Trong bối cảnh ngày nay, cả nước đang tập trung đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , để đạt được mục
tiêu đó thì cần phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều
đó đòi hỏi Nhà nước phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào
cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực,
phẩm chất đạo đức tốt thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy và
thông suốt. Do đó, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức (CBCC) là một trong những nội dung quan trọng của
công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, có ý nghĩa quan trọng
góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh chuyên nghiệp từng bước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Chính vì vậy hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội
ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý nhà nước (QLNN) về
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những
nhiệm vụ chiến lược giữ vị trí quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và
tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn coi trọng công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh Quảng
Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời công tác quản lý
nhà nước về hoạt động ĐTBD CBCC tỉnh còn nhiều bất cập, cụ thể
như: cán bộ quản lý về ĐTBD còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều
hành, chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục; hệ2
thống các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để tổ chức, quản lý
ĐTBD còn chưa đồng bộ, kịp thời; công tác xây dựng kế hoạch
ĐTBD chưa sát với nhu cầu thực tiễn của CBCC và của đơn vị sử
dụng CBCC; công tác kiểm tra ĐTBD CBCC còn mang tính hình
thức.
Để khắc phục được những tồn tại, bất cập nêu trên và giúp
công tác quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tỉnh Quảng Nam có sự đổi mới cơ bản, nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thì
dựa trên các yêu cầu khách quan và cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài ”Quản lý nhà nước về hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam” để làm
luận văn nghiên cứu của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TÔ VĂN HẬU
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TỈNH QUẢNG NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO
Phản biện 1: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 2: PGS.TS. BÙI VĂN HUYỀN
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh ngày nay, cả nước đang tập trung đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , để đạt được mục
tiêu đó thì cần phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều
đó đòi hỏi Nhà nước phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào
cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực,
phẩm chất đạo đức tốt thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy và
thông suốt. Do đó, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức (CBCC) là một trong những nội dung quan trọng của
công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, có ý nghĩa quan trọng
góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh chuyên nghiệp từng bước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Chính vì vậy hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội
ngũ cán bộ, công chức và công tác quản lý nhà nước (QLNN) về
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những
nhiệm vụ chiến lược giữ vị trí quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và
tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn coi trọng công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh Quảng
Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời công tác quản lý
nhà nước về hoạt động ĐTBD CBCC tỉnh còn nhiều bất cập, cụ thể
như: cán bộ quản lý về ĐTBD còn thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều
hành, chưa được đào tạo bài bản về công tác quản lý giáo dục; hệ
2
thống các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để tổ chức, quản lý
ĐTBD còn chưa đồng bộ, kịp thời; công tác xây dựng kế hoạch
ĐTBD chưa sát với nhu cầu thực tiễn của CBCC và của đơn vị sử
dụng CBCC; công tác kiểm tra ĐTBD CBCC còn mang tính hình
thức.
Để khắc phục được những tồn tại, bất cập nêu trên và giúp
công tác quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tỉnh Quảng Nam có sự đổi mới cơ bản, nhằm đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thì
dựa trên các yêu cầu khách quan và cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài ”Quản lý nhà nước về hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam” để làm
luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng QLNN về
hoạt động ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất phương
hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về hoạt động ĐTBD
CBCC tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
2.2 . Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận đối với công tác QLNN về hoạt
động ĐTBD CBCC.
Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN về hoạt động ĐTBD
CBCC tỉnh Quảng Nam; từ đó đánh giá những thành tựu, tìm ra hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về
hoạt động ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về
hoạt động ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Nam.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn công tác QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về hoạt động ĐTBD CBCC tại tỉnh Quảng Nam
Về không gian: Luận văn tiến hành triển khai nghiên cứu đối
với công tác QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu QLNN về hoạt động
ĐTBD CBCC tỉnh Quảng Nam giai đoạn năm 2011-2015 và các giải
pháp có ý nghĩa trong những năm đến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu:
Những nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu được thu thập được từ sách báo, tạp chí khoa học, niên
giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, các báo cáo
thường niên, bản tin nội bộ, quy hoạch tổng thể của Ủy ban nhân dân
và các Sở, Ban, ngành tỉnh; Các tài liệu thông tin đã được công bố
trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong
nước.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả kết hợp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu hệ thống,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
5. Kết cấu của luận văn
4
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chương 2.Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam
Chương 3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức
Khái niệm cán bộ và công chức đã được quy định và phân biệt
rõ trong Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó CBCC
có điểm chung là công dân Việt Nam, trong biên chế và được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước
1.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính
phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức thì: Đào tạo là quá trình truyền
thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của
từng cấp học, bậc học; Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật,
nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
Sự khác nhau giữa đào tạo và bồi dưỡng có thể phân biệt bằng
các dấu hiệu về thời gian, nội dung ĐTBD, những đòi hỏi về quy
5
chuẩn ĐTBD. Thời gian các khóa bồi dưỡng thường kéo dài 1-2 tuần
hoặc 1-3 tháng. Đào tạo thường có thời gian dài hơn, khoảng từ một
năm học trở lên. Về bằng cấp, sau khi hoàn thành khoá đào tạo,
người học được cấp bằng về trình độ được đào tạo, còn bồi dưỡng
chỉ cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận đã học qua khoá bồi dưỡng.
