Đào tạo nghề là một trong những nhu cầu thiết thực đáp ứng kịp
thời xu hướng phát triển của xã hội. Cùng với quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp-nông thôn, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp,
các vùng kinh tế một mặt tạo ra nhiều ngành nghề mới nhưng mặt
khác do yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực khắc khe nên lao động
nông thôn nếu chưa qua đào tạo thì khó có thể đáp ứng được. Vì vậy,
để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần thiết phải phát triển một
hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một nguồn
nhân lực đủ về số lượng và chất lượng.
Thị xã Điện Bàn là vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh
Quảng Nam, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu
vực Miền Trung. Các khu, cụm công nghiệp tại thị xã đã và đang thu
hút nhiều dự án quan trọng. Do đó rất cần có nguồn nhân lực tăng về
cả số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, công tác đào tạo
nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã có những bước phát triển tốt, đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì công tác dạy nghề và quản lý
nhà nước về đào tạo nghề còn những bất cập nhất định. Hiện nay cơ
quan quản lý nhà nước tại thị xã nói chung và các trung tâm dạy
nghề nói riêng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công
tác đào tạo nghề; các trung tâm dạy nghề hiện nay chỉ thực hiện việc
đào tạo theo năng lực hiện có chứ chưa theo nhu cầu của các doanh
nghiệp và thị trường. Việc gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về
đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề và người lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là rất hạn chế.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ
Phản biện 1: TS. Lê Dân
Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp
.
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề là một trong những nhu cầu thiết thực đáp ứng kịp
thời xu hướng phát triển của xã hội. Cùng với quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp-nông thôn, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp,
các vùng kinh tế một mặt tạo ra nhiều ngành nghề mới nhưng mặt
khác do yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực khắc khe nên lao động
nông thôn nếu chưa qua đào tạo thì khó có thể đáp ứng được. Vì vậy,
để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần thiết phải phát triển một
hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một nguồn
nhân lực đủ về số lượng và chất lượng.
Thị xã Điện Bàn là vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh
Quảng Nam, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu
vực Miền Trung. Các khu, cụm công nghiệp tại thị xã đã và đang thu
hút nhiều dự án quan trọng. Do đó rất cần có nguồn nhân lực tăng về
cả số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, công tác đào tạo
nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã có những bước phát triển tốt, đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì công tác dạy nghề và quản lý
nhà nước về đào tạo nghề còn những bất cập nhất định. Hiện nay cơ
quan quản lý nhà nước tại thị xã nói chung và các trung tâm dạy
nghề nói riêng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công
tác đào tạo nghề; các trung tâm dạy nghề hiện nay chỉ thực hiện việc
đào tạo theo năng lực hiện có chứ chưa theo nhu cầu của các doanh
nghiệp và thị trường. Việc gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về
đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề và người lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là rất hạn chế.
2
Với những vấn đề thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp
giải quyết những tồn tại hạn chế của công tác quản lý nhà nước về
đào tạo nghề trên địa bàn thị xã, đồng thời có những kiến nghị, đề
xuất để điều chỉnh chính sách về đào tạo nghề nói chung cho phù
hợp với thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn nhằm đánh giá thực
trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
thị xã Điện Bàn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện
Bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
thị xã Điện Bàn trong thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt được,
những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động
quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã
Điện Bàn.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn
từ năm 2010 - 2017.
- Về nội dung:
+ Những vấn đề cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
+ Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
+ Các giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính
để làm phương pháp nghiên cứu cho luận văn.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Các số liệu về đào tạo nghề (năm 2010 - 2017) từ niên giám
thống kê của Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàn.
- Các số liệu về kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn: GRDP;
tổng giá trị sản xuất; cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp,
công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; tổng số lao động; từ niên giám
thống kê của Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàn.
- Các báo cáo hằng năm liên quan đến đào tạo nghề (từ năm
2010 - 2017) của UBND thị xã Điện Bàn, Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội thị xã Điện Bàn.
