Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước hoạt động thống kê trên địa bàn thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam

Thông tin thống kê ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đối với nƣớc ta, thông tin thống kê là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các quyết định ở tầm vĩ mô của Đảng, Nhà nƣớc và tầm vi mô của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân. Các quyết định nói trên phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng thông tin thống kê. Thông tin thống kê có chất lƣợng sẽ tạo ra các quyết định đúng đắn và ngƣợc lại. Do có vai trò quan trọng nhƣ vậy nên công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê luôn đƣợc chú trọng. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/01/2011) để thống kê Việt Nam phát triển bền vững, là kênh thông tin chính thống phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nền kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. (Văn bản số 1685/UBND-TH ngày 09/5/2014). Đây là cơ sở pháp lý để các Sở, các Ban, ngành thực hiện tốt hoạt động thống kê. Thị xã Điện Bàn là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc và thành phố Hội An ở phía Đông Nam. Điện Bàn có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng, là địa phƣơng trọng điểm về kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Nam. Thông tin thống kê đã đƣợc lãnh đạo thị xã Điện Bàn sử dụng trong việc đánh giá chính sách, phân tích và dự báo tình hình kinh tế-xã hội.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước hoạt động thống kê trên địa bàn thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ Phản biện 1: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 2: PGS.TS. BÙI VĂN HUYỀN . Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thông tin thống kê ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đối với nƣớc ta, thông tin thống kê là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các quyết định ở tầm vĩ mô của Đảng, Nhà nƣớc và tầm vi mô của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân. Các quyết định nói trên phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng thông tin thống kê. Thông tin thống kê có chất lƣợng sẽ tạo ra các quyết định đúng đắn và ngƣợc lại. Do có vai trò quan trọng nhƣ vậy nên công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê luôn đƣợc chú trọng. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/01/2011) để thống kê Việt Nam phát triển bền vững, là kênh thông tin chính thống phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nền kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. (Văn bản số 1685/UBND-TH ngày 09/5/2014). Đây là cơ sở pháp lý để các Sở, các Ban, ngành thực hiện tốt hoạt động thống kê. Thị xã Điện Bàn là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc và thành phố Hội An ở phía Đông Nam. Điện Bàn có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng, là địa phƣơng trọng điểm về kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Nam. Thông tin thống kê đã đƣợc lãnh đạo thị xã Điện Bàn sử dụng trong việc đánh giá chính sách, phân tích và dự báo tình hình kinh tế-xã hội. Tuy nhiên trong thời gian qua, thông tin thống kê chƣa phản 2 ánh đầy đủ chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; công tác phân tích, dự báo thống kê còn hạn chế; thông tin thống kê trùng chéo, chƣa thống nhất số liệu Nhƣng đến nay, chƣa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Với những vấn đề đặt ra nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước hoạt động thống kê trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại hạn chế về quản lý hoạt động thống kê trên địa bàn thị xã đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để thay đổi, điều chỉnh thể chế, chính sách về quản lý hoạt động thống kê nói chung phù hợp với thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nƣớc hoạt động thống kê trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý hoạt động thống kê. Làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn trong thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động thống kê vận dụng vào điều kiện cụ thể của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. b. Phạm vi nghiên cứu 3 Về không gian: Các hoạt động quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp đƣợc tiến hành điều tra trong khoảng thời gian tháng 10 năm 2018. Về nội dung : Nghiên cứu những vấn đề về quản lý hoạt động thống kê mà cấp huyện có thể thực hiện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: a.Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn giấy, tác giả trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ cung cấp cho tác giả một bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những hiểu biết cốt lõi cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả lấy dữ liệu thứ cấp từ các văn bản, chính sách về hoạt động thống kê. Đồng thời, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố tại các luận văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc để phục vụ cho nghiên cứu. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Đối tƣợng điều tra là công chức văn phòng thống kê của 20 xã/ phƣờng trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Tác gải trực tiếp phỏng vấn các đối tƣợng qua đó để đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn. Nội dung điều tra tập trung vào các khâu của quá trình quản lý hoạt động thống kê. b. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Toàn bộ số liệu sau khi điều tra đƣợc 4 xử lý bằng Excel trên máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. c.Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Để đạt đƣợc mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tổ, hệ thống hoá để làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn. Dữ liệu sơ cấp: Thông qua số liệu đã đƣợc tổng hợp, tiến hành phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả để thống kê tần suất, xác định giá trị trung bình từ đó đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân, kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý hoạt động thống kê cũng nhƣ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Bố cục đề tài Luận văn đƣợc trình bày theo lối truyền thống, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng với tên gọi nhƣ sau: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê. - Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn. - Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê tại thị xã Điện Bàn. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ 1.1.1 Khái niệm thống kê a. Khái niệm thống kê Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán, ra quyết định.[15] Thống kê là khoa học nghiên cứu hệ thống các phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể nhằm phản ánh bản chất và tính quy luật (mặt chất) của hiện tƣợng nghiên cứu. [28] b. Chức năng của thống kê Thống kê thƣờng đƣợc phân thành 2 lĩnh vực: - Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. - Thống kê suy luận là bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc đƣa ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu.[15] 1.1.2 Hoạt động thống kê a. Một số định nghĩa liên quan đến hoạt động thống kê Theo quy định tại Điều 3 Luật Thống kê 2015: Hoạt động thống kê là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần 6 thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; công bố, phổ biến và lƣu trữ thông tin thống kê về hiện tƣợng nghiên cứu trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Hoạt động thống kê nhà nƣớc là hoạt động thống kê trong chƣơng trình thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức khác thực hiện. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê đƣợc xử lý, tổng hợp và phân tích theo phƣơng pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trƣng, thuộc tính của hiện tƣợng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó. Thông tin thống kê nhà nƣớc là thông tin thống kê do hoạt động thống kê nhà nƣớc tạo ra, có giá trị pháp lý, đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công bố.[20] b. Mục đích của hoạt động thống kê Theo Luật Thống kê, mục đích của hoạt động thống kê là: - Đáp ứng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. - Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân.[20] c. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhƣ sau: -Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. - Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê. - Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo. 7 - Công khai, minh bạch. - Có tính so sánh.[20] 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động thống kê a. Khái niệm Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hƣớng của chủ thể quản lý lên một đối tƣợng quản lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tƣợng quản lý theo những mục tiêu đã định.[3] Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật nhà nƣớc để điều chỉnh các hành vi của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con ngƣời, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.[3] Vậy ta có: Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê là việc các cơ quan nhà nƣớc tác động có tổ chức và định hƣớng vào quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin thống kê nhằm cung cấp thông tin thống kê phục vụ yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. b. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê Theo Luật Thống kê 2015, cơ quan quản lý nhà nƣớc về thống kê: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về thống kê. - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nƣớc về thống kê. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về thống kê trong ngành, 8 lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách. - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về thống kê tại địa phƣơng.[20] 1.1.4. Vào trò của quản lý nhà nƣớc về hoạt động thống kê - Đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong việc QLNN nói chung và quản lý hoạt động thống kê nói riêng ở nhiều cấp, nhiều địa phƣơng, từ đó tăng tính quyền lực của Nhà nƣớc. - Phát huy tối đa vai trò của hoạt động thống kê, là công cụ quan trọng cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá tình hình, hoạch định, đánh giá các chƣơng trình, chính sách nhằm nâng cao sự phù hợp, tính hiệu quả và hiệu suất của các chƣơng trình, chính sách. - Đảm bảo việc chấp hành pháp luật về thống kê, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thống kê của tổ chức, cá nhân. 1.2 . NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ Quản lý hoạt động thống kê có nhiều nội dung, nhƣng ở cấp huyện thì công tác này có một số nội dung chính sau: 1.2.1. Triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê Các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê đƣợc cụ thể hóa qua chƣơng trình công tác. Chƣơng trình công tác thống kê là danh sách các cuộc điều tra, thời gian triển khai điều tra trong một năm do Cục Thống kê tỉnh ra quyết định. Trên cơ sở chƣơng trình công tác đƣợc giao, cơ quan thống kê cấp huyện có trách nhiệm triển khai thực hiện điều tra thống kê và tham gia giám sát việc điều tra. Theo quy định chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thống kê thì nội dung triển khai là: - Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin báo cáo thống kê cơ sở, các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phƣơng án và 9 hƣớng dẫn của Tổng cục Thống kê. - Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra thống kê do các phòng, ban, UBND xã, phƣờng, thị trấn thuộc huyện/thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn huyện/thị xã cung cấp. - Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác. 1.