Từ các quan niệm nêu trên, có thể hiểu: ĐTBD CBCC là quá
trình tổ chức học tập cho đội ngũ CBCC nhằm trang bị, cập nhật,
nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc giúp họ thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ được giao.
1.1.3. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
a. Về đào tạo
Bao gồm: Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau
đại học.
b. Về bồi dưỡng
Bao gồm: Lý luận chính trị; kiến thức quản lý chuyên ngành,
chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức
hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo,
bồi dƣỡng cán bộ, công chức
QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC là một khái niệm chưa
được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên
qua nghiên cứu các khái niệm có liên quan có thể hiểu QLNN về
hoạt động ĐTBD CBCC là sự tác động có tổ chức, có định hướng
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên đối tượng quản lý là
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTBD CBCC trên cơ sở
chính sách, pháp luật về ĐTBD. QLNN về hoạt động ĐTBD CBCC
nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ
đối với đội ngũ CBCC.
6
1.1.5. Vai trò quản lý nhà nƣớc về hoạt động đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ, công chức
Là yếu tố tiền đề quyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác
thực thi công vụ. Làm cho tất cả các hoạt động ĐTBD CBCC đi vào
kỷ cương, trật tự. Đảm bảo sự công bằng trong ĐTBD CBCC thông
qua hệ thống chính sách, pháp luật về ĐTBD CBCC, tạo cơ hội cho
mọi CBCC có điều kiện tham gia vào quá trình ĐTBD. Đảm bảo
những điều kiện vật chất to lớn cho ĐTBD CBCC phát triển. QLNN
về hoạt động ĐTBD CBCC sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu CCHC
trong giai đoạn mới.
1.1.6. Quy định của nhà nƣớc về hoạt động đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ, công chức
Các văn bản liên quan của Trung ương về việc tổ chức thực
hiện công tác ĐTBD CBCC được soạn thảo và ban hành khá đầy đủ,
kịp thời từ Nghị định, Quyết định, Thông tư.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản
pháp luật quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Chính sách là công cụ chủ yếu để thực hiện QLNN đối với các
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng và ban hành chính
sách bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu để hình thành các nội
dung của chính sách và trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chính
sách đó. Chính sách thường được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể phù hợp
với mục tiêu của chính sách.
Tiêu chí đánh giá việc bao gồm: (1) mục tiêu chính sách, văn
7
bản pháp luật cần rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi. Kết quả chính sách
đem lại đối với chất lượng đội ngũ CBCC của tỉnh, (2) các giải pháp
chính sách, văn bản pháp luật phải phù hợp, giải quyết đúng nguyên
nhân của vấn đề đặt ra (3) việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định, công
khai, minh bạch những thông tin liên quan đến ĐTBD CBCC.
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Xây dựng kế hoạch ĐTBD là việc làm quan trọng đối với
công tác ĐTBD CBCC, có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện
các chương trình ĐTBD. Nếu kế hoạch được xây dựng phù hợp với
hoàn cảnh thực tế sẽ là động lực thúc đẩy quá trình ĐTBD đạt được
mục tiêu đã định. Ngược lại, nếu kế hoạch không sát thực, thiếu khả
thi sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả đào tạo, gây ra sự mất cân đối giữa
ĐTBD và sử dụng.
Để xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch ĐTBD
CBCC được hiệu quả thì cần phải quản lý tốt các khâu bao gồm (1)
xác định mục tiêu, (2) xác định nhu cầu, đối tượng, (3) phân bổ kinh
phí ĐTBD.
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện các đề
án, kế hoạch ĐTBD CBCC là: (1) kế hoạch phải được xây dựng, căn
cứ trước hết vào chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng liên quan
đến công tác ĐTBD (2) kết quả ĐTBD so với chỉ tiêu, mục tiêu đề ra
của đề án, kế hoạch.
