Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đưa đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững. Hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã ký kết và tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với các nước trên thế giới. Hơn nữa, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 21) đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ cho ngành công nghiệp của Quảng Nam phát triển, do đó cần phải có biện pháp quản lý phù hợp trong bối cảnh mới. Nhận thức được tầm quan trọng này kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Xong Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đưa đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững. Hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đã ký kết và tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với các nước trên thế giới. Hơn nữa, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 21) đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ cho ngành công nghiệp của Quảng Nam phát triển, do đó cần phải có biện pháp quản lý phù hợp trong bối cảnh mới. Nhận thức được tầm quan trọng này kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về công nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh QN. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung về quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, so sánh, - Cách tiếp cận: (1) Thu thập số liệu từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản, các báo cáo, tài liệu đã công bố, các số liệu thứ cấp do các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cung cấp. (2) Thông qua điều tra xã hội học thu thập ý kiến của các đối tượng chịu tác động của quản lý nhà nước. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa, lý giải và làm rõ một số vấn đề cơ bản về quản lý công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp và thực trạng quản lý công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nhà nước về công nghiệp và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngành công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam thời gian tới. 6. Tổng quan tài liệu Qua nghiên cứu tổng quan về tài liệu, tác giả nhận thấy còn thiếu một công trình nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về QLNN đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm giúp đề xuất các giải pháp phù hợp cho tỉnh để phát triển công nghiệp thành công. Đây là những vấn đề cần quan tâm và là cơ sở nghiên cứu trong giai đoạn tới. 7. Cấu trúc của luận văn: gồm có 03 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với công nghiệp; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và điểm đặc của công nghiệp a. Khái niệm công nghiệp - Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp (2007) của tác giả Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn định nghĩa: “Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội” [21; Tr.7]. b. Đặc điểm công nghiệp - Chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, vật lý, hóa học hoặc quá trình sinh học để tạo thành các sản phẩm đầu ra. - Công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên hơn so với nông nghiệp. - Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất. - Công nghiệp sử dụng khối lượng lớn nguyên, vật liệu đầu vào. - Công nghệ và trình độ lao động, quản lý của công nghiệp yêu cầu cao hơn nông nghiệp. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp - Quản lý nhà nước về công nghiệp là một bộ phận trong quản lý nhà nước về kinh tế, thể hiện sự tác động hướng đích của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đến hệ thống công nghiệp bằng các biện pháp, phương pháp và công cụ nhằm làm hệ thống công nghiệp vận hành phù hợp với các quy luật khách quan và định hướng mục tiêu của hệ thống kinh tế quốc dân. 1.1.3. Yêu cầu của quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp 4 - Đảm bảo tuân thủ pháp luật và cơ chế quản lý nhà nước Trung ương đối với phát triển công nghiệp. - Đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. - Đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường. - Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. - Cần lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, phù hợp với lợi thế và điều kiện từng địa phương. 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với công nghiệp - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao quy mô sản lượng của nền kinh tế. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. - Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. - Góp phần vào tăng trưởng bền vững. - Góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực; tạo ra nhiều việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội. - Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - Triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành vào địa bàn tỉnh. - Đề xuất thêm các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách mới do địa phương xây dựng và thực hiện theo thẩm quyền phân cấp. - Là cơ sở để tỉnh thực hiện thành công các mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn. 5 1.2.2. Tạo lập môi trƣờng kinh doanh để phát triển công nghiệp - Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài thường xuyên tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. - Tính minh bạch trong môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao. - Đảm bảo việc tiếp cận đất đai được tiến hành nhanh chóng và sự ổn định trong sử dụng đất của nhà nước được đảm bảo. - Đảm bảo cho doanh nghiệp gia nhập thị trường với chi phí thời gian nhỏ nhất và chi phí không chính thức thấp nhất. - Đề xuất giải pháp quản lý nhằm tăng mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. - Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi giá trị được nhà nước đảm bảo. - Sự năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh luôn được cam kết, đảm bảo cho nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Xúc tiến, thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp - Xúc tiến đầu tư là tổng thể các hoạt động, biện pháp nhằm giới thiệu, định hướng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với những cơ hội đầu tư trên địa bàn. - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. - Hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư; đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư. 6 - Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh. 1.2.