Huyện Chư Păh hiện có 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai trong những năm qua đã đạt được những thành tựu, góp phần ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà
nước về đất đai ở huyện Chư Păh vẫn tồn tại một số yếu kém: tình
trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trong hộ gia đình cá nhân vẫn còn xảy ra ở vùng nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, mua bán, cho thuê đất trái phép mà chủ yếu diễn ra trong các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc áp
dụng thực hiện quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai còn lúng túng. Vì thế, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn và có
những giải pháp phù hợp về vấn đề quản lý đất đai ở huyện Chư Păh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” là rất cần
thiết và cấp bách.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN ANH VŨ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Bảo Dương
.
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Chư Păh hiện có 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai trong những năm qua đã đạt được những thành tựu, góp phần ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà
nước về đất đai ở huyện Chư Păh vẫn tồn tại một số yếu kém: tình
trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trong hộ gia đình cá nhân vẫn còn xảy ra ở vùng nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, mua bán, cho thuê đất trái phép mà chủ yếu diễn ra trong các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc áp
dụng thực hiện quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai còn lúng túng. Vì thế, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn và có
những giải pháp phù hợp về vấn đề quản lý đất đai ở huyện Chư Păh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” là rất cần
thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai hiện nay và qua đó đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện.
2
- Nhận biết được các vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai,
những nguyên nhân có liên quan ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công
tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác quản lý
nhà nước về đất đai của các cấp, ngành huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai từ
năm 2013 đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập dữ liệu
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu..
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp kế thừa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLNN về
đất đai và làm rõ biểu hiện các quy luật của QLNN trong trường hợp
nghiên cứu tại huyện Chư Păh có ý nghĩa về mặt lý luận đối với các
nghiên cứu có cùng quan tâm.
Về mặt thực tiễn: Những đánh giá thực trạng QLNN về đất
đai trên địa bàn huyện Chư Păh cùng các nguyên nhân và những đề
xuất, kiến nghị, biện pháp quản lý thích hợp nhằm hoàn thiện QLNN
về đất đai có ý nghĩa thực tiễn đối với các cấp quản lý có liên quan,
góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn huyện Chư Păh.
3
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai trong
nền kinh tế .
Chương 2: Thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN
THIẾT CỦA QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất khái niệm QLNN về
đất đai của CQH: là sự phối hợp nhịp nhàng của CQH với các đơn vị
khác thuộc hệ thống QLNN về đất đai được pháp luật quy định, để
thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi và mang hiệu quả nhất cho người SDĐ trong việc thực hiện
các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, góp phần cho các
mục tiêu phát triển KT- XH vì con người, cộng đồng, xã hội cũng như
bảo vệ môi trường sống bền vững tại huyện”.
1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai
a. Vai trò của đất đai
b. Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc quản lý tập trung và thống nhất của nhà
nước
b. Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ
c. Quản lý đất đai theo nguyên tắc tập trung dân chủ
d. Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử
e. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với địa phương
và vùng lãnh thổ
1.1.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
5
Quản lý nhà nước về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ
bản:
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tránh lãng phí;
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử
dụng;
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung quy
định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29
tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, áp
dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, nội
dung như sau:
1.2.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
1.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản
lý hồ sơ đại chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất
1.2.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất
1.2.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất
1.2.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương
6
* Nhân tố kinh tế
* Nhân tố xã hội
1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước tác
động rất lớn biến động về kinh tế, từ đó tác động biến đổi mục đích
sử dụng đất. Trên phạm vi ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, người dân
đa số đều sống dựa vào nông nghiệp là chính với việc trồng cây ca
phê, hồ tiêu còn công nghiệp- dịch vụ – thương mại vẫn còn nhỏ
bé chưa phát triển. Diện tích đất được tập trung để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổi mới
đối với nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
cũng đã chuyển đổi theo hướng trồng cây công nghiệp và theo hướng
dịch vụ – công nghiệp - thương mại - nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là
sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đã tác động không nhỏ tới quỹ đất của
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp
đã được lấy đi để sử dụng cho sản xuất công nghiệp làm cho diện tích
đất nông nghiệp giảm đi.