1.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ, công chức
Đối với các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản thì hoạt động
kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích đảm bảo bộ máy quản lý vận hành
8
theo đúng quy định của pháp luật, tránh xảy ra hiện tượng vi phạm
trong công tác quản lý; ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm góp
phần vào công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
ĐTBD CBCC:(1) kết quả việc thực hiện công tác ĐTBD có đảm bảo
theo kế hoạch ĐTBD đã đề ra; (2) cách thức, nội dung kiểm tra hoạt
động ĐTBD CBCC có đảm bảo toàn diện.
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ, công chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công tác ĐTBD CBCC là hệ
thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội
ngũ đội ngũ chuyên viên tham mưu đang hoạt động trong hệ thống.
Theo đó Bộ Nội vụ là đầu mối phối hợp với Ban Tổ chức Trung
ương giúp quản lý các Bộ, ngành và địa phương trong công tác
ĐTBD CBCC. Dưới địa phương có Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh
ủy ở cấp tỉnh và Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, Thị ủy,
Thành ủy ở cấp huyện.
Tiêu chí đánh giá: Cơ cấu, số lượng đội ngũ CBCC trong tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động ĐTBD cán bộ, công
chức có đảm bảo hiệu quả.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC
1.3.1. Nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức đối với
công tác đào tạo, bồi dƣỡng
Nhận thức của đội ngũ CBCC đối với ĐTBD là yếu tố cơ bản,
có tính chất quyết định tới các kết quả của hoạt động ĐTBD. Nhận
9
thức đúng về hoạt động ĐTBD là tiền đề, là kim chỉ nam cho những
hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại.
1.3.2. Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công
chức
Quan điểm của đơn vị quản lý, sử dụng CBCC có vai trò đặc
biệt quan trọng việc đạt được mục tiêu, kết quả cao trong hoạt động
ĐTBD. Vai trò này thể hiện ở những quan điểm về chủ trương, chính
sách, chế độ đãi ngộ, tính phối hợp trong thực hiện hoạt động ĐTBD
của đơn vị, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lực mà đơn vị dành cho
ĐTBD CBCC của mình.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA CÁC
ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà
nƣớc về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức tỉnh
Quảng Nam
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1, đã hệ thống hóa lại những vấn đề cơ bản từ khái
niệm đến nội dung, vai trò của ĐTBD và hoạt động QLNN về ĐTBD
CBCC. Đồng thời hệ thống những vấn đề này là tiền đề quan trọng
để đánh giá thực trạng QLNN về ĐTBD CBCC trong chương 2.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH
QUẢNG NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
ĐTBD CBCC
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Đặc điểm địa hình
c. Khí hậu
2.1.2. Điều kiện kinh tế
2.1.3. Điều kiện xã hội
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH
QUẢNG NAM NĂM 2016
2.2.1. Cơ cấu giới tính
2.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi
2.2.3. Cơ cấu theo trình độ
a. Trình độ chuyên môn
b. Trình độ lý luận chính trị
c. Trình độ Quản lý nhà nước
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH
QUẢNG NAM
2.3.1. Thực trạng công tác ban hành và thực hiện chính
sách, văn bản pháp luật quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ,
công chức
Ngày 30/6/2011, Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 04-NQ/TU về
11
công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU,
công tác cán bộ và chất lượng đội ngũ CBCC từ tỉnh đến cơ sở đã có
nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả. Đội ngũ CBCC cấp
xã có trình độ đại học trở lên đạt 55,83%, tăng 28,37% so với trước
khi có Nghị quyết số 04; trong đó, đội ngũ CBCC các xã thuộc huyện
đồng bằng có trình độ đại học chuyên môn trở lên đạt 67,3% (Nghị
quyết 60%), các xã thuộc huyện miền núi đạt 39,5% (Nghị quyết
30%). Đội ngũ Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, Ban, ngành và tương
đương của tỉnh có trình độ sau đại học đạt 35,1% (Nghị quyết 25%) .
Ngày 12/8/2016, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị
quyết số 04-NQ/TU về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện
toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm
2025. Đồng thời tỉnh Quảng Nam đã xây dựng, ban hành các văn bản
pháp luật nhằm khuyến khích công chức không ngừng nâng cao trình
độ, năng lực công tác, cụ thể như: Quyết định số 36/2013/QĐ-
UBND về việc quy định về chế độ trợ cấp đi học và công tác quản lý
đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài; Quyết
định số 37/2013/QĐ-UBND về việc quy định về cơ chế, chính sách
hỗ trợ ĐTBD CBCC, viên chức tỉnh Quảng Nam.
Những văn bản đó được ban hành kịp thời, có tác động mạnh
đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại tỉnh
Quảng Nam. Nội dung chính của các văn bản nêu trên đều đảm bảo
các tiêu chí như các nội dung rõ ràng, cụ thể; các mục tiêu, giải pháp
là đúng đắn, phù hợp; đều căn cứ theo các quy định, hướng dẫn trong
các nghị định, thông tư của chính phủ, cơ quan cấp trên, đảm bảo
tính công khai, minh bạch trong các văn bản ban hành.
