Tóm tắt Luận văn Quản lý đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất

Trong thời gian qua, Nhà nước đã đề ra chính sách hình thành và phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu phi thuế quan. để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư làm động lực phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi (tiền thân là KCN Dung Quất) được Chính phủ thành lập tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 11/4/1996, được quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, là trung tâm kinh tế, hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến nay, KKT Dung Quất đã đạt được những kết quả rất tích cực và được Chính phủ đánh giá là một trong những KKT thành công nhất cả nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của KKT Dung Quất, đặc biệt là trong công tác quản lý đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, cần phải có giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý đầu tƣ vào Khu kinh tế Dung Quất” để nghiên cứu.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THÀNH ĐÔNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ DUNG QUẤT TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quang Huy Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, Nhà nước đã đề ra chính sách hình thành và phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu phi thuế quan... để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư làm động lực phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi (tiền thân là KCN Dung Quất) được Chính phủ thành lập tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 11/4/1996, được quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, là trung tâm kinh tế, hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến nay, KKT Dung Quất đã đạt được những kết quả rất tích cực và được Chính phủ đánh giá là một trong những KKT thành công nhất cả nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của KKT Dung Quất, đặc biệt là trong công tác quản lý đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy, cần phải có giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý đầu tƣ vào Khu kinh tế Dung Quất” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, phân tích và tổng hợp lý thuyết, trừu tượng hoá khoa học, thống kê, so sánh để khái quát thành những luận điểm có căn cứ lý luận thực hiễn. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cầu thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư tại khu kinh tế. Chương 2. Thực trạng quản lý đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI KHU KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU KINH TẾ 1.1.1. Một số khái niệm a. Dự án đầu tư b. Khu kinh tế Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. 1.1.2. Vai trò của khu kinh tế đối với nền kinh tế 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.2.1. Khái niệm về quản lý đầu tƣ vào KKT Quản lý nhà nước về đầu tư vào khu kinh tế (gọi tắt là quản lý đầu tư vào khu kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào KKT nhằm đảm bảo cho KKT được đầu tư, phát triển theo quy định; đồng thời, đảm bảo cho doanh nghiệp trong KKT được hoạt động hiệu quả cùng với sự phát triển của nền kinh tế. 1.2.2. Mục tiêu của quản lý đầu tƣ vào KKT Mục tiêu của hoạt động quản lý đầu tư đối với KKT là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư tại KKT. 1.2.3. Đặc điểm của KKT ảnh hƣởng tới quản lý đầu tƣ vào KKT 4 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VAO KHU KINH TẾ 1.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế 1.3.2. Bộ máy và nhân sự quản lý đầu tƣ vào khu kinh tế 1.3.3. Ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đầu tƣ vào khu kinh tế a. Chính sách về ưu đãi đầu tư b. Chính sách về công tác xúc tiến đầu tư c. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực d. Chính sách về thủ tục hành chính 1.3.4. Khiếu nại, tố cáo, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tƣ vào KKT 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.4.1. Cơ chế, chính sách quản đầu tƣ vào khu kinh tế 1.4.2. Trình độ năng lực của chính quyền địa phƣơng 1.4.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phƣơng 5 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ DUNG QUẦT 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ KKT DUNG QUẤT ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ 2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi 2.