1.3.3. Nhân tố về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền
địa phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản,
có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo
hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận
lợi. Tuy nhiên, công tác quản lý của bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu
một khâu, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo được yêu
cầu công việc được giao.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
CHƯ PĂH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa -
kinh tế khá đặc biệt: cách trung tâm tỉnh l Gia Lai thành phố
Pleiku) 16 km, cách trung tâm tỉnh l Kon Tum 25 km - là cửa ngõ
quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh Gia Lai và
thành phố Pleiku và còn đặc biệt hơn khi Pleiku trở thành thành phố
động lực, đặc biệt quan trọng của khu vực tam giác Đông Dương
theo Quyết định của Chính phủ). Huyện có tuyến Quốc lộ 14 xuyên
suốt từ Bắc xuống Nam, đường tỉnh 661 về hướng Tây và đường tỉnh
670 về hướng Đông.
b. Địa hình, địa đạo
Địa hình huyện Chư Păh tương đối đơn giản, phần lớn bằng
phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Có thể
chia địa hình Chư Păh thành các dạng sau: địa hình núi thấp và đại
hình gò đồi.
* Khí hậu: Huyện Chư Păh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hàng năm, khí hậu
chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10) và
mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4).
* Các nguồn tài nguyên.
- Tài nguyên đất:
- Tài nguyên nước:
- Tài nguyên rừng;
8
- Tài nguyên khoáng sản:
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Nông - Lâm nghiệp:
- Nông nghiệp: Vụ đông - xuân 2016-2017, toàn huyện đã
gieo trồng được 2.011 ha, đạt 99,06% KH, bằng 100,3% so với cùng
kỳ năm 2016.
- Lâm nghiệp: Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng
cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như trực gác thường
xuyên, làm đường băng cản lửa, phát dọn đốt trước thực bì nên
không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Tình hình khai thác, vận
chuyển, mua bán, cất giấu trái phép lâm sản diễn biến rất phức tạp;
huyện đã chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng thường xuyên kiểm
tra, truy quét và đã thành lập 02 tổ truy quét lâm tặc tại địa bàn trọng
điểm Ia Kreng, Chư ĐangYa, suối Cát-xã Ia Nhin, ĐăkTơVer).
b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông:
* Hệ thống thuỷ lợi:
* Y tế, dân số:
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
CỦA HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng
a. Đất nông nghiệp: Huyện Chư Păh có tổng diện tích đất
nông nghiệp 85.175,9 ha, chiếm 87,4% diện tích tự nhiên, đất đai chủ
yếu là đất đỏ bazan rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè....
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp 55.511,37 ha;
+ Đất lâm nghiệp 29.517,06 ha;
9
+ Đất nuôi trồng thủy sản 116,63 ha;
+ Đất nông nghiệp khác 30,85 ha.
b. Đất phi nông nghiệp: Toàn huyện có tổng diện tích
5.900,75 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 6,05%. Trong đó:
+ Đất ở 787,37 ha;
+ Đất chuyên dùng 4.397,09;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 9,43 ha;
+ Đất nghĩa địa 122,29 ha;
+ Đất sông suối 543,86 ha;
+ Đất mặt nước chuyên dùng 37 ha;
+ Đất phi nông nghiệp khác 3,71 ha.
