hành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ; là Trung tâm văn hoá,
chính trị, kinh tế và khoa học – kỹ thuật của tỉnh Kon Tum; thành phố
Kon Tum có các tuyến đường giao thông chính, quan trọng chạy qua
như: Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) liên kết các tỉnh Tây Nguyên
và đi các tỉnh Bắc – Nam; quốc lộ 24 đi tỉnh Quảng Ngãi được kết nối
với quốc lệ 1A đi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, thành
phố Kon Tum có các tỉnh lộ cũng không kém phần quan trọng cho lưu
thông, vận chuyển khách du lịch và phát triển du lịch như: tỉnh lộ 675
kết nối huyện Sa Thầy với thành phố Kon Tum; tỉnh lộ 671 kết nối
huyện Đắk Hà với xã Đăk Cấm của thành phố Kon Tum. Trong khu
vực nội thành có các trục đường chính giúp cho du khách đến các
điểm, khu du lịch ở thành phố gồm có các tuyến đường: “Phan Đình
Phùng, Duy Tân, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Bà Triệu, Trường Chinh, Đào Duy Từ và Trần Văn Hai ” rất
thuận tiện cho việc di chuyển của du khách và phát triển du lịch. Trên
địa bàn thành phố Kon Tum, còn có các nguồn tài nguyên du lịch về
danh lam, thắng cảnh và du lịch di tích lịch sử, văn hoá khá phong
phú, đa dạng có sức hấp dẫn thu hút du khách như: di tích lịch sử Ngục
Kon Tum là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong tỉnh; có
các công trình kiến trúc cổ (Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bắc Ái,
làng Kon K’Tu); các điểm du lịch thiên nhiên (sông Đăk Bla, cầu treo
Kon Klor, hồ Đăk Yên); hệ thống nhà mồ tại các làng đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn thành phố. Do đó, du lịch ở
thành phố Kon Tum có sự đóng góp rất quan trọng trong ngành du lịch
của tỉnh; khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Kon
Tum rất lớn; nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn2
thành phố đã đóng góp tương đối lớn vào ngân sách của tỉnh. Tuy
nhiên, các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, thời
gian qua vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của mình;
ngành du lịch vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Các dịch vụ du
lịch ở thành phố Kon Tum chủ yếu tập trung vào các điểm, khu du lịch
sinh thái, ít đầu tư cho lĩnh vực du lịch di tích lịch sử, văn hóa; do đó
chất lượng các loại hình du lịch chưa cao, các công trình, khu di tích
lịch sử, văn hóa bị xuống cấp. Điều này đặt ra nhiệm vụ quan trọng
cho thành phố, là phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa “công tác quản
lý nhà nước về du lịch”. Để từ đó, xây dựng chiến lược phát triển về
mọi mặt của ngành du lịch, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho cho
nguồn thu ngân sách của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Kon Tum.
