Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành
du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Đảng và Nhà
nước ta xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền
kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước [2] và ban hành nhiều chủ trương,
chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục
tiêu này.
Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, đầu tư
phát triển các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. UBND Đại
Lộc cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể đẩy
mạnh phát triển ngành kinh tế quan trọng này. Tuy nhiên, những kết
quả đạt được chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có. Du lịch chỉ
mới dừng lại ở vấn đề quy hoạch, thực hiện quy hoạch, xúc tiến,
quảng bá, chưa thu hút được lượng khách du lịch đáng kể đến địa
phương. Chính những hạn chế yếu kém này đã ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển du lịch của địa phương cả trước mắt lẫn lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu về “Quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” là một
hướng đi mới, cần thiết, góp phần tìm kiếm những giải pháp để tháo
gỡ những thực trạng trên, giúp các nhà quản lý có thêm những thông
tin kiểm chứng thực tế phục vụ cho việc ra quyết sách của mình về
vấn đề này
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ TIÊN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 1: PGS. TS ĐÀO HỮU HÒA
Phản biện 2:TS. LÂM MINH CHÂU
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng ngày 23 tháng 01 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đài học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành
du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Đảng và Nhà
nước ta xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền
kinh tế quốc dân, khẳng định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước [2] và ban hành nhiều chủ trương,
chính sách nhất quán, xuyên suốt từ nhiều năm qua để đạt được mục
tiêu này.
Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, đầu tư
phát triển các ngành kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. UBND Đại
Lộc cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể đẩy
mạnh phát triển ngành kinh tế quan trọng này. Tuy nhiên, những kết
quả đạt được chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có. Du lịch chỉ
mới dừng lại ở vấn đề quy hoạch, thực hiện quy hoạch, xúc tiến,
quảng bá, chưa thu hút được lượng khách du lịch đáng kể đến địa
phương. Chính những hạn chế yếu kém này đã ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển du lịch của địa phương cả trước mắt lẫn lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu về “Quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” là một
hướng đi mới, cần thiết, góp phần tìm kiếm những giải pháp để tháo
gỡ những thực trạng trên, giúp các nhà quản lý có thêm những thông
tin kiểm chứng thực tế phục vụ cho việc ra quyết sách của mình về
vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác QLNN về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước tại địa
bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nội dung liên quan đến chi
NSNN trong phạm vi huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
+ Thời gian : Công tác QLNN về du lịch tại huyện Đại Lộc
trong giai đoạn từ 2013-2017; đồng thời xem xét đánh giá của cộng
đồng về phát triển du lịch qua số liệu điều tra năm 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách thức thu thập dữ liệu
4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá
Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp mô tả:
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan,
nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
du lịch tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ QLNN VỀ
DU LỊCH
3
1.1.1. Khái quát về du lịch
a. Khái niệm du lịch
Năm 2017, khi Luật Du lịch được ra đời, du lịch được định
nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác [26].
b. Hoạt động du lịch
Luật Du lịch năm 2017 đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch
như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư có liên quan đến du lịch” [20].
1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch
a. Khái niệm
Quản lý nhà nƣớc về du lịch
“Quản lý nhà nước về du lịch là một lĩnh vực của quản lý nhà
nước (QLNN), là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước
nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các
chính sách, chương trình,văn bản quy phạm pháp luật các văn bản
chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ
chức, doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau hoạt
động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch”
b. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực du lịch
- Ngăn chặn được những hành vi tiêu cực, gây thiệt hại cho
người khác hoặc cho xã hội đối với cácbên tham gia vào hoạt động
kinh doanh du lịch.
- Tạo môi trường thuận lợi về mặt hạ tầng kinh tế, xã hội cho
các nhà đầu tư tham gia sản xuất và kinh doanh du lịch
c. Công cụ QLNN về du lịch
4
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRÊN LĨNH VỰC DU
LỊCH
1.2.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên, xây dựng Chiến lƣợc,
Đề án phát triển du lịch
Trước khi bắt đầu lựa chọn một Đề án hay quy hoạch một
điểm trở thành điểm khai thác du lịch, thì bước quan trọng và đầu
tiên là việc đánh giá tài nguyên du lịch. Tức phải kiểm tra, đánh giá
tiềm năng của địa điểm, xem xét các khả năng có thể phát triển điểm
đó thành điểm du lịch trên các yếu tố về: tính độc đáo của tài
nguyên; khả năng tiếp cận về cơ sở hạ tầng..; tính cạnh tranh trên thị
trường du lịch.
