Trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra những chủ trương, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du
lịch. Ngày 06/10/2017, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 103/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, một trong
những nhiệm vụ của Chương trình hành động là: “Thực hiện thương
quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách „mở cửa bầu trời‟, tạo
điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các
đường bay mới nối Việt Nam với các thị trường nguồn khách du
lịch, ”.
Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài
nước, nhiều loại hình du lịch đã được hình thành, các sản phẩm du
lịch đa dạng và ngày càng phong phú. Từ những năm 90 của thế kỷ
XX, dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng (MBTT) đã ra đời
là sự tất yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch Việt Nam và
bước đầu đã gặt hái được thành công.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dịch vụ đã tồn tại một số
hạn chế chưa thể giải quyết như: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đa số các
bãi đáp trực thăng là các bãi dã chiến không phù hợp với dịch vụ cao
cấp như du lịch bằng máy bay trực thăng, chất lượng máy bay chưa
phù hợp với đối tượng khách hàng, điều kiện bay và thủ tục bay mất
nhiều thời gian, chưa kể chi phí quá cao so với khả năng chi trả của
nhiều du khách . Tất cả đã cản trở sự phát triển ổn định của sản
phẩm du lịch này và ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ phát triển của
toàn ngành du lịch Việt Nam.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH NGỌC TUYÊN
QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MÁY BAY
TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS. LÊ BẢO
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra những chủ trương, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du
lịch. Ngày 06/10/2017, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 103/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, một trong
những nhiệm vụ của Chương trình hành động là: “Thực hiện thương
quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách „mở cửa bầu trời‟, tạo
điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các
đường bay mới nối Việt Nam với các thị trường nguồn khách du
lịch,”.
Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài
nước, nhiều loại hình du lịch đã được hình thành, các sản phẩm du
lịch đa dạng và ngày càng phong phú. Từ những năm 90 của thế kỷ
XX, dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng (MBTT) đã ra đời
là sự tất yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch Việt Nam và
bước đầu đã gặt hái được thành công.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dịch vụ đã tồn tại một số
hạn chế chưa thể giải quyết như: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đa số các
bãi đáp trực thăng là các bãi dã chiến không phù hợp với dịch vụ cao
cấp như du lịch bằng máy bay trực thăng, chất lượng máy bay chưa
phù hợp với đối tượng khách hàng, điều kiện bay và thủ tục bay mất
nhiều thời gian, chưa kể chi phí quá cao so với khả năng chi trả của
nhiều du khách ... Tất cả đã cản trở sự phát triển ổn định của sản
phẩm du lịch này và ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ phát triển của
toàn ngành du lịch Việt Nam.
2
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý
dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở Việt Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam trên cơ
sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với công tác
quản lý nhà nước về dịch vụ này.
Mục tiêu cụ thể nghiên cứu cần hướng tới, gồm:
- Hệ thống hóa lý luận quản lý về dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý về dịch vụ
bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam;
- Đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị cơ bản
nhằm hoàn thiện công tác quản lý về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
ở Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ câu hỏi:
- Hiện trạng quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt
Nam trong những năm qua?
- Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý về dịch vụ
bay du lịch bằng MBTT trong thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về
công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bay du lịch bằng MBTT gồm
nhiều lĩnh vực như hoạt động không lưu, hệ thống cất hạ cánh
(CHC), hệ thống kỹ thuật hàng không Luận văn chỉ nghiên cứu
3
Công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam. Trong
đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng trong giai đoạn 2014 – 2017
dựa trên số liệu được thứ cấp thu thập từ các công bố chính thức của
các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về du
lịch bằng trực thăng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được
một số khái niệm cơ bản về quản lý, dịch vụ, du lịch, dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT và quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT; đặc
trưng và ý nghĩa của quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT đối với
phát triển kinh tế xã hội,
Về mặt nghiên cứu thực tiễn, thông qua việc phân tích cụ thể
về thực trạng quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam
giai đoạn 2014-2017, đề tài đã rút ra những kết quả đạt được và hạn
chế, tồn tại trong quá trình thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp
cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ở Việt Nam, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động hàng không chung, tương xứng với tiềm
năng của đất nước trong thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam là một sản phẩm
du lịch vẫn còn tương đối mới mẻ và chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay, một số đề tài khoa học cấp
Nhà nước, cấp Bộ và luận văn tốt nghiệp có đề cập tới du lịch nói
chung và dịch vụ du lịch trực thăng nói riêng như: “Phát triển loại
hình du lịch bằng MBTT tại thành phố Đà Nẵng”, khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Bùi Bích Phương bảo vệ tại trường Đại học Văn
hóa Hà Nội năm 2014; “Nghiên cứu thực trạng khai thác và tiềm
4
năng kinh tế sản phẩm du lịch trực thăng của công ty TNHH MTV
Lữ hành Vitour Đà Nẵng”, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần
Nguyên Đông Thi bảo vệ tại trường Đại học Huế năm 2012; “Xây
dựng chính sách Marketing nhằm khai thác nguồn khách cho loại
hình du lịch trực thăng tại công ty TNHH MTV Lữ hành Vitour Đà
Nẵng”, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hồ Thị Phương Thảo bảo vệ
tại trường Đại học Huế năm 2012; “Năng lực cạnh tranh điểm đến
của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ, tác giả Nguyễn Anh Tuấn;
bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tác giả đã tập
trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh
tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến; “Phát triển
kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc
phòng – an ninh”, luận án tiến sĩ, Nguyễn Đình Sơn, bảo vệ năm
2002 tại Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội, đề tài chỉ rõ những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của
KTDL vùng Bắc Bộ trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất phương
hướng, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở
vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh;
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc
Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (2013), báo cáo đánh giá các yếu tố nguồn lực
và hiện trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, xác định cơ hội,
thách thức và đưa ra giải pháp đối với phát triển du lịch của vùng;
Báo cáo “Du lịch Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển” của
Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, báo cáo nêu rõ thực
trạng và các xu hướng tác động đến hoạt động du lịch trong thời gian
qua để có các kế hoạch triển khai các giải pháp bứt phá sẽ giúp cho
5
ngành, các ngành liên quan, các địa phương và doanh nghiệp có
hướng tiếp cận đúng đắn thực hiện thành công phát triển du lịch trên
cả nước.và một số đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch trực
thăng khác trong cả nước.
Nhìn chung, ở những nghiên cứu trên, các tác giả đã khái
quát các công trình chủ yếu đã công bố về du lịch và liên quan đến
du lịch bằng MBTT. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp rất cần thiết cho
việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Tuy nhiên, các công trình chủ
yếu tập trung nghiên cứu đến mặt kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động
du lịch, đến kinh doanh du lịch, thị trường du lịch và hoạt động kinh
doanh của một số doanh nghiệp cụ thể; song nghiên cứu một cách có
hệ thống, toàn diện và dưới góc độ quản lý kinh tế thì gần như chưa
có công trình nào. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường nghiên
cứu vấn đề thuộc lĩnh vực này.
Vì vậy, có thể khẳng định luận văn này sẽ là đề tài đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về thực trạng, các
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về dịch vụ bay
du lịch bằng MBTT trong thời gian tới. Đề tài đề cập một cách trực
tiếp và đầy đủ về thực trạng công tác QLNN trên tất cả các khía cạnh
của dịch vụ du lịch trực thăng và ở tất cả các cấp độ từ vĩ mô đến vi
mô trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dịch vụ bay du lịch
bằng MBTT ở Việt Nam.
6
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm quản lý: là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt
động, tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu
và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan.
b. Khái niệm dịch vụ: là những thứ tương tự như hàng hoá,
nhưng là phi vật chất.
c. Khái niệm du lịch: là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác. [Luật Du lịch Việt Nam (2017)]
d. Khái niệm dịch vụ bay du lịch bằng MBTT: là loại hình
tham quan trên không mà phương tiện được sử dụng là MBTT, với
phạm vi hoạt động được giới hạn bởi các yếu tố chính trị, thời gian,
không gian của điểm du lịch.
e. Khái niệm quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT: là
phương thức mà thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm
pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà nước tác động vào
đối tượng quản lý để định hướng cho các hoạt động du lịch trực
thăng vận động, phát triển trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
- Loại hình du lịch khám phá mạo hiểm, trải nghiệm thú vị
- Loại hình du lịch an toàn
- Loại hình du lịch đẳng cấp, sang trọng
8
1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG
MBTT
1.2.1. Xây dựng, ban hành các chính sách liên quan đến
quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
Các chính sách, pháp luật chính là cơ sở pháp lý tạo hành lang
an toàn, quy chuẩn cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
trực thăng. Nhà nước cần chú trọng ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật, nhất là các văn bản mang tính pháp lý – hành chính để cụ
thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm chỉ đạo,
chính sách và pháp luật của đảng và nhà nước phù hợp với điều kiện
và đặc điểm của từng địa phương. Thông qua đó, đảm bảo quá trình
gắn kết lợi ích giữa nhà nước và nhân dân; vừa nhằm đạt được các
mục tiêu của nhà nước vừa thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân
dân.