Từ những nội dung nêu trên, tôi chọn Đề tài “Quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” làm Luận
văn tốt nghiệp, nhằm góp phần vào giải quyết những của thành phố
Kon Tum
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Kon tum, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ QUANG VINH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Lê Văn Huy
Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ; là Trung tâm văn hoá,
chính trị, kinh tế và khoa học – kỹ thuật của tỉnh Kon Tum; thành phố
Kon Tum có các tuyến đường giao thông chính, quan trọng chạy qua
như: Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) liên kết các tỉnh Tây Nguyên
và đi các tỉnh Bắc – Nam; quốc lộ 24 đi tỉnh Quảng Ngãi được kết nối
với quốc lệ 1A đi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, thành
phố Kon Tum có các tỉnh lộ cũng không kém phần quan trọng cho lưu
thông, vận chuyển khách du lịch và phát triển du lịch như: tỉnh lộ 675
kết nối huyện Sa Thầy với thành phố Kon Tum; tỉnh lộ 671 kết nối
huyện Đắk Hà với xã Đăk Cấm của thành phố Kon Tum. Trong khu
vực nội thành có các trục đường chính giúp cho du khách đến các
điểm, khu du lịch ở thành phố gồm có các tuyến đường: “Phan Đình
Phùng, Duy Tân, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Bà Triệu, Trường Chinh, Đào Duy Từ và Trần Văn Hai” rất
thuận tiện cho việc di chuyển của du khách và phát triển du lịch. Trên
địa bàn thành phố Kon Tum, còn có các nguồn tài nguyên du lịch về
danh lam, thắng cảnh và du lịch di tích lịch sử, văn hoá khá phong
phú, đa dạng có sức hấp dẫn thu hút du khách như: di tích lịch sử Ngục
Kon Tum là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong tỉnh; có
các công trình kiến trúc cổ (Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bắc Ái,
làng Kon K’Tu); các điểm du lịch thiên nhiên (sông Đăk Bla, cầu treo
Kon Klor, hồ Đăk Yên); hệ thống nhà mồ tại các làng đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn thành phố. Do đó, du lịch ở
thành phố Kon Tum có sự đóng góp rất quan trọng trong ngành du lịch
của tỉnh; khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Kon
Tum rất lớn; nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn
2
thành phố đã đóng góp tương đối lớn vào ngân sách của tỉnh. Tuy
nhiên, các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, thời
gian qua vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của mình;
ngành du lịch vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Các dịch vụ du
lịch ở thành phố Kon Tum chủ yếu tập trung vào các điểm, khu du lịch
sinh thái, ít đầu tư cho lĩnh vực du lịch di tích lịch sử, văn hóa; do đó
chất lượng các loại hình du lịch chưa cao, các công trình, khu di tích
lịch sử, văn hóa bị xuống cấp... Điều này đặt ra nhiệm vụ quan trọng
cho thành phố, là phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa “công tác quản
lý nhà nước về du lịch”. Để từ đó, xây dựng chiến lược phát triển về
mọi mặt của ngành du lịch, đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho cho
nguồn thu ngân sách của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Kon Tum.
Từ những nội dung nêu trên, tôi chọn Đề tài “Quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” làm Luận
văn tốt nghiệp, nhằm góp phần vào giải quyết những của thành phố
Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá, thực trạng các vấn đề “Quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” để tìm ra
các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác
“Quản lý nhà nước đối với ngành du lịch trên địa thành phố Kon Tum,
tỉnh Kon Tum” nhằm đưa ngành kinh doanh hoạt động du lịch trở
thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của thành phố.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu những “lý luận chung về du lịch” và “quản lý nhà
nước về du lịch” trên địa thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng “Quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” giai đoạn
2013-2017.
- Đưa ra một số giải pháp, nhằm hoàn thiện công tác “Quản lý
nhà nước” về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Kon
Tum, tỉnh Kon Tum.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời các câu hỏi:
1- Nội dung của công tác Quản lý nhà nước về du lịch là gì?
Những yếu tố, nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến công tác “QLNN
về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum”?
2- Thực trạng của “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” như thế nào? Có những thành
công, hạn chế gì? Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó?
3- Cần có những giải pháp nào để nâng cao công tác “QLNN về
du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” trong thời
gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác “Quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Kon
Tum, tỉnh Kon Tum”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng “Quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum”.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng vấn đề “Quản lý nhà nước
về du lịch ở thành phố Kon Tum”, gia đoạn 2013-2017.
4
- Về không gian: Nghiên cứu “Quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài
liệu liên quan đến “Quản lý nhà nước về du lịch”, từ đó đánh giá thực
trạng của vấn đề.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các vấn đề liên quan
đến “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum,
tỉnh Kon Tum”.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích các yếu tố “môi
trường tác động đến hoạt động, kinh doanh du lịch”; công tác “quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch” của thành phố Kon
Tum.
- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu đã được
thu thập, phân tích phục vụ việc đánh giá tình hình phát triển các “hoạt
động kinh doanh du lịch” và thực trạng “quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”.
6. Bố cục của đề tài:
Gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Chương 3. Một số giải pháp, nhằm nâng cao công tác quản lý
nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum.