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê Phổ biến, giáo dục pháp dục pháp luật thống kê cho đối tƣợng sử dụng và cung cấp thông tin thống kê; Phổ biến, tập huấn Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Phổ biến, giáo dục và triển khai Luật Thống kê.[34] 1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về thống kê Theo Luật Thống kê 2015, hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc Việt Nam gồm có:[20] a. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung Hệ thống tổ chức thống kê tập trung đƣợc sắp xếp theo ngành dọc gồm có cơ quan thống kê trung ƣơng và cơ quan thống kê địa phƣơng. Ở cấp Trung ƣơng: Tổng cục Thống kê là cơ quan Thống kê quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, thực hiện chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quản lý nhà nƣớc về thống kê. Ở cấp địa phƣơng: Cơ quan thống kê địa phƣơng gồm cơ quan thống kê cấp tỉnh và cơ quan thống kê cấp huyện. b. Tổ chức thống kê bộ, ngành 10 Tổ chức thống kê bộ, ngành thực hiện công tác thống kê trong bộ, ngành theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê Nội dung bồi dƣỡng gồm 7 chuyên đề: Điều tra thống kê; các phƣơng pháp phân tích thống kê; thống kê dân số, lao động; thống kê kinh tế; thống kê nông nghiệp; thống kê thƣơng mại, dịch vụ; thống kê xã hội. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê Theo Luật Thống kê, ngƣời có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thống kê thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ 1.3.1. Điều kiện tự nhiện, kinh tế, xã hội. 1.3.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý hoạt động thống kê Chất lƣợng nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động thống kê, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi nhƣng năng lực quản lý yếu kém thì công tác quản lý hoạt động thống kê sẽ không đạt đƣợc kết quả mong muốn. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý hoạt động thống kê thể hiện ở các khía cạnh sau: năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo, năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác tham mƣu, phẩm chất đạo đức của cán bộ. 1.3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động thống kê Trong lĩnh vực thống kê, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông 11 tin nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin thống kê, phát triển bền vững hoạt động thống kê theo xu hƣớng tiên tiến, hiện đại. Việc tin học hóa hoạt động thống kê giúp cán bộ thực hiện việc quản lý, phổ biến kết quả hoạt động thống kê khoa học, giảm thiểu công văn, thời gian, tổng hợp báo cáo nhanh chóng, chính xác và phổ biến thông tin rộng rãi cho ngƣời dùng tin 1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ TẠI CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bạc Liêu về công tác tuyên truyền pháp luật thống kê 1.4.2. Kinh nghiệm của Cục Thống kê Bình Định về công tác thanh tra 1.4.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thống kê tại Thị xã Điện Bàn KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý hoạt động thống kê bằng cách làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thống kê - Nội dung quản lý hoạt động thống kê cấp huyện, gồm: Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thống kê; Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê; Tổ chức bộ máy QLNN về thống kê; Đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê. Nội dung của chƣơng 1 là những căn cứ có giá trị khoa học, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động thống kê của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2013 - 2017 trong chƣơng 2. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Điện Bàn là thị xã đồng bằng nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, trải từ 15⁰50' đến 15⁰57' vĩ độ Bắc và từ 108⁰ đến 108⁰20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp với huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Phía Nam, Đông Nam giáp với huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp biển Đông, Phía Tây tiếp giáp với huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên 216,32 km2, dân số trung bình năm 2017 là 209.711 ngƣời, chia thành 20 đơn vị hành chính cấp xã/phƣờng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Về xã hội Các vấn đề về lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn thị xã Điện Bàn đƣợc giải quyết khá tốt. Thị xã hiện có 7 phƣờng và 13 xã với 182 thôn ; dân số năm 2017 là 209 711 ngƣời. Là 1 huyện lớn do đó số lƣợng mẫu nhiều hơn so với các huyện/thị khác trong tỉnh. Do đó, công tác giám sát cần đƣợc chú trọng để bảo đảm điều tra đúng phƣơng án của từng cuộc điều tra. Về kinh tế Kinh tế của thị xã Điện Bàn những năm qua có bƣớc tăng trƣởng khá. 2.1.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực thống kê tại thị xã Điện Bàn 13 - Nhân lực chia theo trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo Từ năm 2013 đến 2017, nhân lực tại Chi cục Thống kê không tăng về số lƣợng nhƣng đƣợc bổ sung lực lƣợng trẻ thông qua những kỳ tuyển dụng. - Nhân lực chia theo trình độ quản lý Nhà nƣớc Kiến thức quản lý Nhà nƣớc là kiến thức cần thiết phải có đối với mỗi công chức, đƣợc quy định rõ khi tuyển dụng và chuyển ngạch. Do vậy tất cả công chức thuộc ngạch chuyên viên đều đƣợc bồi dƣỡng qua chƣơng trình quản lý nhà nƣớc trong thời gian 03 tháng, đƣợc tổ chức hàng năm tại địa phƣơng. Công chức đã có đủ điều kiện nâng ngạch lên Thống kê viên chính thì đƣợc cơ quan cử tham gia lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên ch
Luận văn liên quan