c. Đất chưa sử dụng: Có tổng diện tích 6.381,03 ha, chiếm
6,55 % chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
2.2.2. Biến động đất đai
a. Biến động tổng diện tích tự nhiên
Tổng diện đất tự nhiên của huyện theo kết quả thống kê năm
2017 là 97.457,68 ha không thay đổi so với thống kê đất đai từ 2013 -
2017 Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Chư Păh
giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: ha
Năm
Tổng diện tích đất
tự nhiên
Mục đích sử dụng đất
Đất nông
nghiệp
Đất phi
nông
nghiệp
Đất chưa
sử dụng
2013
97.457,68
85.034,76 5.812,45 6.610,47
2014 85.054,43 5.845,60 6.557,67
2015 85.066,12 5.850,43 6.541,13
2016 85.076,55 5.859,26 6.521,87
2017 85.175,9 5.900,75 6.381,03
10
b. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng
- Biến động đất nông nghiệp: Biến động năm 2017 tăng so
với thống kê năm 2016 là 99,35 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng
vào sử dụng Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Biến động đất nông nghiệp huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Năm
Mục đích sử dụng đất
Đất nông nghiệp
cả huyện (ha)
Đất nông nghiệp
cả tỉnh (ha)
Tỷ lệ
(%)
2013 85.034,76 1.392.043,87 6,10
2014 85.054,43 1.391.631,18 6,11
2015 85.066,12 1.391.263,58 6,11
2016 85.076,55 1.389.684,65 6,12
2017 85.175,90 1.389.638,21 6,13
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
- Biến động đất phi nông nghiệp: (Bảng 2.4)
Bảng 2.4. Biến động đất phi nông nghiệp huyện Chư Păh năm
2013-2017
Năm
Mục đích sử dụng đất
Đất phi nông
nghiệp cả huyện
(ha)
Đất phi nông
nghiệp cả tỉnh
(ha)
Tỷ lệ
(%)
2013 5.812,45 97.120,15 5,99
2014 5.845,60 97.757,80 5,98
2015 5.850,43 98.130,84 5,96
2016 5.859,26 99.694,19 5,88
2017 5.900,75 100.055,26 5,90
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
11
- Biến động đất chưa sử dụng: (Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Biến động đất chưa sử dụng huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Năm
Mục đích sử dụng đất
Đất chưa sử dụng
cả huyện (ha)
Đất chưa sử dụng
cả tỉnh (ha)
Tỷ lệ (%)
2013 6.610,47 61.934,52 10,67
2014 6.557,67 61.709,56 10,63
2015 6.541,13 61.704,11 10,60
2016 6.521,87 61.719,70 10,57
2017 6.381,03 61.405,07 10,39
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung quy
định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29
tháng 11 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, áp
dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, mỗi nội
dung đã chỉnh sửa hoàn chỉnh để hướng dẫn rõ nhằm phù hợp thực tế
tại địa phương, trong phạm vi đề tài, tác giả đề xuất 15 nội dung
thành 6 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp với cấp quản lý địa
phương cấp huyện.
2.3.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
UBND huyện đã tổ chức triển khai Luật Đất đai năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch, công
chức Địa chính - Xây dựng, Tư pháp xã, thị trấn biết và nắm bắt luật
kịp thời. Bên cạnh đó, phổ biến các văn bản trên Website và đài phát
12
thanh truyền hình của huyện. Các hoạt động về văn bản quản lý đất
đai huyện Chư Păh được thể hiện cụ thể qua bảng 2.6.