4
- Báo cáo của các trung tâm dạy nghề trên địa bàn thị xã Điện
Bàn.
- Các đề án, văn bản về đào tạo nghề do Trung ương và địa
phương ban hành.
- Và cuối cùng, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố tại
các luận văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả trong và
ngoài nước để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra
khảo sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê.
Phương pháp so sánh.
5. Bố cục đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
- Chương 3: Những giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại thị xã Điện Bàn.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xác định công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn chưa có một đề
tài khoa học hay công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện công
tác Quản lý nhà nước đối về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho đến thời điểm hiện nay. Trên
cơ sở đó tác giả đã tham khảo một số giáo trình, luận văn và bài báo
có liên quan để làm rõ hơn cho đề tài nghiên cứu của mình.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1.1. Nông thôn và lao động nông thôn
a. Khái niệm nông thôn
Có nhiều khái niệm về nông thôn, nhưng có thể hiểu khái niệm
nông thôn như sau: Nông thôn là khu vực không gian lãnh thổ mà ở
đó cộng đồng dân cư có cách sống và lối sống riêng, lấy sản xuất
nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu và sống chủ yếu dựa vào
nghề nông; có mật độ dân cư thấp, hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát
triển.
b. Khái niệm lao động
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể
sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và
sự tác động của con người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”.
Lao động nông thôn là toàn bộ những người có khả năng lao
động nhưng chưa tham gia làm việc và những người lao động đang
làm việc nhằm tạo ra của cải vật chất ở khu vực nông thôn. Do đó,
lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp,
phi nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôncó độ
tuổi từ 15 trở lên không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh
sống tại vùng nông thôn
1.1.2. Đào tạo nghề và các hình thức đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo nghề: Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp
74/2014/QH13 thì đào tạo nghề được khái niệm là hoạt động dạy và
học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
6
thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp
Các hình thức đào tạo nghề:
- Theo phương thức đào tạo thì đào tạo nghề gồm 3 phương
thức: Niên chế, Mô đun và Tín chỉ.
- Theo hình thức đào tạo: Đào tạo nghề gồm 2 loại là chính quy
và thường xuyên.
- Theo trình độ đào tạo: gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp
và cao đẳng.
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
a. Khái niệm quản lý: Phan Huy Đường (2008), Quản lý là việc
mà chủ thể quản lý (cá nhân hoặc tổ chức quản lý) bằng cách thức
nào đó tác động đến đối tượng được quản lý (cá nhân hoặc tổ chức bị
quản lý) một cách có chủ đích nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
b. QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT: Quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động quản lý của cơ quan
quản lý đào tạo nghề từ trung ương đến địa phương đối với các cơ sở
đào tạo nghề nhằm hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, đào tạo
nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trường lao động.
1.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
- Thực hiện chức năng Quản lý và Điều tiết đối với lĩnh vực
Đào tạo nghề.
- Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động.
7
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và
kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Việc đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng và giải quyết việc
làm. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là mục tiêu, định hướng
của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là một định hướng chiến lược trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về đào tạo nghề.
Hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo nghề tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cụ thể các cơ
quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề từ Trung ương đến địa
phương có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào sẽ được phân công
cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
Bộ LĐTB&XH là cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở
trung ương.
Ở cấp tỉnh thì UBND tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển đào tạo
nghề của tỉnh.
Ở cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đào nghề trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện về phát triển đào tạo nghề trên địa bàn xã.
1.2.4. Xây dựng nội dung và lựa chọn phƣơng pháp ĐTN
a. Đối với trình độ đào tạo sơ cấp
8
Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện
được các công việc đơn giản của một nghề. Đào tạo nghề trình độ sơ
cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm.
b. Đối với trình độ đào tạo trung cấp
Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện
được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số
công việc có tính phức tạp của chuyên ngành. Thời gian học: được
thực hiện từ một đến hai năm.
c. Đối với trình độ đào tạo cao đẳng
Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện
được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các
công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề. Thời gian
đào tạo: được thực hiện từ hai đến ba năm.
