Trong những năm qua, Chính phủ Lào và các sở ban ngành của
tỉnh Savannakhet đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và thực thi các
chính sách về quản lý đất rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý đất
rừng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, diện tích bao phủ của rừng
giảm dần qua các năm, nạn khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng trồng
nông nghiệp, việc giao đất, giao rừng chưa hiệu quả, bộ máy quản
lý đất rừng còn cồng kềnh trong khi chính sách pháp luật về quản lý
đất rừng lại chưa hoàn thiện, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều
lỏng lẻo, vẫn còn tình trạng chính cán bộ quản lý rừng tiếp tay cho
những hoạt động phá rừng. Để khắc phục những vấn đề nêu trên,
tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh
Savannakhet – Nước CNDC ND Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet nước cộng hàa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TANVONGPHUB KAYNALONE
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG
TẠI TỈNH SAVANNAKHET
NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã Số: 60 34 04 10
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN GIA DŨNG
Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy
Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích Hạnh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 2 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Chính phủ Lào và các sở ban ngành của
tỉnh Savannakhet đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và thực thi các
chính sách về quản lý đất rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý đất
rừng còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, diện tích bao phủ của rừng
giảm dần qua các năm, nạn khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng trồng
nông nghiệp, việc giao đất, giao rừng chưa hiệu quả, bộ máy quản
lý đất rừng còn cồng kềnh trong khi chính sách pháp luật về quản lý
đất rừng lại chưa hoàn thiện, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều
lỏng lẻo, vẫn còn tình trạng chính cán bộ quản lý rừng tiếp tay cho
những hoạt động phá rừng. Để khắc phục những vấn đề nêu trên,
tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh
Savannakhet – Nước CNDC ND Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu liiên quan đến quản lý
nhà nước về đất rừng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về đất rừng của tỉnh
Savannakhet.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
đất rừng tại tỉnh Savannakhet.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội hàm công tác quản lý đất rừng bao gồm những vấn đề gì?
Hiện trạng về diện tích đất rừng, tỉ lệ bao phủ, công tác quản lý
nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet hiện nay như thế nào?
Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý đất rừng tại
tỉnh Sanvannakhet hiệu quả?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2
Các nội dung về quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh
Savannakhet. Các văn bản từ năm 2010 đến năm 2018, dữ liệu
thống kê từ năm 2015 - 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, đánh
giá, tổng hợp, khái quát, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Nội dung nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ khung
lý thuyết về quản lý nhà nước về đất rừng.
Kết quả nghiên cứu của luân văn giúp làm tài liệu tham khảo
hữu ích cho các nghiên cứu sau liên quan đến chủ đề quản lý nhà
nước về đất rừng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ hiện
trạng đất rừng tại tỉnh Savannakhet hiện nay và thực trạng công tác
quản lý đất rừng tại tỉnh Savannakhet. Chỉ ra những mặt tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về đất rừng từ đó
đề xuất các giải pháp về công tác quản lý đất rừng tại tỉnh
Savannakhet.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
8. Nội dung của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất rừng.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất rừng tại
tỉnh Savannakhet.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về đất rừng tại
tỉnh Savannakhet.
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VỀ ĐẤT RỪNG
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG
1.1.1 Khái niệm, phân loại đất rừng
a. Khái niệm
Đất rừng là một bộ phận của đất nông nghiệp bao gồm đất có
rừng tự nhiên; đất rừng trồng; đất sử dụng vào mục đích trồng rừng,
khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí
nghiệm về đất rừng.
b. Phân loại đất rừng
-Phân loại theo chức năng sử dụng gồm: Rừng đặc dụng; Rừng
phòng hộ; Rừng sản xuất;
- Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành: Rừng tự nhiên;
Rừng trồng.
1.1.2 Khái niệm quản lý về đất rừng
Quản lý về đất rừng là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của
Nhà nước đối với đất rừng; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình
sử dụng đất rừng; phân phối và phân phối lại quỹ đất rừng theo quy
hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất
rừng; điều tiết các nguồn lợi từ đất rừng.