2.3.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
a. Xác định địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính
Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính các xã, thị trấn của
huyện Chư Păh năm 2017 được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất các đơn vị cấp xã, thị trấn của
huyện Chư Păh 2017
STT
§¬n vÞ hµnh
chÝnh
DiÖn tÝch tù
nhiªn (ha)
DiÖn tÝch ®· ®o ®¹c b¶n
®å ®Þa chÝnh (ha)
1 Hßa Phó 5.584,5 1.963,01
2 Ia Kh¬l 9.055,8 3.447,23
3 §¨k T¬ Ver 3.762,9 567,44
4 Hµ T©y 22.270,3 2.886,72
5 Ia PhÝ 6.981,2 4.087,91
6 Ia Ly 4.687,4 2.366,52
7 Ia M¬ N«ng 5.219,0 2.668,20
8 Ia Ka 11.420,7 3.614,56
9 Ia Nhin 3.145,8 1.211,65
10 NghÜa Hßa 2.279,7 1.883,13
11 NghÜa Hng 3.989,0 1.653,46
12 Ch J«r 1.181,6 533,87
13 Ch §¨ng Ya 4.236,7 1.248,84
14 Ia Kreng 11.149,2 543,96
15 TT Phó Hßa 2.494,0 594,60
Tæng 97.457,69 29.271,10
13
b. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: (Bảng
2.10)
Bảng 2.10. Kết quả đăng ký, cấp GCN đất phân theo cấp xã, thị
trấn huyện Chư Păh đến năm 2017
STT
Đơn vị
hành chính
Diện tích tự
nhiên (ha)
Diện tích đã
cấp giấy chứng
nhận QSD đất
(ha)
Số giấy chứng
nhận QSD đất
đã cấp (giấy)
Tỷ lệ% so
với diện tích
đủ điều kiện
cấp giấy (%)
1 Hòa Phú 5.584,5 1.503,44 2.412,00 91,79
2 Ia Khươl 9.055,8 2.913,73 5.690,00 89,74
3 Đăk Tơ Ver 3.762,9 410,31 1.254,00 91,65
4 Hà Tây 22.270,3 1.921,12 4.781,00 95,18
5 Ia Phí 6.981,2 3.645,75 6.740,00 93,50
6 Ia Ly 4.687,4 2.004,32 4.231,00 89,62
7 Ia Mơ Nông 5.219,0 2.260,58 4.916,00 96,70
8 Ia Ka 11.420,7 3.115,02 5.981,00 91,36
9 Ia Nhin 3.145,8 959,97 2.059,00 94,31
10 Nghĩa Hòa 2.279,7 1.389,15 3.169,00 93,93
11 Nghĩa Hưng 3.989,0 1.574,11 5.601,00 97,52
12 Ch Jôr 1.181,6 513,61 1.843,00 97,77
13 Chư Đăng Ya 4.236,7 1.006,61 2.089,00 90,78
14 Ia Kreng 11.149,2 480,37 976,00 100,00
15 TT Phú Hòa 2.494,0 428,86 1.538,00 96,43
Tổng 97.457,68 24.126,95 53.280,00 93,14
(Nguồn: Phòng TNMT Chư Păh, 2018)
2.3.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất:
Cấp huyện: Đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015) của huyện đã được UBND
Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 22/4/2014.
Cấp xã: UBND cấp huyện đã hoàn thành phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với 13/15 đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
14
huyện được thực hiện theo đúng quy trình của Luật đất đai quy định,
hạn chế đến mức thấp nhất những quy hoạch treo. Kế hoạch sử dụng
đất hàng năm có tính khả thi, tích cực khai hoang tận dụng đất còn
chưa sử dụng, hạn chế chuyển đổi mục đích từ đất trồng cây – thế
mạnh của huyện nói riêng và cùng Tây nguyên nói chung... Bên
cạnh đó, còn không ít yếu kém, hạn chế trong công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cần phải khắc phục nhanh chóng.
2.3.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục
đích sử dụng đất
Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất trên địa bàn huyện thực hiện đúng theo quy định. Các
trường hợp xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đều
được cơ quan tài nguyên và môi trường rà soát, đối chiếu với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thực hiện đầy đủ các
bước lấy ý kiến về thẩm định nhu cầu trước khi trình UBND cấp
thẩm quyền xem xét giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất. Việc xác định giá đất để giao, cho thuê, chuyển mục đích sử
dụng áp dụng đúng theo quy định hiện hành.
2.3.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
2.3.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai
Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện
được thực hiện tương đối tốt, được thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Nguồn thu từ đất từ năm 2013-2017
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng cộng 11.892 15.110 17.470 20.302 21.845
1.Các khoản thu từ nhà đất 6.422 9.120 10.984 12.960 13.200
2. Thu lệ phí trước bạ 5.470 5.990 6.486 7.342 8.645
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Chư Păh
15
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất
a. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Trong những năm qua huyện đã tổ chức nhiều đợt thanh tra,
kiểm tra tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất trên địa bàn như: Thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ở
xã Chư Đang Ya, Thanh t