quản lý chi thường xuyên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Thị xã Điện Bàn là địa bàn có vị trí địa lý, có tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam - là một trong những đơn vị ngân sách lớn của tỉnh Quảng Nam - như mọi địa phương khác trên địa bàn tỉnh và cả nước đang dần phát triển nhờ nguồn vốn đáng kể từ Ngân sách nhà nước. Ngân sách thị xã Điện Bàn gồm ngân sách thị xã và ngân sách xã trong đó ngân sách xã có đến 20 xã, phường. Tại các xã, phường nguồn thu chưa đáng kể, chủ yếu hoạt động nhờ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên, đồng thời năng lực quản lý chi tiêu còn hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý trên địa bàn còn thấp. Do đó, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã được luôn được quan tâm, chú trọng để phát huy tính hiệu quả, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống 2 nhân dân thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn góp phần để xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Nghiên cứu, xác lập các tiền đề khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong 05 năm gần đây, nêu ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngân sách xã và việc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã b. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu 3 trên 20 xã, phường tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian : Trên cơ sở nghiên cứu quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã từ năm 2013 – 2017, tác giả đưa ra các đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Khung thiết kế nghiên cứu 4.2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu a. Phương pháp tiếp cận:  Phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử: Đề tài nghiên cứu đặt bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ của thị xã Điện Bàn nhằm lý giải thực trạng, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn địa phương và sát với nhu cầu chi thường xuyên ngân sách cấp xã. Các xu hướng được nghiên cứu trong 5 năm gần nhất sử dụng cho việc định hướng các chính sách trong những năm tới.  Phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng: Nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Từ đó tìm nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, phường ở thị xã Điện Bàn. b. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các số liệu từ Niên giám thống kê của Chi cục Thống kê thị xã, các báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách của UBND thị xã và các phòng chuyên môn của thị xã. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố tại các luận văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả để phục vụ cho nghiên cứu. + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát các cá nhân về công tác 4 quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn để nêu ra thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Phiếu phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở áp dụng thang đo thái độ Likert 5 (từ 5 là rất đồng ý đến 1 là hoàn toàn không đồng ý) để khảo sát đánh giá sự đánh giá của người được hỏi về các nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, phường.  Địa điểm khảo sát: Tại phòng Tài chính - Kế hoạch và 20 xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn.  Đối tượng phỏng vấn: Chọn 42 cá nhân để phỏng vấn, thăm dò đánh giá của họ về tình hình thực hiện các nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bà theo mẫu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. Chia làm hai nhóm đối tượng điều tra: nhóm 1 là 2 cán bộ thực hiện công quản lý ngân sách xã ở Phòng TCKH; nhóm 2 là kế toán và Chủ tịch của 20 xã phường.  Phương pháp phân tích dữ liệu: Các phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là: Phân tích thống kê như phân tích chỉ số, phân tích tỷ lệ; phương pháp so sánh giữa các thời kỳ; phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau; phương pháp khái quát hóa thông qua các mô hình;...  Phương pháp thống kê mô tả  Phương pháp so sánh 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, viết tắt, luận văn gồm có 03 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã. Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp 5 xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã 1.1.2. Khái quát về chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã “Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân xã phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc sự quản lý của xã, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác theo sự phân công nhiệm vụ của cấp trên”. 1.1.3. Đặc điểm chi thƣờng xuyên NSX: Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang tính ổn định. Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ chức của mỗi xã. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới phạm vi và mức chi thường xuyên của NSNN cho xã. Thứ ba, các nhóm, mục chi luôn mang tính pháp lý do hoạt động của ngân sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực xã. 1.1.4. Vai trò của chi thƣờng xuyên ngân sách xã Chi thường xuyên ngân sách xã có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN cấp xã. Chi thường xuyên giúp cho bộ máy chính 7 quyền cấp xã duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát triển của xã. Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của chính quyền xã. Thứ hai, chi cho hoạt động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ KT – XH của xã. 1.1.5. Nội dung chi thƣờng xuyên ngân sách xã a. Phân loại theo nội dung chi: b. Phân loại theo lĩnh vực chi: 1.1.6. Khái quát về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã “Quản lý chi thường xuyên NSX là quá trình nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động NSX thường xuyên trên địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã dự định”. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ Nội dung của quản lý chi thường xuyên NSX được tiếp cận theo nội dung do Bộ Tài chính ban hành trong Thông tư 344 (2016), cụ thể: a. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã c. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã d. Kiểm tra, giám sát hoạt động chi thường xuyên ngân sách 8 cấp xã 1.3. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ Chi thường xuyên Ngân sách cấp xã, phường là hoạt động liên quan đến nhiều ngành sự nghiệp, nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị, cá nhân trong địa phương. Do vậy, việc quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp xã chịu tác động của nhiều nhân tố với phạm vi và mức độ khác nhau. Ngoài ra, những nhân tố cơ bản, quan trọng và tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý chi thường xuyên NSX có thể chia thành 02 nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan . 1.3.1. Nhân tố chủ quan a. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý b. Quy trình và thời gian thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên 1.3.2. Nhân tố khách quan a. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ b. Các văn bản qui định về chế độ, định mức chi NSNN c. Dự toán chi thường xuyên 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Thị xã Điện Bàn nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam; có vị trí địa lý từ 15050’ - 15057’ vĩ độ Bắc và 1080 - 108020’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp với huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Phía Nam, Đông Nam tiếp giáp với huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phía Đông tiếp giáp biển Đông. Phía Tây tiếp giáp với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. b. Nguồn lực phát triển “Dân số và lao động: Tính đến năm 2017, tổng dân số trên địa bàn thị xã là 209.711 người; mật độ dân số khoảng 969 người/km2, dân cư phân bổ không đều, tập trung tại một số đơn vị hành chính trung tâm, đô thị. c. Đất đai, địa hình “Đất đai thị xã Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa chiếm đến 69,67% tổng diện tích đất, cho phép thâm canh nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế a. Về giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng Nhìn chung, sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản giữ được 10 mức tăng trưởng ổn định qua các năm; sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển; ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá, tạo ra giá trị lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. b. Về tài chính - ngân sách: Công tác quản lý và chi tiêu ngân sách nhà nước thị xã Điện bàn trong giai đoạn 2013 -2017 đã có nhiều tiến bộ qua các năm, đáp ứng được các nhiệm vụ thường xuyên và các công tác đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên phần lớn các khoản chi ngân sách của thị xã chủ yếu là để đảm bảo cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng thấp tổng chi hằng năm. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở 1.954 2.671 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, qua kiểm tra đã phát hiện 415 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính 01 cơ sở với số tiền 1 triệu đồng, nhắc nhở 414 cơ sở. Tình hình dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng 20/20 xã, phường, với 949 ca sốt xuất huyết, 267 ca tay chân miệng. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã tại thị xã Điện Bàn Các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã gồm: HĐND thị xã, UBND thị xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã, Kho bạc nhà nước thị xã, HĐND xã, UBND xã, phường. 2.2. TÌNH HÌNH CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chi thường xuyên ngân sách xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ 11 bản của chính quyền xã như đảm bảo , đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông, duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã. 