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm và định hƣớng chiến lƣợc của KKT Dung Quất - KKT Dung Quất là khu kinh tế ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách thủ đô Hà Nội khoảng 880km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 870km về phía Nam; tiếp giáp với sân bay Chu Lai và KKT mở Chu Lai. - KKT Dung Quất được định hướng chiến lược là KKT tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển các tổ hợp công nghiệp nặng, các dự án quy mô lớn gắn với khai thác và phát triển cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai. 2.1.3. Vai trò của KKT Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi 2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn KKT Dung Quất Hiện nay, tại KKT Dung Quất có 81 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (với 86 dự án). Giá trị sản lượng công nghiệp, thương mại, dịch vụ (theo giá hiện hành năm 2015) đạt 90.000 tỷ đồng (trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp đạt 87.300 tỷ đồng, thương mại và dịch vụ 2.700 tỷ đồng). Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Hàng hóa qua cảng ước đạt 17 triệu tấn. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 17.000 tỷ đồng. 6 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT 2.2.1. Thực trạng về công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất a. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch - xây dựng KKT Dung Quất a1. Về công tác quy hoạch Hiện nay, KKT Dung Quất được quy hoạch theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ [19]. Theo đó, diện tích KKT là 45.332ha với các phân khu chức năng: 05 KCN, 06 Khu đô thị, 02 cảng biển nước sâu; Khu đất ở - dân cư nông thôn, du lịch, các trung tâm công cộng, các công trình giao thông và đầu mối hạ tầng. Các Khu chức năng nêu trên đã được lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000. Trong quá trình thực hiện quản lý quy hoạch do yêu cầu thực tiễn của nhà đầu tư, có thể một số dự án công trình để phù hợp với quy mô, công nghệ thực tiễn của dự án, có sự cân đối điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho phù hợp với thực tế. a2. Về công tác quản lý xây dựng b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KKT Dung Quất: Việc xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển KKT Dung Quất luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm thực hiện, làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng định hướng chiến lược đã xác định. Kế hoạch đầu tư phát triển KKT Dung Quất được cấp thẩm quyền xây dựng cho giai đoạn 05 năm. Trên cơ sở đó, đề ra chương trình hành động, kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện. 7 2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý đầu tƣ vào KKT Dung Quất - Mức độ phân cấp ủy quyền của tỉnh Quảng Ngãi cho BQL còn ở mức hạn chế hơn so với các tỉnh khác đối với BQL; điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất. - Về tổ chức bộ máy: Tác giả tập trung phân tích tổ chức bộ máy và nhân lực của BQL là cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nhất đối với KKT Dung Quất. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, gồm có: Trưởng ban và 03 phó trưởng ban; có 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Văn phòng ban, Văn phòng đại diện tại các KCN và 4 đơn vị sự nghiệp công lập. - Về số lượng công chức, viên chức và người lao động làm việc tại BQL như sau: có 63 công chức, 65 viên chức biên chế sự nghiệp và 190 cán bộ và người lao động làm việc tại BQL. Số lượng cán bộ lãnh đạo cấp phòng cũng vượt 14 người so với quy định. 2.2.3. Thực trạng về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đầu tƣ vào KKT Dung Quất a. Thực trạng về chính sách, ưu đãi đầu tư vào KKT Dung Qzất Ngoài các chính sách được quy định chung áp dụng cho các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, đối với KKT Dung Quất được Chính phủ cho áp dụng một số chính sách ưu đãi về đất đai và thuế đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. * Ngoài các chính ưu đãi của Chính phủ, KKT Dung Quất còn được UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư tại Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 trên các lĩnh vực: Ưu đãi giá cho thuê đất; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và KTĐC (nếu có) của dự án; 8 hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung các khu chức năng trong KKT; hỗ trợ đào tạo lao động; hỗ trợ cho công tác vận động thu hút đầu tư; hỗ trợ chi phí thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế sau gần 02 năm áp dụng thì đối tượng được thụ hưởng theo chính sách này rất thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Bảng 2.2. Trích Đánh giá về chính sách hỗ trợ của Tỉnh. STT Mục hỗ trợ Kết quả Nguyên nhân 1 Đào tạo lao động Chỉ 02 doanh nghiệp được hỗ trợ. Theo quan điểm của các nhà đầu tư thì để được hưởng hỗ trợ đầu tư thì phải qua nhiều khâu, nhiều bước làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức 2 Vận động kêu gọi thu hút đầu tư Chưa có đối tượng được hỗ trợ. 3 Chi phí thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm 4 Bồi thường GPMB; xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung Đang thực hiện nhưng còn hạn chế. Nguồn vốn ngân sách còn hạn chế; thủ tục thực hiện còn rườm rà, nhiêu khê Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi b. Thực trạng về chính sách và thực hiện công tác xúc tiến, quản lý hỗ trợ đầu tư b1. Công tác XTĐT: Đối với công tác XTĐT, giai đoạn 5 năm và hàng năm, BQL xây dựng kế hoạch XTĐT để trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, làm cơ sở thực hiện. BQL chủ động lên chương trình kế hoạch 9 cụ thể để tổ chức các chuyến XTĐT trong và ngoài nước; đồng thời, tham gia các chương trình, chuyến XTĐT do UBND tỉnh Quảng Ngãi, bộ ngành Trung ương, để quảng bá, giới thiệu, mời gọi đầu tư vào KKT Dung Quất. Giới thiệu trên các kênh thông tin truyền thông, Website BQL. Ban hành danh mục các dự án ưu tiên xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KKT Dung Quất. b2. Công tác quản lý, hỗ trợ đầu tư: Về công tác cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư luôn đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của Nhà nước hiện hành. Trong lĩnh vực này hiện nay có 37 bộ thủ tục hành chính được xây dựng, ban hành với thời gian giải quyết công việc ngắn hơn so với quy định chung của Chính phủ. * Kết quả đến nay, tại KKT Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 164 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 10,641 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 49% vốn đăng ký. - Trong quá trình thực hiện, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án; đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có vai trò tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, xử lý cụ thể đối với từng dự án triển khai chậm tiến độ, kể cả việc thu hồi GCNĐKĐT của dự án. Kết quả, đến nay số lượng dự án phải thu hồi sau khi được cấp GCNĐKĐT cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (chiếm 57,3% so với số lượng dự án còn hiệu lực), lượng vốn đăng ký phải thu hồi chiếm một tỷ lệ không nhỏ (36.4%) so với số lượng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư cho 10 doanh nghiệp còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân là sự chưa thống nhất, chồng chéo giữa các Luật có liên quan trong quá trình thực hiện nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư. c. Thực trạng về chính sách và thực hiện quản lý môi trường Đối với các dự án trên địa bàn KKT Dung Quất, việc tổ chức thực hiện thẩm định ĐTM do Sở TN&MT tổ chức thực hiện và trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt ĐTM; BQL thực hiện việc thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường. Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này cơ bản đáp ứng về thời gian theo quy định cho nhà đầu tư. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện Chương trình giám sát, kiểm soát quan trắc mội trường; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường; Thực tế trong thời gian qua, một số dự án tại KKT Dung Quất có xảy ra vấn đề về môi trường ở mức độ nhất định hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường. d. Thực trạng về chính sách quản lý, thu hồi đất, bồi thường, GPMB, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn KKT Dung Quất d1. Quy định về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn KKT: d2. Kết quả thực hiện công tác quản lý sử dụng đất và giao đất cho thuê đất: UBND tỉnh Quảng Ngãi giao đất cho BQL để thực hiện việc bồi thường, GPMB trước khi giao lại đất, cho thuê và tổ chức triển khai xây dựng và phát triển KKT Dung Quất với tổng diện tích khoảng 2.228 ha. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về ngân sách nên 11 trong hầu hết các trường hợp chủ đầu tư, đơn vị sử dụng đất trực tiếp ký hợp đồng trực tiếp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trong KKT Dung Quất để thực hiện. Sau đó, BQL thực hiện việc giao lại đất, cho thuê lại đất cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Đến nay, tại KKT Dung Quất đã thực hiện bồi thường, GPMB và giao, cho thuê khoảng 3.145ha để nhà đầu tư triển khai dự án. Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. d3. Kết quả về công tác bồi thường, TĐC, GPMB: - Công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB trên địa bàn KKT Dung Quất đã đạt được nhiều kết quả tích tực, góp phần quan trọng vào việc đầu tư, phát triển KKT Dung Quất. Tuy, nhiên, đây là công tác luôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thời gian giải quyết kéo dài nên làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án của các chủ đầu tư, gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp và Nhà nước. - Vấn đề TĐC cũng là một nội dung rất quan trọng làm ảnh hưởng đến công tác GPMB trên địa bàn KKT Dung Quất. Hiện nay, địa bàn KKT Dung Quất hiện nay có 14 KTĐC với 145.5ha; tương đương với khoảng 2.803 lô, để phục vụ cho công tác di dời các hộ dân. Việc bố trí vốn đầu tư các KTĐC trên địa bàn KKT Dung Quất từ trước cho đến nay chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách. Các KTĐC được đầu tư còn bị động, manh mún, chưa thống nhất xuyên suốt về tiêu chí đầu tư, quy mô đầu tư. e. Thực trạng về chính sách và thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm - Về cơ sở đào tạo: Ngoài các cơ sở đào tạo trên toàn tỉnh, trên địa bàn KKT Dung Quất có 02 trường đào tạo nghề: Trường Cao 12 đẵng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, Trung tâm Hàn kỹ thuật cao Dung Quất, trong 05 năm gần đây đào tạo được khoảng 1800 công nhân, sinh viên ra trường. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng đối tượng sinh viên này vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thì phải tổ chức đào tạo lại kỹ năng thực hành máy móc thiết bị và tác phong làm việc công nghiệp. Công tác tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. f. Thực trạng về công tác cải cách TTHC liên quan đến công tác quản lý đầu tư Hiện nay, tại BQL có 60 bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của BQL. Trong quá trình thực hiện việc giải quyết các thủ tục đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý đầu tư không thuộc thẩm quyền giải quyết của BQL thì được xây dựng và niêm yết công khai tại các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư trong một số lĩnh vực như: lĩnh vực quản lý đất đai, giao đất thu hồi đất, môi trường, bồi thường, GPMB, một số thủ tục thời gian giải quyết còn dài so với yêu cầu. Trong năm 2017, kết quả chỉ số cải cách TTHC của tỉnh Quảng Ngãi đạt 9,93/14,5 điểm, xếp thứ 62/63 tỉnh thành trên cả nước. 2.2.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tƣ vào KKT Dung Quất * Về công tác giải quyết khiếu nại, khiếu khiện, tố cáo: 13 Trong thời gian qua, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trên địa bàn KKT Dung Quất chủ yếu là trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB, tranh chấp đất đai của người dân. Hàng năm, BQL tiếp nhận giải quyết hoặc phối hợp giải quyết trên 200 trường hợp khiếu nại, khiếu kiện và không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn. * Về công tác thanh tra kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư: - Hàng năm, BQL phối hợp với nhiều Đoàn thanh tra chuyên ngành (cấp tỉnh và bộ ngành) xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp trên các lĩnh vực: đầu tư, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động, tranh chấp lao động, xây dựng, đất đai, phòng chống cháy nổ; trong đó, lĩnh vực mà các doanh nghiệp thường hay vi phạm nhất là trốn không đóng, nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động; phòng chống cháy nổ; một số trường hợp sử dụng đất sai mục đích, vi phạm về bảo vệ môi trường. Qua đó, kịp thời yêu cầu các doanh nghiệp chấn chỉnh, khắc phục thực hiện theo đúng quy định. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc KKT Dung Quất được đánh giá là một trong những khu kinh tế thành công trong cả nước, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi cơ bản cơ cấu GRDP của tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi, giải quyết hàng chục ngàn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn,... hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực. 14 2.3.2. Những tồn tại hạn chế - Thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc phát triển của KKT Dung Quất nói riêng và các KKT, KCN, KCX trong cả nước nói chung. Việc chồng chéo, bất cập giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư tại KKT Dung Quất. - Chính sách hỗ trợ đầu tư của Tỉnh, tuy được quan tâm ban hành nhưng chưa đi vào thực tiễn. Công tác đào tạo, cung ứng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư; tác phong công nghiệp của người lao động chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh. - Công tác bồi thường, GPMB và TĐC trên địa bàn KKT Dung Quất vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thời gian thực hiện bồi thường, GPMB còn kéo dài, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. - Tổ chức bộ máy của BQL thường xuyên thay đổi, số lượng biên chế còn đông nhưng chưa mạnh, hoạt động còn thiếu đồng bộ. - TTHC vẫn còn chồng chéo, phân cấp ủy quyền chưa rõ ràng, quá trình giải quyết còn phải qua nhiều khâu nhiều cửa, nhiều cơ qua
Luận văn liên quan