Trong chiến lươc phát triển du lịch, các cơ quan có thẩm
quyền cấp trung ương, địa phương, các nhà quản trị doanh nghiệp
cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch. Nội
dung công tác quy hoạch, xây dựng tổng thể phát triển du lịch bao
gồm:
- Kiểm kê, điều tra bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện
phát triển của ngành (đánh giá các điều kiện phát triển, thực trạng
phát triển, điểm xuất phát của ngành, những vấn đề mâu thuẫn gay
gắt cần giải quyết, dự báo thị trường)
- Dự báo định hướng phát triể: luận chứng mục tiêu, phương
hướng phát triển, vai trò của du lịch với nền kinh tế,
- Lựa chọn phương án phân bổ ngành theo lãnh thổ.
- Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch: luận chứng các
chương trình và dự án ưu tiên, nhu cầu vốn, lao động, xác định các
giải pháp về chính sách phát triển.
1.2.2. Ban hành các văn bản, phổ biến chính sách, quy định trong
hoạt động du lịch
Vấn đề ban hành các văn bản, phổ biến chính sách, quy định
trong hoạt động du lịch là nột trong những nội dung sử dụng công cụ
5
hành chính để quản lý nhà nước về du lịch. Mục đích của việc ban
hành các văn bản là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt
động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát
triển. Đối với địa phương cấp huyện, các văn bản chủ yếu ở tính chất
là phổ biến, triển khai thực hiện; đó có thể là các Nghị quyết, kế
hoạch, chiến lược, phương án, đề án, các quyết định thành lập các
Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện; bên cạnh đó hệ thống văn bản
thông thường giao dịch trong quản lý hành chính như báo cáo, công
văn, tờ trình
1.2.3. Tuyên truyền xúc tiến, quảng bá du lịch
Xúc tiến là việc xây dựng chiến lược phải bán sản phẩm du
lịch cho các đối tượng du khách và các công ty du lịch như thế nào.
Xúc tiến trong du lịch nông thôn là chiến lược chốt lại những điểm
muốn quảng bá và những nét hấp dẫn trong nông thôn, sau đó giới
thiệu đến cho du khách và các công ty du lịch (khách hàng.
Quảng bá là việc giới thiệu về nét hấp dẫn của du lịch nông
thôn dựa trên chiến lược tiếp thị, thông qua nhiều công cụ khác nhau
(Website, tạp chí, quảng cáo, sách hướng dẫn, sự kiện, truyền thanh,
truyền hình v.v).
1.2.4. Quản lý các dịch vụ hành chính
Quản lý giấy phép kinh doanh du lịch
Vấn đề cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch là một
trong những thủ tục cần thiết và quan trọng, đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh du lịch của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động du
lịch. Luật Du lịch 2017 có quy định cụ thể về vấn đề cấp phép kinh
donah hoạt động du lịch, bao gồm hoạt động các cơ sở kinh doanh
dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú, các hướng dẫn viên.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch:
Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa
phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo
6
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được quan tâm
thực hiện thường xuyên.
Tiêu chí đánh giá: Số lượng lao động trong linh vực du lịch
được đào tạo hằng năm, mức độ đáp ứng như cầu ngành du lịch địa
phương. Có 03 nhóm lao động:
Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch
Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch (các cán
bộ, người làm công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch ở
các trường học)
Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch
1.2.5. Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, xây dựng
môi trƣờng du lịch an ninh trật tự an toàn xã hội
Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh
giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và
theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài
nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài
nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư
tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy
hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý;
cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ
đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan nhà nước cần phải làm
tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy
định về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện
việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những
hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh
7
doanh lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm
pháp luật về du lịch trên địa bàn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QLNN
VỀ DU LỊCH
Hoạt động QLNN về du lịch thường chịu tác động bởi các
nhân tố sau:
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan
Yếu tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Điều
kiện tự nhiên
Yếu tố văn hóa xã hội
Yếu tố thuộc về công nghệ
Yếu tố thuộc về hạ tầng
1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan
Tư duy chiến lược, đường lối phát triển ngành du lịch
Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước
1.4. KINH NGHIỆM QLNN VỀ DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG
CHƢƠNG 2
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN
VỀ DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đại Lộc là huyện vừa có đồng bằng, vừa có miền núi, thuộc về
phía Bắc tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 70km theo
đường bộ. Phía Đông giáp thị xã Điện Bàn, phía Nam và phía Tây
giáp 2 huyện Duy Xuyên và Nông Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp 2
huyện Nam Giang, Đông Giang; phía Bắc giáp huyện Hòa Vang
(thành phố Đà Nẵng).
Diện tích tự nhiên toàn huyện hiện nay là 579,06 km2. Chiều
8
dài và chiều rộng trung bình 36 km và 16 km. Xã có diện tích lớn
nhất Đại Hưng 92,91 km2, xã có diện tích nhỏ nhất Đại An 6,11 km2.
