Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, có lợi thế
về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông của tuyến hành lang kinh
tế Đông - Tây. Kinh tế Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển do
đó cần nguồn vốn đầu tư lớn. Và việc quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư công có vai trò to lớn trong việc điều tiết, sử dụng hiệu
quả vốn dự án đầu tư công.
Tuy nhiên, việc quản lý dự án đầu tư công còn tồn tại nhiều hạn
chế, bất cập, làm giảm sút hiệu quả sử dụng vốn dự án đầu tư. Cho
nên, cần có sự đánh giá công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư
công để tìm ra những giải pháp khắc phục. Đó là lý do tác giả chọn
đề tài “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị” hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ VIỆT HÕA
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Xuân Tiến
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 12 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, có lợi thế
về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông của tuyến hành lang kinh
tế Đông - Tây. Kinh tế Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển do
đó cần nguồn vốn đầu tư lớn. Và việc quản lý nhà nước đối với dự
án đầu tư công có vai trò to lớn trong việc điều tiết, sử dụng hiệu
quả vốn dự án đầu tư công.
Tuy nhiên, việc quản lý dự án đầu tư công còn tồn tại nhiều hạn
chế, bất cập, làm giảm sút hiệu quả sử dụng vốn dự án đầu tư. Cho
nên, cần có sự đánh giá công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư
công để tìm ra những giải pháp khắc phục. Đó là lý do tác giả chọn
đề tài “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị” hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý dự
án đầu tư công tại tỉnh Quảng Trị để từ đó xây dựng những giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công nhằm
bảo đảm hiệu quả dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến dự án đầu tư công
và quản lý nhà nước về dự án đầu tư công.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư
công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ đó tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp
phân tích tổng hợp lý thuyết; Phương pháp thống kê mô tả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản
lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tác quản
lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu các
nội dung trên tại tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về
dự án đầu tư công giai đoạn 2012 - 2016, các giải pháp đề xuất có giá
trị trong những năm đến.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước
đối với dự án đầu tư công
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư
công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với dự án đầu tư công tại tỉnh Quảng Trị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG
1.1.1. Một số khái niệm
- Đầu tư công được định nghĩa tại khoản 15 điều 4 Luật Đầu
tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18 tháng 06 năm 2014
như sau: “Đầu tư công” là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các
chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu
tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Quản lý dự án đầu tư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu
từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư
công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và
đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả
và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và
phát triển chung của nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm dự án đầu tƣ công
- Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư công không cố định.
- Dự án đầu tư công thường đòi hỏi lượng vốn lớn, vật tư
thường rất lớn.
- Hoạt động của mỗi dự án đầu tư công mang tính chất lâu dài,
thời gian hoàn vốn chậm.
- Dự án đầu tư công mang tính chất xã hội, mục đích chính là
phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
1.1.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tƣ công
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng
vốn trong dự án đầu tư công.
4
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản
lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn
dự án đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn dự án đầu tư công theo đúng quy
định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ,
chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không
để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của dự án
đầu tư công.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư
theo hình thức đối tác công tư.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN
ĐẦU TƢ CÔNG
1.2.1. Hoạch định dự án đầu tƣ công
- Hoạch định dự án đầu tư công là một quá trình ấn định
những mục tiêu trong công tác quản lý dự án đầu tư công của cơ
quan quản lý Nhà nước và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện
những mục tiêu đó.
- Quản lý quy hoạch là tiền đề cho việc triển khai các dự án
đầu tư thông qua việc xác định các mục tiêu, thời điểm đầu tư và dự
tính nguồn lực cần thiết để việc xây dựng được tiến hành một cách
đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
- Tiêu chí đánh giá bao gồm: Hoạch định và phát triển trên toàn
bộ không gian hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; Thực hiện
đúng với quy định của pháp luật; Mục tiêu của quy hoạch phải rõ ràng,
5
cụ thể, có tính khả thi; Sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; Có sự liên kết, tính đồng bộ
và hệ thống giữa các ngành, vùng, địa phương; Quy hoạch phải thống
nhất, có liên kết, tránh chồng chéo; Chuyên viên thực hiện có năng
lực, phẩm chất đạo đức tốt, nắm rõ tình hình địa phương.