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1.1. Một số định nghĩa cơ bản về Du lịch
1.1.2. Hoạt động du lịch
- Hoạt động của khách du lịch là: “việc di chuyển và lưu trú tạm
thời của những người đi du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử,
văn hóa và nghệ thuật” ở một nơi khác.
1.1.3. Các loại hình du lịch cơ bản
a, Căn cứ vào phạm vi địa lý, lãnh thổ
+ Du lịch nội địa.
+ Du lịch quốc tế
b, Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
+ Du lịch tham quan văn hóa” + Du lịch nghỉ dưỡng.
+ Du lịch công vụ. + Du lịch thăm thân nhân.
+ Du lịch chữa bệnh. + Du lịch thể thao
+ Du lịch tôn giáo. + Du lịch giải trí.
+ Du lịch mạo hiểm. + Du lịch sinh thái
1.1.4. Quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.1.5. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển du lịch
1.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.
6
1.2.3. Tổ chức bộ máy “quản lý nhà nƣớc về du lịch”; sự
phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong việc “quản lý nhà nƣớc
về du lịch”.
1.2.4. Tổ chức, quản lý “hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng
nguồn nhân lực”; xây dựng kết cấu hạ tầng.
Để ngành du lịch thành phố phát triển, thì UBND thành phố
Kon Tum phải triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; cơ
sở vật chất du lịch, là một trong những điều kiện quan trọng để phát
triển ngành du lịch; thực hiện tốt công tác “quản lý nhà nước về quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn thành phố”, như: “trùng
tu, sửa chữa, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, mở rộng và
phát triển các khu, điểm du lịch...” trên địa bàn thành phố Kon Tum là
hết sức cần thiết, để “thúc đẩy sự phát triển du lịch” của thành phố,
giúp “chuyển dịch cơ cấu kinh tế” theo đúng chỉ thị của Tỉnh ủy tỉnh
Kon Tum đã đề ra.
1.2.5. Tổ chức, thực hiện, hợp tác đầu tƣ; quảng bá và xúc
tiến du lịch
Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài tỉnh hợp tác đầu tư, xây
dựng kết cấu hạ tầng - kỹ thuật phục vụ du lịch.
Đầu tư các loại hình du lịch có tiềm năng, mang tính chiến lược
phát triển du lịch của thành phố trong thời gian đến; chú trọng phát
triển các dịch vụ du lịch trọng điểm nhằm giải quyết nguồn lao động
tại chỗ, giảm thiểu lao động thất nghiệp cho địa phương.
Xây dựng, quảng bá các hình ảnh, thương hiệu, các giá trị văn
hóa truyền thống,lễ hội truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên
Tăng cường công tác tuyên, vận động nhân địa phưởng hiểu
được các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
7
1.2.6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch.
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
Nhằm phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống về du lịch
ở địa phương và đảm bảo quyền và lợi ích cho doanh nghiệp kinh
doanh lành mạnh, công bằng, ổn định thì các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch và các cấp chính quyền cơ sở ở địa phương phải có các
biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo ngành du lịch ở địa phương
Tạo sử chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch định hướng, hoạch định được các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển du trên địa bàn.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH
1.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.4.2. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
1.4.3. Các yếu tố về đƣờng lối phát triển du lịch
1.4.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nƣớc về du
lịch
1.5. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở
MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.5.1. Kinh nghiệm QLNN về du lịch của thành phố Đà
Nẵng
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Nha
Trang
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho
QLNN về du lịch trên địa thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QLNN VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
b, Khí hậu:
c, Địa hình:
2.1.2. Điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội
a, Dân số - lao động:
Thành phố Kon Tum là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội,
kinh tế và khoa học kỹ thuật của tỉnh Kon Tum; thành phố Kon Tum
có 21 đơn vị hành chính (Trong đó: có 10 phường và 11 xã, gồm 183
thôn/tổ dân phố); diện tích tự nhiên 432,90 km2 và dân số trung bình
năm 2017 là 168.904 người, mật độ dân số 390 người/ km2. Trong đó:
nam chiếm 52,16% (88.102 người), nữ chiếm 47,84% (80.802 người);
dân số khu vực thành thị chiếm 63,19% (106.726 người) và khu vực
nông thôn chiếm 36,81% (62.178 người).