1.1.3 Đặc điểm đất rừng ảnh hƣởng đến công tác quản lý
Diện tích rộng, địa hình phức tạp, khó xác định ranh giới, chu kỳ
kiny doanh dài, trình độ dân cư sống nhờ rừng thấp,.. là những đặc
điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất rừng tại Lào hiện nay.
1.1.4 Vai trò của quản lý Nhà nƣớc về quản lý đất rừng
Trách nhiệm và vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong quản lý
đất rừng. Nhà nước cần phải tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi
4
của mình như xây dựng môi trường pháp lý ổn định, định hướng, dẫn
dắt, khuyến khích, hỗ trợ và điều tiết quá trình quản lý sử dụng đất
rừng đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.6 Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất rừng
- Nguyên tắc phân cấp cho chính quyền địa phương;
- Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia;
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
- Nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển bền vững
tài nguyên rừng.
1.1.6 Các công cụ của nhà nƣớc về quản lý đất rừng
Để quản lý đất đai nói chung và đất rừng nói riêng nhà nước sử
dụng rất nhiều công cụ quản lý. Trong phạm vi của đề tài, học viên
sẽ giới thiệu 3 công cụ chính như: luật pháp về đất rừng; quy hoạch
phát triển và bảo vệ rừng; chính sách tài chính về đất rừng.
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ ĐẤT RỪNG
1.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
Nhà nƣớc về sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản
đó
Nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp luật thật rõ ràng, cụ
thể cũng như hệ thống các thủ tục hành chính cần thiết, đơn giản để
các chủ thể dễ dàng tham gia đầu tư và tiến hành các hoạt động liên
quan đến sử dụng đất rừng. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý sử dụng đất rừng, các cơ quan quản lý hành chính
Nhà nước về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân
theo các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn phải
tuyên truyền pháp luật cho người sử dụng hiểu và thực hiện đúng.
1.2.2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng
5
Quy hoạch sử dụng đất rừng là hệ thống đánh giá tiềm năng đất
và nước, phương án sử dụng đất rừng và các điều kiện kinh tế - xã
hội để lựa chọn và áp dụng phương án sử dụng đất rừng tốt nhất.
Kế hoạch sử dụng đất rừng: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng
đất rừng theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
rừng.
1.2.3 Giao đất, giao rừng và cấp giấy xác nhận quyền quản lý
rừng cho các đối tƣợng dân cƣ và tổ chức
Giao đất, giao rừng (GĐGR) là một trong những hình thức cơ bản mà
nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất và rừng ổn định lâu dài cho
các đối tượng trong xã hội và hình thành hệ thống các chủ rừng. Nhà
nước trao cho các chủ rừng thực hiện quyền sở hữu tài sản công mà
không thay đổi hình thức sở hữu. Ngoài việc GĐGR, Nhà nước còn tiến
hành cho các tổ chức, cá nhân thuê rừng và đất rừng vào mục đích kinh
doanh rừng thông qua hợp đồng có thời hạn và các tổ chức, cá nhân chỉ
được kinh doanh và sử dụng rừng theo nội dung được quy định trong hợp
đồng, không được hưởng các quyền đầy đủ như một chủ rừng.
1.2.4 Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp,
chính sách về sử dụng đất rừng
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về quản lý đất rừng là một nội dung rất quan trọng nhằm
nâng cao tính hiệu lực trong QLNN, uốn nắn, xử lý và điều chỉnh kịp
thời các sai phạm nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, dẫn dắt
quá trình sử dụng đất rừng đi đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra.
1.2.5 Giải quyết tranh chấp đất rừng; giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng
Cơ quan giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất rừng là các
tòa án các cấp tại Tỉnh. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp đất
6
rừng dựa vào luật đất đai, luật phát triển và bảo vệ rừng, các văn bản
quy phạm pháp luật khác. Nội dung khiếu nại và tranh chấp về đất
rừng cũng khá tương đồng với tranh chấp về đất đai nói chung.
Để giải quyết các tranh chấp về đất rừng cần có sự phối hợp của
nhiều cơ quan ở các cấp như phòng Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài
Nguyên & MT, Tòa án nhân dân,...