1.2.5. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát
triển hoạt động đào tạo nghề
Đầu tư cho cơ sở vật chất:
Bao gồm việc đầu tư cho xây dựng phòng học, xưởng thực hành
cơ bản và thực tập sản xuất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và
học tập, đây là những điều kiện vật chất không thể thiếu trong công
tác đào tạo nghề.
Đầu tư cho hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý và giáo viên đào tạo nghề:
1.2.6. Tổ chức kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề
Kiểm định chất lượng đào tạo nghề nhằm đánh giá, xác định
mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với
cơ sở dạy nghề. Công việc này được thực hiện định kỳ đối với cơ sở
dạy nghề trong phạm vi cả nước. Kiểm định chất lượng được công
bố công khai để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
9
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo
nghề
Đây là công việc quan trọng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp
thời những sai sót trong quá trình thực hiện, đảm bảo công tác đào
tạo nghề đạt hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong
công tác đào tạo nghề.
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
1.3.1. Nhu cầu của thị trƣờng tác động đến Quản lý nhà
nƣớc về đào tạo nghề
1.3.2. Tâm lý của xã hội với việc học nghề
1.3.3. Đầu tƣ cho đào tạo nghề
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
KHU VỰC NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THỊ XÃ ĐIỆN
BÀN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Điện Bàn
2.1.2. Về kinh tế của thị xã Điện Bàn
Nền kinh tế của thị xã Điện Bàn những năm gần đây đã có bước
tăng trưởng ổn định. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 -
2017 đạt 11,95% (tỉnh Quảng Nam là 11,5%). Tăng trưởng đạt mức
10
cao nhất vào năm 2012 (41,35%). Giai đoạn 2015-2017 nhìn chung
mức tăng trưởng là ổn định
2.1.3. Đặc điểm xã hội của thị xã Điện Bàn
Dân số toàn thị xã năm 2017 là 209.948 người. Trong đó, lao
động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 125.633 người. Cơ
cấu dân số phi nông nghiệp - nông nghiệp từ 62% - 38% năm 2010
lên mức 82% - 19% năm 2017. Mức tăng dân số trong giai đoạn
2010 - 2017 là 0,91%/năm. Lực lượng lao động chiểm 60% tổng dân
số (tương đương 125.633 lao động)
2.2. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT TẠI THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN QUA
a. Tình hình nhu cầu đào tạo nghề
b. Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2010 - 2017
c. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2017
Đã tuyển sinh và đào tạo cho 15.630 người. Trong đó số lao
động nông thôn đào tạo ngắn hạn dưới 03 tháng được hỗ trợ học
nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 964 lao động (532 lao
động phi nông nghiệp và 432 lao động nông nghiệp).
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ
XÃ ĐIỆN BÀN
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến
lƣợc, chính sách và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn thị xã theo Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của
Thủ tương chính phủ. Thị xã Điện Bàn đã xây dựng và tổ chức thực
hiện các chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
11
và được cụ thể hóa trong Nghị quyết, Quyết định.