1.2.2. Quy hoạch mạng lưới dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT
Quy hoạch mạng lưới dịch vụ bay du lịch bằng MBTT là một
trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển
của loại hình du lịch này. Việc quy hoạch các đường bay, các điểm
CHC của MBTT trong hoạt động du lịch nếu không được định
hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù
hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của đất nước, nhất là
các hoạt động đầu tư xây dựng yêu cầu nguồn vốn lớn như xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật hệ thống đường lăn, sân đỗ, điểm CHC hoặc
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,...
9
1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT
Dịch vụ du lịch bằng MBTT vừa là yêu tố cấu thành của hệ
thống giao thông vận tải hàng không quốc gia, vừa là một sản phẩm
của ngành du lịch và mang tính quốc tế cao nên việc tổ chức bộ máy
QLNN về dịch vụ này có những nét đặc thù riêng. Ngoài việc xây
dựng bộ máy QLNN về chiến lược, quy hoạch, chính sách... như các
ngành kinh tế khác, Nhà nước còn phải thực hiện tổ chức bộ máy
quản lý dịch vụ du lịch trực thăng nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà
giữa yêu cầu là sản phẩm du lịch mới, cao cấp, đặc sắc theo quy
hoạch phát triển chung, bảo đảm các hoạt động vận tải hàng không
an toàn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ an ninh chủ
quyền quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng
không.
1.2.4. Quản lý công tác tổ chức thực hiện dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT
Quản lý công tác tổ chức thực hiện dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT là nội dung mang tính phức hợp trong QLNN bao gồm đầy
đủ các nội dung quản lý các hoạt động liên quan đến công tác tổ
chức hậu cần kỹ thuật đường lăn, sân đỗ, quản lý điều hành bay, an
ninh an toàn, sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật máy bay..., đạt tiêu chuẩn
an toàn chất lượng theo quy định của ICAO và của pháp luật Việt
Nam. Đây là yếu tố quyết định tới sự an toàn của mỗi chuyến bay du
lịch trực thăng.
1.2.5. Kiểm tra, kiểm soát dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
Nhà nước là chủ thể trong hoạt động QLNN cần chỉ đạo thực
hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với
hoạt động du lịch trực thăng để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời
10
những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Do đặc thù của dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp của hai ngành:
du lịch và hàng không nên điều kiện an toàn luôn được đặt lên hàng
đầu, việc thường xuyên rà soát, kiểm tra hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật đảm bảo hoạt động bay; sức khỏe, năng lực của đội ngũ phi
hành đoàn là yếu tố giúp hạn chế thấp nhất những sai lầm đáng tiếc
xảy ra.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Điều kiện kinh tế
1.3.3. Điều kiện văn hóa xã hội
1.3.4. An ninh chính trị
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DU LỊCH BẰNG TRỰC
THĂNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ bay du lịch ở một số
quốc gia trên thế giới
a. Trung quốc
b. Thái Lan
1.4.2. Một số bài học đối với quản lý dịch vụ bay du lịch
bằng MBTT ở Việt Nam
Thứ nhất: Sự quan tâm của chính phủ, chính quyền các tỉnh,
thành phố địa phương là điều kiện hết sức cần thiết thúc đẩy du lịch
bằng trực thăng phát triển.
Thứ hai: Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác hiệu quả tập trung
thống nhất từ trung ương xuống địa phương và sự phối hợp đồng bộ
của các ban ngành trong cả nước nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả tài
11
nguyên du lịch, tạo thương hiệu du lịch và vị thế nhất định với du
khách trong và ngoài nước.
Thứ ba: Xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển các
sản phẩm du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời có cơ
chế, chính sách linh hoạt nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các sản
phẩm du lịch mới phát triển rất uyển chuyển, dễ thích ứng không bị
chết yểu.