1.2.6 Bộ máy quản lý về công tác đất rừng
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước
thực hiện quyền đối với đất đai thông qua hệ thống các cơ quan
QLNN về đất đai. Nhà nước, với mục đích thực hiện được sự thống
nhất QLNN về đất rừng từ trung ương đến địa phương nhằm bảo
đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng pháp luật và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất rừng, khai thác và sử dụng đất rừng ổn định, lâu
dài và có hiệu quả cao nhất về KT- XH trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Nhà nước ban hành các quy định về QLNN về đất rừng:
1.2.7 Hỗ trợ các gia đình, các tổ chức trong việc bảo vệ rừng
Không như các hoạt động kinh tế khác, công tác quản lý đất rừng
gắn liền giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người quản lý rừng. Nhất là
đối với người dân, việc sử dụng không chỉ là phương tiện cuộc sống
còn gắn liền nghĩa vụ bảo vệ và phát triển rừng. Với đặc điểm đa
phần dân cư là người nghèo, trình độ dân trí thấp, phương tiện sản
xuất còn thô sơ, khó khăn về vốn,.. Rất cần nhà nước hỗ trợ trong
công tác bảo vệ rừng.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ ĐẤT RỪNG
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng
1.3.3 Các chính sách của Nhà nƣớc
7
1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT
RỪNG Ở MỘT SÔ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG CHO TỈNH
SAVANNAKHET
Từ những phân tích trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
tham khảo trong quản lý nhà nước về đất rừng tại tỉnh Savannakhet -
Lào.
Một là, để tạo cơ sở nền tảng bền vững chắc công tác quản lý
rừng cần có các chính sách tổng thể mang tính quy phạm; quy định
rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng và đất rừng.
Hai là, Cần phải công khai, minh bạch trong việc quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tham gia;
Ba là, phải thay đổi trong cách thức quản lý rừng của các cơ quan
QLNN, từ sự áp đặt mang tính cưỡng chế sang động viên, khuyến
khích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người dân;
Bốn là, đảm bảo nguồn thu nhập và sinh kế của các người dân và
cộng đồng địa phương là một điều kiện tiên quyết để đạt được quản
lý rừng bền vững.
Năm là, cơ chế đồng quản lý đem lại nhiều kết quả trong quản lý
rừng đặc dụng, cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi, trong cơ chế
này, hội đồng tư vấn quản lý được thành lập với sự tham gia của
nhiều thành phần để phối hợp quản lý và giám sát.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN TẠI KHU
KINH TẾ ĐẶC BIỆT TỈNH SAVANNAKHET
NƢỚC CHDCND LÀO
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
ĐẤT RỪNG TẠI TỈNH SAVANNAKHET
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế và xã hội
Savannakhet có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở miền trung của Lào.
Tỉnh có đường biên giới giáp Việt Nam và các tỉnh Trung bộ của
Việt Nam. nhờ vị trí địa lý, đất đai và khí hậu phù hợp, khoa học
công nghệ ngày càng tiến bộ và hiện đại, mặc dù còn nhiều khó khăn
về kinh tế do ảnh hưởng tình hình thế giới, trong khu vực và điều
kiện trong nước không thuận lợi nhưng trong những năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Ủy ban Tỉnh ủy – Chính quyền tỉnh Savanakhet và
sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng tỉnh Savanakhet đã vượt
qua nhiều khó khăn. Với cơ cấu nông lâm nghiệp chiếm khoảng
85%, lĩnh vực công nghiệp chiếm 3% và dịch vụ chiếm 12%, có thể
thấy ngành lâm nghiệp vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
2.1.2 Hiện trạng đất rừng tại tỉnh Savannakhet
Savannakhet có tổng diện tích rừng là 1.017.699 ha chiếm 59%
diện tích toàn tỉnh, trong đó có 03 khu vực rừng sản xuất, 10 khu vực
rừng phòng hộ, 19 khu vực rừng bảo tồn và 02 khu vực đệm gồm
khu vực đệm giữa rừng bảo tồn quốc gia với rừng đặc dụng và rừng
bảo tồn.
Theo công bố hiện trạng rừng của Tỉnh năm 2017 gồm Rừng phòng
hộ: 201,302.7 ha chiếm 19.8%; rừng đặc dụng: 168,028.8 ha chiểm
16.5%; Rừng sản xuất: 648,367.5 ha chiếm 63,7%.
