Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum

Huyện Kon Plong là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Kon Tum. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội tuy nhiên còn những hạn chế nhất định cụ thể như: đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, bị sót trường hợp, đời sống vật chất và tinh thần của một số đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, mức hưởng trợ cấp của các đối tượng còn thấp, công tác quản lý, theo dõi đối tượng còn chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ. Vì thế vấn đề cấp thiết đặt ra là làm sao mỗi người dân, mỗi cộng đồng trên địa bàn huyện khi thiên tai xảy ra, khi gặp biến cố về các vấn đề bất khả kháng do lý do khách quan bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và chất lượng cuộc sống cần được hỗ trợ một cách kịp thời, nhanh chóng; đồng thời cần có sự quan tâm, sâu sát và quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc theo dõi và hỗ trợ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon PLông. Do đó, với đề tài: "Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông" được chọn để làm đề tài cho luận văn của mình, với mong muốn nâng cao công tác quản lý của các cơ quan đến vấn đề thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội tại huyện nhà

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRỊNH THỊ HỒNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng, năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Trương Tấn Quân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại Học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Kon Plong là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Kon Tum. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội tuy nhiên còn những hạn chế nhất định cụ thể như: đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, bị sót trường hợp, đời sống vật chất và tinh thần của một số đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, mức hưởng trợ cấp của các đối tượng còn thấp, công tác quản lý, theo dõi đối tượng còn chưa thường xuyên và chưa chặt chẽ. Vì thế vấn đề cấp thiết đặt ra là làm sao mỗi người dân, mỗi cộng đồng trên địa bàn huyện khi thiên tai xảy ra, khi gặp biến cố về các vấn đề bất khả kháng do lý do khách quan bên ngoài gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và chất lượng cuộc sống cần được hỗ trợ một cách kịp thời, nhanh chóng; đồng thời cần có sự quan tâm, sâu sát và quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc theo dõi và hỗ trợ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon PLông. Do đó, với đề tài: "Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông" được chọn để làm đề tài cho luận văn của mình, với mong muốn nâng cao công tác quản lý của các cơ quan đến vấn đề thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội tại huyện nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về bảo trợ xã hội, quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, đánh giá, phân tích thực trạng và định hướng đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plong trong 2 thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đồng thời giữa lý luận và thực tiễn thực hiện công tác quản lý hoạt động bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plông thời gian qua. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung về công tác quản lý hoạt động bảo trợ xã hội tại huyện KonPlông. Đánh giá cụ thể và nhìn nhận ưu điểm - hạn chế về thực trạng công tác quản lý hoạt động bảo trợ xã hội thời gian 2013-2017, qua đó đề xuất giải pháp cụ thể từ năm 2018 - 2020. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập tài liệu thứ cấp; Xử lý tài liệu; Phân tích thực chứng; So sánh; Phân tích tổng hợp. 5.Bố cục của luận văn Nội dung luận văn được trình bày gồm 03 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Kon Plông Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông 6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm về bảo trợ xã hội, quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. Có thể hiểu: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội là quá trình tác động có tổ chức và bằng các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước, thể hiện quyền lực của Nhà nước nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Đối tượng bảo trợ xã hội là mọi người dân trong xã hội gặp khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ, hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày hoặc lâu dài của họ bị đe dọa. - Nội dung chế độ bảo trợ xã hội được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau căn cứ vào tính ổn định hay nhất thời của trợ cấp, phụ thuộc vào nền kinh tế của địa phương. - Mục đích của bảo trợ xã hội mang tính xã hội, nhân đạo. 1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Dưới góc độ kinh tế, là công cụ phân phối tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh của xã hội, thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt bần cùng, nghèo đói. 4 - Dưới góc độ chính trị xã hội, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, và làm giảm thiểu những bất ổn trong xã hội. - Dưới góc độ pháp luật: là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội. - Đối với xã hội: là một biện pháp của chính sách xã hội. - Dưới góc độ cá nhân người thụ hưởng: nhằm đảm bảo thu nhập giúp họ giảm thiểu cuộc sống khó khăn trong xã hội. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.2.1. Ban hành chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội a. Khái niệm Việc ban hành các chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội được hiểu là việc dựa theo chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác bảo trợ xã hội hình thành các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. b. Ý nghĩa Thời gian qua, chính sách bảo trợ xã hội đã và đang phát huy tác dụng là tấm lưới an toàn cho các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng ở mỗi giai đoạn và trong suốt quá trình phát triển”. c. Nội dung - Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; - Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ. - Luật Bảo hiểm xã hội, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ 5 em; Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bảo hiểm y tế - Hệ thống các văn bản quy định, sửa đổi về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. d. Tiêu chí để đánh giá việc ban hành các chính sách bảo trợ xã hội - Số văn bản được ban hành. - Số đối tượng được hưởng. - Thời gian ban hành. - Kinh phí ban hành chính sách. 1.2.2 Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội a. Khái niệm Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. b. Ý nghĩa Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội là hoạt động làm cho nhân dân trên cả nước hiểu được nội dung các chính sách, chương trình của Nhà nước nước ban hành về bảo trợ xã hội là một trong ba chính sách cơ bản của hệ thống an sinh xã hội, qua đó người được thụ hưởng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong các nội dung đó, và từ đó góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế. Ngoài ra, giúp người dân nhận rõ hơn quan điểm của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm của xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. 6 c. Nội dung Các hình thức tuyên truyền được sử dụng như phát tờ rơi, đăng tải trên hệ thống internet, tuyên truyền thông quá báo chí, tivi, đài truyền thanh, thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn; 1.2.3. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về bảo trợ xã hội a. Khái niệm bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước thực chất là một tổ chức để triển khai thực thi pháp luật của nhà nước và do đó tùy thuộc các tư duy về quản lý nhà nước mà có thể có những dạng tổ chức khác nhau. b. Ý nghĩa của tổ chức bộ máy nhà nước Giúp nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tạo tiền đề cho ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần củng cố thành quả trong đổi mới kinh tế và quan trọng hơn là đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng người yếu thế trong xã hội và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. c. Nội dung Công tác bảo trợ xã hội chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; Sở lao động – Thương binh và xã hội, Phòng lao động – Thương binh và xã hội cùng Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo trợ xã hội giúp việc cho cấp trên. d. Nguyên tắc hoạt động Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, quy định các bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội theo đơn vị hành chính. 1.2.4. Quản lý và tổ chức hoạt động tài chính về bảo trợ xã hội 7 a. Khái niệm Quản lý tài chính cho hoạt động bảo trợ xã hội thực chất là việc sử dụng công cụ tài chính của Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội. Kết quả quả việc sử dụng các công cụ tài chính là hình thành bảng dự toán thu, chi bảo trợ xã hội cho địa phương nhằm đảm bảo đáp ứng việc tổ chức thực hiện chế độ bảo trợ xã hội kịp thời, chính xác, đúng và đủ. b. Ý nghĩa Việc quản lý tài chính cho hoạt động bảo trợ xã hội là công việc quyết định toàn bộ tiến trình của quá trình thu – chi bảo trợ xã hội, đáp ứng việc thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời cho các đối tượng bảo trợ xã hội. c. Nội dung - Quản lý thu bảo trợ xã hội chính là việc lập dự toán các nguồn thu. - Quản lý chi bảo trợ xã hội chính là việc lập dự toán các nguồn chi. d. Nguyên tắc thực hiện - Phản ánh đầy đủ nội dung. - Xác định được sự thay đổi dự toán thu – chi. e. Đối tượng thực hiện Thực hiện theo Nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2103 của Chính phủ quy định tại điều 5 đối tượng hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng chỉ bao gồm 06 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội do xã, thị trấn quản lý có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 và mức chi quy định tại Điều 6 của Nghị định tương ứng 270.000 đồng đối với một hệ số hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. 