Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. (Luật Đất đai năm 1993 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). W.Petty là nhà kinh tế
học người Anh đã khẳng định “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra cuả
cải vât chất”. Chính vì tầm quan trọng của đất đai nên việc quản lý sử
dụng tài nguyên này một cách hợp lý có ý nghĩa đến quyết định sự phát
triển của nền kinh tế đất nước và đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát
triển xã hội.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất
đai ở Quảng Nam nói chung, huyện Thăng Bình nói riêng đã bộc lộ
nhiều vấn đề bất cập gây bức xúc cho nhân dân, gây khó khăn cho
việc huy động nguồn lực rất lớn từ đất đai vào quá trình phát triển
của địa phương. Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Đại học Huế
“ tổng số đơn thư khiếu nại trên lĩnh vực đất đai trong giai đoạn
2004-2014 trên địa bàn huyện Thăng Bình là 359 đơn, trong đó
khiếu nại là 192 đơn (chiếm 53,5%), tranh chấp đất đai là 83 đơn
(chiếm 23,1%), tố cáo là 3 đơn (chiếm 0,8%), các loại khác (đơn
kiến nghị, đơn xin cứu xét, đơn xin giải quyết đất ở, đơn kêu cứu) là
81 đơn (chiếm 22,6%).”
Để có những biện pháp giải quyết tốt vấn đề này trong thời
gian đến trên địa bàn huyện Thăng Bình Tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam” để làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng bình, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHAN NGỌC DIỆU LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ
Phản biện 1: TS. LÊ DÂN
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. (Luật Đất đai năm 1993 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). W.Petty là nhà kinh tế
học người Anh đã khẳng định “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra cuả
cải vât chất”. Chính vì tầm quan trọng của đất đai nên việc quản lý sử
dụng tài nguyên này một cách hợp lý có ý nghĩa đến quyết định sự phát
triển của nền kinh tế đất nước và đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát
triển xã hội.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất
đai ở Quảng Nam nói chung, huyện Thăng Bình nói riêng đã bộc lộ
nhiều vấn đề bất cập gây bức xúc cho nhân dân, gây khó khăn cho
việc huy động nguồn lực rất lớn từ đất đai vào quá trình phát triển
của địa phương. Theo nghiên cứu của Tạp chí Khoa học Đại học Huế
“ tổng số đơn thư khiếu nại trên lĩnh vực đất đai trong giai đoạn
2004-2014 trên địa bàn huyện Thăng Bình là 359 đơn, trong đó
khiếu nại là 192 đơn (chiếm 53,5%), tranh chấp đất đai là 83 đơn
(chiếm 23,1%), tố cáo là 3 đơn (chiếm 0,8%), các loại khác (đơn
kiến nghị, đơn xin cứu xét, đơn xin giải quyết đất ở, đơn kêu cứu) là
81 đơn (chiếm 22,6%).”
Để có những biện pháp giải quyết tốt vấn đề này trong thời
gian đến trên địa bàn huyện Thăng Bình Tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam” để làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn, nhận diện vấn
đề và đề xuất giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Thăng Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Thăng Bình
+ Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.
+ Các giải pháp đề xuất trong thời gian đến
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
a. Thông tin thứ cấp
b. Thông tin sơ cấp
4.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu
-Tổng hợp theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng của số liệu
-Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng Exel và SPSS trên
máy tính.
4.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
a. Phương pháp so sánh
b. Phương pháp phân tích thống kê
c. Phương pháp chuyên gia
5. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương với
3
tên gọi như sau:
Chương 1. Lý luận chung về Quản lý nhà nước về đất đai
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Thăng Bình
Chương 3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn này, tác giả đã tìm hiểu các công trình
cứu trước đó, các luận văn Thạc sỹ các khóa trước làm tài liệu
nghiên cứu bên cạnh các giáo trình về quản lý kinh tế, quản lý đất
đai, các văn bản pháp luật về đất đai hiện hành của các cấp và các bài
báo chuyên nghành, các báo cáo của các phòng ban chuyên môn.
