Sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện này, đặt biệc là
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất hiện đại được phát minh đã giải phóng sức lao động
của con người, đồng thời giúp tạo ra năng suất lao động ngày càng
cao, chủng loại, chất lượng sản phẩm phong phú.
Trong các Khu công nghiệp Hòa Cầm, các hoạt động sản xuất
với với hàng trăm, hàng nghìn công nhân lao động đang làm việc với
các máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu
nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn. Trong khi đó, không phải tất cả
người lao động và NSDLĐ đều ý thức và chấp hành nghiêm những
quy định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn
theo quy định của pháp luật. Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra
và ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại về người, tài sản và để lại
những hậu quả nghiêm trọng và gây ra nỗi đau xé lòng cho các thân
nhân người bị chết mà còn để lại hậu quả về cả tinh thần lẫn thiệt hại
vật chất cho doanh nghiệp và xã hội.
Vì tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với hoạt động
sản xuất và sức khỏe, tình mạng con người, và đây không chỉ là
nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà là nhiệm vụ trọng tâm của tổ
chức công đoàn nên tôi mong muốn được nghiên cứu, phân tích kỹ
hơn vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác ATVSLĐ trong
doanh nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp,
với nội dung là: “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối
với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hòa cầm, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ THỊ KIM HẠNH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA
CẦM, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO
Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
Phản biện 2: PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện này, đặt biệc là
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất hiện đại được phát minh đã giải phóng sức lao động
của con người, đồng thời giúp tạo ra năng suất lao động ngày càng
cao, chủng loại, chất lượng sản phẩm phong phú.
Trong các Khu công nghiệp Hòa Cầm, các hoạt động sản xuất
với với hàng trăm, hàng nghìn công nhân lao động đang làm việc với
các máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu
nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn. Trong khi đó, không phải tất cả
người lao động và NSDLĐ đều ý thức và chấp hành nghiêm những
quy định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn
theo quy định của pháp luật. Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra
và ngày càng gia tăng đã gây thiệt hại về người, tài sản và để lại
những hậu quả nghiêm trọng và gây ra nỗi đau xé lòng cho các thân
nhân người bị chết mà còn để lại hậu quả về cả tinh thần lẫn thiệt hại
vật chất cho doanh nghiệp và xã hội.
Vì tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với hoạt động
sản xuất và sức khỏe, tình mạng con người, và đây không chỉ là
nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà là nhiệm vụ trọng tâm của tổ
chức công đoàn nên tôi mong muốn được nghiên cứu, phân tích kỹ
hơn vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác ATVSLĐ trong
doanh nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp,
với nội dung là: “Quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối
với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Cầm, thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2
2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ nội dung Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với các
doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về ATVSLĐ
- Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về ATVSLĐ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý
nhà nước về ATVSLĐ
3. Câu hỏi nghiên cứu nƣớc về ATVSLĐ
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với
các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng hiện nay như thế nào?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện quản lý nước về
ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm, quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác Quản lý nhà nước về công
tác ATVSLĐ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ
đối với các doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp tại KCN Hòa Cầm,
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng công tác QLNN về
ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong thời gian từ năm 2015 đến năm
2017. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 03 năm gần đây
từ 2015-2017, gồm: Tài liệu hội thảo, báo cáo của Tạp chí khoa học,
các Bộ ban ngành có liên quan, các đề tài nghiên cứu khoa học, các
luận án tiến sỹ và thạc sỹ, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham
khảo các bài báo khoa học
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sau khi thu thập được, dữ liệu
sẽ được sắp xếp, sau đó sẽ tiến hành sàng lọc dữ liệu và áp dụng các
phương pháp phân tích để làm rõ các mối quan hệ tương hỗ và các ý
nghĩa định lượng giữa các dữ liệu.
- Phương pháp kế thừa:
Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một
số tác giả có công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý
nhà nước về công tác ATVSLĐ.
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp này nhằm quan sát trực tiếp điều kiện làm việc,
môi trường làm việc trong một số doanh nghiệp trong các KCN Đà
Nẵng từ đó tổng hợp và đánh giá về việc thực hiện công tác
ATVSLĐ và việc ý thức của người lao động trong vấn đề này
- Phương pháp phân tích thống kê:
Kết quả thu thập từ phân tích các tài liệu; văn bản về công tác
ATVSLĐ của hệ thống văn bản pháp quy, tham khảo thông tin trên
mạng Internet, các báo cáo và tập chí chuyên ngành, các công trình
nghiên cứu và những tài liệu có liên quan
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Phan Huy Đường (2015), Giáo trình “QLNN về kinh tế” NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong giáo trình này tác giả nhấn mạnh
4
QLNN về kinh tế là môn khoa học giáp ranh giữa kinh tế học, quản
trị học, quản trị kinh doanh, khoa học quản lý và nhà nước pháp
quyền, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật và các vấn đề mang
tính quy luật về sự ra đời, hình thành, tác động qua lại của các mối
quan hệ, giữa các thực thể có liên quan đến các hoạt động kinh tế và
quản lý kinh tế của một quốc gia. Tác giả đã kế thừa và chọn lọc
những kiến thức từ các công trình nghiên cứu, các chuyên đề về
QLNN và QLNN về kinh tế kết hợp với những vấn đề lý luận và
thực tiễn mới nảy sinh; giúp người đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về
QLNN về kinh tế.