1.2.2. Tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ công
a. Thẩm định và phê duyệt dự án
- Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư xác định giá trị thực
của dự án trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn chấp nhận dự án hoặc với
các dự án thay thế khác. Giá trị thực của dự án đầu tư được thể hiện
ở các mặt sau: sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội của quốc gia của tỉnh và
của chủ đầu tư đã xác định.
- Tiêu chí đánh giá gồm: Dự án được thực hiện phải phù hợp
với quy hoạch, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội; làm rõ được sự cần
thiết để đầu tư, có mục tiêu, phạm vi, quy mô rõ ràng; đủ thủ tục đầu
tư theo quy định; có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn
kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao.
b. Lập và phân bổ nguồn lực dự án
- Việc bố trí vốn đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước phải được lập theo kế hoạch đầu tư phù hợp với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm.
- Nguyên tắc của việc phân bổ vốn ngân sách: Đúng với chỉ
tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn; Bố trí tập trung vốn
cho các dự án theo chỉ đạo của Trung ương về điều hành kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; Các dự án đảm bảo theo
tiến độ và việc bố trí vốn cho dự án mới phải bảo đảm tổng số vốn bố
trí cho từng dự án.
6
c. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu
- Công tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định
của pháp luật về đấu thầu như: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013 của Quốc hội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014 của Chính phủ và các mẫu hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành.
Tiêu chí đánh giá gồm: Tuân thủ đúng theo quy định của
pháp luật về đấu thầu và các quy định khác liên quan; Hoạt động lựa
chọn nhà thầu diễn ra một cách công bằng, minh bạch, khách quan;
Có sự hợp lí khi quyết định thực hiện các nội dung trong công tác lựa
chọn nhà thầu; Các bên cung cấp đầy đủ hồ sơ dự thầu, các thông tin,
dữ liệu cụ thể; Cán bộ có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
1.2.3. Quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ công
- Quản lý chất lượng dự án đầu tư công theo điều 31 Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng bao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng công trình; Quản lý
tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình; Quản lý khối lượng thi
công xây dựng công trình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá
trình thi công xây dựng; Quản lý hợp đồng xây dựng; Quản lý an toàn
lao động, môi trường xây dựng.
- Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư
công gồm: Mỗi điều chỉnh của dự án phải xác định rõ nguyên nhân và
phương thức xử lý hợp lí; Công tác phải được tiến hành liên tục,
thường xuyên; Mức độ thất thoát, chi phí quản lý thấp nhất với dự án;
Cán bộ có chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt.
1.2.4. Thanh quyết toán vốn của dự án đầu tƣ công
- Công tác quản lý hoạt động thanh toán, quyết toán nguồn vốn
dự án được thực hiện đúng với Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà
7
nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Nghị định số 32/2015/NĐ-
CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng và các Nghị định, Thông tư liên quan của Chính phủ.
- Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với
các sở, ban, ngành và hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án
trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán. Đảm bảo mọi
hồ sơ, chứng từ do chủ đầu tư và BQLDA gửi tới Kho bạc đều được
tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian quy định.
- Tiêu chí đánh giá: đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng,
tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định của pháp luật; Hồ sơ
thanh quyết toán phải đầy đủ thủ tục pháp lý, có chứng từ, hóa đơn
hợp lệ; đảm bảo chi phí được tính đúng, đủ theo thiết kế, các định
mức, đơn giá xây dựng phù hợp với thực tế; Cán bộ phải có năng lực
chuyên môn, trung thực, khách quan.