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã Trong giai đoạn 2013 – 2017, việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã Điện Bàn theo các căn cứ theo quy định. 2.3.2. Công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã - Về chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội chủ yếu thực hiện ở các nhiệm vụ sau: chi cho công tác dân quân tự vệ như phụ cấp trách nhiệm, công tác huấn luyện, may trang phục; Chi sự nghiệp giáo dục là khoản chi nhằm hỗ trợ cho công tác giáo dục trên địa bàn thị xã. Tại thị xã Điện Bàn hiện nay, hệ thống giáo dục gồm có 20 trường mầm non, 32 trường tiểu học và 18 trường trung học cơ sở. Khoản chi cho giáo dục chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã (chiếm khoảng 0,3% trong tổng chi thường xuyên NSX) và ít biến động qua các năm. Chi cho sự nghiệp y tế dân số và gia đình, chủ yếu là để mua sắm, sửa chữa các loại dụng cụ y tế, chi tiền thuốc khám, chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, chi cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, chi cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, khoản chi cho sự nghiệp y tế cũng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên của NSX. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, truyền thanh đảm bảo hoạt 12 động và phát triển các Trung tâm văn hóa - thể thao, Đài truyền thanh và trạm phát thanh FM cấp xã nhằm trang bị đầy đủ đài phát thanh phục vụ nhân dân, tổ chức được nhiều phong trào thể dục thể thao như: bong bàn, bóng đá, cầu lông nhằm nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong xã. Đời sống vật chất của người dân ngày càng cao nên nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân cũng tăng theo. Chính vì thế các khoản chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin thị xã Điện Bàn tăng qua các năm. Chi sự nghiệp thể dục thể thao chủ yếu chi tổ chức các giải thi đấu thể thao tại xã, phường; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại cộng đồng dân cư, Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường nhằm nâng cao tinh thần đời sống, rèn luyện sức khỏe như tổ chức các giải thi đấu giao lưu: bóng đá, đua thuyền, cầu lông, bóng bàn... Chi sự nghiệp môi trƣờng là chi cho công tác môi trường và quy tắc đô thị, thực hiện đề án thu gom rác thải theo Nghị quyết HĐND thị xã, Đội cảnh quan môi trường phường theo khả năng cân đôi ngân sách đảm bảo môi trường sống xanh, sạch đẹp trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Chi sự nghiệp kinh tế, khoản chi này thực hiện các chương trình, đề án của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, HĐND thị xã, UBND thị xã về lĩnh vực phát triển kinh tế, nông nghiệp và nông thôn... theo nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách. Hỗ trợ và phát triển đất trồng lúa, kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí, được phân bổ theo thực tế. Bên cạnh đó, bổ sung có mục tiêu kinh phí bảo vệ rừng, khoáng sản, đội quy tắc đô thị theo khả năng cân đôi ngân sách và đáp ứng nhu cầu duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, đường giao thông do các xã quản lý. 13 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội, khoản chi này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ: bảo trợ xã hội thường xuyên, bảo trợ đột xuất; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách người có công; công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động, việc làm; quản lý đối tượng chính sách, đối tượng xã hội... theo quy định hiện hành. Chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể, khoản chi này bao gồm chi hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền xã, hoạt động của Đảng ủy xã, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã. Trong đó chủ yếu là chi tiền lương, phụ cấp, điện nước, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, hội họp, sách báo, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên của NSX. Chi khác, định mức chi khác ngân sách cấp xã hằng năm bằng 0,5 % (năm phần nghìn) trên tổng các khoản chi thường xuyên theo định mức nêu trên (không bao gồm các nhiệm vụ chi được bổ sung theo thực tế), là những khoản chi phát sinh ngoài nhiệm vụ chi của cấp xã không lường trước được, thường là chi cho những việc đột xuất và khẩn cấp như: khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, trợ cấp đột xuất, cứu trợ... vì vậy mức quyết toán chi thường rất cao so với dự toán. 2.3.3. Công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã Việc lập báo cáo quyết toán chi chường xuyên ngân cấp xã do Ban Tài chính xã, phường thực hiện, có sự đối chiếu, thống nhất số liệu với KBNN thị xã Điện Bàn. Báo cáo được trình UBND xã, phường xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã, phường phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng TCKH thị xã Điện Bàn để tổng hợp. 2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chi thƣờng 14 xuyên ngân sách cấp xã Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã gồm có 5 nội dung chính: (1) việc lập, quyết định dự toán chi ngân sách, (2) về cân đối dự toán thu, chi ngân sách, (3) việc thực hiện dự toán chi ngân sách, (4) việc quyết toán ngân sách, (5) việc thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cấp xã a. Thành công trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã - Chất lượng dự toán được cải thiện, tạo thế chủ động cho việc điều hành ngân sách cấp xã, đảm bảo ổn định cho phát triển kinh tế. - Sự phối hợp lập dự toán của các xã, phường trên địa bàn thị xã ngày một tốt hơn. Thời gian lập dự toán dần được rút ngắn. - Dự toán chi thường xuyên ngân sách xã được xây dựng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
Luận văn liên quan