Trần Ngọc Lân (2012), Sách “Sổ tay an toàn vệ sinh lao động”
NXB Thông tin và truyền thông. Trong cuốn sách này tác giả đã hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ đã ban hàng và tổ
chức thực hiện; Các chế độ về ATVSLĐ mà NLĐ được hưởng; phương
tiện bảo vệ cá nhân: Khái niệm, công dụng, cách sử dụng và bảo quản..
Ngày 25/6/2015 Luật ATVSLĐ được Quốc hội Việt Nam ban
hành với những nội dung mới so với một số quy định ATVSLĐ
trước đó. Luật ATVSLĐ ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng không
chỉ giải quyết được những thách thức về công tác ATVSLĐ hiện nay
cũng như thúc đẩy sản xuất ở Việt Nam trong thời gian tới, mà còn
có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn nhằm cải thiện điều kiện lao
động, đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ, bảo vệ môi trường và điều kiện
để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Cục An toàn Lao động - Bộ LĐTBXH (2010), Đề tài nghiên
cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các
loại hình doanh nghiệp”. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng
quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh
nghiệp; khuyến nghị xây dựng quy trình quản lý ATVSLĐ trong các
cơ sở và doanh nghiệp. Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
5
nhằm xây dựng quy trình quản lý công tác ATVSLĐ ngày một tốt
hơn, giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro, chết người trong quá
trình lao động sản xuẩt, nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến nghị các
giải pháp bảo đảm ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp.
Cục An toàn lao động - Bộ LĐTBXH (mã đề tài CB 2007-02-
02), (2007), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên
truyền, phổ biến về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp”. Mục tiêu
nghiên cứu: Đề xuất những biện pháp tuyên truyển công tác
ATVSLĐ phải gắn với xây dựng văn hóa an toàn trong các doanh
nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ của
NSDLĐ và người lao động, góp phần giảm thiểu tai TNLĐ.
Cục An toàn Lao động - Bộ LĐTBXH(2010) Đề tài nghiên
cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh lao động trong các
loại hình doanh nghiệp”. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng
quá trình thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh
nghiệp; đưa ra khuyến nghị xây dựng quy trình quản lý ATVSLĐ
trong các cơ sở và doanh nghiệp.
Lê Vân Trình (2011), Đề tài “Điều tra đánh giá ảnh hưởng
hoạt động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội, sức
khỏe người lao động và môi trường xung quanh; đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Việt Nam” (mã
đề tài CTPH-2010/01/TLĐ-BKHCN), Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam - Bộ Khoa học công nghệ. Mục tiêu nghiên cứu: Nguyên
nhân và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và tác hại đến sức
khỏe người lao động và môi trường xung quang tại Khu công nghiệp.
Từ thực trang nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững cho các khu công nghiệp Việt Nam.
Dietmar Elsler (2012) cho rằng một số quốc gia thành viên EU
sẵn sàng đưa ra các hình thức khen thưởng tài chính khác nhau cho
6
doanh nghiệp đầu tư vào công tác an toàn cho NLĐ. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng ở Liên minh Châu Âu đã nhận thấy được sự cần thiết
trong việc sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế từ đó thúc
đẩy doanh nghiệp áp dụng các điển hình tốt cho công tác phòng ngừa
tại cơ sở của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu rõ nét nhất
về tính hiệu quả của các biện pháp khuyến khích kinh tế, đồng thời
khích lệ các tổ chức tiến hành cải thiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở
của mình.
Hoàng Trí (2013), Giáo trình “An toàn lao động và môi trường
công nghiệp”, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn sách cung cấp ngành nghề kỹ thuật và những người lao động
đang làm việc trong nhà máy, xí nghiệp những kiến thức cơ bản về
khoa học Bảo hộ lao động; Luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao
động; Vệ sinh lao động; Kỹ thuật an toàn trong lao động và sản xuất;
Cấp cứu tai nạn lao động; Môi trường công nghiệp; Nguồn gốc ô
nhiễm khí quyển; Các phương pháp lọc bụi.