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện cơ chế, chính sách công nghiệp - Đảm bảo chính sách phát triển công nghiệp địa phương đi đúng hướng, được áp dụng vào thực tế cuộc sống và mạng lại hiệu quả cao. - Phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm về bảo vệ môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư, đảm bảo xúc tiến và thu hút đầu tư hiệu quả, tiết kiệm, lành mạnh. - Phát hiện các vấn đề còn gây khó khăn, vướng mắc trong môi trường kinh doanh để kịp thời có biện pháp xử lý, giải quyết. - Đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đúng quy hoạch của địa phương trong các hoạt động SX- KD. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng 1.3.2. Hệ thống pháp luật có liên quan 1.3.3. Sự phát triển của ngành công nghiệp 1.3.4. Bộ máy và đội ngũ CB,CC QLNN về công nghiệp 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai 1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh QN. 7 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên: có diện tích tự nhiên hơn 10,408 ngàn km 2 Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng - đô thị lớn nhất của miền Trung, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Kon Tum, phía Nam là hệ thống cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khá, bình quân 11,5%/năm. Năm 2016 tăng trưởng GRDP của Quảng Nam đạt 14,73%. Năm 2017 tăng trưởng GRDP đạt 10%, thu nhập bình quân đầu người hơn 56 triệu đồng/người, tăng 4 triệu đồng/người so với năm 2016. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực; năm 2017 tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 11,6%, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 88,4%. c. Kết cấu hạ tầng: tỉnh có đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không đảm bảo kết nối giao thông liên vùng và nội tỉnh. d. Dân số và lao động: năm 2017 toàn tỉnh có 1.472.114 người, trong đó 18,94% dân cư sống ở khu vực đô thị (các thị xã và thị trấn), 81,06% dân số sống ở nông thôn. 2.1.3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam a. Số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất công nghiệp: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có hơn 500 doanh 8 nghiệp với quy mô khác nhau. Trong đó có 11 doanh nghiệp lớn, chiếm 2,18% trong số DNCN; 33 doanh nghiệp vừa, chiếm 6,55% trong số DNCN; 350 doanh nghiệp nhỏ, chiếm 69,44% trong số DNCN; 110 doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 21,83% tổng số. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trưởng ổn định, năm 2016 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá 2010) đạt 75.700 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2015. Năm 2017 giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá 2010) đạt 79.000 tỷ đồng, tăng trên 2% so với năm 2016. b. Sản phẩm và thị trường của ngành công nghiệp: gồm công nghiệp cơ khí; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; công nghiệp điện tử, tin học; công nghiệp sản xuất VLXD; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp hoá dầu, sản phẩm khí và điện khí c. Kết quả và đóng góp của ngành công nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 42,37%/năm giai đoạn 2006-2017. Vốn sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp tăng cao qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 36,7%/năm. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn ở mức trung bình, với sự đan xen giữa công nghệ tiên tiến, trung bình và lạc hậu. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của Quảng Nam ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, từ 23,76% năm 2005; tăng lên 30,85% năm 2010; 40,15% năm 2016; 40,50% năm 2017. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Q.NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - Tỉnh đã xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Quyết định số 9 2298/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 về Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến 2025). - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương. - Ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. - Ban hành quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 về Phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. - Đã quy hoạch vùng Đông (đồng bằng ven biển, hải đảo) theo hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến. - Đối với vùng trung du, miền núi phía Tây, tỉnh đã quy hoạch theo hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. - Đến giữa năm 2018, tỉnh có 9 khu công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch các KCN là 6.151 ha. Đến tháng 5/2018 tỉnh đã quy hoạch 87 CCN với tổng diện tích 1.526,8 ha. Trong đó, đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 61 CCN với diện tích 1.530 ha, diện tích đất công nghiệp 1.009 ha; chưa thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng CCN nhưng đã