2.3.2. Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện đề án, kế
12
hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức,UBND tỉnh đã xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”.Ngoài
ra UBND tỉnh còn xây dựng các đề án như: Đề án đào tạo ngoại ngữ
theo chuẩn quốc tế giai đoạn 2011-2015; Đề án đào tạo nguồn cán bộ
chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2011-2016.
Để thực hiện thành công các đề án thì hàng năm UBND tỉnh
đều xây dựng và ban hành kế hoạch ĐTBD CBCC. Căn cứ vào kế
hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nội Vụ giữ vai trò điều
phối, các đơn vị phối hợp triển khai, thực hiện.
Việc triển khai các đề án và kế hoạch ĐTBD CBCC hàng năm
của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đạt được những kết quả
đáng kể so với mục tiêu đã đề ra.
Bảng 2.9. So sánh giữ chỉ tiêu và kết quả đào tạo, bồi dưỡng
CBCC giai đoạn 2011-2015
TT
Danh mục đào tạo, bồi
dưỡng
Chỉ tiêu
đào tạo,
bồi dưỡng
Kết quả thực
hiện
Tổng số
(lượt
người)
Tổng
số
(lượt
người)
Đạt tỷ
lệ (%)
I Lý luận chính trị 2500 5241 209,6
1 Cao cấp, cử nhân 1000 993 99,3
2 Trung cấp 1000 2495 249,5
3 Sơ cấp 500 1753 350,6
II Đào tạo chuyên môn 1500 1999 133,3
1 Sau đại học 550 436 79,3
13
TT
Danh mục đào tạo, bồi
dưỡng
Chỉ tiêu
đào tạo,
bồi dưỡng
Kết quả thực
hiện
Tổng số
(lượt
người)
Tổng
số
(lượt
người)
Đạt tỷ
lệ (%)
a Đào tạo ở trong nước 450 427 94,9
b Đào tạo ở nước ngoài 100 9 9,0
2 Đại học 450 997 221,6
a Đào tạo ở trong nước 450 993 220,7
b Đào tạo ở nước ngoài 4
3 Cao đẳng, Trung cấp 500 566 113,2
III
Ngoại ngữ, tiếng dân tộc
thiểu số
260 566 217,7
a Tiếng Anh 250 296 118,4
b Tiếng Lào 10 18 180,0
c Tiếng dân tộc thiếu số 252
IV Bồi dưỡng 36000 52743 146,5
1 Bồi dưỡng ở trong nước 36000 51216 142,3
a
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch công chức
1000 1677 167,7
a.1 Ngạch CV cao cấp 54
a.2 Ngạch CV chính 576
a.3 Ngạch CV 1057
b
Bồi dưỡng theo chức vụ
lãnh đạo, quản lý
5000 4150 83,0
b.1 Kiến thức, kỹ năng lãnh 42
14
TT
Danh mục đào tạo, bồi
dưỡng
Chỉ tiêu
đào tạo,
bồi dưỡng
Kết quả thực
hiện
Tổng số
(lượt
người)
Tổng
số
(lượt
người)
Đạt tỷ
lệ (%)
đạo, quản lý cấp Sở
b.2
Kiến thức, kỹ năng lãnh
đạo, quản lý cấp huyện
90
b.3
Kiến thức, kỹ năng lãnh
đạo, quản lý cấp phòng
648
b.4
Kiến thức, kỹ năng lãnh đạo
quản lý cho cán bộ cấp xã
3370
c
Bồi dưỡng bắt buộc tối
thiêu kiến thức, kỹ năng
chuyên ngành hàng năm
30000 45389 151,3
2 Bồi dưỡng ở nước ngoài 97
3 Tin học 1420
(Nguồn: Tỉnh ủy Quảng Nam)
Số liệu thống kê trong Bảng 2.9 cho thấy giai đoạn 2011-
2015, toàn tỉnh về đào tạo lý luận chính trị có 5241 lượt CBCC đạt
209,6 %; đào tạo chuyên môn có 1.999 lượt CBCC đạt 133,3% so
với chỉ tiêu đề ra ( trong đó chủ yếu là đào tạo đại học với 997 lượt
CBCC); bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, theo chức vụ lãnh đạo
quản lý, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho 52.733 lượt
CBCC đạt 146,5% so với chỉ tiêu. Tuy nhiên chỉ tiêu đào tạo sau đại
15
học đạt thấp (79,3%), nhất là đào tạo sau đại học ở nước ngoài chỉ
đạt 9%, nguyên nhân là vì trình độ ngoại ngữ