9
Độ che phủ rừng năm theo thống kê năm 2015 đạt 59%. Tuy
nhiên, theo kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 2017, diện tích rừng tại
tỉnh Savannakhet chỉ có độ che phủ khoảng 51%.
Hiện nay, rừng tại tỉnh Savannakhet bị suy giảm nghiêm trọng cả
về số lượng và chất lượng.
Một đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy trong quản lý đất rừng ở
Savannakhet là phần lớn diện tích rừng đều do các cơ quan nhà nước
quản lý là chủ yếu; diện tích rừng do các hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp. Phần diện tích rừng do Nhà nước quản
lý, bảo vệ và sử dụng rất kém hiệu quả, bộc lộ nhiều yếu kém dẫn
đến suy giảm rừng nghiêm trọng và gây ra mâu thuẫn về lợi ích giữa
Nhà nước và người dân.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG TẠI
TỈNH SAVANNAKHET
2.2.1 Công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về sử
dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản
Nhà nước Lào đã có rất nhiều chính sách nhằm quản lý, sử dụng
diện tích đất rừng với mục đích vừa đảm bảo sinh kế cho người dân,
sử dụng đất hiệu quả bảo vệ đất, bảo vệ rừng vừa đảm bảo việc phân
định ranh giới, thực hiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại các vùng
biên giới, tránh việc xâm hại và ảnh hưởng đến các hiệp ước sử dụng
đất của các bên liên quan.
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Savannakhet dựa trên các văn
bản, chính sách của Chính phủ Lào, kết hợp với các Sở ban ngành
khác đã ban hành 40 văn bản chính trong đó có 19 quyết định, 17
công văn, 14 thông báo liên quan đến công tác quản lý đất rừng.
Những vấn đề còn tồn tại trong thực thi các chính sách sách pháp
luật về quản lý đất rừng có những vấn đề nổi cộm như sau:
10
- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến GĐGR, đến quyền khai
thác, sử dụng rừng còn chưa phù hợp và thống nhất, đặc biệt là cơ chế
hưởng lợi từ rừng còn quá phức tạp và bất cập đối với đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Những quy định pháp luật về nội dung của dạng tranh chấp về
đất rừng còn nhiều phức tạp, chồng chéo nhau, còn quy định chung
chung, chưa rõ ràng. Việc áp dụng các quy định của thủ tục tố tụng
dân sự vào giải quyết dạng tranh chấp đất rừng cũng còn nhiều bất
cập.
- Luật bảo về và phát triển rừng chưa đồng bộ với các Luật khác;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sanvannakhet đã cố gắng cụ
thể hóa văn bản của nhà nước về quản lý đất rừng thông qua các quy
chế, công văn hướng dẫn. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn còn mang
nội dung chung chung.
2.2.2 Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất rừng
Để quản lý rừng hiệu quả, năm 2010 tỉnh Savannankhet xây dựng
Quy hoạch quản lý và sử dụng đất đến năm 2020, trong nội dung có
quy hoạch về đất rừng. Theo luật Bảo vệ Phát triển rừng, kỳ quy
hoạch là có thời hạn là 10 năm còn kỳ kế hoạch BV&PTR là 5 năm
và được cụ thể hóa thành kế hoạch BV&PTR hàng năm.
Viêc quy hoạch được thực hiện từ năm 2010 cho đến nay với sự
thay đổi của nền kinh tế, môi trường dân số xã hội của tại Tỉnh đã
bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp. Tuy nhiên, nội dung quy
hoạch lại chưa kịp thời đổi mới.
Quy hoạch đất rừng chưa tương thích với các quy hoạch khai thác
khoáng sản. Còn chống chéo giữa diện tích rừng cần bảo vệ với khu
khai thác khoáng sản tại tỉnh.
Quy hoạch giữa đất thổ cư và đất rừng còn chưa thống nhất dẫn
11
đến nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế,
chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ. Việc giám sát thực hiện
quy hoạch đất rừng chưa được quan tâm đúng mức; việc phân cấp
trong quản lý quy hoạch còn bất cập; quy hoạch đất lâm nghiệp được
lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, không đảm bảo tính kết nối liền
vùng.