KẾT UẬN CHƯƠNG 1
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU
LỊCH BẰNG MBTT Ở VIỆT NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
a. Tình hình tăng trưởng kinh tế
b. Cơ sở hạ tầng
2.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội
a. Truyền thống văn hóa
b. Chất lượng lao động
2.1.4. Đặc điểm an ninh chính trị
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ DỊCH VỤ BAY
DU LỊCH BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành và triển khai thực
hiện các quy định liên quan đến quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT
Với lộ trình “mở cửa bầu trời” và cấp thương quyền 5 cho các
hãng hàng không nước ngoài đã được Đảng và Nhà nước thông qua,
dịch vụ bay du lịch trực thăng trong nước đang đứng trước nhiều
thách thức với áp lực cạnh tranh không nhỏ đến từ các tên tuổi lớn đã
có nhiều năm kinh nghiệm trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề đặt
ra là cần có những văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống thể
chế, chính sách của nhà nước để đáp ứng và tương thích với hệ thống
luật pháp của khu vực và thế giới.
13
2.2.2. Thực trạng quy hoạch mạng lưới dịch vụ bay du lịch
bằng MBTT
a. Quy hoạch điểm CHC của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
Quy hoạch điểm CHC của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT tại
các cảng hàng không sân bay được đề cập trong Quyết định số
236/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 của Chính phủ, đây là văn bản mới nhất tính đến thời điểm
hiện nay quy hoạch điểm CHC của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT.
b. Quy hoạch mạng lưới đường bay của dịch vụ bay du lịch
bằng MBTT
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đã
được Chính phủ phê duyệt ngày 23/2/2018, trong đó quy hoạch
mạng lưới đường bay phục vụ du lịch bằng MBTT đến năm 2020
chủ yếu theo mô hình “trục - nan” thông qua các cảng hàng không
cửa ngõ quốc tế, kết hợp mô hình “điểm- điểm” theo nhu cầu của thị
trường.
2.2.3. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ở Việt Nam
Dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam hiện nay chịu sự
quản lý bởi các cơ quan QLNN được quy định rõ trong Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Hàng
không dân dụng năm 2006 và Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng
11 năm 2014 của Quốc hội, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2015, và một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc
phòng, Bộ Giao thông vận tải được thể hiện như hình sau:
14
Hình 2.4. Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở
Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Bộ GTVT, CAAV và VNH)
Hình 2.4a. Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
thuộc Bộ Giao thông vận tải
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Bộ GTVT, CAAV và VNH)
Chính phủ
Bộ Giao thông vận tải Bộ Quốc phòng
Bộ Giao thông vận tải
Cục Hàng không Việt
Nam
Phòng
Tiêu
chuẩn
an toàn
bay
Doanh nghiệp kinh doanh
vận tải hàng không
Tổng công ty Quản lý
Bay Việt Nam
Thanh
tra
Hàng
không
Phòng
Quản lý
hoạt
động
bay
Phòng
An ninh
hàng
không
Phòng
Vận tải
hàng
không
15
Hình 2.4b. Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
thuộc Bộ Quốc phòng
(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Bộ GTVT, CAAV và VNH)
2.3.4. Thực trạng QLNN về công tác tổ chức thực hiện dịch
vụ bay du lịch bằng MBTT
a. Quy định về kỹ thuật phục vụ bay
Các nội dung công tác kỹ thuật hàng không được cụ thể hóa
trong các tài liệu MOE (Giải trình tổ chức bảo dưỡng)/MMOE (Giải
trình tổ chức điều hành bảo dưỡng) đã được Cục Hàng không Việt
Nam phê chuẩn và kiểm tra phê chuẩn lại hàng năm.
b. Quy định tiêu chuẩn về nhân viên hàng không
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan
trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai
thác máy bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc
công nhận.
c. Quy định đối với hành khách
Bộ Quốc phòng
Trung tâm Quản lý điều
hành bay quốc gia
Quân chủng
PK – KQ
Cục Tác chiến
Doanh nghiệp kinh doanh
vận tải hàng không
16
Năm 2011, CAAV đã ban hành Bộ quy chế an toàn hàng
không, đây là văn bản đưa ra các yêu cầu an toàn cụ thể, căn cứ theo
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực
hiện luật. Bộ quy chế này thường xuyên được cập nhật và sửa đổi
qua các năm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