Năm 2017, số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh là 874 doanh nghiệp, với tổng số 21.443 lao động. Có 15 hợp
tác xã, với 55 lao động. Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông -
lâm nghiệp và thuỷ sản là 13.433 cơ sở, với 21.689 lao động. Số cơ sở
sản xuất công nghiệp là 2.352 cơ sở, với tổng số 7.983 lao động.
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố Kon Tum
Qua bảng 2.5, ta thấy doanh thu từ dịch vụ tăng đều qua các
năm. Điều này, chứng tỏ doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn
9
thành phố Kon Tum phát triển mạnh. Doanh thu năm 2013 là
2.063.554 triệu đồng, đến năm 2017 là 3.267.219 triệu đồng, tỷ lệ bình
quân là 31,45% trên tổng doanh thu của các ngành kinh tế.
2.1.3. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Nhìn chung, ở thành phố Kon Tum có một nguồn tài nguyên du
lịch thiên nhiên rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, những
tài nguyên này chưa được đầu từ khai thác phục vụ du khách đúng
mức, mà chỉ tận dụng vào những cái sẵn có tai các điểm du lịch trên
địa bàn thành phố Kon Tum. Do đó, chất lượng dịch vụ phục vụ du
khách còn thấp.
2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
Thành phố Kon Tum là một vùng đất đậm đặc về văn hóa dân
gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với
hơn 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Thành phố Kon Tum có các khu
di tích lịch sử, điểm du lịch rất phong phú, hấp dẫn như: di tích lịch sử
Ngục Kon Tum, Khu căn cứ cách mạng Tỉnh uỷ Kon Tum, cầu treo
Kon Klor, làng cổ Kon K’Tu...); các công trình kiến trúc lâu đời: Nhà
thờ chánh tòa (nhà thờ gỗ) Kon Tum, Tòa giám mục Kon Tum, Chùa
Bác ái
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
2.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Kon
Tum
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa
bàn thành phố Kon Tum có những chuyển biến đáng kể trên các lĩnh
vực, hoàn thành tốt công tác quản lý ngành, lĩnh vực kinh doanh du
lịch đã có sự phát triển và tăng trưởng khá rõ nét, mang lại hiệu quả
thiết thực, làm tăng thu ngân sách của địa phương; giair quyết việc
10
làm cho hàng vạn lao động, góp phần không nhỏ vào việc phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Kon Tum nói riêng và của tỉnh Kon Tum
nói chung; các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, điểm du lịch, cơ sở
hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành
phố được trùng tu, sửa chữa và mở rộng.
Bảng 2.6. Các công trình hạ tầng và dự án phát triển du lịch
đã đầu tư trên địa bàn thành phố Kon Tum
Số
TT
Tên dự án
1 Bảo tàng tỉnh ( Kho lưu trữ hiện vật + Bảo tàng tổng hợp)
2 Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch cộng đồng làng
Kon K’Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
3 Mở rộng vườn hoa Đình Trung Lương, phường Quyết Thắng,
thành phố Kon Tum
4. Sửa chữa nhà bia tưởng niệm 81 Liệt sỹ, phường Quyết
Thắng, thành phố Kon Tum
5. Tổ hợp Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hồ Đăk Yên tại xã
Hòa Bình – thành phố Kon Tum
6. Dự án Khu trưng bày bảo tàng ngoài trời tỉnh Kon Tum
7. Trang trại hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế và kết hợp khu nghỉ
dưỡng sinh thái cộng đồng
8. Đường vào khu di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum
9. Dự án đầu tư hạ tầng Khu du lịch văn hóa Ngục Kon Tum
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum)
Từ bảng 2.6 ta thấy trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã quan
tâm đến đầu tư, mở rộng kết cấu hạ tầng cơ sở, tôn tạo, sửa chữa các
công trình văn hóa, lịch sử để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn
thành phố Kon Tum. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đã có
11
những thay đổi đáng kể, chất lượng các loại dịch vụ du lịch được nâng
cao, phong cách phục vụ tốt, làm hài lòng du khách; du khách đến
thành phố Kon Tum trong (giai đoạn 2013-2017) khoảng trên
208.887 lượt khách, tăng 7,9%. Trong đó, du khách quốc tế khoảng
72.029 lượt, tăng 8,5%; tổng số ngày khách lưu trú ước đạt 333.830
ngày, tăng 9,0%; doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch ước đạt
108.485 triệu đồng tăng 14,7%; tổng thu nhập xã hội từ du lịch tăng
cao ước đạt 487.316 triệu đồng tăng 10,2%.