Nguyễn Đức Đan (2013), Sách “Tổ chức quản lý vệ sinh an
toàn lao động theo luật pháp và kỹ năng kiểm soát”, NXB Thông tin
và Truyền thông. Cuốn sách được bổ sung chỉnh sửa theo Bộ Luật
Lao động 2012 (từ việc quy định đảm bảo yêu cầu điều kiện làm việc
cho tới tổ chức thực hiện quản lý như thế nào), đồng thời được cập
nhật bổ sung một số nội dung cho việc quản lý sức khỏe và kỹ năng
kiểm soát cùng phần phụ lục về nội dung khám BNN. Hướng dẫn cách
tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ và kỹ năng kiểm soát các yếu tố
có nguy cơ trong sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp lựa chọn giải
pháp can thiệp sao cho phù hợp với nguồn lực của mình để bảo vệ sức
khoẻ cho NLĐ, phát triển sản xuất bền vững.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
7
các phụ lục, đã kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
Chƣơng 2. Thực trạng Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong
các doanh nghiệp trên địa bàn KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà
nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp trên địa bàn KCN Hòa Cầm,
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1.1. Một số khái niệm
- An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của
các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử
vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của
yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người
trong quá trình lao động sản xuất.
- Khái niệm Quản lý nhà nước về ATVSLĐ: là sự tác động
của Nhà nước thông qua các chính sách để điều chỉnh công tác
ATVSLĐ nhằm đạt được mục tiêu môi trường lao động tốt, bảo đảm
ATVSLĐ và sức khỏe cho NLĐ, tạo quá trình lao động sản xuất có
năng suất, chất lượng và hiệu quả.
1.1.2. Nguyên tắc của công tác quản lý nhà nƣớc về An
toàn, vệ sinh lao động
8
a. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi tổ
chức, cá nhân liên quan đến lao động, sản xuất
b. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh
c. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải trên cơ sở quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng
d. Quản lý về an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện
trong suốt quá trình lao động, sản xuất trên cơ sở phân tích, quản lý
nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
e. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm phân công,
phân cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành
1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nƣớc về về an toàn,
vệ sinh lao động
Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nên có ý nghĩa
và lợi ích về chính trị, kinh tế và xã hội.
1.1.4. Tính chất của quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh
lao động
Tính chất pháp lý, tính khoa học kỹ thuật, tình chất quần
chúng, đây là 3 tính chất chủ yếu và chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP
1.2.1. Ban hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ
trong doanh nghiệp
ATVSLĐ là tổng hợp các biện pháp được tiến hành nhằm thiết
lập điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho NLĐ, hạn chế mức
9
thấp nhất khả năng bị TNLĐ hoặc giảm thiểu tỷ lệ người mắc BNN.
Tiêu chí đánh giá: Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định
pháp luật về ATVSLĐ; Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai
thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ.
1.2.2. Tuyên truyền quy định của pháp luật về ATVSLĐ
trong các doanh nghiệp
Công tác tuyên truyên về quy định ATVSLĐ sẽ là cơ sở để tất
cả NSDLĐ và NLĐ nắm được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó sẽ
ý thức và chấp hành tốt hơn. Do chưa tiếp cận hoặc chưa nhận thức
về công tác ATVSLĐ nên NLĐ không biết những gì mình làm là và
môi trường làm việc của mình có đảm bảo an toàn và đạt các tiêu
chuẩn quy định hay không. Chính vì vậy, qua công tác tuyên truyền,
NLĐ có thể tham gia giám sát và thực hiện tốt hơn.
Tiêu chí đánh giá: Số lượng các đợt tuyên truyền về
ATVSLĐ; Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về
ATVSLĐ; Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSLĐ.
1.2.3. Đào tạo và tập huấn về quản lý ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp
Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu là đào tạo, huấn luyện
ngắn hạn và đào tạo lại.
Tiêu chí đánh giá: Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ;
Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ.
1.2.4. Thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp
Hàng năm, Thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ xây dựng kế
hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc khi cần thiết như có dấu hiệu
vi phạm hoặc có khiếu nại tố cáo sẽ tiến hành thanh kiểm tra đột
xuất. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra
10
thường xuyên và đột xuất; Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp
hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; Tỷ lệ doanh
nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp
được thanh kiểm tra.
1.2.5. Điều tra, thống kê TNLĐ và bệnh nghề nghiệp
Tiêu chí đánh giá; Số lượng doanh nghiệp thực hiện báo cáo
thống kê tình hình TNLĐ,BNN theo quy định; Số lượng các vụ
TNLĐ; Số lượng người lao động bị BNN; Tỷ lệ tăng, giảm các vụ
TNLĐ, tỷ lệ lao động mắc BNN trong các doanh nghiệp.