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai
a. Khái niệm đất đai
Tại Hội nghị quốc tế về môi trường tại Rio de Janerio, Brazil,
1993 đã khẳng định: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái
đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên
và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình,
mặt nước, lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để
lại’’.
b. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực
nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan
hệxã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển
các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng
và nhiệm vụ của Nhà nước.
c. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiêm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo
quy định của pháp luật”
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở
hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình
hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy
5
hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất;
điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
1.1.2.Vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai
Một là, đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả.
Hai là, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối
tượng sử dụng đất đai trong quan hệ về đất đai
Ba là, nâng cao khả năng sinh lời của đất để góp phần thực
hiện mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường
Bốn là giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, giải
quyết tranh chấp về đất đai cơ quan quản lý sẽ nắm bắt tình hình biến
động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất.
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai
Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc
sau:
a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà
nước
b. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và
quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực
tiếp sử dụng
c. Tiết kiệm và hiệu quả
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI.
1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai
a. Nội dung tuyên truyền, phổ biến
b. Quy trình thực hiện
c. Tiêu chí đánh giá
6
1.2.2. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính
Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính gồm có các nội dung
như: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn huyện và các xã, thị trấn; khảo
sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ của chính quyền huyện và các xã, thị
trấn; thống kê, kiểm kê đất đai.
a. Nội dung
a1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính tại địa bàn huyện và các xã, thị trấn
a 2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê,
kiểm kê đất đaicủa chính quyền huyện và các xã, thị trấn
b. Tiêu chí đánh giá
1.2.3. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất
a. Nội dung
b. Quy trình đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.
c. Tiêu chí đánh giá
1.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
a. Nội dung
b. Quy trình Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
c.Tiêu chí đánh giá
7
1.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất và thu hồi đất
a. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
- Nội dung quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
- Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất
b. Quản lý công tác thu hồi đất
- Nội dung quản lý nhà nước về thu hồi đất
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất
c. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
1.2.6. Quản lý tài chính, hoạt động dịch vụ về đất
a. Giá đất
b. Quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai
c. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai
d. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính, hoạt động dịch vụ về
đất
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất
đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
a. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất đai
b. Quy trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về
đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất
đai
c. Tiêu chí đánh giá thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
8
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THĂNG BÌNH
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Thăng Bình, theo tác giả gồm có các nhân tố
sau đây:
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của địa phƣơng
Tình hình kinh tế - Xã hội của địa phương càng phát triển thì
giá đất càng cao, do vậy thu ngân sách từ tiền thuê đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất cũng tăng góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất
Tình hình biến động sử dụng đất cho ta thấy được quá trình sử
dụng đất trên địa bàn huyện Thăng Bình những năm gần đây, từ đó
dự đoán xu hướng sử dụng đất trong tương lai để có những chính
sách về đất đai cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - Xã
hội của địa phương.
1.3.3. Nhân tố về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản
lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Con người là yếu tố quyết định cho mọi công tác quản lý,
chính vì vậy cần chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ nhất là trong
công tác quản lý đất đai. Đây là công tác phức tạp và nhạy cảm nhất
hiện nay. Trên cơ sở chọn được những con người tốt, công tác tổ
chức, sắp xếp phân công nhiệm vụ phù hợp với từng thời điểm và
con người cụ thể mới đem lại hiệu quả trong quản lý nhà nước nói
chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HUYỆN THĂNG
BÌNH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Đặc điểm địa hình, địa chất
c. Khí hậu
d. Thủy văn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế của huyện có những bước
chuyển biến, mức tăng trưởng khá, cơ cấu nền kinh tế từng bước có
sự chuyển dịch theo hướng phát triển.