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện dự
án đầu tƣ công
- Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư công là hoạt động quan
trọng nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định trong việc quản lý dự án
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những
sai sót, yếu kém về quản lý dự án theo quy định của pháp luật; các cấp
có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy
định về quản lý dự án.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định có
hành vi vi phạm dẫn đến quyết định đầu tư sai, tư vấn thiết kế, thiết kế,
thẩm định sai, quản lý để xảy ra thất thoát, lãng phí hay có hành vi vi
phạm, hành vi che giấu vi phạm dẫn đến đầu tư kém hiệu quả; thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
8
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
các quyết định được đưa ra phải đúng người, đúng tội, không được bao
che, giảm nhẹ hành vi sai phạm; Bảo đảm đầy đủ chứng cứ, tính khách
quan, kịp thời; Chuyên viên thanh, kiểm tra phải có sự trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, góp
phần khắc phục được những sai lầm; Công tác thanh, kiểm tra cần có
trọng tâm, trọng điểm, có sự phối kết hợp chặt; Hoạt động xử lý vi
phạm có tính tuyên truyền, tính răn đe, phòng ngừa sai phạm.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng
1.3.2. Bộ máy quản lý nhà nƣớc và cơ chế quản lý đầu tƣ
công
1.3.3. Khả năng tài chính triển khai dự án.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Trị
a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
b. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị
a. Đặc điểm kinh tế
Kinh tế Quảng Trị trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng
khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm (2012-
2016) đạt 6,8%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ
có mức tăng ấn tượng nhất với mức 10%, tiếp đó là ngành công nghiệp
xây dựng với mức 6,4% và ngành nông, lâm, ngư nghiệp 2,5%. Cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm
cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng
và ngành dịch vụ.
b. Đặc điểm xã hội
2.1.3. Tình hình vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh Quảng Trị
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua từng năm, đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội 5 năm 2012 - 2016 huy động đạt 46.462,3 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so
với 5 năm trước, tốc độ tăng bình quân đạt 10,6%/năm.
- Vốn khu vực nhà nước (khu vực công) là 14.280 tỷ đồng,
chiếm 30,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ giảm bình quân đạt
2,3%/năm và có xu hướng giảm. Trong nội bộ nguồn vốn này, vốn
NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân khoảng 77%/năm, vốn vay
tín dụng nhà nước còn khiêm tốn, chiếm khoảng 14%/năm.
10
2.1.4. Chức năng của cơ quan quản lý và cơ chế quản lý dự
án đầu tƣ công
- Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện công tác quản lý
dự án đầu tư công được quy định cụ thể về chức năng của mỗi sở, ban,
ngành: Sở Kế hoạch đầu tư; Sở Tài chính; Sở Xây dựng; Ban Quản lý
dự án đầu tư; Thanh tra tỉnh; Kho Bạc nhà nước tỉnh.
- Cơ chế quản lý dự án đầu tư công theo hướng phân cấp quản
lý với quyền hạn và trách nhiệm xác định. Phân cấp quản lý dự án đầu
tư cấp tỉnh gồm có phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát
triển dự án; phân cấp chủ đầu tư dự án đầu tư công; phân cấp thẩm
định dự án; phân cấp quyết định đầu tư; phân cấp đấu thầu; phân cấp
về thẩm tra thanh quyết toán.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2.1. Thực trạng công tác hoạch định dự án đầu tƣ công
- Trong thời gian qua, công tác quy hoạch được tỉnh đặc biệt
quan tâm. Các dự án quy hoạch được thực hiện theo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã
hội, trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối đầu tư phát triển,
cân đối tài chính; triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới theo Quyết định số
321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Mặc dù đạt được những thành công nhưng công tác hoạch định
cũng tồn tại nhiều hạn chế:
Công tác quy hoạch chưa được chú trọng đúng mức: bố trí
ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch chưa thỏa đáng, quy
hoạch xây dựng đô thị và nông thôn chưa công khai thường xuyên tại
cơ quan chính quyền các cấp và nơi công cộng trong vùng quy
11
hoạch. Chất lượng quy hoạch về thị trấn, thị tứ, thị xã ở một số nơi
chưa cao.
Tầm nhìn của quy hoạch chưa đủ dài, các Quy hoạch ngành
chưa được lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
Nhiều Quy hoạch ngành sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt đã không kịp thời triển khai các bước cụ thể hóa để tiến
hành đầu tư.
Việc thực hiện quy hoạch còn thiếu sự kiểm tra, giám sát.
2.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ công
a. Tình hình thẩm định dự án tại tỉnh Quảng Trị
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án được quan tâm
theo hướng kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án theo
đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; chỉ thẩm
định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư khi có ý kiến
thẩm định nguồn vốn của Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính đối với dự án sử
dụng vốn NSTW theo đúng mức vốn đã thẩm định và bảo đảm phần
đối ứng từ NSĐP.