Địa hình, khí hậu: Đại Lộc có diện tích gò, đồi, rừng chiếm
3/4 diện tích tự nhiên. Núi rừng Đại Lộc có một thảm thực vật rất đa
dang và phong phú. Đồng bằng có hai loại đất chính: Đất cát và đất
phù sa.
Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có
hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Đại Lộc có 2 dòng sông lớn chảy qua là Thu Bồn và Vu Gia.
Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên du lịch
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Về tăng trƣởng kinh tế
Kinh tế huyện Đại Lộc trong những năm gần đây đạt tốc độ
tăng trưởng cao. Năm 2014, tăng trưởng kinh tế đạt mức 24,4%, cao
nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.. Từ năm 2014 trở đi, kinh tế dần
đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngành có tốc độ tăng
trưởng cao nhất là Công nghiệp – Xây dựng 18,6%, tiếp đến là Dịch
vụ 15,7%, thấp nhất là Nông lâm thủy sản 4,4%. Mặc dù ngành nông
nghiệp huyện cũng đã có sự mở rộng quy mô, tuy nhiên tốc độ tăng
khá thấp so với 02 ngành còn lại.
b. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Về giao thông đường bộ, Đại Lộc có quốc lộ 14B chạy qua dài
32km, nối quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, thông với vùng hạ
Lào và Tây Nguyên. Trên địa bàn huyện có các tỉnh lộ (ĐT) 609,
609B nối Đại Lộc với thị xã Điện Bàn, các huyện Duy Xuyên, Đông
Giang, Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) và nhiều tuyến huyện lộ
(ĐH) tạo thành một mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã hoàn
9
chỉnh.
c. Các điều kiện về xã hội
Về phong trào văn hóa: Toàn huyện có 60,4% số thôn được
công nhận thôn văn hóa; 95% số cơ quan được công nhận đơn vị có
đời sống văn hóa tốt; 87,43% số gia đình được công nhận gia đình
văn hóa; 159/161 thôn có thiết chế văn hóa và 10/18 xã, thị trấn có
nhà văn hóa.
Về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe:
Về công tác giáo dục: Ngành giáo dục huyện Đại Lộc đã hoàn
thành 100% chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở; hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, mạng lưới trường lớp được
mở đáp ứng nhu cầu học tập của con em, góp phần tích cực cho việc
thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại địa phương.
Về công tác giảm nghèo: Từ các chính sách, chương trình,
dự án về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm mạnh từ
8,39% năm 2015 xuống còn 5,66% vào cuối năm 2017. .[28]
Các loại hình nghệ thuật dân gian: Vốn văn nghệ dân gian Nhân
dân Đại Lộc cũng rất đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung. Các
thể loại văn nghệ dân gian thường gặp là ca dao, hò, vè, hát hò khoan,
hát bắn bông, kể chuyện, múa chén, rước cộ
Tôn giáo, nhất là đạo Phật có mặt tại Đại Lộc từ rất sớm. Đạo
Thiên chúa đến Quảng Nam từ thế kỷ XVII, nhưng ở Đại Lộc, các họ
đạo được thành lập có quy củ lại rất muộn. Những tín đồ đạo Cao
Đài thuộc thế hệ đầu tiên ở Đại Lộc nhập đạo từ những giữa thập
niên 30 của thế kỷ XX.
2.1.3. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch huyện Đại Lộc
UBND huyện là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chung,
Phòng Văn hóa & Thông tin tham mưu UBND huyện giai quyết các
vấn đề lien quan đến QLNN về du lịch. UBND xã thị trấn là đơn vị
cơ sở tổ chức thực hiện.
10
2.1.4. Tình hình hoạt động du lịch trong thời gian qua
a. Các sản phẩm du lịch
- Du lịch sinh thái
- Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh
- Du lịch làng nghề
b. Nguồn nhân lực du lịch
Tổng số lao động trong ngành thương mại - dịch vụ của năm
2017 trên địa bàn huyện đến nay là 8125 người, trong đó dịch vụ
khách sạn, nhà hàng và ăn uống là 1667 lao động chiếm 20,5% tổng
số lao động làm việc trong ngành. Lao động trong lĩnh vực kinh
doanh lưu trú, ăn uống tăng đều qua các năm, bình quân đạt 3,6%
/năm. Sự tăng lên của lao động đi cùng với sự gia tăng về quy mô, số
lượng và chất lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống.