đi vào hoạt động gồm 04 CCN với diện tích 68 ha. - Đã khôi phục và phát triển được 89 làng nghề; trong đó có 19 làng nghề được công nhận làng nghề CN-TTCN. Các làng nghề thu hút 7.420 hộ tham gia hoạt động nghề, giải quyết trên 16.000 lao động 10 - Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy hoạch bộc lộ một số hạn chế: một số Khu, Cụm công nghiệp đã quy hoạch nhưng chưa được triển khai trên thực tế, tỷ lệ lấp đầy còn thấp, nhất là các cụm công nghiệp tại các huyện trung du, miền núi; chất lượng công tác dự báo chưa cao, chưa sát với xu thế phát triển các ngành công nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; một số dự án công nghiệp trọng điểm gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Nhiều chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp chưa được áp dụng thành công trong thực tế. Bảng 2.9 Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam Lựa chọn đánh giá Tỷ lệ chọn (%) Rất tốt, có tính khả thi cao 20,7 Tương đối tốt, khả thi nếu điều kiện thuận lợi 47,3 Trung bình 23,5 Không tốt, còn chung chung, dàn trải 8,5 Rất kém, hoàn toàn không phù hợp 0 Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018 2.2.2. Thực trạng tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho phát triển công nghiệp - Tỉnh đã tích cực tổ chức công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách liên quan đến môi trường đầu tư của tỉnh, bao gồm các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của địa phương đã ban hành. - Tổ chức phân tích, đánh giá các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, ICT INDEX hàng năm, qua đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục, hoàn thiện nhằm thường xuyên, liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năm 2017, PAPI đạt 37,08 điểm, đứng vị thứ 27/63 tỉnh, TP (tăng 3 bậc so với 2016); PAR INDEX đạt 11 73,27 điểm, đứng vị thứ 52/63 tỉnh, TP (giảm 20 bậc so với 2016); ICT INDEX đạt 0,3607 điểm, đứng vị thứ 40/63 tỉnh, TP (giảm 10 bậc so với 2016); CPI đạt 65,41 điểm, đứng vị trí 7/63 tỉnh, TP (tăng 3 bậc so với năm 2016 và nằm trong top 10 các tỉnh). Bảng 2.11 Xếp hạng PCI Quảng Nam năm 2017 Nguồn: VCCI 2017 - Ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 5/9/2014 về ngày tiếp lãnh đạo doanh nghiệp của UBND tỉnh. - Tổ chức các chương trình, hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp theo chuyên đề, lĩnh vực và tại các địa phương để lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành phố nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. - Xây dựng cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cung cấp, cập nhật các thông tin cần thiết về pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; cung cấp các thông tin thị trường trong và ngoài nước, các thông tin KT-XH. - Ban hành Quyết định số 4575/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về Quy định hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Tỉnh Quảng Nam cũng có chủ trương xây dựng và công bố thường niên bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, huyện và thành phố (DDCI) từ năm 2018. 12 - Tuy nhiên, việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh vẫn còn một số hạn chế: hạ tầng dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Thủ tục hành chính tuy được cải thiện nhưng vẫn còn trường hợp giải quyết thủ tục mất nhiều thời gian. Một số luật, quy định chậm hướng dẫn thi hành nên ảnh hưởng đến việc thực hiện. Tiếp cận đất đai và sự thiếu ổn định trong sử dụng đất có chiều hướng gia tăng nên doanh nghiệp tiếp cận khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Bảng 2.15 Đánh giá mức độ cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam (2012-2017) Mức độ cải thiện Tỷ lệ chọn (%) Cải thiện nhiều 49,3 Cải thiện chút ít 41,9 Không cải thiện 8,8 Kém đi đôi chút 0 Kém đi nhiều 0 Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018 2.2.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp - Thời gian qua, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng và vào tỉnh Quảng Nam nói chung đã được quan tâm; nhờ đó, đã thu hút được ngày càng nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. - Tỉnh đã xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư vào tỉnh, trước hết là ưu đãi thuế và đất đai. - Ban hành và thực hiện các ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, khu vực cụ thể. - Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng được chính quyền tỉnh phối hợp với nhà đầu tư 13 nghiên cứu trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cho áp dụng các chính sách đặc thù. - Thành lập Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư Quảng Nam. Đây là mô hình kết hợp 3 chức năng trong 1 cơ quan: giải quyết hành chính cho tổ chức, cá nhân; xúc tiến đầu tư và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Tập trung cho việc xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp đã đầu tư vào Quảng Nam; qua các doanh nghiệp này để giới thiệu, quảng bá, thu hút các doanh nghiệp khác vào đầu tư tại tỉnh. - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 về ban hành danh mục ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 với 10 nhóm dự án động lực và 262 dự án. - Tuy nhiên, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh chưa thật sự hiệu quả, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ cao; chưa thu hút được nhiều các dự án công nghiệp lớn mang tính động lực, có tác động loan tỏa để phát triển các ngành khác như: công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, ô tô, điện - điện tử); công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia d
Luận văn liên quan