Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân Dân Lào

Khăm Muộn được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển ngành “công nghiệp du lịch”, tỉnh có rất nhiều những điểm đến du lịch với các tài nguyên vật thể và phi vật thể. Nên thời gian gần đây, đã được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, du lịch tại tỉnh Khăm Muộn mới chỉ phát triển ở mức độ sơ khai, các dự án đầu tư chưa thực sự hiệu quả, cũng như chưa nhấn mạnh vào điểm mạnh của vùng, quy hoạch đất đai thu hút du lịch và đầu tư còn nhiều bất cập lãng phí. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm luận văn thạc sỹ

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân Dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PILAVONG KHOUNSAVANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHĂM MUỘN, NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích Hạnh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khăm Muộn được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển ngành “công nghiệp du lịch”, tỉnh có rất nhiều những điểm đến du lịch với các tài nguyên vật thể và phi vật thể. Nên thời gian gần đây, đã được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, du lịch tại tỉnh Khăm Muộn mới chỉ phát triển ở mức độ sơ khai, các dự án đầu tư chưa thực sự hiệu quả, cũng như chưa nhấn mạnh vào điểm mạnh của vùng, quy hoạch đất đai thu hút du lịch và đầu tư còn nhiều bất cập lãng phí. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn trong thời gian vừa qua; chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Khăm Muộn giai đoạn 2012-2017. - Phạm vi nghiên cứu: 2 + Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu liên quan đến công tác QLNN về du lịch tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên trong 5 năm tới tại tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, đánh giá. + Phương pháp tổng hợp thống kê để hệ thống hóa các tài liệu trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN về du lịch. + Phương pháp điều tra tình hình công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào. + Phương pháp khác. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các bảng biểu, đồ thị, các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Khăm Muộn. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các loại hình cơ bản của du lịch a. Khái niệm du lịch Luật du lịch Lào đã định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [23]. b. Đặc điểm của du lịch Một là, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hai là, du lịch là ngành dịch vụ. Ba là, du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ. c. Các loại hình cơ bản của du lịch 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về du lịch a. Quản lý nhà nước Theo nghĩa chung nhất, quản lý nhà nước vừa là chức năng, vừa là quyền hạn và nhiệm vụ của nhà nước, nó được hiểu là việc nhà nước sử dụng quyền lực chung đã được thể chế hóa tác động thường xuyên và liên tục đến các quá trình, lĩnh vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý. b. Quản lý nhà nước về du lịch Từ việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống pháp luật đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đặt ra” [13]. 4 Các thành tố trong quản lý nhà nước về du lịch gồm có: chủ thể quản lý là các cơ quan đại diện của nhà nước hoặc được nhà nước trao quyền, ủy quyền; đối tượng quản lý bao gồm các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch như các đơn vị kinh doanh du lịch, khách sạn, khách du lịch 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về du lịch Một là, chính sách, pháp luật của nhà nước tạo dựng môi trường thuận lợi và an toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả. Hai là, có sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển tổng thể nền kinh tế. Ba là, sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát sinh từ hoạt động du lịch;. Bốn là, cần phải có sự quản lý của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch - Nội dung này bao gồm việc đề ra và ban hành các quan điểm, chủ trương, chính sách vĩ mô; các mục tiêu tổng quát, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch. - Tiêu chí đánh giá: + Quy hoạch không gian du lịch + Phát triển các sản phẩm du lịch 1.2.2. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 5 - Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa nhằm phát triển thị trường; phát triển thương hiệu; gia tăng lượng khách, doanh thu, giá trị kinh tế từ du lịch. - Tiêu chí đánh giá: + Các sự kiện quảng bá có tầm cỡ trong và ngoài nước + Số lượng khách hàng biết về thương hiệu du lịch. 1.2.3. Công tác cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch - Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. - Tiêu chí đánh giá: + Số lượng giấy phép kinh doanh được cấp mới hàng năm. + Số lượng giấy phép kinh doanh bị thu hồi hàng năm 1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch - Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn nhân lực cho quản lý. - Tiêu chí đánh giá: + Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch + Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch. 1.2.5. Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch 6 Một là, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch phải được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả và giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường xung quanh. Hai là, phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên du lịch. Ba là, phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương. Bốn là, thực hiện việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, ý kiến đóng góp xây dựng của mọi đối tượng khi tham gia khai thác và công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Năm là, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự cho khách du lịch; các cá nhân, tổ chức và doanh nhiệp tham gia kinh doanh du lịch. - Tiêu chí đánh giá: + Số công trình, di tích được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ. + Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch - Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách. - Hình thức thanh tra, kiểm tra: được thực hiện dưới hình thức theo chương trình, kế hoạch và đột xuất - Cách thức xử lý các vi phạm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 7 - Nội dung thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về du lịch bao gồm: Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh ô tô vận chuyển khách du lịch; Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch; Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch; Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác. - Tiêu chí đánh giá: + Số lần thanh tra, kiểm tra + Số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý + Số tiền xử phạt 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên mà thuận lợi sẽ góp phần giúp cho việc hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết sách trong công tác quản lý nhà nước về du lịch có hiệu quả. Và ngược lại, yếu tố về điều kiện tự nhiên không được thuận lợi, sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch. 1.3.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch. Và ngược lại, khi điều kiện về kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý của các cơ quan nhà nước về hoạt động du lịch. 1.3.3. Nhân tố về điều kiện xã hội Môi trường chính trị, xã hội của một địa phương, của một quốc gia được xem là điều kiện đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch. Bên cạnh đó, môi trường chính trị, xã hội ổn định, an toàn sẽ bao gồm cả 8 việc kiểm soát các vấn đề tệ nạn xã hội, dịch bệnh và một bộ phận khách du lịch đến với mục đích xấu. Góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch của một quốc gia hay của một địa phương. 1.3.4. Chính sách, pháp luật về du lịch Yếu tố về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển du lịch cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung và công tác quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố cơ chế, chính sách được thể hiện ở trong công tác thu hút đầu tư cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHĂM MUỘN 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH KHĂM MUỘN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Khăm Muộn là điểm trung tâm trên hành trình di chuyển từ phía Bắc đến phía Nam nước Lào. Phía đông giáp Việt Nam, phía tây giáp tỉnh Na-khon-pha-nôm của Vương quốc Thái Lan, phía bắc tiếp giáp tỉnh Bolikhamxay, phía nam giáp tỉnh Savannakhet. b. Khí hậu và địa hình Khăm Muộn có diện tích 16.315 km2 và hầu hết là địa hình rừng núi, đồng bằng chiếm 46,3% tổng diện tích. Tỉnh có nhiều con sông đổ ra sông Mê Kông. 9 Khăm Muộn nằm trong điều kiện khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa nhưng không có bão, khí hậu với nhiệt độ nửa lạnh nửa nóng kết hợp, hàng năm lên đến từ 15 - 30 độ, và nhiệt độ cân bằng giữa ngày và đêm khoảng 10 độ. Giờ nắng mỗi năm khoảng 2.300 - 2.400 giờ, độ ẩm của không khí khoảng 70 - 85%, lượng mưa 7,5 - 9,0% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4), lượng mưa chỉ chiếm 10 - 25%. 2.1.2. Điều kiện kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Khăm Muộn luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng đều ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,95%. Kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội; người dân hiền hòa, thân thiện. b. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của tỉnh Khăm Muộn được chuyển dịch rõ nét những năm gần đây: ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 26,53%; ngành công nghiệp, thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 37,18%; ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 32,50%; thuế chiếm tỷ lệ 3,79%. Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp. 2.1.3. Điều kiện xã hội a. Dân số, mật độ dân số Dân số tỉnh Khăm Muộn khoảng 397.982 người, mật độ dân số 24,39 người/km2. Dân cư của tỉnh Khăm Muộn được phân bố không đồng đều ở các huyện, xã; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh 24.39 ng/km2. b. Lao động 10 Lực lượng dân số ở độ tuổi lao động của tỉnh là 199.991 người, chiếm 50,23% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn lực quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. c. Tài nguyên du lịch Khăm Muộn là một tỉnh nằm ở Miền Trung nước Lào; là một trong những địa phương tương đối có nhiều điểm du lịch so với các tỉnh khác trong cả nước. Khăm Muộn có tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng 2.1.4. Chính sách, pháp luật về du lịch Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực du lịch ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho quá trình quản lý du lịch tại địa phương. Khăm Muộn đã có nhiều chính sách và cơ chế để thúc đẩy du lịch phát triển cũng như quản lý nhà nước về du lịch. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHĂM MUỘN 2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, các cấp ủy và chính quyền tỉnh Khăm Muộn đã sớm đề ra những chủ trương, chiến lược cụ thể để nhằm phát triển du lịch của địa phương. Nghị quyết số 12/NQ-TU ngày 10/09/2010 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, giai đoạn 2010 - 2020; Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 08/01/2015 của Tỉnh ủy về đổi mới và phát triển du lịch, giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Khăm Muộn đã sớm ban hành các quyết định, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương như: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh, giai đoạn 2015 - 2025 và tầm nhìn đến năm 11 2030; Quy định quản lý hoạt động lưu trú du lịch trên đại bàn tỉnh; Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Thị xã Thakhek giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch quản lý và khai thác các khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia trên địa bàn như: Nakai - Nam Theun, Hin Nam No, Phou Hin Boun. 2.2.2. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được xác định là “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành du lịch Khăm Muộn luôn quan tâm. Trong giai đoạn 2012 - 2017, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Khăm Muộn được xem là một trong những công tác quan trọng được ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh. Thời gian qua, ngành du lịch Khăm Muộn luôn quan tâm đẩy mạnh công tác này với nhiều nội dung đổi mới, có chiều sâu, hiệu quả, hướng chuyên nghiệp hoá, góp phần tạo ra những “đòn bẫy” để du lịch địa phương ngày một phát triển. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Khăm Muộn đã đạt được những kết quả nổi bật. Đó là, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của du lịch được nâng cao. Công tác xúc tiến du lịch đã được củng cố, qui mô và phạm vi hoạt động xúc tiến du lịch được mở rộng; chất lượng hoạt động xúc tiến du lịch được cải thiện và nâng cao một bước; đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch ngày càng trưởng thành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy tiến hành nhiều hoạt động như vậy nhưng hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa cao thể hiện qua số lượt khách đến, doanh thu và số lượng các nhà đầu tư vào du lịch chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. 12 Khăm Muộn chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho địa phương; việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các điểm du lịch vẫn còn rất thấp; đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn rất thấp. 2.2.3. Thực trạng công tác cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch Bảng 2.8. Tình hình cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch ở tỉnh Khăm Muộn giai đoạn 2012 - 2017 Năm Nội dung Cơ sở lưu trú du lịch Công ty dịch vụ lữ hành Hướng dẫn viên, thuyết minh viên du dịch Cấp mới Thu hồi Cấp mới Thu hồi Cấp mới Thu hồi 2012 12 1 7 0 10 0 2013 17 1 10 1 19 0 2014 25 3 13 0 23 0 2015 32 2 18 2 35 0 2016 40 5 16 0 42 3 2017 75 0 15 0 31 0 (Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Khăm Muộn năm 2017) Công tác cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền tập trung đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả; việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy phép kinh doanh du lịch được 13 quan tâm, góp phần đẩy nhanh tiến độ; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác cấp giấy phép kinh doanh du lịch ngày càng chặt chẽ, đồng bộ. Cùng với tốc độ tăng khá lớn và nhanh các cơ sở lưu trú trong thời gian gần đây, nhất là trong hai năm 2016 và 2017. Thì vẫn còn một số cơ sở hoạt động không đúng định hướng ban đầu dẫn đến hoạt động không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh dẫ đến công tác thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch trên địa bàn còn nhiều. 3.2.4. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Khăm Muộn luôn được chú trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch trên địa bàn sao cho có hiệu quả nhất. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật. Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Khăm Muộn hiện có 05 phòng, ban gồm: Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Thanh tra, Phòng Quản lý du lịch, Phòng Phát thanh - Truyền hình, Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch. Lãnh đạo Sở gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc; Khối văn phòng Sở có 15 cán bộ: 01 Chánh văn phòng, 02 Phó Chánh văn phòng và 12 cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, tỉnh Khăm Muộn cũng luôn quan tâm đến công tác tào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn. 3.2.5. Thực trạng công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch 14 Hiện nay nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Khăm Muộn khá phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh Khăm Muộn có 198 điểm du lịch. Trong đó, du lịch tự nhiên có 139 điểm, du lịch văn hóa có 30 điểm, du lịch lịch sử có 29 điểm. Tong thời gian qua, tỉnh Khăm Muộn đã
Luận văn liên quan