1.2.6. Xử lý các vi phạm về An toàn, vệ sinh lao động
ATVSLĐ là 1 chế định của Bộ luật lao động. Để pháp luật về
lao động nói chung, ATVSLĐ nói riêng đi vào cuộc sống và thực
hiện có hiệu quả trên thực tế thì việc xây dựng và ban hành Nghị
định xử phạt vi phạm hành chính là điều hết sức cần thiết.
Tiêu chí đánh giá: Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về
ATLĐ của các doanh nghiệp; Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm
về VSLĐ của các doanh nghiệp
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ATVSLĐ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng
đến công tác ATVSLĐ. Các yếu tố tự nhiên ở từng vùng miền khác
nhau, các yếu tố tự nhiên bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,
bão, nắng sẽ tác động đến cơ sở vật chất, máy móc thiết bị,
phương tiện làm việc.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định
11
đến công tác quản lý ATVSLĐ. Bên cách đó, trình độ dân trí cũng
tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý công tác này.
1.3.3. Nhân tố người sử dụng lao động (NSDLĐ)
NSDLĐ phải chịu trách nhiệm cao nhất về công tác ATVSLĐ
của đơn vị mình. Họ là người chủ động thực hiện công tác ATVSLĐ
trong mỗi doanh nghiệp nên ý thức và mức độ trách nhiệm của họ
tham gia là nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác.
1.3.4. Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp
NLĐ là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vừa
chấp hành các quy định về ATVSLĐ nên ý thức chấp hành các quy
định của người lao động có ý nghĩa quyết định trong việc này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẦM, QUẬN CẨM
LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẦM, QUẬN
CẨM LỆ, TP. ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Quận Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ nằm ở trung tâm của Đà Nẵng, tiếp giáp với 5/7
quận huyện còn lại của thành phố lại nằm ở vị trí cửa ngỏ Tây Nam
của Đà Nẵng nên Cẩm Lệ có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận
và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
12
hội. Cẩm Lệ là vùng đô thị mới được quy hoạch đầu tư phát triển
đồng bộ cả về không gian, giao thông, điện Ngoài các khu dân cư
mới với các nhà ở cao tầng, Cẩm Lệ còn là vùng đất lựa chọn để phát
triển các khu biệt thự dọc trục ven sông Tuyên Sơn – Túy Loan, biệt
thự nhà vườn Hòa Xuân
2.1.2. Đặc điểm điều kiện xã hội
Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo sự gia tăng về
dân số, năm 2017 dân số quận Cẩm Lệ là 115.630 người và tỷ lệ
người ở độ tuổi lao động cũng tăng lên và chiếm 71,02% dân số
trong năm 2017. Đây thời kỳ dân số vàng để cung cấp nguồn lao
động đồi dào cho khu công nghiệp Hòa Cầm và thành phố Đà Nẵng.
2.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 từ 12.881 tỷ đồng
năm 2017 tăng lên 15.382 tỷ đồng
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từ “Nông
nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ, sang “Thương mại - Dịch vụ, Công
nghiệp - xây dựng, Nông nghiệp”.
2.1.4. Đặc điểm Khu Công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ,
TP. Đà Nẵng
KCN Hoà Cầm có tổng diện tích 266 ha, được chia làm 2 giai
đoạn; giai đoạn 1: thành lập theo Quyết định số 2459/QĐ-UB ngày
25/4/2003 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có diện tích là
137ha, giai đoạn 2: Tổng diện tích 129ha, tỷ lệ lấp đầy là 96,3%.
KCN Hòa Cầm nằm ở vị trí rất thuận lợi trong giao thương và được
quy hoạch phát triển các nhóm ngành chuyên môn hóa như: Cơ khí,
lắp ráp điện tử, may mặc; Chế biến lâm sản; sản xuất bao bì, màng
bọc plastic; Băng gạc y tế, SX sản phẩm từ nhựa, SX thiết bị điện;
SX dây cáp, kho chứa vật tư thiết bị, quản lý vận hành điện, SX lắp
13
ráp các hệ thống điều kiển và tự động hóa.
Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp đầu tư vào khu công
nghiệp Hòa Cầm thì lực lượng lao động vào làm việc cùng tăng lên.
Tổng số lao động hiện có hơn 12.024 người, trong đó có 8.130 lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động
ngoại tỉnh 8.726 người (chiếm gần 68%). Quy mô doanh nghiệp
tăng, số lao động ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý
ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
2.1.5. Doanh nghiệp, ngƣời