- Tuy nhiên vẫn còn tình trạng xác định nhu cầu đầu tư còn
chưa chính xác, dẫn đến đầu tư quá nhu cầu, gây lãng phí; phê duyệt
dự án không căn cứ vào tính khả thi của dự án, khả năng bố trí vốn
được thể hiện qua bảng 2.1. Bên cạnh đó, công tác thiết kế thẩm
định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán còn tình trạng chưa tuân
thủ các quy định về nội dung đã phê duyệt trong quyết định đầu tư
của dự án; Dự toán lập ra với giá áp dụng không sát giá thực tế và
thường rất lớn trong khi ngân sách không đáp ứng kịp.
12
Bảng 2.1. Tình hình thẩm định tổng mức đầu tư dự án đầu tư
công tỉnh quản lý giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Tổng mức đầu tư –
Dự án điều chỉnh
Kết quả
thẩm định
Chênh lệch
2012 704.588 503.804 200.784
2013 1.102.926 675.293 427.633
2014 836.795 495.030 341.765
2015 1.037.546 756.077 281.469
2016 1.257.432 809.569 447.863
Tổng cộng 4.939.287 3.239.773 1.699.514
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị
b. Tình hình lập và phân bổ nguồn lực dự án
- Tình hình quản lý lập và phân bổ nguồn vốn trong những
năm qua cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nguồn lực tài
chính ngày càng được củng cố và tăng cường, quy mô ngân sách
ngày càng tăng. Việc phân bổ vốn cho các dự án đã thực hiện theo
đúng đối tượng và nguyên tắc bố trí vốn đã quy định; có phương án
phân bổ hợp lý ưu tiên tập trung vốn cho các dự án hoàn thành và
chuyển tiếp.
- Tuy nhiên, vẫn có sự tách rời giữa hoạt động lựa chọn và lập
dự toán cho dự án đầu tư công với hoạt động bố trí nguồn vốn; Kế
hoạch bố trí vốn cho các dự án chưa đảm bảo theo tiến độ dự án;
Việc quản lý điều hành công tác chi đầu tư bộc lộ những yếu kém,
thiếu nhạy bén, chưa kịp thời.
13
c. Thực trạng công tác quản lý lựa chọn nhà thầu
- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu luôn được các chủ đầu tư,
bên mời thầu chấp hành đúng theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu
thầu quy định; khuyến khích được các nhà thầu có kinh nghiệm,
năng lực tham gia dự thầu.
- Công tác quản lý vẫn còn một số hạn chế: công tác chuẩn bị
đấu thầu của nhiều gói thầu chưa cao, còn tình trạng xáo trộn, chồng
chéo; Hồ sơ mời thầu đôi khi còn sai sót, nhất là trong thiết kế kỹ
thuật; Việc kiểm tra tài liệu trong hồ sơ dự thầu còn chậm, sai sót
gây ảnh hưởng không nhỏ đến dự án; Có sự thỏa thuận ngầm giữa
các bên tham gia.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ công
- UBND tỉnh cùng các Sở, Ban, Ngành thường xuyên chỉ đạo
thực hiện quản lý chất lượng thực hiện các dự án, xử lý kịp thời các
khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư, thường xuyên đôn đốc,
kiểm tra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và chất lượng xây dựng các
công trình, dự án đã được bố trí vốn.
- Trong giai đoạn 2012 - 2016, tổng cộng có 109 công trình, dự án
phải điều chỉnh thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư so với thiết kế, dự toán
ban đầu. Nguyên nhân phải điều chỉnh chủ yếu là do giá vật liệu xây
dựng, nhân công tăng cao; chế độ chính sách của Nhà nước có nhiều thay
đổi làm tăng tổng mức đầu tư; năng lực nhà thầu, chủ đầu tư hạn chế; việc
theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện dự án hết sức lỏng lẻo.
2.2.4. Thực trạng công tác thanh quyết toán vốn dự án đầu
tƣ công
a. Công tác giải ngân vốn dự án đầu tư công
- Công tác giải ngân vốn cho các dự án trong giai đoạn 2012 -
2016 có xu hướng tăng: năm 2012 kế hoạch vốn 3