c. Kết quả kinh doanh du lịch
Trong 5 năm, lượng khách đến du lịch tại Đại Lộc khoảng
24.000 lượt, trong đó khách quốc tế: 2000 lượt, khách nội địa:
22.000 lượt (bao gồm khách tham quan và lưu trú). Tổng doanh thu
du lịch tại các điểm du lịch sinh thái (Suối Mơ và Khe Lim là chủ
yếu) và một số nhà nghỉ gần 5 tỷ đồng
Bảng 2.4 Lƣợng khách du lịch đến du lịch trên địa bàn huyện
từ 2013 - 2017
Đơn vị tính: lượt người
Nguồn khách 2013 2014 2015 2016 2017
Việt Nam 3917 4100 4362 4500 4698
Quốc tê 350 380 400 420 450
Tổng số 4267 4480 4762 4920 5148
Tỷ lệ khách quốc tế 8,20% 8,48% 8,40% 8,54% 8,74%
Tôc độ tăng trưởng 4,99% 6,29% 3,32% 4,63%
11
Tố độ tăng bình quân 4,80%
Nguồn: Phòng Văn hóa& Thông tin huyện Đại Lộc
Giai đoạn thừ 2013 đến 2017, lượng khách du lịch đến Đại Lộc
không ngừng tăng, trong đó có cả khách du lịch quốc tế, trung bình
chiếm gần 10% tổng lượng khách đến Đại Lộc. Năm 2013, lượng
khách du lịch đến địa phương đạt 4267 lượt người, đến năm 2017,
lượng khách đạt 5148 lượt người, tốc độ tăng bình quân đạt 4,8%/
năm.
2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên, xây dựng Chiến lƣợc,
Đề án phát triển du lịch
Ủy ban nhân dân huyện cũng đã định hướng tổ chức không
gian du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, định hướng
phát triển sản phẩm du lịch, thị trường du lịch tại địa phương thông
qua việc quy hoạch tuyến điểm du lịch: đề cập đến các tour du lịch
đường bộ trên cơ sở kết nối với các tour du lịch trong và ngoài tỉnh
Quảng Nam, trọng tâm là kết nối với du lịch Hội An, Duy Xuyên, Đà
Nẵng.
Quy hoạch làng nghề truyền thống: Khôi phục và phát triển
các làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với du lịch
Quy hoạch tuyến điểm du lịch:
Từ năm 1995 đến nay, UBND huyện Đại Lộc đã phối hợp với
Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng khảo sát, xây dựng 02 Đề án
quy hoạch phát triển du lịch, đó là:
Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đại Lộc đến 2010
(Quy hoạch này đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt năm
1997). Liên tiếp từ năm 2000 đến 2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Đại Lộc lần thứ VIII, XIX, XX và XXI đều đề ra định hướng
phát triển du lịch cho từng giai đoạn 5 năm. Đại Lộc cũng đã thu hút
12
một số dự án đầu tư du lịch sinh thái như tại Khe Lim, Hồ Khe Tân.
Năm 2018, Đại Lộc đã bước đầu thực hiện Đề án quy hoạch
phát triển du lịch Đại Lộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề
ra 8 nhóm giải pháp chính, trong đó gồm: Thực hiện quy hoạch chi
tiết các điểm du lịch, Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tuyên
truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; tăng cường đầu tư
nguồn vốn để phát triển du lịch; Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch; Xây
dựng môi trường du lịch, Đào tạo nguồn nhân lực.
Nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát tại cộng đồng dân cư
trong đánh giá về tính tham gia của cộng đồng trong công tác quy
hoạch. Qua khảo sát đã có hơn 70% người dân địa phương chỉ cho
điểm là 1,2 tương ứng với ít lấy ý kiến hoặc không lấy ý kiến nhân
dân, 30% còn lại là các đánh giá khả quan hơn.
2.2.2. Ban hành các văn bản, phổ biến chính sách, quy định
trong hoạt động du lịch
Trong năm 2017, huyện cũng đã ban hành hàng loạt các văn
bản, quy định chi tiết ở từng lĩnh vực hoạt động du lịch cụ thể như:
Kết luận số 34-KL/HU ngày 20/6/2017 về quản lý hoạt động du lịch
trên địa bàn huyện; Hướng dẫn số 05/HD-UBND ngày 12/3/2016
của UBND huyện Đại Lộc về hoạt động các điểm du lịch, quản lý di
tích, xếp hạng các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch
2.2.3. Tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch
Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch địa phương
trong những năm gần đây luôn được chú trọng. Đẩy mạnh tuyên
truyền đến các xã có điểm du lịch nhằm nâng cao ý thức của người
dân trong việc phát triển du lịch và ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn
nguồn nước tự nhiên, nhất là ở các điểm du lịch. Đầu tư xây dựng hệ
thống các pano quảng cáo du lịch tại các xã có điểm du lịch và dọc
ĐT 609, ĐT 609B, QL14B..
Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án số 03/ĐA-UBND
13
ngày 3/4/2017 về xúc tiến quảng bá du lịch. Bên cạnh đó, việc tổ
chức hội chợ triễn lãm thành tựu Công-Nông nghiệp năm 2018 là
một trong những điểm nhấn để địa phương có thể quảng bá các sản
phẩm du lịch làng nghề truyền thống đến với du khách.
Nguồn kinh phí