Bảng 2.1. Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thăng Bình
giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp,
xây dựng
Thương mại,
dịch vụ
Nông, lâm,
thủy sản
Năm
Giá trị
GDP theo
giá 2010
Cơ
cấu
(%)
Giá trị
GDP theo
giá 2010
Cơ cấu
(%)
Giá trị
GDP theo
giá 2010
Cơ cấu (%)
2011 768.000 21,67 1.527.000 43,09 1.248.685 35,24
2012 981.000 23,54 1.803.000 43,26 1.384.256 33,21
2013 1.195.000 25,26 2.091.000 44,20 1.444.443 30,54
2014 1.773.000 30,99 2.416.000 42,24 1.530.511 26,76
10
Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp,
xây dựng
Thương mại,
dịch vụ
Nông, lâm,
thủy sản
2015 1.495.000 25,73 2.799.000 48,16 1.517.407 26,11
2016 1.768.000 26,46 3.241.000 48,50 1.673.000 25,04
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thăng Bình năm 2015, Báo cáo KTXH
huyện năm 2016)
2.1.3. Đặc điểm xã hội
Văn hóa xã hội có bước phát triển, Phong trào văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao được duy trì, tổ chức thường xuyên. Tỷ lệ học
sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh thi đỗ các trường Trung cấp, Cao đẳng
và Đại học ngày càng tăng lên qua các năm, học sinh bỏ học ngày
càng giảm. Cơ sở y tế được xây dựng kiên cố, các thiết bị y tế được
đầu tư, trình độ đội ngũ y bác sỹ ngày càng nâng cao, bước đầu phục
vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, số bác sĩ trên vạn
dân,tỷ lệ hộ sử dụng điện, hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2016
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Thu nhập bình
quân đầu người
Triệu
đồng
20 23 26 32 32 35
Số bác sĩ trên
vạn dân
Bác sĩ 2 2 2 1 2 2
Tỷ lệ hộ sử
dụng điện
% 100 100 100 100 100 100
Hộ nghèo có
đến cuối năm
Hộ 9.615 8.194 5.787 4.428
4.33
2
4.267
(Nguồn: Niêm giám thống kê 2015 và báo cáo thống kê năm
2016 huyện Thăng Bình)
11
2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai ở huyện Thăng Bình
a. Đất nông nghiệp
b.Đất phi nông nghiệp
c. Đất chưa sử dụng
Đánh giá về các đặc điểm chủ yếu của huyện Thăng Bình
- Thuận lợi
- Khó khăn
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH
2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
UBND huyện Thăng Bình thànhlập hội đồng giáo dục pháp
luật do phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình làm chủ tịch hội
đồng, Trưởng phòng Tư pháp làm phó chủ tịch hội đồng và là cơ
quan thường trực của hội đồng. Các tuyên tuyền viên thường là các
báo cáo viên cấp huyện, chuyên viên của Phòng Tài Nguyên và môi
trường, các thanh tra viên và trung tâm trợ giúp pháp lý của huyện
Các hình thức tuyên truyền phổ biến như: Tổ chức hội nghị,
tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi, tuyên truyền trên đài truyền thanh
huyện, xã, thị trấn, trang web của huyện.
Công tác này tuy có có những bước thực hiện tốt, tuy nhiên
công tác này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về tìm hiểu pháp luật
đất đai của người dân trên địa bàn huyện.
12
2.2.2. Thực trạng về công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa
chính
a. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính
b. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ, công tác thống kê,
kiểm kê đất đai của chính quyền huyện và các xã, thị trấn
Chính quyền cần có những biện pháp để khắc phục để công tác
kỹ thuật địa chính mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ cho các công
tác tiếp theo như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế
khiếu kiện, tố cáo kéo dài, góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt
bằng trên địa bàn.
2.2.3. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
Với tổng số hộ đã được cấp GCNQSD đất (giai đoạn 2011 -
2016): 8.677 giấy chứng nhận QSD đất. Trong đó đất ở tại nông
thôn: 6.291 giấy chứng nhận QSD đất; đất ở tại đô thị: 2.354 giấy
chứng nhận QSD đất. Riêng đối với đất tổ chức được cấp giấy 32
giấy chứng nhận QSD đất
Các cơ quan chưa giải quyết tốt công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
2.2.4. Thực trạng về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
Phòng Tài nguyên môi trường tư vấn cho huyện lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và kế hoạch sử dụng đất cho
từng giai đoạn, cho từng năm. Hàng năm, huyện đánh giá việc thực
13
hiện kế hoạch sử dụng đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho
năm sau trình lên tỉnh phê duyệt.
Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thật sự có
chiều sâu, tuy có góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Thăng
Bình nhưng chậm.
2.2.5. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng
đất của các địa phương, UBND huyện đã thực hiện việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất để thực hiện các
dự án quy hoạch.
Chính quyền huyện Thăng Bình chưa thực hiện tốt công tác
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
2.2.6. Thực trạng quản lý tài chính về đất đai, dịch vụ công
a. Quản lý tài chính về đất đai
Chính quyền huyện Thăng Bình thực hiện quản lý giá đất theo:
Bảng giá đất 5 năm do UBND tỉnh Quảng Nam quy định và các quyết
định điều chỉnh hệ số giá đất theo từng năm cho từng địa phương, tuyến
đường, khu vực. Đồng thời UBND huyện Thăng Bình cũng được
UBND tỉnh ủy quyền duyệt các đơn giá đất cụ thể cho từng thời kỳ, địa
phương, tuyến đường cụ thể đối với các dự án ĐTXD (có giải phóng
mặt bằng) trên địa bàn huyện.
Nguồn thu ngân sách từ đất của chính quyền huyện Thăng Bình
chủ yếu là thu tiền sử dụng đất thông qua bán đấu giá quyền sử dụng
đất.
Qua các khoản thu ngân sách nhà nước từ đất của huyện
Thăng Bình giai đoạn 211-2016, ta thấy tốc độ tăng trưởng bình
quân của tiền thuê đất cao nhất đạt 47% , tiếp theo là lệ phí địa chính
14
đạt 42%, nguồn thu tiền sử dụng đất có tốc độ tăng trưởng 9% đáng
chú ý vì đây là nguồn thu chủ yếu trong nguồn thu từ đất của huyện
Thăng Bình
b. Dịch vụ công về đất đai
Nguồn thu dịch vụ tăng dần trong giai đoạn 2011-2016, điều
này do quy định mới về tăng các khoản thu phí các dịch vụ công như
phí cấp bìa tăng, phí đo đạc cũng tăng.
Công tác quản lý tài chính, dịch vụ về đất của chính quyền
huyện Thăng Bình chưa được đánh giá tốt.
2.2.7. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
a. Thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý, sử dụng đất
đai
b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong
việc quản lí và sử dụng đất
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai là khâu hoàn chỉnh
trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. Giải quyết hiếu nại, tố
cáo trong QLNN về đất đai để tạo được niềm tin trong nhân dân về
quá trình thực thi pháp luật của chính quyền huyện.
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN THĂNG BÌNH
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện có
đem lại một số kết quả nhất định, cơ bản đảm bảo được quyền lợi và
nghĩa vụ của người sử dụng đất.
15
2.3.2. Hạn chế yếu kém
Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Thăng Bình chưa thật sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế
xã hội đang diễn ra, cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ về đất đai chưa thật
sự đề cao vai trò, trách nhiệm cũng như chưa được nuôi dưỡng về đạo
đức nghề nghiệp nên xảy ra nhiều sai sót, khiếu kiện, tố cáo trong thời
gian qua.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại quản lý nhà nƣớc về đất đai
trên địa bàn huyện Thăng Bình.
a. Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống văn bản pháp lý về đất đai chưa đồng bộ, thường
xuyên thay đổi; Sự đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về đất đai
chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các
vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo
gỡ dứt điểm.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản
lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng. Công tác cán bộ còn
chưa tốt, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên - môi trường từ huyện đến
xã, thị trấn nhìn chung chưa đảm bảo nhu cầu công việc và thiếu và
còn yếu so với yêu cầu; Công tác phối kết hợp với các phòng, ban
liên quan và UBND xã, phường vẫn còn nhiều hạn chế.
16
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝNHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN THĂNG BÌNH
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các văn bản quy định về quản lý nhà nƣớc về đất đai
của các cấp, ngành
- Luật đất đai 2013 và các N