8 f. Quản lý hoạt động thu - Thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. - Cân đối khi có sự thay đổi theo quy định pháp luật. - Nhận trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho địa phương. - Đối với các trường hợp đột xuất gây thiệt hại nặng mà nguồn kinh phí địa phương không đủ để đáp ứng chính sách thì làm thủ tục trình lên cấp trên và chờ quyết định hỗ trợ kinh phí từ trung ương. - Quyết toán thu bảo trợ xã hội được thực hiện phần tổng trong năm thực hiện. g. Quản lý hoạt động chi - Thực hiện chi trả chế độ, chính sách đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, chính xác đối tượng. - Tổ chức chi trả cho đối tượng theo hợp đồng ký kết với dịch vụ chi trả (Bưu điện). - Quy trình chi trả được thực hiện từ trên xuống dưới. - Bên nhận chi trả thực hiện chi trả đảm bảo công khai, minh bạch. - Quyết toán chi bảo trợ xã hội được thực hiện một lần và đột xuất theo sự chỉ định thời gian của bên ủy quyền chi trả. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động bảo trợ xã hội a. Khái niệm Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoạt động bảo trợ xã hội được hiểu là việc đánh giá tình hình thực tế việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, từ đó áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phù hợp để xử lý. b. Ý nghĩa Nhằm phát hiện, thu hồi và xử lý vi phạm trong mọi hoạt động, đồng thời nâng cao kỷ cương, kỷ luật, ý thức chấp hành pháp 9 luật của nhà nước về công tác bảo trợ xã hội, thực hiện theo Hiến pháp năm 2013. c. Nội dung - Nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận về thu – chi bảo trợ xã hội. - Xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu vi phạm. d. Nguyên tắc - Tuân thủ theo mọi quy định của pháp luật. - Đảm bảo tính dân chủ, kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực, công khai, tránh trùng lắp. - Không được làm cản trở mọi hoạt động hàng ngày của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra. - Được thực hiện thường xuyên. 1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm a. Khái niệm Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động bảo trợ xã hội được hiểu là việc xác minh tính hợp pháp của tình hình thực tế về nội dung tố cáo, khiếu nại việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp đảm bào lợi ích cho các đối tượng. b. Ý nghĩa Kiểm tra tính đúng đắn , phù hợp và khả thi của các chính sách, đồng thời giúp nhân dân tin tưởng vào sự quản lý của Đảng, của Nhà nước và hệ thống chính sách an sinh xã hội ngày càng được hoàn thiện hơn. c. Nguyên tắc - Đảm bảo các quy định của pháp luật ban hành, đảm bảo công tác tiếp công dân theo quy định. 10 - Thực hiện trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền từ thấp đến cao và đảm bảo sự công bằng. - Xử lý vi phạm theo quy định đối với các trường hợp tiếp nhận khiếu nại tố cáo không giải quyết, bao che và giải quyết không thỏa đáng cho nhân dân. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.3.1. Nhân tố kinh tế 1.3.2. Nhân tố phi kinh tế CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN KON PLÔNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM 2.1.1. Vị trí địa lý – đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc thuộc tỉnh Kon Tum. cách thành phố Kon Tum 54km về phía Đông – Bắc đi theo quốc lộ 24. Nhìn chung, điều kiện địa lý và giao thông của huyện Kon Plông có nhiều thuận lợi cho giao thương giữa các vùng lân cận, nhất là phát triển du lịch của huyện. b. Địa hình Địa hình đa đạng của huyện KonPlông thuận lợi cho việc bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch c. Đất đai 11 Huyện Kon Plông có diện tích đất toàn huyện là 138.115, 92ha gồm nhiều loại đất khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng. d. Khí hậu và thời tiết Khí hậu Kon Plông mát mẻ quanh năm, được ví như Đà Lạt thứ hai của Tây nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 16-20 0C, độ ẩm trung bình 82-840C, rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và phù hợp cho phát triển rau hoa quả xứ lạnh. 2.1.2. Đặc điểm xã hội - Huyện Kon Plông hiện nay chưa có thị trấn, gồm 9 xã với 89 thôn, 117 làng. 9 xã bao gồm xã Đăk Long, xã Hiếu, Xã Pờ Ê, xã Ngọc Tem, xã Măng Cành, xã Đăk Tăng, xã Măng Bút, xã Đăk Nên, xã Đăk Ring. - Dân số trung bình của huyện Kon Plông tính đến tháng 12 năm 2017 là 26.970 người. Người dân sinh sống tập trung chủ yếu ở nông thôn. Nguồn lao động tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, hơn ½ dân số trung bình của huyện. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - Giá trị tổng sản phẩm đạt 1.267,9 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 71,1% năm 2017. - Cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng đóng góp 52,6%, ngành thương mại, dịch vụ đạt 23,86%, ngành nông, lâm, thủy sản đạt 23,54%. Ngành công nghiệp duy trì ở mức khá và vượt trội so với ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ qua các năm. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON 12 TUM 2.2.1. Công tác ban hành văn bản về bảo trợ xã hội - Nghị quyết giai đoạn 2016-2020 nhấn mạnh việc đảm bảo việc thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội. - Trên cơ sở Nghị quyết đề ra Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện xây dựng và ban hành kịp thời 12 văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, tuyên truyền, vận động và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện. 2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách - Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện việc tuyên truyền các chính sách bảo trợ xã hội những năm gần đây của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội đã thực hiện được 182 tin, bài, phóng sự và chuyên mục chính sách đăng tải trên trang thông tin điện tử của huyện, đài truyền hình huyện và trạm phát thanh các xã. - Phối hợp cùng các ban, ngành đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã, đài truyền thanh huyện, xã đã thực hiện hơn 400 lượt tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo trợ xã hội. - Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Kon Tum mở các lớp tập huấn nghiệp vụ có liên quan đến chế độ bảo trợ xã hội. 2.2.3. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội huyện Kon Plong là Ủy ban nhân dân huyện Kon Plong, thực hiện quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội. Giao trách nhiệm cho Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức, thực hiện công tác bảo trợ xã hội. 13 - Phòng Lao động – Thương binh và xã hội hiện nay có 09 cán bộ, công chức và chuyên viên. Trong đó phân công 02 chuyên viên phụ trách thực hiện và theo dõi quản lý công tác bảo trợ xã hội. - Cơ cấu tổ chức Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Kon Plong hiện nay cơ bản đảm bảo, gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 06 chuyên viên thực hiện nhiệm vụ. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật: mỗi cán bộ công chức đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo làm việc hiệu quả. - Về nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo trợ xã hội tại 09/9 xã có 27 cán bộ, công chức được bố trí thực hiện theo quy định. - Trên địa bàn huyện chưa có trung tâm bảo trợ xã hội. 2.2.4. Quản lý và tổ chức hoạt đồng tài chính về bảo trợ xã hội a. Quản lý hoạt động thu - Nguồn thu cho công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon Plong chủ yếu là từ sự phân bổ ngân sách từ tỉnh, Trung ương được bố trí trong dự toán hàng năm chi đảm bảo xã hội. - Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương cân đối tăng dần qua các năm thể hiện năm 2013 là 0,538 tỷ đồng tăng lên 0,982 tỷ đồng năm 2017, tăng gần 02 lần trong 05 năm qua. Tỷ lệ ngân sách địa phương so với tổng nguồn vốn tài trợ cũng biến động tăng qua các năm, năm 2013 là 2,82% tăng lên 3,96% năm 2017. - Nguồn kinh phí do trung ương phân bổ cho hoạt động bảo trợ xã hội của huyện Kon Plong những năm qua có xu hướng tăng và tăng nhẹ những năm 2015-2017. Năm 2013 phân bổ 18,529 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 97,18%, đến năm 2017 tăng lên 23,803 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 96,04% so với tổng nguồn vốn tài trợ. b. Quản lý hoạt động chi 14 - Quản lý chi: thực hiện theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP gồm 09 nhóm đối tượng và Nghị định 136/2013/NĐ-CP gồm 06 nhóm đối tượng. Bảng 2.1. Tình hình lập dự toán chi qua các năm tại huyện Kon Plong ĐVT: Tỷ đồng Dự toán Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1.Trợ cấp thường xuyên 17,02 17,54 18,1 19,65 20,86 2. Trợ cấp đột xuất 1 1,3 1,6 2 2,2 3. Trợ cấp khác 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Tổng cộng 18,52 19,34 20,20 22,15 23,56 (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện KonPlông) Qua bảng 2.1 cho thấy những năm qua từ 2013-2017, trên cơ sở số lượng đối tượng thụ hưởng chế độ bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện biến động không nhiều, đầu mỗi năm phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện đã chủ động tham mưu tốt việc lập dự toán chi bảo trợ xã hội. Qua đó việc chi hỗ trợ cho các đối tượng được giải quyết đủ. - Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Kon Plong, nguồn chi cho các đối tượng bảo trợ xã hội li
Luận văn liên quan