Bảng 2.7. Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số cơ sở lưu
trú
Cơ sở 45 51 54 57 80
Khách sạn KS 19 23 24 24 35
Nhà khách NK 01 3 3 3 3
Nhà nghỉ NN 25 25 27 30 42
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Kon Tum)
Qua bảng 2.7 ta thấy số cơ sở kinh doanh lưu trú tăng dần qua
các năm, năm 2013 chỉ có 45 cơ sở kinh doanh lưu trú, đến năm 2017
số cơ sở kinh doanh lưu trú tăng lên 80 cơ sở.
Trong giai đoạn 2013 – 2017, năm 2013 đã phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch củ tỉnh, đã tổ chức Hội thi lễ tân
khách sạn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
Kon Tum; Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên tỉnh
Kon Tum lần thứ I – năm 2014; Năm 2015 mở lớp tập huấn nghiệp vụ
du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ khách du lịch và bồi dưỡng
kiến thức quản lý khách sạn vừa và nhỏ tại Kon Tum, Các lớp đào tạo
bồi dưỡng của Dự án EU tài trợ như: Lớp tập huấn xây dựng chính
12
sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm và Lớp tập huấn nâng cao
nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cơ sở lưu trú tại Thành phố
Kon Tum.
2.2.2. Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch trên địa bàn thành phố
Trong thời gian qua, Ngành du lịch Kon Tum đã được Thường
vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi và chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh tập trung
phát triển ngành du lịch; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm tạo tính hấp
dẫn và thu hút du khách đến với Kon Tum, thể hiện qua Nghị quyết số
04/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và chương trình trình đầu tư
các địa bàn kinh tế động lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Kon Tum.
Khu vực thành phố Kon Tum và các vùng phụ cận giáp với
thành phố có các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và Kon Plông có
rất nhiều điểm, khu du lịch thiên nhiên hấp dẫn đã và đang khai thác để
phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách.
Để thực hiện được mục tiêu, chiến phát triển du lịch ở Kon Tum
theo tinh thần Nghị quyết của tỉnh đưa ra, năm 2013 tỉnh Kon Tum đã
phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”
tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Căn cứ vào các định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển đã
được xác định, UBND thành phố Kon Tum đã chỉ đạo các đơn vị chức
năng của thành phố phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tiến hành xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tại các điểm, khu du lịch
trong địa bàn thành phố. Đặc biệt chú trọng phát triển cho các địa bàn
trọng điểm để phát triển du lịch trong khu vực thành phố nhằm tạo cơ
13
sở thuận lợi cho công tác chỉ đạo phát triển ngành, quản lý các hoạt
động kinh doanh du lịch, bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên
du lịch sẵn có; hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch
đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của thành
phố
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch của
thành phố
2.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực ngành du lịch
trên địa bàn thành phố Kon Tum
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân
lực cho ngành du lịch ở thành phố Kon Tum trong những năm gần đây
đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu
cầu phát triển của du lịch.
2.2.5. Quản lý hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và liên
kết hợp tác trên địa bàn thành phố Kon Tum
Đăng cai tổ chức hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để thu
hút khách du lịch; liên kết các tỉnh có điều kiện tương đồng: Đắk Lắk,
Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng để nối tuyến thu hút khách du lịch
cũng như các t