Công tác quy hoạch sử dụng đất rừng thiếu tính ổn định và mới
được thực hiện trên bản đồ, chưa triển khai trên thực địa. Chưa tiến
hành điều tra, đo đếm trạng thái, trữ lượng rừng để định giá rừng làm
cơ sở cho việc cho thuê, phân chia lợi ích từ rừng.
2.2.3 Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý
rừng cho các tổ chức, cá nhân tại tỉnh Savannakhet
Công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền quản
lý rừng tại tỉnh Savannakhet trong thời gian qua còn những hạn chế
như:
- Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục nhận đất
rừng còn rườm ra trong khi đối tượng của việc nhận rừng thường có
trình độ dân số thấp.
- Lợi ích từ rừng phải trải qua thời gian lâu, trong khi người dân
chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên chưa khuyến khích bà con
nhận rừng.
- Công tác phổ biến các chính sách về rừng còn thực hiện qua loa,
chiếu lệ, chưa sâu sát thực tế.
- Công tác GĐGR mới chỉ tập trung giao đất, chưa gắn với giao
rừng trên đất lâm nghiệp; diện tích đất lâm nghiệp đã qua rà soát, đo
đạc, cắm mốc là không đáng kể và diện tích được cấp giấy chứng
quyền sử dụng đất còn ít; hồ sơ GĐGR thiếu nhất quán, quản lý
12
không chặt chẽ, đồng bộ.
- Rừng được giao cho các hộ gia đình, cá nhân thường là rừng
nghèo, xa khu dân cư, địa hình phức tạp, khó quản lý bảo vệ.
- So với chủ thể quản lý đất rừng thì diện tích rừng và số lượng
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng vẫn còn hạn chế.
2.2.4 Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp, chính
sách về sử dụng đất rừng
Tỉnh Savannakhet luôn chú trọng trong việc triển khai công tác
thanh tra, kiểm tra về giao đất, giao rừng và sau giao đất, giao rừng.
Việc thanh tra, kiểm tra được tổ chức theo kế hoạch định kỳ 1 lần/năm
hoặc đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm theo yêu cầu khiếu nại tố cáo.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra về GĐGR mặc dù đã phát
hiện ra nhiều vụ vi phạm pháp luật nhưng việc đưa ra xử lý các vụ vi
phạm còn thiếu kiên quyết và chưa kịp thời; một số vụ đã khởi tố
điều tra hình sự song quá trình xử lý kéo dài, chế tài áp dụng không
đủ sức răn đe, giáo dục; các vụ vi phạm được phát hiện phần lớn từ
việc tố giác, khiếu kiện từ phía người dân; các biện pháp khắc phục
hậu quả sai phạm sau khi có kết luận của thanh tra chưa được khắc
phục triệt để; hoạt động hậu kiểm tra việc thi hành chưa được quan
tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra
và chính quyền địa phương.
2.2.5 Giải quyết tranh chấp về đất rừng; giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng
Số lượng các vụ tranh chấp về đất rừng có xu hướng tăng trong
giai đoạn từ năm 2013 – 2016. Năm 2017, nhờ làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến và công tác hòa giải ở cơ sở, tìm hiểu vụ việc đến nơi
đến chốn nên số vụ khiếu nại tranh chấp đất rừng ở Tỉnh có xu hướng
giảm.
13
Phần lớn, đơn khiếu nại, tố cáo đều có nội dung thể hiện được
tính bức xúc, không chấp nhận cách giải quyết của chính quyền địa
phương và đòi hỏi phải giải quyết theo yêu cầu, quyền lợi của họ.
Pháp luật về đất đai qua các năm đã không thừa nhận việc lấy lại đất
đã giao cho người khác đang sử dụng theo quy định nhưng nhiều
người vẫn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo để đòi lại đất. Một số vụ việc
tranh chấp đông người, kéo dài, vượt cấp. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng thủ tục tố tụng trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
rừng tại Tòa án tỉnh Savannakhet trong thời gian qua vẫn không
tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót. Phần lớn, các vụ án giải quyết
tranh chấp QSD đất nói chung và QSD rừng nói riêng thường để kéo
dài, quá thời hạn giải quyết, một số vụ án đã kéo