Tuy nhiên để làm rõ hơn thực trạng công tác xây dựng, tổ chức
thực hiện chiến lược, chính sách và kế hoạch đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại thị xã Điện Bàn thì tác giả đã tiến hành điều tra
khảo sát với kết quả như sau:
Bảng 2.5. Thống kê mô tả các khảo sát về công tác xây dựng, tổ
chức thực hiện chiến lược, chính sách và kế hoạch ĐTN cho LĐNT
tại Điện Bàn
Biến điều tra
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
Tổng
Giá trị
trung
bình
Giá trị
xuất
hiện
nhiều
nhất
A1. Định hướng
của các chiến
lược, chính sách
và kế hoạch về
Đào tạo nghề
3 5 88 4,4 5
A2. Khả năng
giải quyết vấn đề
của các chiến
lược, chính sách
và kế hoạch về
đào tạo nghề
3 5 84 4,2 4
A3. Chiến lược
và chính sách có
tham khảo ý
kiến của cơ sở
1 5 80 4,0 5
12
Biến điều tra
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
Tổng
Giá trị
trung
bình
Giá trị
xuất
hiện
nhiều
nhất
A4. Chiến lược,
chính sách và kế
hoạch về đào tạo
nghề có phù hợp
với thực tiễn
3 5 85 4,25 4
A5. Việc tổ chức
thực hiện chiến
lược, chính sách
và kế hoạch về
đào tạo nghề
3 5 87 4,35 4
(Nguồn: Kêt quả khải sát của tác giả )
Nhìn chung, các đối tượng được điều tra đều cho rằng công tác
xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách và kế hoạch về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo đúng định
hướng, khả năng giải quyết vấn đề và việc tổ chức thực hiện các
chiến lược, chính sách và kế hoạch là tốt.
2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về đào tạo nghề trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Nhằm đảm bảo cho hoạt động QLNN về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn được thực hiện đồng bộ, thống nhất thì công tác ban
hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cơ sở pháp lý
quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
Trên cơ sở các văn bản của ngành cấp trên để thực hiện có hiệu
13
quả công tác Đào tạo nghề cho lao động nông theo theo các Nghị
quyết của HĐND tỉnh đề ra trong từng giai đoạn, HĐND&UBND thị
xã Điện Bàn đã chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản về đào tạo nghề.
Và để đánh giá rõ hơn thực trạng công tác ban hành và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tác giả đã thu
thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi và kết quả cho thấy rằng trong
công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được
triển khai thực hiện tốt.
2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đào tạo nghề
Về công tác tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp tại
địa phương gồm có: 02 đồng chí, trong đó 01 lãnh đạo và 01 chuyên
viên kiêm nhiệm công tác đào tạo nghề trực thuộc phòng Lao động -
Thương binh & Xã hội thị xã Điện Bàn.
Nhằm đánh giá rõ hơn thực trạng công tác tổ chức bộ máy Quản
lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện
Bàn, tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi.
Kết quả: nhìn chung các đối tượng điều tra đều cho rằng hiện
nay sự phân cấp, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý
nhà nước về đào tạo nghề là thực hiện chưa tốt, đâu đó vẫn còn
những hạn chế nhất định.
2.3.4. Thực trạng việc xây dựng nội dung và lựa chọn
phƣơng pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Điện
Bàn
a. Về nội dung chương trình dạy nghề: Trong những năm qua,
công tác đào tạo nghề cho Lao động nông thôn tại thị xã đã có nhiều
chuyển biến, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của người lao động nông
14
thôn có cơ hội được học nghề cũng như nhu cầu của các doanh
nghiệp.
b. Về các hình thức và ngành nghề đào tạo
Các hình thức dạy nghề thời gian qua tại thị xã Điện Bàn đã
được đa dạng hóa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngoài mô hình dạy
nghề truyền thống tại các trường dạy nghề, thì hiện nay tại thị xã mô
hình dạy nghề lưu động cũng đang được triển khai tại 20 xã, phường.
Bên cạnh đó mô hình dạy nghề theo phương pháp truyền nghề tại các
làng nghề truyền thống cũng được áp dụng triển khai.
2.3.5. Thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát
triển hoạt động đào tạo nghề
Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 trường, 01 Trung trâm dạy
nghề và nhiều cơ sở dạy nghề. Các trường và trung tâm này được đầu
tư cơ bản từ phòng học lý thuyết, thực hành đến trang thiết bị dạy
nghề nhờ đó quy mô tuyển sinh dạy nghề của thị xã tăng lên đáng kể.
Để đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý và sử dụng các
nguồn lực để phát triển hoạt động đào tạo nghề. Tác giả đã tiến hành
thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát và kết quả như bảng sau:
Bảng 2.19. Thống kê mô tả các khảo sát về công tác quản lý và sử
dụng các nguồn lực